Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình trường Cao đẳng Cộng đồng (Trên cơ sở thực tế của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỮU NGÃI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
(TRÊN CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP)
Luận văn Thạc sĩ
KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH:QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CỘNG TÁC VĂN HOÁ
GIÁO DỤC
Mã số: 5.07.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ TRƯƠNG VĂN SINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2002


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành gởi đến:
• Thầy hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Trương Văn Sinh, Giảng viên chính,
Học viện Hành chính Quốc gia;
• Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học, Phòng Khoa học Cộng nghệ - Sau
Đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Quý Giáo sư, Giảng viên, Cán bộ Cộng nhân
viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
• Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp;
• Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng


Tháp; Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Đồng Tháp;
• Ban Giám hiệu, Cán bộ và Giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng
Đồng Tháp;
• Ban Giám hiệu các Trường Cao đẳng Cộng đồng: Tiền Giang, Hải
Phòng, Quảng Ngãi, Hà Tây, Bà Rịa -Vũng Tàu;
• Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học
An Giang;
• Phó Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại
học Cần Thơ;
• Giáo sư Nguyễn Văn Thúy, Ph.D., Giám đốc Nghiên cứu Danh dự
(Research Director Emeritus) Trường Đại học Cộng đồng Lansing, Michigan,
Hoa Kỳ;
• Nhà giáo ưu tú Phạm Chí Năng, Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo Đồng
Tháp;
• Các bạn đồng khoa;
Đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tư vấn, giúp đỡ, góp ý kiến, cung
cấp tư liệu và tạo nhiều thuận lợi giúp chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.


Chúng tôi không sao tránh khỏi những sơ sót, khiếm khuyết trong việc
nghiên cứu và soạn thảo luận văn. Kính mong được sự chỉ giáo của Quý vị.


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................3
T
6

T

6

MỤC LỤC..................................................................................................5
T
6

T
6

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................12
T
6

T
6

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................ 12
T
6

T
6

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 13
T
6

T
6


3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 14
T
6

T
6

4.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 14
T
6

T
6

5.CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 16
T
6

T
6

6.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU.................................. 20
T
6

T
6

7.KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................ 22
T

6

T
6

CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ,
T
6

VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG HỆ THONG GIÁO DỤC QUỐC DÂN ..23
T
6

1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN .............................................. 23
T
6

T
6

1.1.1.GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG ................................... 23
T
6

T
6

1.1.1.1. Giáo dục .................................................................................. 23
T
6


T
6

1.1.1.2. Đào tạo: ................................................................................... 25
T
6

T
6

1.1.1.3. Bồi dưỡng: .............................................................................. 26
T
6

T
6

1.1.2. HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN ........................................ 27
T
6

T
6

1.1.2.2. Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam ............................ 27
T
6

T

6

1.2.TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ, VI TRÍ CỦA
T
6

NÓ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN .................................. 31
T
6

1.2.1.QUAN NIỆM VỀ GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG .............................. 31
T
6

T
6

1.2.1.1.'Cộng đồng' là gì?..................................................................... 31
T
6

T
6


1.2.1.2 Giáo dục cộng đồng: ................................................................ 32
T
6

T

6

1.2.2.NHỮNG CỞ SỞ ĐƯA ĐẾN SƯ RA ĐỜI CỦA GIÁO DỤC CỘNG
T
6

ĐỒNG: ..................................................................................................... 35
T
6

1.2.3. ƯU THẾ CỦA GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG .................................. 37
T
6

T
6

1.2.3.1.Có tính thiết thực cao: .............................................................. 37
T
6

T
6

1.2.3.2.Có tính tiết kiệm, tính kinh tế cao:........................................... 37
T
6

T
6


1.2.3.3. Có tính linh hoạt, uyển chuyển, cập nhật về chương trình, nội
T
6

dung, phương pháp .............................................................................. 37
T
6

1.2.4.VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG .................................. 38
T
6

T
6

1.2.4.1. Giáo dục cộng đồng là mốt hình thức giáo dục đáp ứng kíp
T
6

thời, thiết thức nhu cẩu học táp, nâng cao hiểu biết khoa học Kỳ thuật,
tay nghề của mọi người dân trong cộng đồng: .................................... 38
T
6

1.2.4.2.Giáo dục cộng đồng ià một hình thức đào tạo, bồi dường nhanh
T
6

chóng nguồn nhân lực cỏ tay nghề, có trình đỏ phục vụ kịp thời, có

hiệu quá nhu cầu của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội: ........... 38
T
6

1.2.4.3.Đối với các nước đang trên con đường phát triển như Việt Nam
T
6

chẳng han, vai trò của giáo đúc cộng đồng càng to lớn, bởi lẽ:........... 39
T
6

1.2.5.VỊ TRÍ CỦA GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TRONG HỆ THỐNG
T
6

GIÁO DỤC QUỐC DÂN ........................................................................ 39
T
6

1.2.5.2.Các tiêu chỉ xác đinh vị trí của trường cao đẳng cộng đồng và
T
6

đại học cộng đồng ................................................................................ 40
T
6

1.3. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
T

6

Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 44
T
6

1.3.1. NHỮNG NHU CẦU BỨC THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
T
6

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG VÀ
ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM ................................................ 44
T
6

1.3.1.2. Khắc phục những hạn chế của hệ thống giáo dục cao đẳng và
T
6


đại học truyền thống: ........................................................................... 45
T
6

1.3.2.THỜI LƯỢNG, NỘI DUNG ĐÀO TẠO VÀ VẤN ĐỀ CHẤT
T
6

LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG VÀ
ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG ........................................................................ 46

T
6

1.3.3.GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA . 47
T
6

T
6

1.3.3.1. Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu: .......................... 48
T
6

T
6

1.3.3.2.Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học,
T
6

hiện đại ................................................................................................. 48
T
6

1.3.3.3.Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -xã
T
6

hội: ....................................................................................................... 49

T
6

1.3.3.4.Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn
T
6

dân: ....................................................................................................... 49
T
6

1.3.3.5.Đa dạng hóa và xã hội hóa các loại hình đào tạo: ................... 50
T
6

T
6

1.4.TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỘNG
T
6

ĐỒNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ............................................ 50
T
6

1.4.1.ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG HOA KỲ ............................................... 51
T
6


T
6

1.4.2. HỌC VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Ở PHÁP ............................... 52
T
6

T
6

1.4.3.GIÁO DỤC NHẬT BẢN ................................................................ 52
T
6

T
6

1.4.4.CANADA ........................................................................................ 54
T
6

T
6

1.4.5.HÀN QUỐC .................................................................................... 54
T
6

T
6


CHƯƠNG 2: ĐỒNG THÁP VÀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG
T
6

ĐỒNG ĐỒNG THÁP .............................................................................56
T
6

2.1.TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG THÁP .......................................................... 56
T
6

T
6

2.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI .......................................... 56
T
6

T
6

2.1.1.1. Vị trí địa lý: ............................................................................. 56
T
6

T
6


2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................... 56
T
6

T
6


2.1.1.3. Đặc điểm xã hội ...................................................................... 58
T
6

T
6

2.1.2.ĐỒNG THÁP 10 NĂM QUA (1990-2000) .................................... 64
T
6

T
6

2.1.2.1.Về phát triển kinh tế: ............................................................... 64
T
6

T
6

2.1.2.2. Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp thời gian qua: ..................... 66

T
6

T
6

2.1.3.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ: XÃ HỘI CỦA ĐỒNG
T
6

THÁP ĐẾN NĂM 2010 ........................................................................... 68
T
6

2.1.3.1. Phương hướng:........................................................................ 68
T
6

T
6

2.1.3.2. Các mục tiêu chiến lược: ........................................................ 69
T
6

T
6

2.1.3.3. Mội số chỉ tiêu phân đấu đến năm 2010. ................................ 70
T

6

T
6

2.2.NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ RA ĐỜI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
T
6

CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP ...................................................................... 71
T
6

2.2.1.NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN
T
6

NAY ......................................................................................................... 71
T
6

2.2.2.NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA
T
6

PHƯƠNG LÀ ĐIỀU KIỆN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP ..................................................... 74
T
6


2.2.2.1.Ngoài điều kiện đã nêu, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng
T
6

Tháp ra đời còn do một điều kiện khác: .............................................. 74
T
6

2.2.3.TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG THÁP HIỆN NAY ......... 77
T
6

T
6

2.2.3.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG
T
6

ĐỒNG ĐỒNG THÁP .......................................................................... 77
T
6

2.2.3.2.TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
T
6

ĐỒNG THÁP....................................................................................... 79
T
6


2.2.3.3.TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP SAU
T
6

MỖI NĂM HOẠT ĐỘNG ................................................................... 82
T
6

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG
T
6

CỘNG ĐỒNG..........................................................................................84
T
6


3.1.MÔ HÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
T
6

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ...................................................... 84
T
6

3.1.1.QUAN NIỆM VỀ MÔ HÌNH: ........................................................ 84
T
6


T
6

3.1.2.SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỜNG
T
6

CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG .................................................................... 84
T
6

3.2.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG MÔ
T
6

HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ........................................... 85
T
6

3.2.1.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH TRƯỜNG
T
6

CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG .................................................................... 85
T
6

3.2.1.1.Mục tiêu của cộng đồng: .......................................................... 85
T
6


T
6

3.2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương ...................... 86
T
6

T
6

3.2.2.MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN TỐ VỚI VIỆC XÂY DỰNG MÔ
T
6

HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ....................................... 91
T
6

3.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG
T
6

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ...................................................... 91
T
6

3.3.1.MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ............................................................... 91
T
6


T
6

3.3.1.1. Mô hình phải thể hiện được đặc điểm của loại hình trường ... 92
T
6

T
6

3.3.1.2. Mô hình vừa phải có tính phổ quát vừa phải có tính loại biệt 92
T
6

T
6

3.3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống. ........................................................... 92
T
6

T
6

3.3.2.MỘT SỐ YÊU CẦU: ...................................................................... 93
T
6

T

6

3.4.MÔ HÌNH TỔNG QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 94
T
6

T
6

3.4.1.NHỮNG THÀNH TỐ CẤU THÀNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG
T
6

CỘNG ĐỒNG .......................................................................................... 94
T
6

3.4.1.1.Chủ thể quản lý: ....................................................................... 94
T
6

T
6

3.5.MỘT SỐ MÔ HÌNH CHI TIẾT ............................................................. 98
T
6

T
6


3.5.1.Mô HÌNH VỀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ ............................................ 99
T
6

T
6


3.5.1.1. Ý nghĩa của mô hình tổ chức nhân sự trường cao đẳng cộng
T
6

đồng...................................................................................................... 99
T
6

3.5.1.2. Một số nguyên tắc khi xây dựng mô hình tổ chức nhân sự .... 99
T
6

T
6

3.5.1.3. Mô hình tổ chức nhân sự của trường cao đẳng cộng đồng. .. 100
T
6

T
6


3.5.2.MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
T
6

CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG .................................................................. 102
T
6

3.5.2.2. Vấn đề thu hút người học và đảm bảo nguồn nhân lực cho các
T
6

lĩnh vực kinh tế - xã hội trong khi xây dựng hệ thống ngành nghề đào
tạo của trường cao đẳng cộng đồng. .................................................. 104
T
6

3.5.2.3. Mô hình tổ chức ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng
T
6

đồng.................................................................................................... 105
T
6

3.6.MỘT SỐ VẤN ĐỀ GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
T
6


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG .................................................... 105
T
6

3.6.1.VẤN ĐỀ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG
T
6

ĐỒNG .................................................................................................... 105
T
6

3.6.1.2. Tiêu chuẩn của người giảng viên cao đẳng cộng đồng......... 106
T
6

T
6

3.6.1.3. Tạo nguồn giảng viên: .......................................................... 107
T
6

T
6

3.6.2.VẤN ĐỀ ĐẦU VÀO ĐẦU RA TRONG ĐÀO TẠO CỦA
T
6


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ................................................ 108
T
6

3.6.2.1. Những yếu tố tác động đến đầu vào: .................................... 108
T
6

T
6

3.6.2.2. Về đầu ra: .............................................................................. 110
T
6

T
6

3.6.3.VẤN ĐỀ LIÊN KẾT, LIÊN THÔNG TRONG ĐÀO TẠO CỦA
T
6

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ....................................... 111
T
6

3.6.3.2. Khái niệm: .......................................................................... 111
T
6


T
6

T
6

T
6

3.6.3.3. Quan hệ:.............................................................................. 111
T
6

T
6

T
6

T
6

3.6.3.5. Những điều kiện cần cho sự liên thông .............................. 112
T
6

T
6

T

6

T
6


3.6.3.6. Phương hướng liên thống cao đẳng cộng đồng .................. 113
T
6

T
6

T
6

T
6

KẾT LUẬN ............................................................................................114
T
6

T
6

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................117
T
6


T
6

I. VĂN KIỆN - NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ............... 117
T
6

T
6

II.TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 118
T
6

T
6

III.NIÊN GIÁM THỐNG KÊ ..................................................................... 120
T
6

T
6


LỜI MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tổng quát cho
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta giai đoạn 2001-2010 như sau: "Đưa
đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật

chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ
bản trỏ thành một nước cộng nghiệp theo hướng hiện đại hóa" . Để đạt được
mục tiêu ấy, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, mô rộng giao lưu, mau chóng hội nhập quốc tế.
Hiện tại, khi đẩy mạnh sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
chúng ta đang đứng trước những thách thức, khó khăn. Tình hình thế giới
chuyển biến phức tạp, cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa thấp, đời sống của nhân
dân còn nhiều khó khăn, nghèo nàn, trình độ dân trí, trình độ khoa học Kỳ thuật
va cộng nghệ còn non kém, lạc hậu, . . .
Nhận thức sâu sắc khó khăn, thách thức ấy, Đảng và Nhà nước ta đưa ra
chủ trương phát triển nhanh chóng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học Kỳ
thuật và cộng nghệ, phải tạo điều kiện cho giáo dục - đào tạo đi trước một
bước. Trong khi đó, sau 15 năm đổi mới, bên cạnh một số thành tựu đáng ghi
nhận, nền giáo dục - đào tạo còn nhiều khiếm khuyết. Một trong những khiếm
khuyết, tồn tại nổi rõ: hệ thống giáo dục quốc dân quá xơ cứng, chưa đáp ứng
đầy đủ, kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực lao động có trình độ khoa học Kỳ
thuật, cộng nghệ, có tay nghề cao của các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đội ngũ
cộng nhân Kỳ thuật vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về tay nghề. Nhu cầu về
nhân lực, về khoa học Kỳ thuật, cộng nghệ của các địa phương ngày càng lớn,
nhưng hệ thống đào tạo cộng nhân Kỳ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học,. .. đáp ứng chưa được bao nhiêu.
Khiếm khuyết, tồn tại có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên
nhân cần phải nêu lên đầu tiên là mạng lưới đào tạo cộng nhân Kỳ thuật,
THCN, cao đẳng, đại học của chúng ta không hợp lý cả về ngành nghề đào tạo,


phương thức đào tạo và địa bàn phân phối, chính sách lương bổng chưa hợp lý,
. . . chưa có những loại hình đào tạo mới phù hợp với yêu cầu mới, đặc biệt ỏ
giai đoạn hiện nay khi tất cả các địa phương đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từ thực trạng trên đây, một số vấn đề bức xúc đang đặt ra cho giáo dục - đào

tạo là phải đẩy mạnh hơn nữa chủ trương cải cách triệt đê, toàn diện hệ thống
giáo dục quốc dân, phải xây dựng các loại hình đào tạo mới có sứ mệnh đào tạo
một đội ngũ lao động mới có trình độ khoa học Kỳ thuật, cộng nghệ, có tay
nghề phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cả nước nói chung,
của các địa phương nói riêng.
2. Lời giải cho vấn đề đặt ra đã có: sự ra đời của một loạt trường cao đẳng
cộng đồng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam từ giữa năm 2000 đến nay. Sau một
thời gian ngắn ra đời và đi vào hoạt động, các trường cao đẳng cộng đồng đã
đạt được một số kết quả bước đầu đáng mừng. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều
trường cao đẳng cộng đồng đã bộc lộ một số hạn chế: mỗi trường tổ chức, hoạt
động then cách riêng của mình, chẳng ai giống ai. Và hình như chưa có sự định
hình một cách đầy đủ của loại hình trường cao đẳng cộng đồng theo đúng nghĩa
của nó.
Rõ ràng là cần phải xúc tiến việc xây dựng mô hình chung cho các trường
cao đẳng cộng đồng Việt Nam để làm cơ sở để các trường cao đẳng cộng đồng
đã và sẽ thành lập nhanh chóng đi vào hoạch định theo đúng quỹ đạo của nó.
Đấy là lý do để chúng tôi đi đến với đề tài: "Xây dựng mô hình trường
Cao đẳng cộng đồng (trên cơ sở thực tiễn Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng
Tháp)".

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ những vấn đề lý luận chung về trường Cao đẳng cộng đồng, và kinh
nghiệm phát triển hệ thống trường đại học và cao đẳng, khi tiến hành đề tài
luận văn, chúng tôi hướng vào hai mục đích sau đây:
Một là: Khẳng định tầm quan trọng của hệ thống trường Cao đẳng cộng
đồng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và sự cần thiết phải phát triển


vững mạnh hệ thống loại trường này, nhằm phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ
lao động có trình độ khoa học Kỳ thuật, cộng nghệ và có Kỳ năng nghề theo

nhu cầu kinh tế - xã hội của các địa phương.
Hai là: Xây dựng một mô hình chung (mô hình tổng quát) và một số mô
hình chi tiết cơ bản, coi đổ như là những cái khung, cái sườn để các trường Cao
đẳng cộng đồng vân dụng vào việc xây dựng, tổ chức và hoạch định của đơn vị
mình sao cho có hiệu quả hơn

3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này gồm có:
- Thực tiễn của Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp (từ cách tổ chức
bộ máy nhân sự, tổ chức hệ thống đào tạo, đến việc xây dựng cơ sở vật chất, . .
.)
- Thực tiễn của một số trường cao đẳng cộng đồng mà chúng tôi có điều
kiện tiếp xúc, tìm hiểu, khảo sát.
Như tên gọi của luận văn, đối tượng thứ nhất là chủ yếu. Đối tượng thứ
hai là thứ yếu, có tính chất bổ sung thêm những dữ liệu giúp cho các kiến giải
của chúng tôi có thêm cơ sở vững chắc.

4.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Mô hình trường cao đẳng cộng đồng, xét về tính chất và cấp độ, cổ
nhiều loại:
- Mô hình tống quát (hay còn gọi là mô hình chung) nhằm tạo ra một cái
khung, một cái sườn chung vừa để xác định vị trí của loại hình trường cao đẳng
cộng đồng trong mối quan hệ với các loại hình trường khác trong hệ thống giáo
dục quốc dân vừa chỉ ra những đặc điểm của các loại trường này. Đây là cơ sở
chủ yếu để khẳng định một trường cao đẳng nào đổ có phải là trường Cao đẳng
cộng đồng hay không
- Mô hình chi tiết (hay còn gọi là mô hình cụ thể, mổ hình riêng) nhằm
tạo ra một cái khung, một cái sườn chung về một mặt nào đó của trường Cao



đẳng cộng đồng chẳng hạn như mô hình về tổ chức nhân sự, . . .
Mô hình chi tiết có nhiều loại khác nhau:
+ Mô hình về tổ chức nhân sự.
+ Mô hình về ngành nghề đào tạo.
+ Mô hình về chương trình đào tạo. + Mô hình về tổ chức dạy và học.
+ ...
2. Ở luận văn, do giới hạn của luận văn và thời gian, chúng tôi chỉ đề cập
đến:
Một là: Mô hình tổng quát về trường Cao đẳng cộng đồng.
Hai là: Mô hình về tổ chức nhân sự và về ngành nghề đào tạo.
Về mô hình tổng quát, do tầm quan trọng như đã nêu ở trên, nên việc
trình bày mô hình này vừa là đương nhiên, vừa là bắt buộc.
Về hai mô hình chi tiết (mô hình về tổ chức nhân sự và về ngành nghề
đào tạo), được chúng tôi trình bày bởi mấy lý do sau:
- Trong số các mô hình chi tiết, đây là hai mô hình quan trọng nhất để
trường Cao đẳng cộng đồng tổ chức đào tạo, đồng thời góp phần làm rõ hơn
những đặc điểm của trường Cao đẳng cộng đồng được nêu trong mô hình tổng
quát.
- Việc tổ chức bộ máy nhân sự và tổ chức ngành nghễ đào tạo cua một số
trường Cao đẳng cộng đồng đang có tình trạng:
- Về tổ chức bộ máy nhân sự không khác gì một trường cao đang, đại học
truyền thông, hoặc một trường cao đẳng và đại học dân lập.
❖ về tổ chức ngành nghề đào tạo của các trường Cao đẳng cộng đồng
quá giống nhau.
Tình trạng này đưa đến: hoặc làm cho đặc điểm của một trường Cao đẳng
cộng đồng bị mờ đi, dễ lẫn lộn với các trường cao đẳng, đại học khác, hoặc làm
cho hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng cộng đồng kém hiệu quả.


5.CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN

1. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ
1.1.Một trong những xu thế phát triển của giáo dục hiện đại là xây dựng
và phát triển các loại trường Cao đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng. Một
số nước phát triển như Mỹ, Pháp. Nhật, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, ... đã phát
triển khá mạnh loại trường này. Các nhà Giáo dục học ở các nước này đã đúc
kết kinh nghiệm và rút ra được một số kết luận quý giá:
- Sự ra đời của các trường Cao đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng
xuất phát từ nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phái
triển cộng đồng.
- Trường Cao đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng phát triển do có
nhiều ưu thế mà các trường Cao đẳng và Đại học truyền thống không có: Thu
hút được nhiều người học vì đỡ tốn kém cả về tiền của, sức lực, thời gian; đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu về nhân lực lao động có trình độ khoa học Kỳ thuật,
cộng nghệ và tay nghề cao cho cộng đồng (địa phương) và mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Các nước đang trôn con đường phát triển cần nhanh chống phát triển các
trường Cao đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng để phục vụ cho chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội của mình.
1.2.Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có hai viện đại học cộng đồng ở Tiền
Giang và Khánh Hòa nhằm đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Kỳ thuật viên về
chế biến hoa quả, hải thủy sản, . . . cho các tỉnh miền Duyên hải và vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Nhưng sau 1975, do nhiều nguyên nhân, hai viện này
không còn tồn tại (chúng tôi sẽ trình bày rõ điều này ở Chương 1).
1.3. Từ những năm đầu tiên của thập niên 90 thế kỷ XX.Ttrước xu thế
giao lưu hợp tác quốc tế trên nhiều tỉnh vực, trong đó có giáo dục - đào tạo,
nhiều trường đại học cộng đồng nước ngoài (Canada, Hà Lan, Úc, Mỹ, Pháp. . .
.) đã soạn thảo dự án thành lập đại học cộng đồng ở Việt Nam. Về phía Việt
Nam. Bộ Giáo dục & Đào tạo đồng thuận với những dự án này. Một số nhà



nghiên cứu và quản lý giáo dục nhưPGS. TS Lê Viết Khuyến , PGS. TS Đào
Trọng Hùng, PGS. TS Đặng Bá Lãm , PGS. TS Lê Quang Minh, GS. TS Võ
Tòng Xuân, GS. TS Nguyễn Văn Thúy đã có nhiều ý kiến bàn thảo xung quanh
vấn đề xây dựng các trường Cao đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng ở Việt
Nam.
Một số tác giả như PGS. TS Lê Viết Khuyến, PGS. TS Đào Trọng Hùng,
PGS. TS Đặng Bá Lãm, TS. Trần Khánh Đức, PGS. TS Lê Quang Minh, ... đề
cập đến một số vấn đề mang tính chất đặt nền móng, tạo cơ sở cho sự ra đời
của trường cao đẳng cộng đồng:
- Sự cần thiết của việc xâv dựng và phát triển trường Cao đẳng cộng đồng
ở Việt Nam.
- Những cơ sở của sự ra đời các trường Cao đẳng cộng đồng.
- Khả năng và điều kiện thực hiện trường cao đẳng cộng đồng như thế
nào?
Dù tiếp cận, phạm vi vấn đề được quan tâm rộng hẹp khác nhau, nhưng
nhìn chung các tác giả thống nhất cho rằng: Việc thành lập và phát triển hệ
thống trường Cao đẳng cộng đồng là vô cùng cần thiết bởi đây là loại hình
trường đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu nhân lực, khoa học Kỳ thuật, cộng
nghệ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; và chính nhu
cầu này trở thành một trong những cơ sở cho sự ra đời các trường Cao đẳng
cộng đồng.
Vấn đề mà một số nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục băn khoăn là tính
khả thi của loại trường cao đẳng cộng đồng. Theo PGS. TS Đặng Bá Lãm và
TS. Trần Khánh Đức, tính khả thi của loại hình trường này tùy thuộc vào từng
địa phương giải quyết những vấn đề sau đây như thế nào:
❖Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển các chuyên ngành hẹp (sư phạm, y
tế, kinh tế) với nhu cầu đa ngành, đa lĩnh vực của các cơ sở đào tạo hiện có ở
địa phương.
❖Vấn đề xây dựng bộ máy nhân sự, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý. . .



. đối với loại trường đa cấp, đa hệ, đa lĩnh vực, . . .
❖Về vấn đề xây dựng đội ngữ cán bộ giảng dạy bảo đảm số lượng, chất
lượng, trình độ chuyên môn.
❖Vấn đề chú ý quan tâm: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động dạy và học ở một loại trường đào tạo thiên về dạy nghề, Kỳ thuật.
Trước dư luận "Trường Cao đang cộng đồng và Đại học cộng đồng là
trường đại học và cao đẳng có chất lượng thấp", PGS. TS Lê Quang Minh đã
cảnh báo với các địa phương "Việc thành lập các trường Cao đẳng cộng đồng
sẽ cần các trang thiết bị rất đắt tiền và sẽ phải thường xuyên thay thế để tránh
lạc hậu. Đội ngũ cán bộ giảng dạy phải có trình độ và tay nghề cao" và "Mỗi
trường cao đẳng cộng đồng cần xác định thế mạnh và tập trung đầu tư cho
chuyên ngành đó" [TLđd, tr- 15].
GS. Nguyễn Văn Thúy, người đã có nhiều năm tham gia giảng dạy ở
trường Đại học cộng đồng Lansing - Michigan, Hoa Kỳ, đã tập trung trình bày
mội số vấn đề chung của trường đại học cộng đồng (xuất phát từ thực tế của
các trường đại học cộng đồng Mỹ, Canada, Hàn Quốc, . . .) nhưng kết qủa hoạt
động đào tạo của các trường đại học cộng đồng ở nước ngoài, đồng thời cũng
đưa ra những mô hình khi xây dựng trường đại học cộng đồng.
Riêng về việc xây dựng mô hình trường Cao đẳng cộng đồng, PGS. TS
Lê Quang Minh, GS. Nguyễn Văn Thúy và PGS. TS Đặng Bá Lãm, TS. Trần
Khánh Đức đã có đề cập ít nhiều. Nếu như ý kiến của PGS. TS Lê Quang
Minh. PGS. TS Đặng Bá Lãm, TS. Trần Khánh Đức chỉ là những gợi ý ban đầu
nhằm hướng đến một mô hình trường cao đẳng cộng đồng, thì Ý kiến của GS.
Nguyễn Văn Thúy là những phác thảo mang tính định hướng về các loại mô
hình khi xây dựng trường cao đẳng cộng đồng. Ngay mô hình trường cao đẳng,
đại học cộng đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra (được trình bày tại Hội
nghị toàn quốc cấp Phó Chủ tịch Tỉnh về Giáo dục ở Hà Nội, tháng 3/1997)
theo chúng tôi cũng chỉ là những định hướng, chứ chưa hẳn là mô hình hoàn
chỉnh. Dù sao đối với chúng tôi, những ý kiến của các nhà nghiên cứu và quản



lý giáo dục nêu trên thật đáng quý và cần phải trân trọng.
1.4. Đối với một số nước trên thế giới, Cao đẳng cộng đồng là một mô
hình đào tạo khá phổ biến, nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, do đó chưa
hẳn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người và ý kiến còn khác nhau
Về hình thức, nội dung đào tạo, về đặc điểm của loại trường này, ... là
điều dễ hiểu.
Về phương diện nào đó, những nội dung do đề tài đặt ra suy cho cùng chỉ
là một vùng đất mới có vài người cày xới. Đây chính vừa là thuận lợi, vừa là
khố khăn của chúng tôi khi đi vào 'cày xới' vùng đất này.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Theo thiển ý của chúng tôi, luận văn này có một số đóng góp cả về lý
luận lẫn thực tiễn:
2.1. Về mặt lý luận:
Khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và phát triển hệ thông trường Cao
đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng, đồng thời chỉ rõ những tiền đề cho sự ra
đời của loại hình trường này, về một khía cạnh nào đó đã góp phần làm rõ mối
quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế - xã hội với giáo dục - đào tạo và các quan điểm
chủ trương của Đảng ta với việc phát triển giáo dục:
a) "Giáo dục đào tạo phải gắn chặt với kinh tế - xã hội, phục vụ đắc lực
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương" [ Nghị quyết 4.
Ban Chấp hành Trung ương, Khoa VIII].
b) Chủ trương đa dạng hóa và xã hội hóa giáo dục.
2.2. Về mặt thực tiễn:
Một là: Thông qua việc xây dựng các mô hình cho trường Cao đẳng cộng
đồng (mô hình tổng quát, mô hình chi tiết), luận văn một mặt xác định vai trò,
vị trí của trường Cao đẳng cộng đồng trong mối quan hệ với các loại trường
khác của hệ thống giáo dục quốc dân, mặt khác chỉ rõ đặc điểm của trường Cao
đẳng cộng đồng. Từ đó tạo điều kiện cho các trường Cao đẳng cộng đồng hoạt



động theo đúng quỹ đạo của nó, làm cho các trường Cao đẳng cộng đồng phát
huy được vai trò tác dụng trong việc đào tạo nhân lực lao động có trình độ và
tay nghề phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.
Hai là: Góp phần củng cố và phát triển các chương trình phổ cập giáo dục
tiểu học, phấn đâu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao mặt bằng dân trí
cho người dân ở địa phương.
Ba là: Góp phần tháo gỡ một số khó khăn, hạn chế của hệ thống giáo dục
quốc dân hiện nay, chẳng hạn vấn đề liên kết, liên thông trong đào tạo.

6.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU
1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ở luận văn này, chúng tôi tập trung vào ba nội dung cơ bản, mỗi nội dung
làm thành một chương:
- Xây dựng một cách nhìn đúng đắn về Giáo dục cộng đồng và trường
Cao đẳng cộng đồng: chỉ rõ những tiền đề cho sự ra đời của trường Cao đẳng
cộng đồng, những ưu việt của loại trường này, các yếu tố cấu thành và các nhân
tỏ tác động đến việc ra đời của trường Cao đẳng cộng đồng; các quan điểm của
Đáng ta về giáo dục nói chung và về Giáo dục cộng đồng nói riêng,. . .
- Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên và xã hội của Đồng Tháp, quá
trình ra đời của Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp.
- Đề xuất ba mô hình về trường cao đẳng cộng đồng (mô hình tổng quát,
mô hình cơ cấu nhân sự, mô hình về ngành nghề đào tạo) và một số vấn đề liên
quan đến trường Cao đẳng cộng đồng (vấn đề đầu vào, đầu ra trong đào tạo, . .
.)
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Phương pháp luận nghiên cứu:
Xuất phát từ mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo với kinh tế - xã hội, giữa
cái riêng (Trường Cao đẳng cộng đồng) với cái chung (hệ thống Giáo dục quốc

dân), chúng tôi xem xét, nghiên cứu những nội dung do đề tài đặt ra từ:


- Quan điểm hệ thống cấu trúc. Quan điểm này trong trường hợp của luận
văn được hiểu theo hai khía cạnh:
❖Trường cao đẳng cộng đồng là một yếu tố tổ chức nên hệ thống Giáo
dục quốc dân.
❖Trường Cao đẳng cộng đồng là một hệ thống chặt chẽ với nhiều hệ
thống con: mô hình tổng quát là một hệ thống lớn với nhiều hệ thống con là các
mô hình chi tiết.
- Quan điểm thực tiễn: Mô hình trường Cao đẳng cộng đồng phải hướng
đến phục vụ cộng đồng, do cộng đồng, vì cộng đồng và của cộng đồng.
2.2.Các phương pháp nghiên cứu:
Ở luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Đây là phương pháp đi từ “mổ xẻ”, đánh giá phân tích từng dữ liệu, sự
kiện, ... cụ thể đến việc khái quát hóa thành các mô hình chung.
2.2.2.Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp nhằm tìm kiếm những
thông tin, những dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc khái quát hóa trên cơ sở
những số liệu.
2.2.3.Phương pháp đối chiếu - so sánh: Phương pháp này nhằm chỉ rõ sự
giống nhau và khác nhau của các dữ liệu, sự kiện, hiện tượng, . . . có liên qua
đến trường Cao đẳng cộng đồng.
2.2.4.Phương pháp mô hình hóa: Với tên gọi của đề tài, chúng tôi phải
dùng phương pháp này để vừa khái quát hóa, vừa thị giác hóa một hiện tượng
phức tạp, trừu tượng: trường Cao đẳng cộng đồng.
Ngoài một số phương pháp đã nêu, chúng tôi còn dùng một số phương
pháp khác.
Mỗi phương pháp trên đây có những tác dụng khác nhau. Tùy từng
chương, từng phần, từng mục, chúng tôi sử dụng một hay vài phương pháp

hoặc sứ dụng tổng hợp các phương pháp kể trên.


7.KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
các chương sau đây :
Chương 1: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG CỘNG ĐỒNG VÀ
VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG HỆ THONG GIÁO DỤC QUỐC DÂN.
Chương 2: ĐỒNG THÁP VÀ TRƯỜNG CAO ĐANG CỘNG ĐỒNG
ĐỒNG THÁP.

Chương 3: XÂY DƯNG MÔ HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG
ĐỒNG.
Tuy nhiên, do trình độ có hạn và thời gian hạn chế, nên Luận văn khó
nghiên cứu và trình bày đầy đủ nội dung như mong muôn, nhất là không sao
tránh khỏi nhưng sơ sót, khiếm khuyến. Kính mong quý Hội đồng, Thầy Cô và
quý độc giả vui lòng chỉ giáo để Luận văn được hoàn chỉnh tốt hơn. Xin biết
ơn.


CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG VÀ
VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG HỆ THONG GIÁO
DỤC QUỐC DÂN
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
Xung quanh vấn đề giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục cộng đồng nói
riêng có một loạt khái niệm có liên quan. Ớ đây, chúng tôi đề cập đến một số
khái niệm cơ bản.

1.1.1.GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG
1.1.1.1. Giáo dục

Một điều kiện để xã hội tồn tại và phát triển là thế hệ trước phải truyền lại
cho thế hệ sau những hiểu biết, những năng lực và phẩm chất cần thiết cho
cuộc sống của từng thành viên cũng như của cả cộng đồng những thành viên
đó. Việc truyền lại này được thực hiện bằng một loại hoạt động mà người ta gọi
là giáo dục, có người đã coi giáo dục như một kiểu di truyền xã hội. Giáo dục
không những truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau mà còn được truyền ngay
giữa những nhóm người khác nhau trong cùng một thế hệ. Từ đó, mỗi thời đại,
mỗi chế độ xã hội lại cụ thể hóa nó thành ra những nhiệm vụ thích hợp với thời
đại, với chế độ đó. Giáo dục ở thời cổ đại và thời phong kiến là để tạo tầng lớp
cai trị xã hội. Ở thế kỷ XX, đối với tất cả các nước dù thuộc chế độ nào, đều
giao cho giáo dục trọng trách "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài" cho xã hội.
Theo cách hiểu thông thường, "giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho kíp người mới những kinh nghiệm
đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ
có đầy đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội" . Từ hướng
Khoa học giáo dục (Giáo dục học), Giáo dục là quá trình trang bị và nâng cao
U

kiến thức hiểu biết về thế giới quan, khoa học Kỳ thuật, Kỳ năng trong hoai
đông nghề nghiệp, là môi trong những yếu tố góp phần hình thành nhân cách
con người.
U


1.1.1.Giáo dục: Là hoạt động diễn ra liên tục trong mọi môi trường hoạt
động, sinh sống của con người như gia đình, nhà trường và xã hội.
Từ đây có giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Các
loại giáo dục này gắn bó với nhau và gắn bó với một phần trong cuộc đời của
mỗi người. Giáo dục gia đình chủ yếu gắn với con người trong thời Kỳ đầu, khi

con người chưa trưởng thành. Giáo dục nhà trường gắn với con người trong
thời gian dài, từ tuổi học đường đến khi trưởng thành. Giáo dục xã hội chủ yếu
gắn với giai đoạn con người bước vào giai đoạn trưởng thành. Trong ba loại
giáo dục này, giáo dục nhà trường đóng vai trò quyết định.
1.1.2.Hiện nay, ở nước ta, giáo dục được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp
khác nhau. Theo nghĩa rộng, giáo dục được tiến hành qua ba phương thức:
(1) Phương thức kèm cặp, tức là tập luyện ngay trong cuộc sống. Đó là
phương thức giáo dục chủ yếu trong các xã hội nguyên thủy. Trong xã hội hiện
đại, phương thức kèm cặp này vẫn được sử dụng để giáo dục nhưng hiếu biết.
năng lực và phẩm chất thông thường, sơ đẳng trong gia đình, trong xã hội (như
tập cho trẻ xúc cơm, chào hỏi; thiếu niên học cộng việc phục vụ trong nhà, v.v
... ).
(2) Phương thức giáo dục bằng dư luận, bằng các hình thức văn học nghệ
thuật (như tiểu thuyết, sân khấu . . .), bằng phong tục, tôn giáo, pháp luật, thông
tin tuyên truyền, tạm quy ước gọi tắt là giáo dục bằng tuyên truyền.
(3) Phương thức giáo dục có trường lớp, có chương trình, có người dạy và
người học xác định, có han một thời gian nhát định để dạy và học, và hai bên
trực tiêp liên hệ với nhau trong việc dạy và học đó, tạm quy ước gọi tắt phương
thức giáo dục này là giáo đúc bằng trường lớp.
Phương thức thứ ba hiện nay có một biến thể là phương thức giáo dục từ
xa với nội dung, chương trình, có người dạy và người học xác định, nhưng
không có (hay gần như không có) trường lớp. Hình thức này sẽ phát triển trong
tương lai.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là giáo dục theo phương thức thứ ba, tức là giáo


dục được tiến hành trong các trường, lớp với một chương trình xác định, ở đó
có sự phân chia rõ ràng, tách bạch giữa người truyền thụ tri thức (giáo viên) và
người tiếp nhận tri thức được truyền thụ (học sinh). Hai lớp người này liên hệ
chặt chẽ với nhau thông qua nhiều yếu tố trước hết là nội dung, chương trình,

phương pháp dạy và học.
Trường, lớp, người dạy, người học tùy môi trường cụ thể mà hiện ra với
nhiều hình thức rất khác nhau, rất đa dạng và biến đổi linh hoạt. Trường, lớp có
thể mở trong gia đình, trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn, dưới bổng mát những
cây cổ thụ, cũng có thể đặt trong một ngôi chùa, một đền thờ, cũng có thể là
một mái nhà dựng tạm, thô sơ, hay xây dựng kiên cố, đồ sộ. Trong một lớp học
tại gia đình, giáo viên có thể là một người lớn tuổi trong nhà đảm nhiệm, có thể
là một gia su'; học sinh là con em trong nhà và có thế con em của họ hàng, thân
thuộc hoặc trong xóm làng. Các trường, lớp cũng có thể do một cộng đồng hay
do nhà nước mở ra. Với sự phát triển của lịch sử, phương thức giáo dục này
càng ngày càng phát triển về số lượng, về hình thức tổ chức, về nội dung dạy
và học, và trở thành bộ phận chủ yếu trong hoạt động giáo dục của xã hội.
Cũng vì vậy, khi nói đến giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục
dạy nghề, đại học, v.v. . . là người ta nói đến giáo dục theo nghĩa hẹp trên đây.
Cuối thế kỷ XX, sang thế kỷ XXI, đang manh nha một phương thức giáo
dục thứ tư, được gọi là phương thức toàn xã-hội học tập, ai ai cũng học tập
thường xuyên và suốt đời, lấy việc tự học là phương pháp học tập cơ bản của
mọi người. Đây sẽ là một cuộc cách mạng giáo dục trong lịch sử nhân loại.
Những phương thức giáo đúc bằng trường, lớp vẫn sẽ đóng vai trò nòng cốt
trong toàn bô hoạt đông giáo đúc của xã hội.
1.1.1.2. Đào tạo:
1.2.1Thông thường, ‘đào tạo’ được hiểu là 'gây dựng, bồi dưỡng cho
thành' (Văn Tân, TLđd, tr 342], "là làm cho trở thành người có năng lực theo
những tiêu chuẩn nhất định" .
Theo giáo dục học, 'đào tạo' là lĩnh vực trang bị kiến thức, Kỳ năng, kỷ
xảo để hình thành chuyên môn cho người lao đong. Theo cách hiểu này, 'đào


×