Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của đảng cộng sản việt nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.24 KB, 18 trang )

Môc lôc


A- mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc đã để lại cho
dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn. Thắng lợi đó trớc hết là
thắng lợi của ý chí Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nớc, nhất định không
chịu làm nô lệ. Đồng thời là thắng lợi của đờng lối chiến lợc, sách lợc và phơng
pháp tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Ngày nay, nghiên cứu
về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc, không ngoài mục đích nêu
cao niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, của một Đảng cộng sản Việt
Nam quang vinh. Mặt khác giúp chúng ra rút ra những kinh nghiệm, những bài
học quý báu cho công tác thực tiễn. Một trong những bài học có giá trị lớn nhất
là: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lợc.
Với đờng lối chính trị, phơng pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã phát
động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên một thế trận cả nớc đánh giặc, phát huy
đợc tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại làm nên
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nớc ta, bài học đó
vẫn giữ nguyên giá trị của về mặt lý luận và thực tiễn, chúng ta muốn xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, không những phải có một đờng lối chính trị đúng
đắn mà còn phải có phơng pháp để huy động sức ngời, sức của trong và ngoài nớc, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ sức mạnh thời đại trong điều kiện
mới.
Tôi chọn đề tài Phơng pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng cộng
sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) với
dụng ý tìm hiểu và đi sâu vào nghiên cứu, thấy rõ vai trò của Đảng trong lãnh
đạo nhân dân kháng chiến.

2




Lựa chọn đề tài này với ý tởng từ phơng pháp cách mạng trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, chúng ta rút ra cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nớc ta hiện nay một phơng pháp cách mạng đúng đắn trong điều kiện mới,
góp phần xây dựng đất nớc cùng thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nớc mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều bài viết, tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau về nghệ thuật
lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Trong cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
gồm 2 tập. Bộ quốc phòng: Viện lịch sử quân sự Việt Nam, NXB quân đội nhân
dân-Hà Nội-1994 đã đê cập đến chi tiết về cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và can thiệp Mỹ trong đó nhấn mạnh vai lãnh đạo của Đảng.
Trong cuốn Tổng kết kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài
học. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị, NXB Chính trị
quốc gia-Hà Nội-1996 đã tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
dân tộc.
Sách lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập II, NXB Chính trị quốc gia-Hà
Nội-1997, viết về: Phơng pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cách mạng
Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh bàn về: An toàn khu Trung ơng ở Việt
Bắc trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Tuy nhiên, các tác phẩm, đề tài bàn về phơng pháp phát huy sức mạnh tổng
hợp ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Vì vậy tôi chọn đề tài này với mục
đích bàn về phơng pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến
chống Pháp một cách toàn diện.
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phơng pháp phát huy
sức mạnh tổng hợp mà Đảng đã sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân

3


Pháp, đánh giá thành quả của việc thực hiện phơng pháp đó, nhằm giúp thế hệ
ngày nay và mai sau rút ra đợc phơng pháp cách mạng đúng trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bỏ về tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời góp phần
làm tăng thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm, biết trân trọng, kế
tục và phát huy tinh thần cách mạng cha anh để lại.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở phơng pháp luận của chủ nghĩa MácLêNin, tôi sử dụng phơng pháp lịch sử kết hợp với phơng pháp phân tích, tổng
hợp để trình bày, lý giải các sự kiên lịch sử, các hình thức và phơng pháp cách
mạng đợc vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một cách có
luận cứ khoa họa và cơ sở thực tiễn.
5. ý nghĩa đề tài
Bằng kết quả đạt đợc, đề tài có thể phát triển hơn cho việc nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm nâng cao hơn tri thức trong
khóa học.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm ba chơng.
Chơng 1: Lý luận chung về phơng pháp cách mạng.
Chơng 2: Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng cộng sản Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
Chơng 3: Những thành công của Đảng cộng sản Việt Nam trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

4


B- Nội dung
Chơng 1

Lý luận chung về phơng pháp cách mạng
1.1. Khái niệm chung về phơng pháp cách mạng

Phơng pháp cách mạng là một phạm trù lý luận chính trị chỉ chung tất cả
những hình thức hoạt động, những cách thức tiến hành cách mạng mà chính
đảng của giai cấp sử dụng để đa đông đảo quần chúng tham gia tích cực vào các
phong tro cách mạng nhămg đánh đổ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới.
Một phơng pháp cách mạng đúng phải thể hiện bốn đặc trng cơ bản:
Một là: Sự kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính nghệ thuật trong việc
tổ chức xây dựng các lực lợng và sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng.
Hai là: Tính quần chúng của phơng pháp cách mạng. Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, vì vậy trong thực tiễn chúng ta phải thờng xuyên coi
trọng giáo dục và tổ chức quần chúng thành những lực lợng tự giác, động viên
học hăng hái tham gia các phong tro cách mạng với những hình thức và ph ơng
pháp sát hợp.
Ba là:Phơng pháp cách mạng là một lĩnh vực giàu tính thực tiễn. Phơng
pháp cách mạng phải gắn bó chặt chẽ với mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống
xã hội, qua đó thực hiện sự biến đổi cách mạng sâu sắc và toàn diện.
Bốn là: Phơng pháp cách mạng thể hiện quan điểm lịch sử-cụ thể của phép
biện chứng duy vật, đòi hỏi phải sử dụng sát hợp với điều kiện từng nơi, từng lúc.
Một hình thức, phơng pháp thích hợp với nơi này, lúc này thì đối với nơi khác,
lúc khác có thể không còn thích hợp nữa. Vì vậy, đòi hỏi phải luôn tìm tòi, đổi
mới, tránh rập khuôn, sao chép hay tuyệt đối hóa một số hình thức, một phơng
pháp nhất định nào đó.
Nh vậy có thể nói không một lĩnh vực nào đòi hỏi tính sáng tạo nh lĩnh vực
phơng pháp cách mạng. Đảng ta đã khẳng định: không bao giờ có một công
5


thức duy nhất về tiến hành cách mạng và cách mạng là sáng tạo, không sáng

tạo thì cách mạng không thể thành công.
1.2. Tầm quan trọng của phơng pháp cách mạng

Phơng pháp cách mạng là một bộ phận hữu cơ trong đờng lối cách mạng
của Đảng, phơng pháp cách mạng đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu,
nhiệm vụ cách mạng theo đờng lối của Đảng. Định ra mục tiêu nhiệm vụ chiến lợc đúng đắn là điều quyết định nhất, nhng cha đủ mà còn phải có phơng pháp
tiến hành sát hợp đảm bảo đa cách mạng đến thành công, hạn chế đợc nhiều khó
khăn tổn thất.
Bàn về tầm quan trọng của phơng pháp cách mạng Hồ Chí Minh đã nói:
Mục đích có đồng trí, đồng tâm phải biết cách làm thì mới thắng lợi đợc.
Nhận thức đợc tầm quan trọng của phơng pháp cách mạng, trong suốt hơn
70 năm qua Đảng ta không ngừng nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-LêNin làm
giàu trí tuệ cách mạng. Không những tổng kết đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn
cách mạng nớc ta mà còn biết chọn lọc kinh nghiệm các nớc khác để áp dụng
vào hoàn cảnh cụ thể của nớc ta. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những thành
công to lớn trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản
Việt Nam.
1.3. Một số đặc điểm quy định phát huy sức mạnh tổng hợp trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong điều
kiện, một nớc nông nghiệp, nông dân chiếm 90% dân số. Độc lập dân tộc, ruộng
đất cho dân cày là nguyện vọng cơ bản của nhân dân ta. Vì vậy, trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, ngoài mục tiêu độc lập dân tộc còn phải từng
bớc đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân là để động viên bồi dỡng sức dân,
tạo điều kiện để huy động sức ngời, sức của cho cuộc kháng chiến đảm bảo cho

6



cuộc kháng chiến lâu dài và dành thắng lợi cuối cùng. Nh vậy yêu cầu dân tộc và
dân chủ thống nhất với nhau.
Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong điều
kiện một nớc có nên nông nghiệp lạc hậu, tiềm lực kinh tế và quốc phòng bé
nhỏ, một nhà nớc dân chủ nhân dân vừa mới thành lập nôn trẻ về mọi mặt.
Trong khi đó, thực dân Pháp là một cờng quốc t bản có nền công nghiệp
phát triển, tiềm lực kinh tế, quốc phòng lớn mạnh, với đội quân viễn chinh nhà
nghề giàu kinh nghiệm, lại đợc trang bị vũ khí hiện đại. Mặt khác lại đợc Mỹ hà
hơi tiếp sức.
Qua đó cho thấy rằng, Việt Nam bớc vào cuộc chiến tranh không cân sức.
So sánh lực lợng giữa ta và địch rõ ràng là địch mạnh ta yếu.
Đặc điểm trên quy định phơng pháp cách mạng ở nớc ta là con đờng cách
mạng bạo lực, chỉ bằng sức mạnh bạo lực cách mạng của quần chúng mới đánh
đổ đợc bạo lực phản cách mạng của thực dân Pháp.
Bạo lực cách mạng đợc sử dụng trong cuộc kháng chiến không chỉ là lực lợng vũ trang mà là lực lợng toàn dân. Sử dụng bạo lực cách mạng với sự kết hợp
chặt chẽ hai lực lợng chính trị, quân sự và hai hình thức đấu tranh chính trị, quân
sự kết hợp với đấu tranh chính trị-quân sự-ngoại giao là nội dung cơ bản của phơng pháp cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nắm vững quy luật chiến tranh, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xây dựng đờng lối kháng chiến: Chiến tranh cách mạng Việt Nam không phải
là chiến tranh theo nghĩa cổ điển mà là một cuộc tiến công toàn diện của cách
mạng bằng bạo lực cách mạng của quần chúng chứ không phải đơn thuần là một
cuộc tiến công về quân sự.
Lực lợng chiến tranh nhân dân không chỉ có lực lợng vũ trang ba thứ quân
mà còn có lực lợng chính trị toàn dân. Địa bàn của nó không chỉ có rừng núi,
nông thôn mà đo thị cũng là một chiến trờng. Phơng thức chiến tranh là đánh
địch toàn diện cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
7


Sức mạnh của nó không đơn thuần là sức mạnh quân sự mà là sức mạnh

tổng hợp bao gồm những nhân tố làm nên sức mạnh của toàn dân tộc và kết hợp
với sức mạnh của thời đại.
Tóm lại, t tởng xuyên suốt đờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp là t tởng toàn dân kháng chiến với khẩu hiệu: Mỗi ngời dân là một chiến sĩ, mỗi
xóm làng là một pháo đài. Toàn dân đánh giặc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho nên ta đã khắc phục đợc những
nhợc điểm và khó khă tởng chừng không thể nào khắc phục đợc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã chứng minh sự
thật về đờng lối cách mạng của Đảng ta. Đảng đã lãnh đạo, phát huy sức mạnh
tổng hợp đủ sức đánh bại thực dân Pháp. Có thể khẳng định: Phát huy sức mạnh
tổng hợp là một nét đặc sắc trong phơng pháp cách mạng của Đảng ta. Trong
giai đoạn hiện nay, đây là một bài học quý báu cần đợc vận dụng để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.
Chơng 2
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954)
2.1. Xây dựng hậu phơng, căn cứ địa kháng chiến, nhân tố quyết
định thắng lợi của cuộc kháng chiến

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Đảng ta đã sớm
nhận thức đợc tầm quan trọng và quy luật của xây dựng hậu phơng, căn cứ địa
kháng chiến coi đó là một bộ phận chiến lợc quan trọng của đờng lối chiến tranh
nhân dân mà nhân dân giải quyết vấn đề quyết tử: Dựa vào đâu, lấy sức đâu mà
đánh giặc. Nói cách khác là giải quyết vấn đề đất đứng chân và tiềm lực để
kháng chiến, Đảng ta không ngừng chỉ đạo quân và dân ta ra sức xây dựng, củng
cố và phát triển hậu phơng căn cứ kháng chiến, tạo đợc cho mình chỗ dựa vững
chắc và sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù.

8



Hậu phơng chiến tranh nhân dân là một hệ thống căn cứ bao gồm các cơ sở
chính trị, kinh tế, văn hóa ở đô thị và nông thôn, các khu di tích và căn cứ kháng
chiến trong vùng tạm chiếm, các vùng tự do rộng lớn nằm trên lãnh thổ đất nớc.
2.1.1. Xây dựng hậu phơng vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa
Trong suốt 9 năm trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam ta đã xây dựng và giữ
vững đợc những vùng tự do rộng lớn, tơng đối ổn định làm hậu phơng vững chắc
cho kháng chiến. Xây dựng các mặt chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội Đây
chính là nhân tố cơ bản làm nên sức mạnh của hậu phơng chiến tranh nhân dân.
Về chính trị: Để có hậu phơng vững mạnh một cách toàn diện phải lấy xây
dựng chính trị làm nhiệm vụ hàng đầu. Vì sự vững chắc của hậu phơng phụ
thuộc trớc hết vào sự giác ngộ cách mạng, sự nhất trí về chính trị, tinh thần của
nhân dân, ở chế độ u việt, uy tín và hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng,
chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Sự vững mạnh về chính trị vừa là nền
tảng, lấy t tởng thay cho vật chất. Song sự giác ngộ chính trị của quần chúng, sự
đồng tâm nhất trí của nhân dân là cơ sở để có hành động kiên quyết, dũng cảm,
thông minh, vợt qua mọi khó khăn, thử thách, phát huy mọi tiềm lực để xây dựng
hậu phơng.
Về kinh tế: Đi đôi với việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, Đảng
coi trọng xây dựng kinh tế kháng chiến. Bởi kinh tế có phát triển mới đáp ứng đợc những nhu cầu ngày càng lớn mạng của chiến tranh, mới đủ sức mạnh vật
chất và văn hóa của nhân dân. ở hậu phơng có đợc cải thiện và nâng cao thì và
ảnh hởng của chế độ mới phát triển sâu rộng, làm cho đồng bào cả nớc, cả vùng
tạm chiếm và vùng tự do càng thêm tin tởng và quyết tâm kháng chiến.
Về quân sự: Là mặt trận thiết yếu của xây dựng hậu phơng. Mục tiêu là
làm sao cho hậu phơng có đủ tiềm lực và sức mạng chống lại sức tiến công và
mọi thủ đoạn của địch. Muốn vậy, phải thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng
lực lợng vũ trang nhân dân ba thứ quân. Lực lợng đó phải tổ chức thích hợp và
bố trí hợp lý trên các địa bàn. Đảng và chính phủ ta chủ trơng động viên nhân
9



dân thực hiện vũ trang toàn dân, lấy lực lợng ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn
dân kháng chiến đợc phát triển mạnh mẽ.
Về văn hóa xã hội: Nền văn hóa mới, con ngời mới vừa là sản phẩm của
chế độ dân chủ nhân dân.
Nội dung chủ yếu của mọi họat động văn hóa, giáo dục là động viên lòng
yêu nớc, căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng đấu tranh cho độc lập, tự
do, thống nhất tổ quốc. Đồng thời xóa bỏ tàn tích phong kiến, những tệ nạn xã
hội cũ để lại, xây dựng nền văn hóa cách mạng.
2.1.2. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến
Đi đôi với việc xây dựng hậu phơng vững chắc về mọi mặt, Đảng ta rất
quan tâm đến việc xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Không những xây dựng căn
cứ địa tại chỗ mà còn xây dựng căn cứ địa chung cho cả nớc.
ở Nam Bộ, Đảng đã lãnh đạo xây dựng căn cứ Đồng Tháp Mời, căn cứ địa
U Minh và căn cứ địa ở từng địa phơng. Từ đây mà cùng với căn cứ địa trong cả
nớc tiến hành cuộc kháng chiến.
Các an toàn khu, căn cứ địa của Trung Ương và địa phơng đợc xây dựng ở
các mức độ khác nhau nhng đều đợc xây dựng và củng cố vững chắc đảm bảo
vừa tiện chỉ huy vừa có khả năng chống lại nhiều cuộc tấn công của địch.
Bên cạch các vùng tự do là: Đất căn bản của ta, quân và dân ta còn xây
dựng các căn cứ địa du kích và khu du kích trong vùng bị tạm chiếm, lấy đó làm
đất đứng chân và huy động đợc phần nào tiềm lực của nhân dân để đánh giặc.
Trong vùng địch kiểm soát, quân và dân ta cũng xây dựng đợc các cơ sở ở
nhiều thành phố, thị xã, thì trấn và nhiều vùng rộng lớn khác ở nông thôn.
Với hệ thống căn cứ địa đợc xây dựng đa dạng và rộng rãi nh trên, hậu phơng chiến tranh nhân dân của ta đã cơ bản đáp ứng đợc về nhu cầu ngời và của
cho kháng chiến.
2.2 Tổ chức lực lợng toàn dân kháng chiến

10



Động viên lực lợng toàn dân kháng chiến, lấy lực lợng vũ trang làm nòng
cốt là điểm cơ bản trong nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Đảng ta
nhằm tổ chức lực lợng tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống
chiến tranh xâm lợc của thực dân Pháp.
Dới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh toàn dân tộc ta đã bớc
vào cuộc kháng chiến, tạo nên thế trận cả nớc đánh giặc, tạo nên sức mạnh tổng
hợp để đánh thắng lực lợng quân sự hiện đại của chiến tranh xâm lợc thực dân
kiểu cũ và của thực dân Pháp. Động viên, tổ chức lực lợng qoàn dân đánh giặc có
lực lợng vũ trang làm nòng cốt là sản phẩm kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống
Toàn dân vị binh, Cả nớc đánh giặc của dân tộc ta và quan điểm về vai trò
quyết định của quần chúng trong cách mạng và chiến tranh cách mạng của chủ
nghĩa Mác-LêNin.
2.3. Kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một trong những phơng pháp
cách mạng cơ bản mà Đảng ta lừa chọn là cách mạng bạo lực, kết hợp chặt chẽ
hai lực lợng và hai hình thức đấu tranh cơ bản là chính trị và quân sự.
Phát huy tinh thần toàn dân đánh giặc, kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu
tranh chính trị, quân sự và binh vận lợi dụng triệt để các khả năng hợp pháp và
bất hợp pháp, vận dụng các hình thức đấu tranh phù hợp với so sánh lực lợng
giữa ta và địch từng lúc, từng nơi, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh
chính quy Đảng ta đã tạo ra cơ hội đánh thắng kẻ địch lớn mạnh hơn mình ngay
tại sào huyệt của chúng.
2.4. Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, phối hợp với đấu tranh quân
sự, chính trị trong cuộc kháng chiến

11



Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong điều
kiện bị các thế lực đế quốc bao vây cô lập. Nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa
mới thành lập cha đợc các nớc trên thế giới công nhận.
Trong điều kiện đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng kế thừa
và phát huy truyền thống, kinh nghiệm của cha ông về chiến tranh ngoại giao,
luôn biết lấy chính nghĩa để thắng bạo tàn, phá vỡ thế bao vây cô lập của các thế
lực đế quốc. Cùng với phơng châm Tự lực cánh sinh coi trọng việc xây dựng,
phát triển lực lợng cách mạng, thúc đẩy phong tro cách mạng ở trong n ớc,
đồng thời tích cực vận động các lực lợng cách mạng và tiến bộ trên thế giới,
cùng phối hợp hành động chống kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, thực dân, gắn liền
cách mạng nớc ta với phong trào cách mạng thế giới.
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, cùng với đờng lối đoàn kết, liên
minh với Loà, Campuchia Đảng ta cũng đã đề ra đờng lối đoàn kết , tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới một cách rộng rãi đối với cuộc kháng
chiến của chúng ta.
Trên cơ sở đó, Đảng và chính phủ ta đã chủ trơng mở cuộc tiến công trên
mặt trận ngoại giao để phối hợp với cuộc tiến công chiến lợc Đông Xuân
1953-1954.
Ngày 26/11/1953, trả lời phỏng vấn báo Thuỵ Điển Expressen về vấn đề
chấm dứt chiến tranh Đông Dơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ quan
điểmcủa nhân dân ta: Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là chính phủ Pháp
thật thìa tôn trọng nền độc lập thực sự của nớc Việt Nam, Việc thơng lợng
đình chiến chủ yếu là một việc chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với chính
phủ Pháp [Hồ Chí Minh toàn tập].
Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây tiếng vang lớn tại Pháp và thế
giới. Sức ép của d luận đã buộc chính phủ Pháp tuyên bố muốn biết lập trờng
của phái bên kia (tức Việt Nam dân chủ cộng hoà) bằng con đờng chính thức và

12



tỏ ý sẵn sàng xem xét việc lập lại hoà bình, bảo đảm độc lập cho các quốc gia
liên kết.
Ngày 07/05/1954, quân đôin Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ. Ngày
08/05/1954, hội nghị quốc tế chấm dứt chiến tranh Đông Dơng khai mạc ở
Giơnevơ (Thuỵ Sĩ). Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rắt căng thẳng,
phức tạp, nhng với thiện chí của phái đoàn ta. Ngày 21/07/1954, hiệp định
Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đợc ký kết. Các nớc tham gia hội nghị
tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Campuchia, Lào, Việt Nam. Cuọc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc
bằng một cuộc đấu tranh ngoại giao.
Chơng 3
Những thành công của Đảng cộng sản Việt Nam trong
kháng chiến chống thực dân pháp (1941-1945)
3.1 Nhân tố cơ bản giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến
chống Thực dân Pháp.

Với ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nớc, không chịu làm nô
lệ", nhân dân ta dới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cờng và chiến thắng
ngày càng to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta đã
bảo vệ đợc chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lợc của đề
quốc Pháp đợc đề quốc Mỹ giúp đỡ ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn Miền
Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn toàn cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả
nớc.
Thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân ta là do các nhân tố cơ bản sau đây:

13



Thứ nhất: Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh với đờng lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa
vào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đáng giặc.
Thứ hai: Có sự đoàn kết chiến đấu của toan dân tập hợp trong mặt trận dân
tộc thống nhất rộng rãi. Mặt trận liên việt đợc xây dựng trên nền tảng khối liên
minh công nông và trí thức vứng chắc.
Có lực lợng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày
càng vững mạnh, chiến đầu dũng cảm, mu lợc, tài trí, là lực lợng quyết định tiêu
diệt địch trên chiến trờng, đè bẹp ý chí xâm lợc của địch giải phóng đất nớc.
Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân, vì dân đợc giữ vững,
chủng cố và lớn mạnh làm thành công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến
và xây dựng chế độ mới.
Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào,
Campuchia cùng chống một kẻ thù chung, có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung
Quốc, Liên Xô, các nớc xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên
thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ pháp.
Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã đập tan ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân ở ba nớc Đông dơng. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam
đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trớc hết là hệ thống thuộc địa
của Pháp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lợc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nớc thuộc
địa nhỏ, yếu đã đánh thắng một nớc thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ
vang của các lực lợng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".

3.2 Giá trị lý luận và thực tiễn về kinh nghiệm lãnh đạo của
Đảng.

14



Trải qua quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta đã tích luỹ đợc nhiều
kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo cách mạng và chiến tranh có giá trị lý lí luận
và thực tiển sâu sắc.
1. Xác định đúng và quán triệt đờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,
lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
2. Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc chống phong
kiến trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc.
3. Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phơng ngày
càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cuộc kháng chiến.
4. Quán triệt t tởng chiến lợc kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề
ra và thực hiện phơng thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo.
5. Tăng cờng công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực
lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

15


C. Kết luận
Cuộc tiến công chiến lợc Đông-Xuân 1953-1954 đỉnh cao là chiến dịch
Điện Biên Phủ lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lợc và can thiệp Mỹ của nhân dân ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
trớc hết là thắng lợi của một đờng lối chính trị đúng đắn, trong đó phơng pháp
cách mạng giữ vị trí đặc biệt quan trọng khẳng định tính cách mạng và tính khoa
học sáng tạo của một phơng thức tiến hành chiến tranh nhân dân, một nền nghệ
thuật quân sự của kháng chiến toàn dân, toàn diện ở nớc ta. Đảng ta đã lãnh đạo
quân và dân ta vận dụng những hình thức và phơng thức đấu tranh phù hợp với
quy luật của chiến tranh cách mạng để tiến hành cuộc kháng chiến kiến quốc.
Tính cách mạng, tính nhân văn nổi bật của phơng thức tiến hành chiến tranh và
nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc là nhằm mục đích chống lại bạo lực phản

cách mạng, chống lại chiến tranh xâm lợc. Với ý chí "thà hi sinh tất cả chứ
không chịu mất nớc, không chịu làm nô lệ". Sức mạnh dân tộc đó đợc nhân lên
gấp bội khi quân và dân ta nhận đợc sự giúp đỡ, sự cỗ vũ, động viên vô cùng to
lớn của nhân dân các nớc xã hội chủ nghĩa, các lực lợng hoà bình dân chủ, tiến
bộ trên thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
Tình khoa học của phơng pháp cách mạng trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp thể hiện phơng pháp sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp chặt chẽ
đấu tranhh quân sự, đấu tranh chính trị và đến một giai đoạn nào đó thì kết hợp
chặt chẽ hai lực lợng và hai hình thức đấu tranh cơ bản là chính trị và quân sự.
Kết hợp ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phơng và dân quân du kích, kết
hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy giữa đánh lớn, đánh vừa và
đánh nhỏ. Thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ. Nắm
vững phơng châm chiến lợc đánh lâu dài. Đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vứng
thời cơ, mở nhiều trận chiến công chiến lợc làm thay đổi nhanh chóng cục diện
chiến tranh để giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ là sản phẩm đích thực của đờng lối chiến tranh của Đảng công sản Việt
16


Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là nét độc đáo trong nghệ thuật lãnh đạo
nhân dân của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tạo nên sức
mạnh tổng hợp to lớn làm nên chiến thắng vang dội.
Từ phơng pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lợc đã để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều kinh nghiệm quý
báu, trong đó có kinh nghiệm về công tác tổ chức, công tác t tởng, sự vận dụng
sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện hoàn
cảnh Việt Nam.
Có đờng lối kháng chiến đúng đắn là nhân tố đầu tiên của thắng lợi nhng đờng lối đó sẽ chỉ nằm trên bàn giấy nếu không có công tác t tởng, công tác tổ
chức, biến đờng lối của Đảng thành hành động của hàng chục triệu quần chúng.
Mục tiêu của công tác t tởng là làm cho cán bộ, Đảng viên, quần chúng

thông suốt đờng lối của Đảng tin vào thắng lợi cuối cùng, có ý chí quyết chiến
quyết thắng, dám đánh, sẵn sàng chịu đựng hy sinh gian khổ, không sợ đánh lâu
dài, biết dựa vào sức mình mà vợt qua mọi khó khăn, phải làm cho nhân dân hiểu
đợc lợi ích cứu nớc, cứu nhà, cứu mình là một, nếu mất nớc thì nhà sẽ tan, ngời
và của không còn. Đi đôi với việc phân tích, giải thích đờng lối đúng đắn còn
phải kiên trì những khuynh hớng lệch lạc nh ngại đánh lâu, muốn đánh mau
thắng mau, dốc toàn lực đánh một trận quyết phân thắng bại, chủ quan khinh
địch.
Kinh nghiệm về công tác tổ chức. Để tổ chức lực lợng toàn dân kháng
chiến, Đảng phải không ngừng xây dựng củng cố hệ thống chính trị và có sự
phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể
quần chúng, lấy đó làm công cụ để tổ chức lãnh đạo cuộc khánh chiến tạo điều
kiện để huy động mọi lực lợng cách mạng trên trận tuyến đấu tranh và động viên
mọi lực lợng quần chúng tham gia tích cự vào mọi hoạt động của cuộ kháng
chiến.

17


Mặt khác, vận dụng sáng tạo lực lợng về chiến tranh cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện hoàn cảnh của nớc ta để có đờng lối kháng chiến
phù hợp. Trên cơ sở quan điểm bạo lực cách mạng, căn cứ vào điều kiện hoàn
cảnh lịch sử cụ thể và so sánh lực lợng giữa ta và địch để từng bớc xây dựng thực
lực kháng chiến và có phơng án tác chiến tích hợp. Từ chiến tranh du kích phát
triển lên chiến tranh chính quy, kết hợp với đâu tranh chính trị-Quân sự-Ngoại
giao tạo điều kiện để "Lấy ít địch nhiều","Lấy yếu thắng mạnh", từng bớc làm
chuyển biến so sánh lực lợng tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
Ngày nay, cả nớc đang trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, biết tạo ra
và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nhân tố, mọi lực lợng kinh tế-xã hội
tham gia vào tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta là một trong những

nội dung cách thức và biện pháp quyết định thắng lợi của cách mạng. Đờng lối
đổi mới của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với t tởng
chỉ đạo phát huy mọi năng lực sản xuất hiện có, khái thác mọi tiềm năng đất nớc, đặc biệt là tiềm năng con ngời. tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế để phát triển lực
lợng sản xuất đi đôi với hoàn thiện quan hệ sản xuất mới nhằm kết hợp sức mạnh
dân tộc và sức mạnh thời đại đa đất nớc thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Đờng lối đó đã trở về.

18


Tài liệu tham khảo
1. Chỉ thị "kháng chiến kiến quốc" của BCH TW Đảng 25/11/1945 và nghị
quyết hội nghị cán bọ TW Đảng ngày 31/7/1946.
2. Cuộc khánh chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam. NXB Sự thật, HN
1959.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, HN 1995.
4. Lịch sử cuộc khánh chiến thống thực dân Pháp 1945-1954, tập II, bộ
quốc phòng Viện lịch sử quân sự Việt Nam. NXB Quôn đội nhân dân, HN 1995.
5. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, chơng trình cao cấp, NXB Chính trị
quốc gia HN 1997.
6. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi và bài học
kinh nghiệm. NXB Chính trị quốc gia HN 1996.
7. Trờng Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, NXB Sự
thật, HN 1975, tập II.
8. Văn kiện Đảng 25/11/1945-31/12/1947, NXB Sự thật, HN 1969.
9. Văn kiện Đảng 1946-1954, Ban nghiên cứu lich sử Đảng TW, HN 1978,
tập I.

19



Lời cảm ơn
để hoàn thành đề tài này, trớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến thầy giáo Phạm Đậu đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo một cách tận tuỵ, nhiệt
tình. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến bạn bè trong
tập thể lớp đã động viên giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Do thời gian
nghiên cứu làm đề tài không có nhiều, tiếp cận với các loại đề tài còn hạn chế,
cha đầy đủ và phong phú nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Qua đây, tôi mong muốn
các thầy cô và bạn bè góp ý để bổ sung cho đề tài đợc hoàn thiện và có ý nghĩa
hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

20



×