Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận án Thạc sĩ Khoa học tâm lý: Nhận thức và thái độ của sinh viên Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nghiện hút trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 138 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN NGỌC QUỲNH DAO

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ
TỆ NGHIỆN HÚT TRONG TRƯỜNG HỌC

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số : 05 - 06 - 02

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

Người hướng dẫn:
PTS. DƯƠNG THỊ DIỆU HOA

HÀ NỘI 1999


LỜI TRI ÂN

Tôi xin chân thành biết ơn cô Dƣơng Thị Diệu Hoa, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn:
• Ba mẹ, chồng, các dì, các anh chị, những ngƣời đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
• Quý Thầy Cô trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Đại học Sƣ phạm Thành Phố Hồ Chí
Minh, những ngƣời đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, giúp tôi vƣợt qua những


khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
• Sự giúp đỡ, tạo điều kiện và góp ý của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, tập thể các anh
chị đồng nghiệp, Thầy Đoàn Khắc Hậu.


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................ 1
I/ Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................... 1
II/ Đối tƣợng khách thể nghiên cứu : ................................................................................. 2
III/ Giải thuyết nghiên cứu :............................................................................................... 3
IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu : ................................................................................................ 3
V/ Giới hạn của đề tài nghiên cứu : ................................................................................... 3
VI/ Phƣơng pháp nghiên cứu : ........................................................................................... 4
VII/ Lịch sử vấn đề nghiên cứu : ..................................................................................... 6
CHƢƠNG II: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................. 9
A. Lý luận về nhận thức và thái độ nói chung : ..................................................................... 9
I/ Khái niệm về hoạt động nhận thức . ............................................................................... 9
II/ Các mức độ của sự nhận thức : ................................................................................... 10
III/ Đặc điểm nhận thức của tuổi thanh niên ................................................................... 11
IV/ Quan niệm về thuật ngữ thái độ : .............................................................................. 13
V/ Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ :..................................................................... 14
B. Một số vấn đề lý luận về ma túy : ................................................................................... 15
I/ Những khái niệm cơ bản về ma túy :............................................................................ 15
II/ Chủ trƣơng và biện pháp của đảng, nhà nƣớc và nhân dân ta về vấn đề phòng chống,
kiểm soát ma túy : ........................................................................................................... 27
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CAO
ĐẲNG SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TỆ NGHIỆN HÚT MA TÚY TRONG
TRƢỜNG MỌC....................................................................................................................... 35
I/ Thực trạng nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về ma
túy và tác hại của việc nghiên cứu ma túy . ..................................................................... 35

1. Nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về ma túy : ... 35


2. Nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về tác hại của
ma túy : ........................................................................................................................ 43
3. Nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về những cách
sử dụng ma túy và biểu hiện của ngƣời nghiện ma túy : ............................................. 47
4. Nhận thức của sinh viên về khả năng cai nghiện ma túy : ....................................... 54
II/ Nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng
nghiện hút và các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghiện hút ma túy trong học sinh sinh
viên:.................................................................................................................................. 58
1. Nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng
nghiện hút ma túy trong trƣờng học : .......................................................................... 59
2. Nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm về độ tuổi của con nghiện hiện nay : .. 62
3. Nhận thức của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nghiện hút ma túy trong học sinh sinh viên hiện nay . .................. 65
III/ Thái độ của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề ma
túy trong trƣờng học . ...................................................................................................... 70
1. Thái độ của sinh viên đối với vấn đề ma túy . ......................................................... 70
2. Thái độ của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh đối với ngƣời
nghiện ma túy và mua bán tàng trữ ma túy : ................................................................ 74
3. Thái độ của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh đối với những
hoạt động phòng chống ma túy trong nhà trƣờng : ...................................................... 81
4. Sự tự đánh giá của sinh viên cao đẳng sƣ phạm về khả năng tuyên truyền phòng
chống ma túy : .............................................................................................................. 90
5. Mối liên hệ giữa nhận thức và thái độ của sinh viên cao đẳng sƣ phạm thành phố
Hồ Chí Minh về vấn đề ma túy : .................................................................................. 93
IV/ Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến thực trạng nhận thức và thái độ của
sinh viên cao đẳng sƣ phạm: ............................................................................................ 94
1. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề ma túy:94



2. Hoạt động của đoàn thanh niên , hội sinh viên trong công tác phòng chống ma túy
trong trƣờng học : ........................................................................................................ 99
CHƢƠNG IV: MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TÁC ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN
THỨC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN
ĐỀ MA TÚY.......................................................................................................................... 104
I/ Nội dung và hình thức thử nghiệm: ............................................................................ 104
II/ Kết quả thử nghiệm : ................................................................................................. 105
1. Nhận thức của sinh viên về ma túy : ...................................................................... 105
2. Sự nhận biết các chất ma túy của sinh viên : ......................................................... 106
3. Nhận thức của sinh viên về các cách sử dụng ma túy : ......................................... 107
4. Sự nhận biết những biểu hiện ở con nghiện của sinh viên : .................................. 108
5. Nhận thức của sinh viên về vấn đề cai nghiện ma túy : ......................................... 109
6.Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức ma túy đối với giáo sinh
sƣ phạm : .................................................................................................................... 110
III/ Đánh giá về biện pháp thử nghiệm : ........................................................................ 110
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN CHUNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ BƢỚC ĐẦU ................... 112
I. Kết luận chung : .......................................................................................................... 112
II. Một số kiến nghị :...................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 116
CHÚ THÍCH .......................................................................................................................... 119
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 120


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

1

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I/ Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nạn nghiện hút và buôn lậu ma túy ngày càng gia tăng và
đã trở thành một hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, ngài Boutros
Gali, nguyên tổng thƣ ký nêu rõ:"... Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng,
vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải đƣợc
huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi ngƣời. Ma túy
đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn
đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn, ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh
thế kỷ HIV/AIDS phát triển..." . Tác hại của ma túy thật ghê gớm, do vậy đấu tranh chống
ma túy không phải là nhiệm vụ của một quốc gia riêng biệt mà là của mọi quốc gia, mọi dân
tộc trên thế giới.
Ở Việt Nam, hiện nay tệ nạn ma túy đang hoành hành dữ dội, gây nên nỗi lo cho toàn
xã hội. Hiện tƣợng nghiện hút lây lan nhanh chóng ở mọi tầng lớp, mọi giới và mọi lứa tuổi.
Một dấu hiệu đáng lo ngại đó là số ngƣời nghiện ở lứa tuổi trẻ gia tăng, số ngƣời nghiện dƣới
30 tuổi chiếm tới 75% (trƣớc đây phần lớn ngƣời nghiện là ngƣời nhiều tuổi). Nguy hiểm
hơn, ma túy còn tấn công cả vào học đƣờng, quyến rũ nhiều sinh viên. học sinh và đã có một
số trƣờng hợp phát hiện học sinh tiểu học nghiện ma túy. Trong tƣơng lai nếu không có sự
ngăn chặn việc bành trƣớng của ma túy thì ma túy sẽ hủy hoại cả một thế hệ trẻ, một lực
lƣợng tri thức trẻ và cũng là lực lƣợng nòng cốt trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Ma túy
còn hủy hoại cả nòi giống và các thế hệ tƣơng lai.
Ý thức đƣợc hiểm họa này, chính phủ Việt Nam đã kêu gọi và huy động tối đa sức
mạnh tổng hợp, đồng bộ của toàn Đảng, toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp, thực hiện đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Thực tiễn của
nhiều quốc gia và ở Việt Nam cho thấy, nếu chỉ tiến hành việc cai nghiện và kiểm soát ma
túy để "đấu


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

2

tranh chống ma túy " là chƣa đủ. Cần phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về
ma túy, giúp các em có những nhận thức đúng đắn về những tác hại do ma túy gây ra để tạo
ra sức "đề kháng" với ma túy, để tự các em xa lánh nó, cảnh giác với nó, đồng thời góp phần
tích cực của mình vào việc bài trừ ma túy ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Đây là một công việc
hết sức khó khăn và phức tạp, không phải là trách nhiệm riêng của một cơ quan chức năng
nào đó mà là của toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng.
Nhà trƣờng là nơi cung cấp những tri thức có hệ thống và khoa học về vấn đề ma túy
và tác hại của ma túy. Nhà trƣờng cũng là nơi góp phần hình thành ở học sinh một nhân cách
toàn diện, hình thành ở họ một ý chí chống lại sự cám dỗ của ma túy. Muôn đảm nhận đƣợc
vai trò này nhà trƣờng phải có một đội ngũ giáo viên có trình độ về vấn đề ma túy và có thái
độ đúng đắn với vấn đề ma túy. Nhìn một cách sâu rộng và lâu dài hơn thì đội ngũ giáo sinh
sƣ phạm là những ngƣời cần phải trau dồi nhận thức và thái độ đối với ma túy để có thể đảm
nhận trách nhiệm "phòng chống ma túy trong học đường" sau này.
Chính những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu sau: "Nhận thức và thái độ của
sinh viên Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy trong
trường học".
II/ Đối tượng khách thể nghiên cứu :
1) Đối tƣợng: Nhận thức và thái độ của sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thành
phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy trong trƣờng học.
2) Khách thể: Sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu sinh viên tại
hai khoa Toán và Văn của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là:
* 134 sinh viên khoa Toán:
+ Năm thứ nhất: 52 sinh viên (nam: 16 , nữ:36)
+ Năm thứ hai : 82 sinh viên (nam:26 , nữ:56)
* 144 sinh viên khoa Văn :


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý


3
+ Năm thứ nhất: 50 sinh viên (nam: 9, nữ:41)
+ Năm thứ hai : 94 sinh viên (nam: 13, nữ:81)
III/ Giải thuyết nghiên cứu :
1) Sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh chƣa có nhận thức
sâu sắc và thái độ đúng mực về ma túy và tệ nạn nghiện hút ma túy trong trƣờng học.
2) Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên trƣờng Cao đẳng
Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về ma túy là do các em chƣa đƣợc nhà trƣờng cung cấp
những kiến thức về vấn đề ma túy một cách đầy đủ và hệ thống.
3) Có thể nâng cao nhận thức và thái độ của sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm
thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy thông qua việc tổ chức một số hoạt động
ngoại khóa.
IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
1) Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài (lý luận về nhận thức, thái
độ, đặc điểm nhận thức của sinh viên, những lý luận liên quan đến vấn đề ma túy...)
2) Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm
thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy trong trƣờng học hiện nay và một vài
nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
3) Bƣớc đầu thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hình thành
thái độ đúng đắn về vấn đề ma túy cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thành phố Hồ Chí
Minh. Đề xuất một số biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong
trƣờng học.
V/ Giới hạn của đề tài nghiên cứu :
- Vấn đề "Chống ma túy" rất rộng, do vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến
vấn đề: tệ nghiện hút ma túy trong trƣờng học, nhận thức và thái độ của sinh viên trƣờng Cao
đẳng Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề trên.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý


4
- Vì thời gian có hạn và do đặc điểm riêng của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thành phố
Hồ Chí Minh, trong đề tài này chúng tôi chỉ có thể tiến hành khảo sát sinh viên năm thứ I và
sinh viên năm thứ II.
- Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của thái độ nhƣ sự
quan tâm, tính tích cực, tính cảnh giác, sự hứng thú, nhu cầu của sinh viên đối với vấn đề ma
túy.
VI/ Phương pháp nghiên cứu :
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
1) Phƣơng pháp đọc tài liệu:
Chúng tôi tìm đọc những tài liệu trong và ngoài nƣớc, những tạp chí, thông tin khoa
học, sách báo, khóa luận... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
nhằm hình thành cơ sở lý luận của đề tài cũng nhƣ rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu.
2) Phƣơng pháp trò chuyện:
- Chúng tôi trò chuyện với một số sinh viên và giáo viên nhằm tìm hiểu sơ bộ nhận
thức, thái độ của sinh viên đối với vấn đề ma túy. Từ đó có cơ sở để xây dựng câu hỏi trong
bảng ăngkét.
- Chúng tôi trò chuyện với một số con nghiện ở trại cai nghiện để hiểu thêm về các
nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, tác hại của ma túy và tâm tƣ, nguyện vọng của họ...
- Chúng tôi phỏng vấn một số chuyên viên về vấn đề ma túy để biết thêm tình hình
nghiện hút ma túy trong sinh viên - học sinh.
3) Phƣơng pháp điều tra viết:
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm thành
phố Hồ Chí Minh về tệ nghiện hút ma túy trong trƣờng học, chúng tôi xây dựng hai bảng câu
hỏi:
3.1 Báng câu hỏi thứ I: " Phiếu trƣng cầu ý kiến"
Bảng này đƣợc sử dụng để khảo sát trƣớc khi thực nghiệm.
3.2 Bảng câu hỏi thứ II: " Bài thu hoạch"

Bảng này chỉ sử dụng để khảo sát sau thực nghiệm.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

5
* Cách tiến hành khảo sát:
- In sẵn bảng câu hỏi.
- Liên hệ với giáo vụ khoa và giáo viên bộ môn đứng lớp để lên kế hoạch ngày giờ
tiến hành khảo sát.
- Trƣớc khi phát bảng câu hỏi, ngƣời nghiên cứu trao đổi với sinh viên về mục đích
nghiên cứu và hƣớng dẫn sinh viên trả lời câu hỏi.
- Sau khi sinh viên trả lời xong, chúng tôi thu phiếu, kiểm tra số phiếu đã phát với số
phiếu thu đƣợc.
- Loại những phiếu không hợp lệ, dùng toán thống kê để xử lý.
4) Phƣơng pháp thực nghiệm tác động:
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này nhằm bƣớc đầu thử nghiệm một số biện pháp tác
động để nâng cao nhận thức của sinh viên về tệ nạn nghiện hút ma túy trong trƣờng học và từ
đó hình thành thái độ đúng đắn cho sinh viên về vấn đề trên.
* Cách tiến hành:
- Liên hệ với Trung tâm Cai nghiện Bình Triệu, chuyên viên nói chuyện về vấn đề ma
túy, phòng thiết bị dạy học, giáo vụ khoa để lên kế hoạch tác động và khảo sát.
- Dùng bảng câu hỏi thứ I để tiến hành khảo sát đợt 1 trƣớc khi tác động.
- Sau khi khảo sát đợt 1, chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 15 sinh viên để lập thành nhóm
thực nghiệm.
- Tổ chức thực nghiệm tác động, cụ thể:
+ Lần thứ I: tổ chức nghe chuyên đề về vấn đề ma túy cho 60 sinh viên đã chọn. Thời
gian 180 phút.
+ Lần thứ II: tổ chức xem phim minh họa cho nhóm thực nghiệm về vấn đề ma túy.
Thời gian 90 phút.

+ Lần thứ III: tổ chức cho nhóm thực nghiệm tham quan Trung tâm Cai nghiện Bình
Triệu. Thời gian một ngày.
Trƣớc khi tác động, chúng tôi đặt ra yêu cầu đối với những sinh viên nhóm thực
nghiệm rằng: những hoạt động ngoại khóa mà họ sắp tham dự mang tính chất bắt buộc, sau
khi tham dự họ có nhiệm vụ viết bài thu hoạch về vấn đề ma túy. Yêu cầu này nhằm tạo tâm
thế tích cực hơn cho sinh viên khi họ tham dự các hoạt động ngoại khóa.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

6
- Dùng bảng câu hỏi thứ II để khảo sát đợt II sau khi tác động.
VII/ Lịch sử vấn đề nghiên cứu :
Trong một cuộc điều tra dƣ luận ở Mỹ gần đây, khi hỏi vấn đề nào hiện nay xét ra
đáng lo ngại nhất trên thế giới, 70% ngƣời Mỹ đã trả lời: "ma túy".
Trong cuộc thi hoa hậu thế giới tổ chức lại Bengalore, Ấn Độ, cuối tháng 11/1996,
hoa hậu thế giới đã trả lời không một chút do dự khi đƣợc hỏi vấn đề nào hiện nay là quan
trọng nhất đối với thanh niên:" Tác hại của ma túy". Những nỗi bức xúc này không phải là vô
cớ, nó nói lên thực trạng hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới, ma túy đang hành hoành không
khác gì một bệnh dịch, nó là một "đại vấn đề"... Vì thế có nhiều sách báo, tài liệu đã ra đời
nghiên cứu vấn đề này dƣới mọi góc độ, trong mọi chi tiết nhằm tìm kiếm giải pháp hữu hiệu
chông lại đại họa này.
Ở Việt Nam hiện nay, nạn nghiện ma túy cũng đang trong tình trạng báo động. Chính
phủ ta đang tìm mọi biện pháp nhằm ngăn chặn tệ nạn nghiện hút. Một trong những biện
pháp là xuất bản sách, báo viết về vấn đề ma túy nhằm đem lại cho con ngƣời những hiểu biết
nhất định về ma túy, giúp cho công tác phòng chống ma túy đƣợc tuyên truyền rộng rãi. Đặc
biệt, trƣớc tình hình ma túy tấn công vào giới trẻ, tràn vào học đƣờng, có nguy cơ phá hoại cả
một thế hệ, một số tác giả đã cho ra đời một số sách viết về vấn đề "phòng chống ma túy
trong học đƣờng". Có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ:
* " Phòng chống ma túy trong nhà trường "

Tác giả: Vũ Ngọc Bừng
Nhà xuất bản Giáo dục - Công an nhân dân.
* " Hỏi đáp về giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy"
Chủ biên: Phan Huy Thụ
Biên soạn: PGS- TS Cao Đức Tiến
PGS Nguyễn Hữu Dũng. Do Ban chỉ đạo phòng chống Aids - Ma túy Bộ Giáo dục Đào tạo xuất bản.
* " Những điều tuổi trẻ cần biết về ma túy"


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

7
Tác giả: PTS Nguyễn Hồng Minh
PTS Lại Thế Sử.
Trung tâm giáo dục dân số, sức khỏe, môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
Tuy nhiên, trong thực tế, những công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến tệ nạn ma
túy trong trƣờng học và vấn đề nhận thức thái độ của tuổi trẻ, nhất là tầng lớp sinh viên học
sinh, về tệ nạn nghiện hút ma túy còn rất ít. Chúng ta có thể đề cập đến những công trình sau:
* Đề tài 09-07/02- 97 -2.
+ Cơ quan chủ trì và thực hiện: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Chủ nhiệm đề tài: Phan Xuân Cảnh - Bí thƣ Thành đoàn Hà Nội.
+ Khách thể nghiên cứu: sinh viên 6 trƣờng Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn Hà Nội
(Đại học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Giao thông, Cao đẳng Sƣ
phạm nhạc họa TW, Đại học Xây dựng.)
+ Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu tình hình lạm dụng ma túy trong học sinh,
sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đề xuất những biện pháp
nâng cao nhận thức, thái độ để ngăn chặn, phòng ngừa lạm dụng ma túy trong trƣờng học.
* Đề tài tốt nghiệp của Trương Thị Hoa: " Bước đầu tìm hiểu thực trạng nhận thức
của sinh viên về tệ nạn ma túy" (1997).
Đề tài này nghiên cứu trên khách thể là sinh viên của hai trƣờng Đại học Sƣ phạm và

Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đề tài này đã phần nào xác định đƣợc tình hình nghiện ma túy hiện nay ở hai trƣờng
đại học đƣợc khảo sát và nhận thức của sinh viên hai trƣờng về tệ nạn đó.
* Đề tài tốt nghiệp của Dương Thị Kim Oanh: "Tìm hiểu về thực trạng nhận thức về
ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện hút ma túy của học sinh trung học phổ thông
Hà Nội" (1998).
Khách thể nghiên cứu cụ thể là học sinh của hai trƣờng THPT Nguyễn Trãi và THPT
Minh Khai (Hà Nội).


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

8
Đề tài đã xác định đƣợc thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề nghiên cứu và
tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tệ nghiện hút ma túy.
* Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Minh Hải: " Nhận thức của sinh viên về tệ nạn
nghiện hút ma túy trong trường học" (1998).
Tác giả đã tiến hành điều tra sinh viên của ba trƣờng: Đại học Giao thông. Đại học
Luật, Đại học Nông nghiệp l(Hà Nội).
Đề tài đã xác định đƣợc thực trạng nhận thức của sinh viên ba trƣờng và đƣa ra một
số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề nghiên cứu.
* Luận văn tốt nghiệp của Phạm Phước Mạnh: " tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của ma
túy và thái độ của các em học sinh đối với các phong trào phòng chống ma túy ở một số
trường PTTH nội thành thành phố Hồ Chí Minh" (1998).
Khách thể nghiên cứu: học sinh ba trƣờng PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, PTTH Bùi
Thị Xuân, PTTH Nguyễn An Ninh (TP.HỒ Chí Minh).
Đề tài đã phần nào xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của ma túy, các phong trào
phòng chống ma túy đối với học sinh. Đề tài cũng đƣa ra một số nguyên nhân đƣa ma túy vào
nhà trƣờng và xác định đƣợc một phần thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh về ma
túy.

Nhìn chung những công trình nghiên cứu về nhận thức và thái độ của giới trẻ đối với
ma túy còn chƣa nhiều. Nó chỉ là những viên gạch và chúng tôi cũng mong muốn góp thêm
một viên gạch vào công trình xây dựng nền tảng cho việc phòng chống ma túy trong học
đƣờng.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

9

CHƢƠNG II: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A. Lý luận về nhận thức và thái độ nói chung :
I/ Khái niệm về hoạt động nhận thức .
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con ngƣời: nhận thức, tình
cảm và hành động.
Hoạt động nhận thức của con ngƣời là một quá trình tâm lý có khởi đầu, diễn biến và
kết thúc. Với tƣ cách là một quá trình tâm lý, nhận thức cũng có mối quan hệ với các hiện
tƣợng tâm lý khác nhƣ trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý.
Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con ngƣời. Nhờ nhận thức,
con ngƣời mới có xúc cảm, tình cảm, mới có ý chí và mới có hành động. Nhận thức là tiền đề
cho các hoạt động khác.
Đặc trƣng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan.
Hoạt động nhận thức không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà con phản ánh cả cái bên trong;
không chỉ phản ánh hiện thực chung quanh ta mà còn phản ánh cả hiện thực của bán thân ta;
không chỉ phản ánh hiện tại mà còn phản ánh cả cái đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách
quan.
Nhận thức là một hoạt động tâm lý rất phức tạp, đa dạng và có nhiều mức độ phức tạp
khác nhau. Ta có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Mỗi giai đoạn đó gồm những quá trình nhận thức ở những mức độ khác
nhau.

* Nhận thức cảm tính bao gồm quá trình cảm giác và quá trình trị giác.
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ nhận thức của con ngƣời.
Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể
của sự vật, hiện tƣợng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con ngƣời. Do đó, nhận
thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với
môi


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

10
trƣờng, định hƣớng và điều chỉnh hoạt động của con ngƣời trong môi trƣờng và là điều kiện
để có những quá trình tâm lý ở giai đoạn sau.
* Nhận thức lý tính bao gồm quá trình tƣ duy và quá trình tƣởng tƣợng.
Nhận thức lý tính là quá trình cao hơn nhận thức cảm tính. Đặc điểm nổi bật nhất của
nhận thức lý tính là phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ bản chất của sự
vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan mà con ngƣời chƣa biết. Do dó, nhận thức lý tính
có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất và những mối liên hệ có tính qui luật của sự
vật hiện tƣợng, tạo điều kiện để con ngƣời làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình.
II/ Các mức độ của sự nhận thức :
Hoạt động nhận thức cung cấp cho con ngƣời một vốn hiểu biết cần thiết về sự vật,
hiện tƣợng, mà ta gọi là tri thức. Việc lĩnh hội tri thức đƣợc chia ra làm bốn mức độ.
1- Mức độ đầu tiên chính là sự tiếp thu những kiến thức mang tính hình thức bề ngoài,
qua loa, sơ sài, biểu hiện ở sự học thuộc lòng những định nghĩa theo kiểu ghi nhớ máy móc
nhƣng không hiểu nội dung bản chất. Vì thế sự hiểu biết ở mức độ này mang nặng tính chất
cảm tính, gắn với những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tƣợng.
2- Mức độ thứ hai là có thể nắm đƣợc một số thuộc tính bản chất của khái niệm nhƣng
vẫn còn lẫn lộn với những thuộc tính không bản chất của nổ. Ở mức độ này, tri thức đƣợc
hình thành trên cơ sở kết hợp những thuộc tính bản chất và những thuộc tính không bản chất.
3- Mức độ thứ ba là có thể nắm đúng và đầy đủ các thuộc tính bản chất của khái niệm

nhƣng chƣa vận dụng vào những tình huống phức tạp mà chỉ là những dạng mẫu.
4- Mức độ cuối cùng là chất lƣợng lĩnh hội tri thức cao nhất. Ở mức độ này, do nắm
vững bản chất của khái niệm và nội dung của tri thức nên có thể vận dụng vào việc giải quyết
tất cả mọi tình huống. Ở đây, sự vận dụng các khái niệm và tri thức mang rõ tính chất linh
hoạt, sáng tạo của tƣ duy, nhờ vậy giải quyết đƣợc những tình huống tƣơng đối khó.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

11
Từ cơ sở trên ta, có thể chia nhận thức của con ngƣời thành ba mức độ là biết, hiểu và
vận dụng.
1. Biết: là mức độ nhận thức thấp nhất, nó chỉ nắm đƣợc dấu hiệu bề ngoài của khái
niệm, chƣa có khả năng vận dụng để giải quyết các tình huống. "Biết" đƣợc biểu hiện ở các
dấu hiệu sau: nhận ra vấn đề, nhận biết hình thức các khái niệm, biết một số khái niệm cụ thể.
2. Hiểu: là nắm đƣợc một số những thuộc tính bản chất nhƣng đôi khi còn lẫn lộn. Ở
mức độ cao, "hiểu" là nắm đƣợc đầy đủ các thuộc tính bản chất của khái niệm nhƣng chƣa
vận dụng vào giải quyết các tình huống phức tạp.
3. Vận dụng: là mức độ nhận thức cao nhất do nắm đƣợc các bản chất, thuộc tính bên
trong của khái niệm nên có thể giải quyết đƣợc các tình huống phức tạp.
III/ Đặc điểm nhận thức của tuổi thanh niên .
Trong tâm lý học lứa tuổi, ngƣời ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển
bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên thƣờng đƣợc
chia thành hai thời kỳ:
- Giai đoạn đầu tuổi thanh niên (từ 14,15 tuổi đến 17,18 tuổi)
- Giai đoạn hai của tuổi thanh niên (từ 17,18 tuổi đến 25 tuổi)
Khách thể nghiên cứu của đề tài nghiên cứu đang ở giai đoạn hai của tuổi thanh niên.
Lứa tuổi này có những đặc điểm về mặt nhận thức nhƣ sau:
Đặc điểm cơ bản của tuổi thanh niên về mặt thể chất là cơ thể của các em đã qua thời
kỳ phát triển nhiều biến động, căng thẳng, mất cân đối và bƣớc vào thời kỳ phát triển bình

thƣờng, cân đối hài hòa, đạt đến mức phát triển của ngƣời trƣởng thành.
Đặc biệt, hoạt động của tuổi thanh niên trong nhà trƣờng phức tạp hơn. Nội dung học
tập rất phong phú, tính trừu tƣợng và hệ thống cao hơn ở bậc học phổ thông. Những nội dung
học tập này không chỉ trang bị tri thức khoa học hoàn chỉnh, sâu sắc mà còn có tác dụng hình
thành thế giới quan, nhân sinh quan cho các em. Nhiệm vụ học tập nặng nề, căng thẳng hơn,
phƣơng pháp giảng dạy, hình thức giảng dạy của giáo viên khác ở trƣờng phổ thông trung
học, do vậy đòi hỏi các em phải tích cực vận dụng tri thức và sáng tạo nhiều hơn. Ngoài ra,
các hoạt động ngoại khóa ở nhà trƣờng


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

12
cũng rất rộng, mang tính xã hội, chính trị nhiều hơn, có tác dụng rất lớn đến sự phát triển
nhân cách của các em. Hoạt động giao tiếp xã hội của các em đƣợc mở rộng, mang tính xã
hội cao. Xã hội giao cho các em những trọng trách lớn, quyền công dân, quyền tham gia mọi
hoạt động một cách bình đẳng nhƣ mọi ngƣời, các em có khả năng và uy tín tham gia nhiều
công tác xã hội và đƣợc xã hội thừa nhận và đánh giá cao.
Do những đặc điểm về thể chất, ảnh hƣởng của hoạt ddộng và hoạt động học tập mà
hoạt động tâm lý nói chung và nhận thức của sinh viên nói riêng có những thay đổi quan
trọng.
Ở tuổi thanh niên, tính chủ định đƣợc phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.
Tri giác có mục đích đạt tới mức cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện. Quá trình
quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tƣ
duy ngôn ngữ.
Ghi nhớ logic trừu tƣợng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt (các em biết sử dụng
tốt hơn các phƣơng pháp ghi nhớ tóm tắt ý chính, so sánh đối chiếu...)
Các em đã có khả năng tƣ duy lí luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, sáng tạo
trong những đối tƣợng đã đƣợc học hoặc chƣa học ở trƣờng. Tƣ duy chặt chẽ hơn, có căn cứ
và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển. Những đặc điểm đó tạo

điều kiện cho sinh viên thực hiện các thao tác tƣ duy phức tạp, nắm đƣợc các mối liên hệ
nhân quả trong tự nhiên và xã hội... Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh
niên. Sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất
của vũ trụ, những qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài ngƣời...
là chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan. Chỉ số thứ hai đƣợc thể hiện ở phạm vi nội
dung. Sinh viên quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan đến con ngƣời, vai trò của con
ngƣời, quan hệ giữa con ngƣời và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm.
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách. Đặc
điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự nhận thức của họ xuất phát từ yêu
cầu của cuộc sống và hoạt động, do địa


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

13
vị mới mẻ của họ. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về
cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về cái vị trí của mình trong xã hội, trong
tƣơng lai. Tuy nhiên nhận thức về ngƣời khác bao giờ cũng ít khó khăn hơn là nhận thức bản
thân. Tự đánh giá khách quan không phải là dễ dàng do vậy thanh niên thƣờng dễ có xu
hƣớng cƣờng điệu trong khi tự đánh giá.
Tóm lại hoạt động nhận thức của thanh niên phát triển ở mức độ cao và có ảnh hƣởng
quan trọng đối với sự hình thành tự ý thức và thế giới quan của các em.
IV/ Quan niệm về thuật ngữ thái độ :
Nói đến thuật ngữ "thái độ" là nói đến một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Có rất
nhiều quan niệm về thái độ và cho đến nay vẫn chƣa có một quan niệm nào đƣợc chính thức
gọi là "Cơ sỏ lý luận về thái độ", Ở đây, ngƣời nghiên cứu trích ra một số quan niệm tiêu biểu
và chọn lấy một quan niệm thích hợp nhất đối với vấn đề nghiên cứu.
Tâm lý học xã hội quan niệm "thái độ" là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân để phản
ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hƣớng rõ rệt hình

thành qui luật nhất quán phƣơng thức xử thế của mỗi cá nhân.
D.N. Uzanataze (Tbilixi) thì xem thái độ là một trạng thái toàn vẹn của chủ thể. Đó là
sự phản ứng cơ bản đầu tiên của chủ thể đối với sự tác động của tình huống đồng thời cũng là
để giải quyết tình huống.
Trong"Nhập môn tâm lý học xã hội Mac-xit" M.Hipso cho rằng: "Khuôn mẫu thái độ"
là mội hiện tƣợng tâm lý xã hội với tƣ cách là sự sẩn sàng nảy sinh phản ứng trong những
nhóm nhất định và trong tình huống cụ thể.
Thái độ là một khái niệm tạo lập đƣợc Lê-nin định nghĩa: "Thái độ là một bộ phận của
lĩnh vực tình cảm phản ánh quan hệ của cá nhân đối với hiện thực. Nó đƣợc quyết định bởi
thế giới quan của cá nhân cho nên cũng phản ánh tồn tại xã hội, chịu ảnh hƣởng của ý thức
giai cấp, của tâm lý xã hội, của dƣ luận và tập đoàn xã hội. Nó thƣờng không phải là những
đáp


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

14
ứng đƣợc biểu lộ một cách rõ ràng hay trực tiếp mà những ý nghĩa đang chuyển hóa thành
hành động".
Tóm lại, thái độ con ngƣời theo diện rộng là toàn bộ hệ thống các mối quan hệ có tính
chất phân biệt lựa chọn, có ý thức của nhân cách đối với các mặt khác nhau của hiện thực
khách quan. Hệ thống này là kết quả của toàn bộ lịch sử phát triển con ngƣời. Nó thể hiện
kinh nghiệm cá nhân và mặt bên trong qui định thành hành vi, tâm trạng của con ngƣời.
Theo nghĩa trên, đề tài này đƣợc thực hiện nhằm đo lƣờng thái độ của sinh viên đối
với vấn đề nghiện hút ma túy trong trƣờng học, thái độ của sinh viên đối với ma túy, với
ngƣời tàng trữ, mua bán ma túy, đối với ngƣời nghiện và đối với các phong trào phòng chống
ma túy. Thái độ phản ánh sự đáp ứng của sinh viên đối với vấn đề ma túy có tích cực hay
không?
V/ Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ :
Nhận thức và thái độ đều phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của xã hội và

mang tính chủ thể sâu sắc. Tuy nhiên giữa nhận thức và thái độ vẫn có những đặc điểm riêng.
Trong khi nhận thức phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới thì
thái độ thể hiện mối quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng với nhu cầu, động cơ của con ngƣời.
Con ngƣời thƣờng có thái độ tích cực khi có những đối tƣợng nào đó làm thỏa mãn nhu cầu,
hoặc ngƣợc lại, con ngƣời có thái độ tiêu cực khi có những đối tƣợng gây trở ngại cho sự thỏa
mãn nhu cầu.
Nhận thức và thái độ hình thành hai tâm lý cơ bản tạo nên cấu trúc của hiện tƣợng, ý
thức, do vậy nhận thức và thái độ có mối quan hệ rất gắn bó với nhau.
Thái độ là những rung cảm, những cảm nghĩ dẫn đến những hành động, hành vi tƣơng
ứng với những đối tƣợng đƣợc nhận thức. Trƣớc khi con ngƣời có hành vi đáp lại một tác
nhân kích thích nào đó, ngƣời đó phải nhận thức, và phân tích sâu sắc nhằm nhận thức đƣợc ý
nghĩa, bản chất của kích thích, trên cơ sở đó mà có một phản ứng, một thái độ đáp lại một
cách thích hợp. Vì vậy ta có thể nói muốn hình thành thái độ, con ngƣời phải có nhận thức
đúng.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

15
Thái độ thể hiện mối quan hệ trong nhu cầu, nguyện vọng đối với đối tƣợng. Nếu con
ngƣời có thái độ tích cực đối với đối tƣợng, nhận thức, nghĩa là họ quan tâm, mong nuốn
nhận thức đối tƣợng một cách sâu sắc thì quá trình nhận thức sẽ diễn ra thuận lợi hơn và hiệu
quả hơn. Vì thế ta có thể nhận xét rằng thái độ tích cực của cá nhân đối với một đối tƣợng
nào đó có tác dụng thúc đẩy quá trình nhận thức của con ngƣời đối với đối tƣợng đó.
Nhận thức và thái độ tác động lẫn nhau, anh hƣởng lẫn nhau, tạo nên ý thức trọn vẹn
ở mỗi ngƣời. Tuy nhiên, mỗi thành tố trên đều tƣơng đối độc lập với nhau. Vì thế, trong ý
thức từng ngƣời, khi xảy ra mâu thuẫn giữa nhận thức và thái độ, gây nên sự không nhất quán
trong ý thức. Chẳng hạn, về nhận thức ta hiểu đúng ý nghĩa và sâu sắc về đối tƣợng, nhƣng về
thái độ thì ta lại không có thái độ đúng đắn. Hoặc ngƣợc lại, đôi khi một cá nhân ngẫu nhiên
có thái độ đúng đối với một hiện tƣợng nào đó nhƣng lại bị hạn chế về mặt nhận thức.

Nhận thức và thái độ có vai trò quan trọng trong quá trình tự ý thức và hình thành tự ý
thức. Trên sơ sở nhận thức đƣợc bản thân, con ngƣời có những thái độ trân trọng đối với
những giá trị nhân cách và đồng thời có thái độ tự phê phán, tự xóa bỏ những nhƣợc điểm về
nhân cách của mình. Chính lúc này quá trình tự nhận thức phát triển thành tự ý thức.
Tóm lại, nói đến ý thức là nói đến nhận thức và thái độ của con ngƣời. Vì vậy, sự rối
loạn nghiêm trọng của bất kỳ một quá trình nhận thức nào hoặc rối loạn về mặt tình cảm, thái
độ tất yếu sẽ dẫn đến sự rối loạn ý thức.

B. Một số vấn đề lý luận về ma túy :
I/ Những khái niệm cơ bản về ma túy :
1) Ma túy là gì?
Trong tiếng Việt, từ "ma túy" mới xuất hiện cách đây mấy chục năm bằng việc phiên
âm tƣơng đƣơng của tiếng Hán (đƣợc dịch nghĩa từ tiếng Anh "narcotic drug"). Hiện nay từ
"ma túy" dùng để chỉ chất gây nghiện nói chung.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

16
Tuy nhiên, một định nghĩa bao quát nhất "thế nào là ma túy?", cho đến nay vẫn còn
đƣợc nhiều ngƣời bàn cãi.
Tổ chức Y tế thế giới đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: "Ma túy là chất khi đƣa vào cơ
thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể".
Năm 1982 tổ chức Y tế thế giới đã phát triển định nghĩa trên nhƣ sau: "Ma túy, theo
nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả
những cái đƣợc đòi hỏi để duy trrì một sức khỏe bình thƣờng, việc sử dụng những cái đó sẽ
làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật".
Hiểu một cách đơn giản nhất: ma túy là một thực thể hóa học, một hợp chất tự nhiên
hoặc hỗn hợp khi đƣa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng sinh lý và tâm lý của con ngƣời.
Nhƣ vậy, ma túy bao gồm những chất bị cấm tuyệt đối nhƣ thuốc phiện, heroin, cocain...

những chất chỉ sử dụng theo liều lƣợng chỉ dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh nhƣ moocphin,
xedusen và cả một số chất chƣa bị cấm nhƣ rƣợu và thuốc lá...
2) Phân loại ma túy:
Các chất ma túy đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo những tiêu chuẩn
nhất định. Nhƣng nhìn chung ma túy đƣợc phân thành hai loại: ma túy có nguồn gốc tự nhiên
và ma túy có nguồn gốc nhân tạo căn cứ vào nguyên liệu sản xuất ra nó.
2.1 Những ma túy có nguồn gốc tự nhiên:
Là những chất thu đƣợc bằng cách hái tự nhiên hoặc nuôi trồng, các sản phẩm tách
chiết, tinh chế từ các sản phẩm tự nhiên đó. Ma túy tự nhiên bao gồm:
2.1.1 Thuốc phiện:
Còn gọi là cây anh túc hay cây thầu, có tên khoa học là PAPAVER SOMNIFERUM.
Từ quả xanh của cây thuốc phiện ngƣời ta trích lấy nhựa. Nhựa thuốc phiện có mau nâu đen,
mùi ngái, vị đắng và đặc quánh. Trong y học, nhựa thuốc phiện đƣợc dùng làm thuốc giảm
đau, chữa ho, trị ỉa chảy. Còn ngƣời nghiện thì dùng nhựa thuốc phiện để hút.


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

17
Từ thuốc phiện, ngƣời ta chiết xuất ra moocphin dạng tinh thể, từ moocphin tinh chế
ra heroin dạng bột tráng và xốp. Đây là loại ma túy chủ lực, mạnh nhất, gây cho ngƣời sử
dụng nó sự lệ thuộc cả về thể xác lẫn tinh thần.
2.7.2 Cây cần sa:
Là một loại thực vật có tên La tinh là CANNABISATIVA, bao gồm lá, hoa, và
quả(tiếng lóng gọi là bồ đà).
Cần sa là một loại thuốc gây nghiện trầm trọng, có tác dụng kích thích và gây ảo giác.
Dùng ở liều thấp với mục đích giải trí, cần sa làm biến đổi nhận thức, gây hƣng phấn và thƣ
giãn, suy nghĩ rời rạc, trí nhớ giảm. Với liều cao sẽ gây nên những biến đổi rõ hơn trong suy
nghĩ và sinh ra những ảo giác.
2.1.3 Cây coca:

Có tên khoa học là CRYTHROXYLUM, mục thành bụi. Xanh quanh năm, cao lừ 2 3 mét. Từ cây coca, ngƣời ta chiết xuất ra cocain, là một chất kích thích có tác dụng tạo ra
một trạng thái sôi nổi, phấn chấn đầy nghị lực kèm theo cảm giác "tôi có thể chinh phục thế
giới" do khả năng làm thay đổi trạng thái cảm nhận của con ngƣời của thuốc gây ra. Dùng lâu
dài cocain gây ra rối loạn các chức năng của hệ thống thần kinh, hệ thống tiêu hóa, tim mạch,
hô hấp và gây nghiện. Dùng liều cao cocain có thể gây tử vong do liệt hô hấp.
2.1.4 LSD (Lisuglauer dicthylamed):
Đƣợc chiết xuất từ chất mới của lúa mì, có tác dụng gây ảo giác, tạo ra trạng thái sảng
khoái, làm tăng khả năng nhận biết cảm giác và làm méo mó cảm giác về thời gian. Ở một số
ngƣời dùng chất này có hiện tƣợng có những cảm giác sâu nhƣ một giác mơ, đầy huyền bí,
khó mô tả.
2.1.5 Mê ca lin:
Là hợp chất tự nhiên lấy lừ một loại cây xƣơng rồng.
2.2 Những ma túy có nguồn gốc nhân tạo:
Bao gồm các chất ma túy đƣợc điều chế từ các sản phẩm ma túy tự nhiên bằng cách
cho tác dụng với một hoạt chất để tìm đƣợc chất tƣơng tự có tác dụng mạnh hơn chất ma túy
ban đầu. Đó còn là những chất đƣợc điều


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

18
chế bằng phƣơng pháp tổng hợp hóa học hoàn toàn từ các hóa chất. Ma túy nhân tạo bao
gồm:
2.2.7 Moocphin:
Là hoạt chất alcaloid chính của thuốc phiện, cũng là một chất ma túy mạnh. Trong y
học đây là một loại thuốc giảm đau hiệu nghiệm. Moocphin đồng thời cũng là một chất gây
nghiện. Moocphin đƣợc dùng bằng cách tiêm chích, uống. Sau khi đƣa vào cơ thể, thuốc gây
nên những trạng thái sinh lý nhƣ thƣ giãn hệ thần kinh, làm cho con ngƣời có cảm giác thoải
mái, dễ chịu, phấn chấn, không có cảm giác đói, dễ tiếp xúc làm quen trong mọi hoàn cảnh,
tự tin và đam mê tình dục.

2.2.2 Heroin:
Là sản phẩm bán tổng hợp từ moocphin, có tác dụng giảm đau mạnh hơn moocphin
nhƣng độc hơn, nguy hiểm hơn. Heroin có khả năng gây nghiện rất nhanh, chỉ sau một lần
dùng là có thể bị nghiện ngay. Ngƣời nghiện bị suy sụp rất nhanh cả về thể xác lẫn tinh thần.
Heroin đƣợc dùng bằng cách nuốt, tiêm, hút hoặc hít.
2.2.3 Các chất kích thích:
Là những chất ma túy có chiều hƣớng tăng cƣờng sự hoạt hóa hệ thần kinh trung
ƣơng. Các chất kích thích bao gồm những thứ êm dịu đã đƣợc sử dụng một cách rộng rãi nhƣ
cafein và nicotin đến những thứ mạnh hơn đƣợc qui định một cách thận trọng nhƣ cocain và
amphetamin (đƣợc tổng hợp trong các phòng thí nghiệm). Các chất kích thích này tạo ra một
trạng thái sảng khoái khác rất nhiều so với trạng thái do thuốc ngủ, thuốc an thần hay thuốc
làm dịu đau gây ra.
2.2.4 Các thuốc an thần:
Các chất này có tác dụng làm giảm nỗi lo âu, giảm căn thẳng, an thần nhẹ. Chúng có
thể có tác dụng phụ nhƣ trạng thái buồn ngủ, phát ban, buồn nôn và các bất thƣờng về máu.
Dùng liều cao sẽ làm giảm chức năng hô hấp, bất tỉnh hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Sự
lệ thuộc thuốc sẽ xảy ta nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài.
Ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác cũng có khả năng gây nghiện nhƣ các thuốc ngủ
(barabiturat, codein, demerol, methaxel...), các chất ức chế thần kinh (suobasbital,
seduxen...).


Luận án thạc sĩ khoa học tâm lý

19
2.2.5. Rƣợu:
Bao gồm nhiều loại đồ uống khác nhau có chứa ethylalcohol nhƣ bia, rƣợi vang và
rƣợu cất. Khi con ngƣời uống nhiều rƣợu thì hiệu ứng trung tâm sẽ là trạng thái sảng khoái,
thƣ giãn, làm nâng cao tạm thời lòng tự trọng bởi vì mọi vấn đề có vẻ nhƣ đều tiêu biến mất
và các ức chế cũng đƣợc giảm đi. Rƣợu là chất ma túy đƣợc dùng để giải trí rộng rãi nhất

trong xã hội chúng ta. Vì rƣợu đƣợc hợp pháp hóa nên nhiều ngƣời sử dụng nó một cách tùy
tiệu mà không hề nghĩ rằng nó là một chất ma túy.
3) Nghiện ma túy là gì?
Hiện tƣợng nghiện là hiện tƣợng ham mê đến mức thành thói quen rất khó chữa.
Nghiện ma túy thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Về nghĩa rộng, ngƣời ta gọi
nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận Mong xã hội gồm những ngƣời có thói quen dùng
các chất ma túy. Những ngƣời đó thƣờng tìm những thủ đoạn, hành vi để có đƣợc các chất
ma túy và sử dụng chúng, bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật, sự lên án đả kích và bài trừ
trong dƣ luận xã hội, gây tác hại cho cuộc sống cộng đồng và trở thành thảm họa của nhân
loại. về nghĩa hẹp, nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con ngƣời cụ thể đối với các chất ma túy.
Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ƣơng, tạo nên những phản xạ có điều kiện
không thể quên hoặc từ bỏ đƣợc, gây nên tâm trạng thèm muốn vô đô, khát khao khôn cùng
và cuối cùng là hành động một cách mù quáng mất hết lý trí gây nên những tổn thất cho
chính cá nhân và cộng đồng. Ngƣời nghiện ma túy còn gọi là con nghiện. Nghiện ma túy là
trạng thái nhiễm độc chu kỳ hoặc mãn tính do sử dụng lặp lại một chất độc có trong tự nhiên
hay tổng hợp mà có. Nét nổi bật của sự nhiễm độc đó là:
- Có nhu cầu tăng dần liều dùng.
- Ngƣời dùng luôn bị lệ thuộc về tâm sinh lý vào tác động của chất dó, không cƣỡng
lại đƣợc.
- Khi thiếu thuốc dùng sẽ kèm theo những triệu chứng cai nghiện nhƣ uể oải, hạ huyết
áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì để có thuốc dùng.
4) Cơ chế tác động và gây nghiện của ma túy:


×