Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Động cơ chọn học ngành việt nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.09 KB, 121 trang )

THƯ
VIỆN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ ANH THƯ

ĐỘNG CƠ CHỌN HỌC NGÀNH
VIỆT NAM HỌC CỦA SINH VIÊN
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: ………………………...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG TÂM SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


Tri Ân
Kính tặng Ba, Mẹ với lịng biết ơn sâu sắc
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN:
□ PGS.TS Hồng Tâm Sơn
Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gịn đã ln nhiệt tình, tận
tâm hướng dẫn em hịan thành đề tài này.
□ Các Thầy, Cơ trong Khoa Tâm lý Giáo dục trườngg Đại học Sư phạm TPHCM, những người đã
tận tâm giảng dạy, truyền thụ những tri thức Tâm lý học – Giáo dục học cho học viên trong suốt 3


năm qua.
□ Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô và các bạn sinh viên trường Đại học Sư Phạm TPHCM, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.


NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA PGS.TS. HOÀNG TÂM SƠN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiệu quả tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập không những bị ảnh hưởng bởi
những điều kiện bên ngoài, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan như: nhu cầu, động cơ, thái độ,
hứng thú, lý tưởng… của người học. Nếu khơng có động cơ học tập, người học sẽ thiếu đi sự khởi
động, hướng dẫn, thúc đẩy, điều khiển và điều chỉnh hành vi, cũng như duy trì các hành động học
tập và hoạt động học tập sẽ trở nên kém hiệu quả.
Qúa trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức, địi hỏi
phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước, về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới
trong bối cảnh khu vực hố và tồn cầu hố đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nghiên cứu và đào
tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết, một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt
Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt
Nam. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo Việt Nam học ở bậc đại học
và sau đại học đang được thực hiện ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu.
Ở nước ta, ngành khoa học Việt Nam học xuất hiện chậm hơn sơ với khá nhiều nước trên thế
giới. Trong khi từ năm 1990, những người nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản đã thành lập Hội Việt
Nam học, đến nay Hội Việt Nam học đã được tổ chức ở nhiều nước như ở Hàn Quốc, ở Bắc Mỹ,
hay mơ hình EuroViet ở Châu Âu… thì ở nước ta Việt Nam học chỉ thực sự được nhiều người quan

tâm từ sau Hội thảo quốc tế I về Việt Nam học, diễn ra vào năm 1998 tại Hà Nội.
Về mục đích đào tạo, Việt Nam học hướng tới người nước ngồi có nhu cầu tiếp cận để tạo
cơ hội làm ăn. Với đối tượng trong nước, Việt Nam học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức
xã hội về Việt Nam. Đó là những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hoá, những vấn đề xã
hội, dân tộc, những vấn đề đổi mới kinh tế, về ngôn ngữ… Vì thế, đào tạo ngành Việt Nam học
khơng chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà cịn góp phần đào tạo
một số lượng đáng kể các chuyên gia Việt Nam học của nhiều quốc gia trên thế giới phục vụ chiến
lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên người nước ngồi theo học ngành
Việt Nam học tại Việt Nam cho thấy sự quan tâm của họ đối với Việt Nam, và vị thế của Việt Nam
dần được khẳng định. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu động cơ chọn học ngành Việt Nam học của
sinh viên người nước ngoài tại TPHCM là việc làm cần thiết.
Trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm: động cơ học tập của sinh viên là một yếu tố tâm
lý quy định sự lựa chọn, định hướng và duy trì hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh những tri thức
khoa học, kinh nghiệm lịch sử - xã hội, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, góp phần hình thành và hịan


thiện nhân cách người sinh viên. Động cơ vừa là mục đích, vừa là yếu tố thúc đẩy hoạt động học
tập.
2. Mục đích nghiên cứu
* Khảo sát động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM.
* Trên cơ sở khảo sát, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Việt
Nam học cho sinh viên người nước ngoài.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
* Sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TPHCM.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
* Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
* Đa số sinh viên người nước ngoài chọn học ngành Việt Nam học tại TPHCM xuất phát từ

động cơ tích cực.
* Động cơ học tập tốt ảnh hưởng một cách hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên người
nước ngoài.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài:
* Động cơ, động cơ học tập
* Đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên
* Ngành Việt Nam học
5.2. Nghiên cứu thực trạng
* Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài
* Mối liên hệ giữa động cơ và hiệu quả học tập
* So sánh động cơ học tập giữa sinh viên nam và nữ.
* So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các khối lớp.
* So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các nước khác nhau: Hàn Quốc, Nhật Bản và nhóm các
nước khác (gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ).
5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo Việt Nam học cho sinh viên
người nước ngoài
6. Phương pháp nghiên cứu


Trong đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
* Nhóm phương pháp lý luận:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tổng hợp tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm mục đích làm rõ những ý nghĩ, động cơ của sinh viên
người nước ngoài khi chọn ngành Việt Nam học.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Nhằm làm rõ thực trạng về các động cơ của
sinh viên người nước ngoài.
Dụng cụ nghiên cứu là bảng thăm dò ý kiến được tiến hành qua hai giai đoạn:
+ Giai đọan 1: Trên cơ sở lý luận và những đề tài có liên quan, người nghiên cứu tiến hành

sọan thảo bảng thăm dò mở gồm 7 câu hỏi:
Câu 1: Lí do bạn chọn học ngành Việt Nam học?
Câu 2: Động cơ học tập hiện nay của bạn là gì?
Câu 3: Bạn có kế hoạch học tập như thế nào?
Câu 4: Những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình học?
Câu 5: Bạn đang có nhu cầu học tập hàng đầu về vấn đề nào?
Câu 6: Mục đích học ngành Việt Nam học ở trường của bạn là gì?
Câu 7: Bạn thường đến lớp vì lí do gì?
Phiếu này được phát cho 60 sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn TPHCM trả lời. Sau khi thu về, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời
trong từng câu hỏi theo phương pháp phân tích nội dung.
+ Giai đọan 2: Từ kết qủa thăm dò mở, tiếp tục tham khảo các cơng trình nghiên cứu trước
và các vấn đề lý luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng thăm dị chính thức gồm
10 phần, có hướng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng câu (xin xem phần phụ lục).
Phần 1: Lí do chọn học ngành Việt Nam học.
Phần 2: Động cơ học tập hiện nay.
Phần 3: Kế hoạch học tập.
Phần 4: Khó khăn trong quá trình học tập.
Phần 5: Nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay.
Phần 6: Mục đích học tập.
Phần 7: Kết quả học tập học kì vừa qua
Phần 8: Lí do đến lớp.
Phần 9: Hứng thú học tập.


Phần 10: Hành vi học tập.
Việc phát và thu thập số liệu ở giai đoạn 2 được tiến hành như sau:
Người nghiên cứu chọn tòan bộ sinh viên ngành Việt Nam học người nước ngoài thuộc trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm khách thể nghiên cứu của đề tài, được chia cho cả nam và nữ
và cho cả 4 năm: I, II, III, IV.

Việc phát và thu việc được thực hiện thông qua thư ký và giảng viên của Bộ môn Việt Nam học.
Sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không đúng quy cách, mẫu nghiên cứu sử dụng trong đề tài là
104 sinh viên người nước ngoài thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.
- Phương pháp tóan thống kê: Xử lý thống kê theo chương trình SPSS For Wins 11.5. Tính
tần số, tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm Chi-square, tính hệ số
tương quan, xếp thứ hạng.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Giới hạn về không gian nghiên cứu: Do tại TPHCM, chỉ có trường Đại học Khoa Học Xã
Hội & Nhân Văn có đào

×