Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.67 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
***
LÊ VĂN CỬ

CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945­1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
                         Mã số:                62 22 03 13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI ­ 2015


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Đinh Quang Hải
                                                 2. TS Trần Văn Thức

Phản biện 1: PGS, TS Hồ Khang
Phản biện 2: PGS, TS Trần Đức Cường
Phản biện 3: PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà

Luận án sẽ  được bảo vệ  trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện 
tại…………………………………………………………………
Vào hồi ………giờ……ngày……….tháng……..năm…………..



Có thể tìm hiểu luận án tại:
­

­ Thư viện quốc gia Việt Nam 

­

­ Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­1954), công tác 
địch vận là một trong những lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò quan 
trọng và những đóng góp to lớn.
Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử lâu dài chống  
ngoại xâm của dân tộc, với quan điểm, lập trường cách mạng, khoa học,  
Đảng Cộng sản  Đông Dương*  xác định đường lối kháng chiến chống 
thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kỳ  và dựa vào sức mình là 
chính, trong đó, công tác địch vận được đặc biệt chú trọng. Để  địch vận  
có hiệu quả, phải dùng mọi hình thức, tận dụng mọi cơ hội tuyên truyền 
làm tan rã tinh thần binh lính đối phương, giúp họ  thấy rằng nhân dân 
Việt Nam và họ có chung một kẻ thù là thực dân Pháp, từ đó họ phản đối  
chiến tranh xâm lược,  ủng hộ  và bỏ  hàng ngũ địch chạy sang lực lượng  
kháng chiến. 
Theo chủ  trương của  Đảng,  công tác địch vận  được  các  cấp uỷ, 
chính quyền, các ngành, các đoàn thể  cùng đông đảo nhân dân trên khắp 
cả nước hưởng ứng, triển khai thực hiện, trở thành nhiệm vụ mang tầm  
chiến lược và có tính chất quần chúng rộng rãi. Bộ  máy địch vận được  

hình thành thống nhất từ Trung ương đến khu, liên khu, tỉnh, huyện và các 
đơn vị  bộ  đội chủ  lực. Nhiều hình thức, biện pháp địch vận được tiến 
hành như: vận động binh lính đấu tranh, bỏ hàng ngũ địch chạy sang theo  
lực lượng kháng chiến, tổ chức nhân mối trong quân đội Pháp, chống bắt 
lính, đòi chồng, đòi con; đối xử  nhân đạo với tù, hàng binh, tổ  chức hồi 
hương cho tù, hàng binh, thực hiện thả tù binh, v.v. Kết quả là, công tác 
địch vận đã góp phần làm binh lính đối phương bị phân hoá sâu sắc, âm  
mưu thâm độc "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi 
chiến tranh" của thực dân Pháp bị  thất bại một phần đáng kể, tinh thần  
chiến đấu của binh lính địch bị giảm sút, sức mạnh và uy tín cuộc kháng  
*

  Từ  tháng 10.1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 3.1951 lấy tên là  
Đảng Lao động Việt Nam, tháng 12.1976 trở lại tên Đảng Cộng sản Việt Nam.


chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao, nhiệm vụ tác chiến của 
bộ  đội thêm nhiều thuận lợi, tạo sức mạnh tổng hợp tiến lên đánh bại 
thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, có lúc có nơi, việc tiến hành công tác  
địch vận vẫn còn hạn chế, khuyết điểm, nhưng những hạn chế, khuyết  
điểm đó đã nhanh chóng được tổng kết rút kinh nghiệm và tổ  chức uốn 
nắn kịp thời, làm cho công tác này luôn đi đúng hướng và đạt nhiều thành  
tích, để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị.
Nghiên cứu quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp nhằm góp phần dựng lại cuộc đấu tranh anh  
dũng của Quân đội và Nhân dân Việt Nam trên một lĩnh vực hoạt động  
đặc biệt, qua đó làm rõ hơn tính chất toàn dân, toàn diện và góp phần lý 
giải về  một trong những nhân tố  tạo nên thắng lợi, rút ra những đặc  
điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm cho hiện nay. 
Mặc dù nhiều năm qua, vấn đề  công tác địch vận trong cuộc kháng  

chiến chống thực dân Pháp đã được một số  cơ  quan, nhà khoa học đề 
cập, nghiên cứu ở một số khía cạnh, song cho đến nay vẫn chưa có công  
trình chuyên khảo nào có nội dung đầy đủ, toàn diện và có hệ  thống về 
vấn đề này.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác địch vận trong cuộc  
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ, 
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án 
Tái hiện tương đối đầy đủ, toàn diện quá trình tiến hành công tác 
địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên cơ sở đó rút ra  
đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm có thể nghiên cứu vận dụng và 
phát huy trong công cuộc xây dựng, bảo vệ  và phát triển đất nước hiện  
nay. 
2.2. Nhiệm vụ của luận án
­ Làm rõ cơ  sở  tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến  
chống thực dân Pháp.


­ Trình bày bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ  đoạn xâm lược của thực  
dân Pháp; chủ trương của Đảng, Chính phủ và QĐND Việt Nam về công 
tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
­ Trình bày có hệ thống quá trình thực hiện, các bước phát triển, kết  
quả  và một số  hạn chế  của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến  
chống thực dân Pháp. 
­ Nêu  bật và phân tích làm rõ  đặc điểm, ý nghĩa và một số   kinh  
nghiệm được rút ra của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống 
thực dân Pháp, qua đó làm sáng rõ truyền thống nhân văn, tính chất nhân  
đạo cao cả của dân tộc Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác địch vận do VNDCCH 
tiến hành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 ­ 1954), cụ 
thể  là chủ  trương, biện pháp, hình thức tiến hành, tổ  chức bộ  máy, lực 
lượng tham gia, quá trình triển khai thực hiện, kết quả… của công tác  
địch vận.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Về  nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các nội 
dung chủ  yếu: Công tác tuyên truyền, vận động sĩ quan, binh lính trong 
quân đội Liên hiệp Pháp, đấu tranh chống tuyển mộ, bắt lính, đòi chồng, 
đòi con; công tác tù, hàng binh. 
­ Về  thời gian: Nghiên cứu công tác địch vận từ  tháng 9.1945 đến 
tháng  7.1954, tức là từ  khi Nam Bộ  mở  đầu kháng chiến đến khi Hiệp  
định Giơnevơ  được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống 
thực dân Pháp. Tuy nhiên, sau tháng 7.1954, công tác địch vận vẫn tiếp tục 
được tiến hành, do đó luận án có đề cập ở một mức độ nhất định để bảo  
đảm tính hệ thống, liên tục.
­ Về không gian: Quá trình tiến hành công tác địch vận trên cả nước.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu


­ Các văn kiện của Bộ  Chính trị, Trung  ương Đảng, Tổng Quân  ủy  
(Trung  ương Quân  ủy, Tổng Chính  ủy), các Liên khu uỷ, Khu uỷ  và các 
cấp uỷ địa phương từ năm 1945 đến năm 1954 về công tác địch vận.
­ Các tác phẩm của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo  
Đảng, Nhà nước và Quân đội viết về công tác địch vận trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp.
­ Các công trình lịch sử  kháng chiến, lịch sử  Đảng bộ, lịch sử  lực 
lượng vũ trang, lịch sử các tổ chức, đoàn thể, các địa phương, đơn vị trong  

kháng chiến chống thực dân Pháp. 
­ Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án, luận văn có nội 
dung liên quan đến đề tài.
­ Đặc biệt chú trọng nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ 
Quốc phòng, Cục Lưu trữ  Văn phòng Trung  ương Đảng, Trung tâm Lưu  
trữ quốc gia III. 
­ Hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí từng  
trực tiếp tham gia công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp.
­ Một số tư liệu nước ngoài về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam  
của thực dân Pháp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu 
Trên cơ  sở  lý luận của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí 
Minh và đường lối quân sự  của Đảng, luận án sử dụng hai phương pháp  
chủ  yếu là phương pháp lịch sử  và phương pháp lôgic, kết hợp với các 
phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp…  
để thu thập, xử lý và phân tích các nguồn tư  liệu văn bản, các công trình  
nghiên cứu. Ngoài ra, để thẩm định và làm phong phú thêm nguồn tư liệu,  
tác giả luận án còn tiếp xúc, phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử. 
5. Đóng góp của luận án 
­ Cung cấp những tư  liệu mới và hệ  thống hóa các tư  liệu, phục  
dựng lại toàn bộ  quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp.
­ Làm sáng rõ các chủ trương, quan điểm của ĐCSVN, Chính phủ và  


QĐNDVN về  công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân 
Pháp.
­ Phân tích, rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm của công 
tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp có thể  tham khảo,  
vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện 

nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở  đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ 
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề  tài luận 
án.
Chương 2: Công tác địch vận trong giai đoạn đầu kháng chiến (1945 ­  
1950).
Chương 3: Công tác địch vận trong giai đoạn tiến công và phản công,  
kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1951 ­ 1954).
Chương 4: Đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm.  
 
Chương 1
TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cùng với các 
hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế…, công tác địch vận  
được sử dụng là một mũi tiến công sắc bén vào hàng ngũ kẻ thù. Tùy vào 
từng thời kỳ, công tác này có những tên gọi khác nhau như:  tâm công, binh  
vận, địch vận, binh ­ địch vận và tuyên truyền đặc biệt.
Riêng trong kháng chiến chống Pháp,  Công tác địch vận là một bộ  
phận công tác vận động cách mạng của Đảng, một mũi tiến công của  
cách mạng, của nghệ  thuật quân sự  Việt Nam, một mặt của hoạt động  
công tác Đảng, công tác chính trị  của Quân đội nhân dân Việt Nam, có  
nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục, giác ngộ  và tổ  chức sĩ quan  


và binh sĩ quân đội Pháp  ủng hộ  chính nghĩa, đứng về  phía cách mạng,  
chống lại chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, làm cho quân đội  

Pháp tan rã về chính trị, tư tưởng, tinh thần và tổ  chức. Lực lượng tham  
gia công tác địch vận gồm cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang  
nhân dân Việt Nam và đông đảo quần chúng nhân dân.
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực  
dân Pháp có liên quan gián tiếp đề tài luận án
Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử cuộc kháng chiến chống thực  
dân Pháp ở Trung ương và của các địa phương
Có thể kể đến 2 bộ (bộ 2 tập và bộ 7 tập)  Lịch sử cuộc kháng chiến  
chống thực dân Pháp (1945­1954; Lịch sử  quân sự  Việt Nam, tập 10, do 
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nghiên cứu, biên soạn; Lịch sử Việt Nam, 
tập 10 và 11 do Viện Sử học biên soạn, v.v.. Ngoài ra còn có một số luận  
án nghiên cứu về chính sách quân sự, chính trị của Pháp ở Việt Nam, v.v.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu  ở  Trung  ương, còn có các công  
trình nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống Pháp của các khu, liên khu, 
các tỉnh trong nước, trong đó có đề  cập đến công tác địch vận, nhất là 
công tác tuyên truyền, phong trào chống bắt lính, kêu gọi chồng con bỏ 
ngũ trở  về  nhà trong các vùng tạm chiếm, v.v. Tuy nhiên, nội dung về 
công tác địch vận còn sơ lược, chỉ được đề  cập lẻ  tẻ, thiếu hệ  thống và 
toàn diện, chủ yếu là các ví dụ cụ thể, điển hình. 
Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử  của các đơn vị, các ngành,  
các đoàn thể 
Đây là các công trình lịch sử của các đơn vị, các ngành trong quân đội, 
lịch sử  đoàn thanh niên, hội phụ nữ, v.v.. Trong đó, công tác địch vận có  
được đề  cập trong một số  chiến dịch, một số trận đánh hay việc truyền  
truyền, vận động binh lính đối phương của thanh niên, phụ  nữ   ở  các địa  
phương. Tuy nhiên, công tác địch vận chỉ là một mặt hoạt động của công  
tác chính trị  trong quân đội, một nội dung trong các hoạt động phong phú 
của thanh niên, phụ nữ, nên chỉ được đề  cập sơ lược, chỉ là những ví dụ 



cụ thể, mang tính điển hình.
Nhóm các công trình nghiên cứu của người nước ngoài về  lịch sử  
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
Nhiều công trình nghiên cứu  ở  nước ngoài (chủ  yếu của các tác giả 
Pháp) cũng có nội dung liên quan đến đề  tài như  bối cảnh, tình hình và  
tâm lý quân đội Pháp, một số  chính sách của Pháp để  đối phó với cuộc 
kháng chiến của nhân dân Việt Nam, âm mưu xây dựng “Quân đội quốc 
gia”, dùng “người Việt  đánh người Việt” của thực dân Pháp. Mặc dù 
cung cấp nhiều tư  liệu có giá trị, nhưng các công trình này có nhiều chỗ 
thể  hiện những quan điểm, cách nhìn chưa thật khách quan, cần có sự 
phân tích, chọn lọc.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp công tác địch vận trong  
kháng chiến chống thực dân Pháp 
Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước
Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra và công 
tác địch vận đang được tiến hành, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý  
luận và tổng kết về công tác địch vận được xuất bản như   Công tác địch  
vận, Kinh nghiệm địch vận, Công tác địch vận của Đảng ta, v.v. Sau này, 
còn có nhiều công trình khác,  như  lịch  sử  của Cục Dân vận và tuyên 
truyền đặc biệt, v.v. Bên cạnh đó, có một số  cuốn hồi ký của những  
người từng trực tiếp tham gia công tác địch vận, quản lý tù hàng binh như 
Khép lại quá khứ đau thương, Hỏi cung tù binh Điện Biên Phủ, v.v..
Bên cạnh đó, còn có một số  bài viết trên các tạp chí chuyên ngành 
như Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xưa và  
Nay cũng đề cập trực tiếp đến công tác địch vận . 
Nhóm các công trình nghiên cứu của người nước ngoài
Công tác địch vận của Việt Nam DCCH trong kháng chiến chống 
Pháp cũng thu hút sự  quan tâm nghiên cứu của một số người nước ngoài 
với những khảo cứu chuyên sâu về  một khía cạnh nào đó. Nhiều nghiên 

cứu trong số  đó đã được công bố  rộng rãi trên các Tạp chí Lịch sử  quân  
sự, Tạp chí Xưa và Nay, v.v. Ngoài ra, còn có một số  hồi ký của những  


“người Việt Nam mới” như  Kostas Sarantidis ­ Nguy ễn Văn Lập, Enxtơ 
Phrây. 
1.2. Một số  nhận xét về  những công trình nghiên cứu liên quan  
đến đề tài luận án
Trong các công trình nói trên, công tác địch vận được phản ánh  ở 
những mức độ  và khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung cho đến nay  
chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ  thống và đầy đủ  về 
các vấn đề  như: những chủ  trương, quan điểm của ĐCSVN, Chính phủ 
và QĐNDVN về  công tác địch vận; bối cảnh tình hình trong từng giai 
đoạn của cuộc kháng chiến và tác động của nó tới công tác địch vận; quá  
trình tiến hành, những thành tựu, hạn chế  của công tác địch vận trong  
kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là những đặc điểm, ý nghĩa và  
kinh nghiệm lịch sử của công tác này. 
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết
­  Trình  bày một cách có  hệ   thống những  chủ  trương, quan  điểm, 
chính sách của ĐCSVN, Chính phủ và QĐND Việt Nam về công tác địch  
vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
­ Làm rõ bối cảnh tình hình trong từng giai đoạn của cuộc kháng  
chiến chống thực dân Pháp và sự tác động của nó tới công tác địch vận.
­ Trình  bày đầy đủ  quá trình  tiến hành công tác  địch vận,  làm rõ 
những thành tựu, nêu lên một số  hạn chế  trong nhận thức và trong quá 
trình tiến hành công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp.  
­ Rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm của công tác địch  
vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.  
Chương 2
CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU KHÁNG CHIẾN

(1945 ­ 1950)
2.1. Khái quát công tác địch vận trước cuộc kháng chiến chống 
thực dân Pháp 
Trong các cuộc chiến tranh giữ  nước, cùng với sử  dụng sức mạnh  


quân sự, dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã coi trọng và tiến hành công tác 
địch vận, thực hiện chính sách “tâm công” có hiệu quả. Từ  cuộc kháng  
chiến chống Tống lần thứ nhất (938), trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Tây  
Sơn, công tác địch vận đều được sử dụng. Đến Khởi nghĩa Lam Sơn, sách 
lược “tâm công” được Lê Lợi, Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn phát  
triển đến đỉnh cao, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. 
Cuối thế  kỷ  XIX đầu thế  kỷ  XX, trong phong trào đấu tranh chống  
thực dân Pháp, lãnh tụ  một số  cuộc khởi nghĩa cũng như  một số  nhà yêu 
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiếp tục chú ý đến công tác địch 
vận. Tiêu biểu có thể  kể  đến Phan Bội Châu hay Việt Nam Quốc dân 
Đảng.
Ngay từ  khi mới thành lập, ĐCSVN đã nhấn mạnh tầm quan trọng  
của công tác vận động binh lính trong đội quân xâm lược Pháp. Trong  
phong trào cách mạng 1930­1931 và 1936­1939, cùng với kêu gọi nhân dân  
cả nước vùng dậy chống đế quốc và tay sai, ĐCSĐD nhắc nhở phải hết  
sức chú ý đến việc vận động binh lính, vì vậy, nhiều cuộc đấu tranh đã 
diễn ra, một số cơ sở trung kiên trong hàng ngũ địch đã được gây dựng. 
Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 
1945, công tác địch vận đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, nhiều  
chỉ  huy binh lính, bảo an binh đã ngả  về  phía cách mạng; nhiều người  
ngoại quốc trong quân đội Pháp đã chạy sang theo Việt Minh. Sự  hoạt  
động mạnh mẽ  và những thành tích của công tác địch vận đã góp phần  
quan   trọng   giành   thắng   lợi   trong   Tổng   khởi   nghĩa,   để   lại   nhiều   kinh  
nghiệm quý báu, là cơ  sở  cho công tác địch vận trong cuộc kháng chiến 

chống thực dân Pháp.  
2.2. Bước đầu tiến hành công tác địch vận (1945 ­ 1947) 
Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ  và gian khổ 
chống thực dân Pháp xâm lược, công tác địch vận được Hội nghị  cán bộ 
Trung ương (7.1947) xác định: “Tác chiến quan trọng thế nào thì địch vận  
cũng cần như thế”.
Quay trở  lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp huy động một lực 


lượng lớn binh lính Âu­Phi gồm 24 quốc tịch khác nhau. Bên cạnh đó là  
lực lượng binh lính người Việt với số  lượng ngày càng tăng. Khi cuộc 
kháng chiến mới nổ ra, lực lượng Âu­Phi là chủ yếu, nên trọng tâm công  
tác địch vận lúc đầu tập trung vào đối tượng này với các hình thức như 
rải truyền đơn (chú trọng truyền đơn tiếng Pháp, tiếng Đức); gọi loa; kẻ, 
vẽ khẩu hiệu; phát hành báo chí. Nội dung tuyên truyền vạch rõ âm mưu  
xâm lược của thực dân Pháp, khẳng định cuộc kháng chiến chính nghĩa  
của dân tộc Việt Nam nhất định thắng lợi, kêu gọi binh lính địch phản 
chiến, đòi hồi hương, đào ngũ tập thể, v.v. 
Những ngày đầu kháng chiến, công tác địch vận chưa có cơ  quan  
chuyên trách lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất. Sau khi Phòng Địch vận thuộc  
Cục Chính trị­Bộ  Quốc phòng được thành lập, tháng 6.1947, Nha Thông 
tin và Cục Chính trị­Bộ  Quốc phòng thống nhất giao hẳn công tác địch 
vận cho quân đội phụ trách. Từ đây, hệ thống chỉ huy địch vận được hình 
thành trong toàn quân và cả  nước. Trong Chiến dịch Việt Bắc­Thu Đông  
1947, các khu 1, 12 và 10 chưa thành lập xong cơ  quan địch vận, khiến 
công tác này trong chiến dịch chưa hiệu quả.
Cùng với công tác tuyên truyền, vận động và kiện toàn cơ quan địch  
vận   các   cấp,  công   tác   tù,   hàng   binh  cũng   được   chú   trọng.   Việt   Nam 
DCCH thực hiện chính sách đối xử  nhân đạo, khoan hồng với tù, hàng 
binh. Điều đó được thể  hiện trong hàng loạt các văn kiện chỉ đạo kháng  

chiến của Đảng, Chính phủ và Quân đội. Việc đối xử tệ bạc, bạc đãi tù, 
hàng binh bị tuyệt đối nghiêm cấm. Bộ  Tổng chỉ  huy còn chỉ  thị  cho các 
đơn vị thực hiện việc thả tù binh. Điều đó đã gây được dư  luận tốt trong 
binh lính và nhân dân Pháp, giúp họ hiểu rõ hơn chính sách nhân đạo và sự 
nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Tuy đạt được những thành tích bước đầu nhưng công tác địch vận  
trong giai đoạn này vẫn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế  như: chưa  
tận dụng hết mọi khả năng tiến hành công tác của các lực lượng; một số 
nội dung, hình thức tuyên truyền chưa sát thực tế; công tác địch vận chưa  
được quan tâm đúng mức, bộ máy cơ quan địch vận chưa hình thành đầy 


đủ, có hệ thống thống nhất, v.v.
2.3. Công tác địch vận (1948 ­ 1950)
Thất   bại  trong   cuộc  tiến   công  lên  Việt   Bắc,   thực  dân  Pháp   phải  
chuyển sang “đánh kéo dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh 
người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, củng cố, bình định những  
vùng đã chiếm đóng, xúc tiến mạnh việc lập tề,  đẩy mạnh xây dựng  
chính quyền thân Pháp và phát triển nhanh đội quân người Việt. Đầu năm  
1948, tổng quân số  Pháp là 118.000 người, trong đó có 54.000 binh lính 
người   Việt   (chiếm   45%),   đến   cuối   năm   1948,   quân   số   tương   ứng   là 
160.000 người và 75.000 người (chiếm 47%). Trong khi  đó, Việt Nam  
DCCH ngày càng lớn mạnh về mọi mặt.
Căn cứ  vào thành phần đội quân xâm lược Pháp, phương châm địch  
vận được đề ra đối với binh sĩ Âu ­ Phi là: tiếp tục nêu cao khẩu hiệu “ưu  
đãi tù binh, hàng binh, thương binh, thả  tù  binh”. Với binh lính người 
Việt, ngày 5.11.1948, Cục Chính trị­Bộ  Quốc phòng ra Chỉ  thị  về  cuộc  
Tổng phá ngụy binh, xác định công tác tuyên truyền, vận động đối tượng 
này là một trong những nhiệm vụ  quan trọng bậc nhất trong giai  đoạn 
mới. Hình thức, biện pháp tuyên truyền là gọi loa, rải truyền đơn, phát  

hành các báo, trực tiếp gặp gỡ gây nhân mối, v.v.
Ngày 22.8.1949, Ban Thường vụ Trung  ương Đảng Cộng sản Đông  
Dương ra  Chỉ  thị  về  việc thống nhất công tác địch vận, nêu rõ vai trò, 
những khuyết điểm và kinh nghiệm của công tác địch vận trong thời gian  
qua   và   khẳng   định:   Đảng   phải   lãnh   đạo   công   tác   địch   vận.   Ngày 
13.6.1950, Hội nghị  thống nhất địch vận miền Bắc lần thứ  ba được tổ 
chức, chỉ rõ ba nguyên tắc cơ bản về tổ chức và cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo  
đối với công tác địch vận là: 1­ Tổ  chức địch vận phải đặt dưới quyền  
lãnh đạo của Đảng; 2­ Người chỉ huy quân sự  của Đảng ở  mỗi cấp phụ 
trách luôn công tác địch vận; hệ  thống chỉ  huy địch vận nằm trong hệ 
thống lãnh đạo, chỉ huy quân sự của Đảng, quân đội là tổ chức chính phát  
động và tiến hành công tác địch vận; 3­ Tổ chức địch vận quân đội hướng 
dẫn và giúp đỡ các cơ quan, đoàn thể tham gia công tác địch vận. 


Chủ trương thống nhất địch vận của Đảng đã kịp thời làm cho công  
tác địch vận được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, hoạt động ngày càng có 
hiệu quả, không chỉ  là  ở  các vùng địch hậu mà còn trong cả  các chiến  
dịch, tiêu biểu như Chiến dịch Biên Giới 1950. 
Cùng với vận động binh lính, ta còn vận động cả  nhân viên trong 
chính quyền địch, đặc biệt là vận động hội tề, với các phong trào phá tề, 
trừ  gian, tranh thu hội tề hoặc  ủng hộ kháng chiến hoặc có thái độ  trung  
lập, v.v.
Về công tác tù, hàng binh, tháng 5.1948, Chính phủ VNDCCH ra Sắc 
lệnh Quy chế  người  Âu; BTTL ra   Chỉ  thị  về  nguyên tắc dùng người  
ngoại quốc, với nội dung quy định từ  khâu đón tiếp, sử  dụng đào binh, 
hàng binh đến phân phối vũ khí của họ  mang theo khi ra hàng, mở  lớp  
huấn luyện, v.v.. Hàng binh Âu ­ Phi khi chạy sang hàng ngũ kháng chiến 
được lĩnh tiền thưởng, sau đó được đưa về  chiêu đãi sở, được tổ  chức  
sinh hoạt hàng ngày đều đặn, văn hóa văn nghệ, thể  dục thể  thao, được 

chăm sóc sức khỏe. Bộ  Quốc phòng còn thành lập các đội Commandos, 
đội Tell, đội Dina độc lập để quản lý và tổ  chức cho hàng binh, đào binh  
hoạt   động.   Một   số   hội   quần   chúng   Âu­Phi   được   thành   lập   để   tuyên  
truyền, vận động và tập hợp binh sĩ như “Hội những chiến sĩ ngoại quốc 
tự  do  ở  Việt Nam”, “Ủy ban hoạt động bắt tay huynh đệ  với Quân đội  
Việt Minh”, “Chi đội hồi hương”, “Binh sĩ Âu­Phi giải phóng đoàn”, v.v.  
Hệ thống các trại tù, hàng binh do Cục Địch vận quản lý cũng từng bước  
được hình thành. Trong các trại, vấn đề đãi ngộ, giáo dục, hồi hương tiếp 
tục được triển khai.
Trước những tác động của công tác địch vận, thực dân Pháp tìm mọi 
cách đối phó, tiến hành nhiều nội dung phản tuyên truyền, tiếp tục những 
luận điệu nói xấu, vu khống và xuyên tạc trắng trợn Việt Minh. Mặt 
khác, công tác địch vận vẫn còn một số  hạn chế, khuyết điểm. Điều đó  
đã gây không ít khó khăn, làm hạn chế  kết quả. Tuy nhiên, có thể  thấy 
công tác địch vận vẫn phát triển, bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, hình thức, nội 
dung, phương pháp tiến hành ngày càng phong phú, phù hợp, góp phần 


chống phá chiến lược  “đánh nhanh, thắng nhanh”  và chính sách  “dùng  
người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực 
dân Pháp. 
Chương 3
CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN CÔNG VÀ 
PHẢN CÔNG, KẾT THÚC THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN
 (1951 ­ 1954)
3.1. Công tác địch vận kết hợp với các hoạt động quân sự, phát  
triển thế tiến công chiến lược (1951 ­ giữa 1953)
Sau thất bại Biên Giới ­ Thu Đông 1950, thực dân Pháp buộc phải  
dựa vào viện trợ Mỹ để tiếp tục chiến tranh; thực hiện Kế hoạch Đờlát, 
tăng cường bắt thanh niên người Việt vào lính nhằm giành lại thế  chủ 

động trên chiến trường. Vì vậy, bên cạnh đội quân viễn chinh Âu ­ Phi, 
binh lính người Việt tăng lên nhanh chóng (cuối năm 1951 có 210.000 
người, chiếm 62% tổng quân số Pháp).
Trong khi đó, Việt Nam DCCH ngày càng lớn mạnh về  mọi mặt,  
được   nhiều   nước   XHCN   công   nhận   và   giúp   đỡ.   Từ   ngày   11   đến 
19.2.1951, Đại hội lần thứ  II ĐCS Đông Dương được triệu tập, nhằm  
đẩy  mạnh  hơn   nữa  cuộc  kháng  chiến  chống  Pháp.  Trên  đà  phát  triển  
mạnh mẽ của cuộc kháng chiến, công tác địch vận tiếp tục phát triển và 
giành nhiều thành tích. Trước sự  gia tăng nhanh chóng binh lính người 
Việt trong quân đội Liên hiệp Pháp, Hội nghị địch vận toàn quốc (8.1951) 
ra Nghị  quyết xác định công tác vận động binh lính người Việt là nhiệm  
vụ trọng yếu nhất. Chủ trương của Việt Nam DCCH và Chủ tịch Hồ Chí 
Minh là sẽ khoan hồng với những người sớm quay về với Tổ quốc, trọng  
thưởng những người lập công.
Trong các chiến dịch, công tác địch vận xác định phải tập trung đẩy 
mạnh   tuyên   truyền   binh   lính   đối   phương,   phối   hợp   chặt   chẽ   với   tác  
chiến; tổ chức quản lý, sử dụng tù binh, hàng binh, mạnh dạn thả tù binh. 
Trong các chiến dịch Quang Trung, Hòa Bình, Tây Bắc, công tác địch vận 


đã được chú trọng và tiến hành có hiệu quả, kể  cả việc tuyên truyền và 
việc thực hiện chính sách tù, hàng binh.
Tại các vùng tạm chiếm và vùng tranh chấp  ở  đồng bằng Bắc Bộ, 
Bình­Trị­Thiên, Liên khu 5, Nam Bộ, công tác địch vận cũng phát triển  
mạnh mẽ. Ngành địch vận thông qua cấp ủy, chính quyền các địa phương 
vận động nhân dân tham gia công tác, tiến hành gọi loa, rải truyền đơn,  
gặp gỡ, gây  nhân mối trong binh lính người Việt; nêu cao các khẩu hiệu  
tuyên truyền. Phong trào đấu tranh chống bắt lính, đòi chồng, đòi con phát 
triển mạnh mẽ. Cùng với đó, công tác Âu ­ Phi vận tiếp tục đề  cao khẩu  
hiệu “Hồi hương quân đội viễn chinh Pháp và hòa bình  ở  Việt Nam”  

nhằm đánh mạnh vào tâm lý chán ghét chiến tranh và nguyện vọng được  
trở về Tổ quốc của họ.
Công  tác vận  động  nhân viên trong chính quyền địch,  đặc biệt là 
chính quyền cơ sở ­ hội tề tiếp tục được đẩy mạnh. Các phong trào đấu  
tranh chính trị   ở  cả nông thôn và thành thị  với sự  tham gia của đông đảo  
nhân dân liên tiếp diễn ra làm cho chính quyền địch lúng túng, nhiều hội  
tề bị phá rã hoặc bị vô hiệu hóa, nhiều người ủng hộ kháng chiến.
Về công tác tù, hàng binh, Việt Nam DCCH tiếp tục thực hiện chính 
sách nhân đạo, tăng cường nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong  
các trại tù, hàng binh, thực hiện thả tù binh, tổ chức cho hàng binh Âu­Phi 
hồi hương về  các nước dân chủ  mới  ở  châu Âu. Đối với tù, hàng binh  
người Việt, ngày 5.10.1952, Chính phủ Việt Nam DCCH ban hành Thông 
tư  số  208/TTg  Về  cách đối xử  và quản trị  đối với tù binh và hàng binh  
ngụy, nêu rõ thái độ  đối với họ  là hoan nghênh, săn sóc chu đáo và giải  
phóng sớm cho họ về quê hương. Khi được thả về địa phương, họ được 
hưởng mọi quyền công dân, như  quyền tự  do dân chủ, quyền ruộng đất  
do Chính phủ tạm cấp chia cho, v.v… Tuy nhiên trong quá trình thực hiện 
chính sách tù, hàng binh, vẫn còn một số  hiện tượng chấp hành chưa tốt,  
gây khó khăn cho công tác tuyên truyền địch vận. Mặc dù vậy thành tích  
vẫn là căn bản, là nền móng cho công tác địch vận giai đoạn tiếp sau.
3.2. Đẩy mạnh công tác địch vận, góp phần kết thúc thắng lợi 


cuộc kháng chiến (giữa 1953 ­ 7.1954)
Mùa Hè năm 1953, thực dân Pháp thực hiện Kế  hoạch Nava, tăng 
viện quân viễn chinh, mở rộng khối quân cơ động, ráo riết bắt thanh niên  
người Việt vào lính, phát triển phỉ ở vùng rừng núi, càn quét, đánh phá căn  
cứ  kháng chiến; đẩy mạnh tuyên truyền lừa phỉnh và phản tuyên truyền 
nhằm cứu vãn tình thế thất bại đang đến gần.
Cuối tháng 9.1953, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ 

Chí Minh, bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953­1954, xác định phương  
hướng chiến lược và chủ  trương tác chiến. Cùng với đó, công tác địch  
vận tiếp tục được đẩy mạnh. 
Đối với binh lính người Việt, chủ trương của Việt Nam DCCH được 
thể  hiện rõ trong Chỉ  thị  số  45/CT­TW của BCH Trung  ương Đảng  Về 
chính sách đối với ngụy binh  và Nghị quyết Hội nghị địch vận toàn quốc 
(4 ­ 13.10.1953). Nhiệm vụ năm 1954 là phải đẩy mạnh công tác địch vận 
lên một bước, chủ  yếu là ngụy vận, đồng thời phải chú trọng Âu ­ Phi  
vận.
Thực hiện các chỉ  thị, nghị  quyết nêu trên, công tác địch vận được  
đẩy mạnh  ở  khắp các địa phương trên cả  nước, từ  Liên khu 3, Khu Tả 
Ngạn sông Hồng, đến Binh Trị  Thiên, Liên khu 5, Nam Bộ. Trong chiến  
dịch Điện Biên Phủ, công tác địch vận được đặc biệt chú trọng và triển 
khai có hiệu quả, kể  cả  công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện  
chính sách tù, hàng binh. Trên chiến trường toàn quốc, từ  tháng 12.1953  
đến  tháng   5.1954,   theo  thống  kê chưa  đầy   đủ,  đã có   35.873   binh   lính  
người Việt bỏ  ngũ trở  về  quê. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, công tác 
địch vận tiếp tục được tiến hành, đặc biệt là việc tuyên truyền, thực hiện  
chính sách đối với binh lính và nhân viên chính quyền Bảo Đại bỏ  hàng 
ngũ trở về quê. Trừ bọn phản động gây nhiều tội ác, tất cả đối tượng này  
đều được hưởng chính sách khoan hồng, được hưởng quyền công dân, 
được chia ruộng đất và tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Toàn bộ tù binh 
bị  bắt trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện 
Biên Phủ  nói riêng, sau một thời gian tập trung  ở các trại, tùy theo điều  


kiện, hoàn cảnh khác nhau, đã được trao trả  cho phía Pháp hoặc tổ  chức 
cho hồi hương hay ở lại Việt Nam làm ăn, sinh sống theo nguyện vọng. 
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 

4. 1. Đặc điểm
4.1.1. Công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp là sự  tiếp  
nối truyền thống lịch sử dân tộc, được phát triển lên tầm cao mới 
Công tác địch vận được dân tộc Việt Nam tiến hành từ rất sớm trong 
các cuộc đấu tranh chống ngoại của dân tộc, trải qua các triều đại phong 
kiến Lý, Trần, Lê, Tây Sơn đến các cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế 
kỷ  XIX đầu thế  kỷ  XX. Với sự  ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam  
(3.2.1930), cách mạng Việt Nam chuyển sang một bước ngoặt quan trọng  
dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng vô sản. 
Ngay sau khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, dân tộc  
Việt Nam dưới sự  lãnh đạo của Đảng phải tiếp tục cuộc kháng chiến  
chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Cùng với đấu tranh trên mặt trận  
quân sự, công tác địch vận được ĐCS Việt Nam đặc biệt chú trọng và 
phát triển lên tầm cao mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống bộ máy  
chỉ  huy công tác địch vận được hình thành do Quân đội phụ  trách. Công  
tác địch vận trở  thành công tác có tính chất quần chúng rộng rãi với sự 
tham gia của toàn quân, toàn dân; hình thức, biện pháp địch vận hết sức 
phong phú. 
4.1.2. Công tác địch vận do Quân đội phụ  trách, có sự  tham gia  
ngày càng đông đảo của nhiều lực lượng và quần chúng nhân dân, với  
nhiều hình thức địch vận phong phú, sáng tạo 
Khi mới bước vào cuộc kháng chiến, công tác địch vận còn sơ  khai, 
tổ  chức và lề  lối công tác chưa được chấn chỉnh. Cùng với sự  lớn mạnh  
của cuộc kháng chiến, công tác địch vận ngày càng được chú trọng và  
phát triển, được đặt dưới sự  lãnh đạo của Đảng và có tổ  chức địch vận  
thống nhất (từ  1949). Người chỉ  huy quân sự  của Đảng  ở  mỗi cấp phụ 


trách luôn công tác địch vận; hệ  thống chỉ  huy địch vận nằm trong hệ 
thống lãnh đạo, chỉ huy quân sự của Đảng, quân đội là tổ chức chính phát  

động và tiến hành công tác địch vận, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ  các  
ngành khác làm địch vận. Dưới sự  lãnh đạo của Đảng do Quân đội trực  
tiếp phụ  trách, càng về  cuối cuộc kháng chiến, công tác địch vận ngày  
càng có sự tham gia của đông đảo nhân dân với nhiều nội dung, hình thức 
phong phú, kết quả ngày càng lớn.
4.1.3. Công tác địch vận phải tiến hành với nhiều đối tượng phức  
tạp thuộc nhiều quốc tịch khác nhau
Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đạo quân xâm lược Pháp 
có thành phần phức tạp, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau (thành phần 
binh sĩ Âu ­ Phi có đến 24 quốc tịch). Vì vậy, trong công tác tuyên truyền  
vận động, ngành địch vận phải sử  dụng đến 13 thứ  tiếng, trong đó chú 
trọng đối tượng lính Pháp, Đức. Ngoài ra còn đối tượng đông đảo là binh 
lính người Việt trong quân đội Pháp, trong đó có một bộ phận không nhỏ 
là người dân tộc thiểu số, người thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. 
Vì vậy, để tiến hành tuyên truyền địch vận có hiệu quả, phải nghiên cứu  
kỹ đối tượng, từ đó đề ra những nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp.  
Đây là nhiệm vụ  hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian,  
nhân lực, vật lực để tiến hành công tác ngày càng có hiệu quả.
4.1.4. Công tác địch vận có sự  tham gia của nhiều người từ hàng  
ngũ đối phương sang theo kháng chiến 
Với chính sách khoan hồng, nhân đạo cao cả  của Việt Nam, nhiều  
người từ  hàng ngũ đối phương đã chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Họ 
được đối đãi tử tế và được trọng dụng vào những công việc thích hợp tùy  
vào khả năng của họ. Trong số đó, nhiều người đã trở  thành cán bộ Việt  
Minh, trực tiếp tham gia công tác địch vận, được tin tưởng giao những  
trọng trách quan trọng. Sự tham gia của họ vào công tác địch vận đã có tác 
động lớn đến việc tuyên truyền, lôi kéo binh lính địch ngả về  phía kháng 
chiến. Tiêu biểu trong các “chiến sĩ quốc tế”, “người Việt Nam mới”  
tham gia công tác địch vận, đó là: người Đức có Lê Đức Nhân (Rudy  



Schroder), Chiến Sĩ (Erwin Borchers); người Hy Lạp có Nguyễn Văn Lập  
(Kostas Sarantidis); người Pháp có Lê Thành (Tarrago Jean),  v.v… Trong 
số  họ, có người trở  thành đảng viên, được phong tặng danh hiệu Anh  
hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa 
4.2.1. Công tác địch vận làm cho tinh thần binh lính quân đội đối  
phương sa sút, góp phần cùng tác chiến giành thắng lợi nhanh hơn và  
đỡ tốn xương máu
Đại đa số  binh lính địch đều là con em nhân dân lao động, nhiều 
người vì bị bắt buộc mà phải cầm súng cho địch, tinh thần dễ bị dao động 
nên có thể tuyên truyền giác ngộ họ. Bên cạnh đó, nội bộ chúng có nhiều  
mâu thuẫn, tinh thần chiến đấu dễ bị dao động, khi đứng trước nguy cơ bị 
tiêu diệt, nếu được tuyên truyền kịp thời kết hợp cùng tác chiến, chúng sẽ 
nhanh chóng đầu hàng, tan rã. Đặc biệt, khi có áp lực quân sự, việc tuyên 
truyền càng mang lại hiệu quả  cao vì đó là lúc tinh thần binh lính đối 
phương dễ bị sa sút nhất.Các trận Nghĩa Lộ, Ba Khe trong Chiến dịch Tây 
Bắc hay trận Bản Kéo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ  là những ví dụ 
tiêu biểu.
4.2.2. Công tác địch vận góp phần làm sáng tỏ  và nêu cao chính  
nghĩa của cuộc kháng chiến, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân  
dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp 
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là sự 
nghiệp chính nghĩa. Chủ trương, chính sách địch vận của Đảng đúng đắn, 
nhân đạo. Vì vậy, thông qua công tác địch vận, nhân dân yêu chuộng hòa 
bình trên thế  giới, trong đó có nhân dân Pháp hiểu được sự  nghiệp chính  
nghĩa và chính sách nhân đạo của Việt Nam,  ủng hộ  Việt Nam kháng 
chiến.
4.2.3. Công tác địch vận góp phần quan trọng làm thất  bại  âm  
mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp

Thực dân Pháp thực hiện âm mưu thâm độc “dùng người Việt đánh  
người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, ra sức xây dựng “quân đội 


quốc gia” để  tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhiệm vụ 
của quân và dân Việt Nam là phải đập tan âm mưu đó. Công tác địch vận  
đã góp phần phá vỡ từng mảng, từng khối binh lính người Việt trong quân 
đội Pháp, giúp họ  nhận rõ chính nghĩa và quay về  với cách mạng. Tính 
chung trong cả cuộc kháng chiến, công tác địch vận đã góp phần tổ chức  
gần 600 vụ binh biến thắng lợi, vận động 25 vạn binh lính người Việt bỏ 
hàng ngũ trở  về  nhà hoặc đi theo kháng chiến, góp phần to lớn làm thất  
bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp.
4.3. Một số kinh nghiệm
4.3.1. Xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác địch vận
Tiến công chính trị  vào hàng ngũ quân đội địch để  “không đánh mà  
thắng địch” là một kế  sách đánh giặc giữ  nước của dân tộc Việt Nam. 
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta đã đề cao công tác địch vận, xác 
định: “Tác chiến quan trọng như thế nào thì địch vận cũng cần như thế”.  
Chính vì vậy, công tác địch vận luôn được các cấp, các ngành, các đơn vị,  
địa phương quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện có kết quả. Xác định  
đúng vị  trí, tầm quan trọng của công tác địch vận ngay từ  đầu và trong 
suốt cuộc kháng chiến là một trong những kinh nghiệm quý báu, đồng 
thời là nguyên nhân thành công của công tác này trong cuộc kháng chiến 
chống thực dân Pháp.
4.3.2. Công tác địch vận được tiến hành dưới sự  lãnh đạo trực  
tiếp, thống nhất của Đảng
Xuất phát từ  quan điểm cách mạng là sự  nghiệp của quần chúng, 
công tác địch vận là một bộ   phận công tác vận động cách mạng  của  
Đảng, vì vậy, tiến hành công tác địch vận là trách nhiệm của mọi cấp, 
mọi ngành, của cả hệ thống chính trị, của toàn quân và toàn dân, trong đó 

vai trò nòng cốt là cơ quan địch vận quân đội. Để đảm bảo công tác địch  
vận luôn đi đúng hướng và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các 
mặt đấu tranh, của nhiều lực lượng, trong từng thời kỳ, Đảng phải có cơ 
chế  chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất, có hiệu quả: Hệ  thống các 
cơ  quan địch vận từ  Trung  ương đến cơ  sở  phải hoạt động nhịp nhàng,  


thống nhất theo một chủ trương, một kế hoạch đã xác định. Có như vậy,  
mới có sự  liên kết chặt chẽ của các cấp, các ngành với nhiều hoạt động  
khác nhau, từ đó tạo thành sức mạnh tổng hợp tiến công vào hàng ngũ kẻ 
thù. Các cơ quan địch vận phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy  
cùng cấp và sự chỉ đạo thường xuyên của người chỉ huy và cơ quan ngành  
dọc cấp trên.
Trong  suốt  quá  trình lãnh đạo  toàn  quân, toàn dân tiến hành cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ĐLĐVN luôn quan tâm đến 
công tác địch vận, xác định đó là một nhiệm vụ  quan trọng mang tầm  
chiến lược của Đảng, của toàn quân, toàn dân. Tùy vào điều kiện, hoàn  
cảnh cụ  thể, Trung  ương Đảng đã có nhiều chỉ  thị, nghị  quyết đề  cập 
đến công tác địch vận, chỉ đạo toàn quân, toàn dân làm địch vận. 
4.3.3. Nghiên cứu kỹ đặc điểm đối tượng, đề ra chủ trương, biện  
pháp đúng đắn, phù hợp, huy động và tổ  chức nhiều lực lượng tham  
gia công tác địch vận
Sự  nghiệp cách mạng là sự  nghiệp của quần chúng. Công tác địch 
vận là công tác vận động cách mạng nên phải huy động quần chúng tham  
gia.
Trong suốt cuộc kháng chiến, căn cứ  vào đặc điểm từng đối tượng  
binh lính như Pháp, Đức, Áo, Phi, v.v… công tác địch vận được tiến hành  
thường xuyên với nhiều hình thức, biện pháp ngày càng phong phú và đạt 
hiệu quả ngày càng cao, với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Nếu chỉ 
bộ đội hoặc cán bộ, đảng viên thì không thể tiến hành các đợt hoạt động 

mạnh mẽ, rộng khắp được. Chỉ  có sự  tham gia của đông đảo nhân dân, 
với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, với nhiều mối quan hệ  gia 
đình, họ  hàng thân thiết với binh sĩ địch, mới có thể  hoạt động sâu rộng  
khắp mọi nơi, mọi lúc, liên tiếp tiến công vào hàng ngũ địch. Sớm nhận  
thức được vấn đề, ĐCSVN đã thường xuyên coi trọng và có những chủ 
trương, biện pháp tích cực, sáng tạo, huy động, tổ  chức và lãnh đạo toàn 
quân, toàn dân tiến hành công tác địch vận. Đây là một trong những bài  
học quan trọng, là nhân tố  đưa đến sự  thành công của công tác địch vận 


trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
4.3.4. Công tác địch vận phải kết  hợp chặt chẽ   với   đấu  tranh  
quân sự và các mặt đấu tranh khác, đồng thời phải gắn chặt với công  
tác dân vận 
Kết hợp tác chiến với địch vận là một nguyên tắc chỉ đạo chiến lược  
trong các cuộc chiến tranh bảo vệ  Tổ  quốc và là nét đặc sắc của nghệ 
thuật quân sự  Việt Nam. Tiến công quân sự  tạo thời cơ  quan trọng cho  
công tác địch vận, nhưng nếu thiếu đòn tiến công về  chính trị  thì việc  
giành thắng lợi về quân sự sẽ gặp khó khăn hơn, tổn thất có thể lớn hơn,  
thậm chí có thể  để  lại hậu quả  lâu dài. Khi thời cơ  thuận lợi, tiến hành  
công tác địch vận sẽ  vừa đỡ tốn xương máu cho cả hai bên, vừa làm tăng 
ý nghĩa chiến thắng của quân đội cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác địch vận còn  
kết hợp chặt chẽ với đấu tranh ngoại giao và công tác dân vận. Địch vận  
và dân vận là hai công tác có liên quan khăng khít, muốn địch vận có kết  
quả, công tác dân vận phải đi trước một bước. Làm tốt công tác dân vận, 
phát triển mạnh mẽ  phong trào đấu tranh chính trị, sẽ tác động trực tiếp  
đến  tinh  thần,  tư   tưởng  quân đội  địch,  đồng thời  huy  động  được  lực 
lượng nhân dân đông đảo và hăng hái làm địch vận. Ngược lại, địch vận  
tốt sẽ  làm suy yếu địch, hạn chế  sự  khủng bố, đàn áp của chúng, có tác 

dụng giữ gìn, bảo vệ, thúc đẩy phong trào nhân dân, thậm chí còn lôi kéo  
được cả  binh lính địch đồng tình,  ủng hộ, tham gia, tạo thêm sức mạnh 
cho đấu tranh chính trị.  


1

KẾT LUẬN
1. Kế  thừa truyền thống đánh giặc bằng “tâm công” trong lịch sử 
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống  
thực dân Pháp xâm lược (1945­1954), công tác địch vận được ĐCSĐD (từ 
năm 1951 đổi tên là ĐLĐVN) xác định có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng  
và lãnh đạo toàn quân, toàn dân triển khai thực hiện có hiệu quả, giành  
nhiều thắng lợi ngày càng lớn. 
Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Nam Bộ 
(23.9.1945), công tác địch vận đã được tiến hành nhưng còn đơn giản và  
chưa có sự  phối hợp rộng rãi. Nhận thức rõ điều đó, sau ngày toàn quốc 
kháng chiến, ĐCSĐD đặc biệt quan tâm đến công tác địch vận, liên tục  
đề  ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo và chỉ  đạo thực hiện. Công  
tác địch vận nhanh chóng được Đảng xác định là mũi tiến công chiến lược 
bên cạnh mũi tiến công quân sự, để toàn quân, toàn dân nhận rõ vị trí, tầm 
quan trọng của công tác này. 
Với chủ  trương đúng đắn của Đảng, sự  tham gia tích cực của các 
cấp, các ngành và đông đảo nhân dân, trong đó quân đội là nòng cốt, với  
nhiều biện pháp, hình thức, phong phú, linh hoạt, công tác địch vận đã góp 
phần thức tỉnh lương tri của một bộ phận binh lính Âu ­ Phi và binh lính 
người Việt trong quân đội Pháp, từ  đó họ  có những hành động, hoặc bỏ 
hàng ngũ sang theo Việt Minh, trở về nhà làm ăn, đầu hàng trong một số 
trận đánh, hoặc có những hành động ủng hộ kháng chiến, v.v. Kết quả đó  
đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến  

chống thực dân Pháp.
2. Công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp là sự  tiếp nối  
truyền thống nhân văn, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Trong suốt lịch  
sử  hàng nghìn năm dựng nước và giữ  nước, dân tộc Việt Nam luôn phải  
đối mặt với các thế lực bành trướng, ngoại xâm lớn mạnh hơn gấp nhiều  
lần để  giành lại và giữ  yên bờ  cõi. Chính vì vậy, hơn ai hết, Việt Nam 


2

luôn mong ước hòa bình cho dân tộc mình và cho các dân tộc khác. Khi có 
nguy cơ chiến tranh thì làm hết sức mình để  tránh chiến tranh trên cơ  sở 
giữ vững độc lập, chủ quyền. Khi buộc phải chiến đấu bảo vệ độc lập,  
chủ  quyền thì không nề  gian khổ, hi sinh, quyết tâm giành và giữ  cho 
được độc lập. Đồng thời, trong quá trình tổ  chức chiến tranh, dân tộc 
Việt Nam luôn tìm cách hạn chế  đến mức thấp nhất sự  tổn thất xương  
máu không cần thiết cho cả hai bên trong những điều kiện có thể. Thực 
hiện sách lược “tâm công” trước kia, công tác địch vận sau này, chính là  
để  thực hiện mục đích nhân văn, nhân đạo cao cả  đó. Các cuộc kháng 
chiến chống Tống thời Lý, chống Mông, Nguyên thời Trần, đặc biệt là  
Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh đã thể hiện rõ điều đó.
Đến   kháng   chiến   chống  thực   dân   Pháp   (1945­1954),   Đảng,   Chính 
phủ, Quân đội và Nhân dân Việt Nam đã tiếp nối truyền thống của dân  
tộc, chú trọng tiến hành công tác địch vận, kết hợp công tác địch vận với  
công tác dân vận và ngoại giao, tranh thủ những cơ hội hòa bình dù là nhỏ 
nhất để  kết thúc chiến tranh, thậm chí là kết thúc từng trận đánh, từng 
chiến dịch. Khi kẻ thù lâm vào tình thế nguy khốn, QĐNDVN không tiếp 
tục truy sát mà kêu gọi họ đầu hàng, vừa để nhanh chóng có thể kết thúc 
cuộc chiến đấu, vừa làm giảm tổn thất xương máu của cả hai bên khi thế 
trận đã rõ ràng. 

Bên cạnh đó, VNDCCH luôn nhất quán chủ  trương đối xử  khoan  
hồng, nhân đạo với tù, hàng binh, thậm chí, còn thực hiện thả  tù binh. 
Trong điều kiện hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt của cán bộ, chiến 
sĩ QĐNDVN vẫn còn thiếu thốn, nhưng quân và dân Việt Nam vẫn tạo  
điều kiện tốt nhất có thể  về  chỗ  ăn,  ở  cho tù, hàng binh, có quy định rõ  
ràng về  tiêu chuẩn ăn, mặc đối với họ, những người bị thương hay đau  
ốm được cứu chữa, chăm sóc tử  tế. Chính vì vậy, nhiều tù, hàng binh 
Pháp đã thay đổi thái độ, tham gia các hoạt động ủng hộ cuộc kháng chiến  
chính nghĩa của Việt Nam. Thậm chí, nhiều người trở  thành cán bộ  Việt 
Minh và có đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến ­ một điều vô cùng đặc 


×