Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 bước lập chiến lược digital marketing hoàn hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.04 KB, 5 trang )

5 BƯỚC LẬP CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING 
HOÀN HẢO
Chiến lược, mặc dù là một từ  được  ưa chuộng nhưng thực sự  nó chỉ  có nghĩa đơn  
giản là suy nghĩ về lý do tại sao bạn lại quyết định làm một cái gì đó trước khi bạn bắt tay  
vào làm nó. Vì vậy, hãy bắt đầu chiến lược digital marketing của bạn thật đơn giản như 
quyết định bạn muốn làm gì, làm thế nào để làm được điều đó, bạn mong đợi điều gì sẽ xảy  
ra và làm thế nào để đo lường được những gì bạn đã triển khai.
1. Đặt đúng mục tiêu

Đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được là gì? Mục tiêu đó có thể 
là tăng   độ   nhận   diện   thương   hiệu của   doanh   nghiệp   bạn.   Bạn   mong   muốn   chiến   lược  
Marketing Digital này sẽ giúp thương hiệu của bạn lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng khách  
hàng. Cũng có thể mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đặt ra là dẫn đầu thị  phần. Bạn cần một 
chiến lược làm đầu lái giúp bạn tiếp cận đến những khác mới và thu hút họ  vào hành trình  
mua hàng của bạn. Hay đơn giản, Doanh nghiệp bạn cần  tăng trưởng doanh thu từ  lượng 


khách hàng sẵn có. Bạn cần chiến lược digital marketing để thúc đẩy những khách hàng hiện  
tại mua hàng, sử  dụng dịch vụ  thường xuyên hơn hoặc mở  rộng nhu cầu sử dụng của họ.  
Hiểu được mục tiêu mà bạn đang cố  gắng đạt được là bước đầu tiên để  hoàn thành một 
chiến lược marketing digital.
2. Định vị khách hàng

Nếu bạn không định vị được khách hàng mục tiêu thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra 
thông điệp để thu hút họ. Nhưng bạn cũng không cần phải có một đội nghiên cứu, khảo sát 
thị  trường và khách hàng để  thu thập thông tin về  họ. Cách đơn giản nhất tránh bạn không  
đưa ra 1 chiến dịch "chung chung" không nhắm đúng đến ai là xác định chân dung khách hàng  
của bạn– miêu tả những đặc tính chung của một nhóm khách hàng
Hãy xác định xem khách hàng của bạn là ai và nhóm họ lại 3 hoặc 4 nhóm khác nhau
Chọn ra từng đặc điểm chung của mỗi nhóm
Đặt cho họ một cái tên, một hình ảnh đại diện, một tính cách và một số nét đặc trưng  


khác


3. Định vị thương hiệu

Để hiểu được chính bạn có hiểu được thương hiệu của mình hay không? Bạn cần trả 
lời được những câu hỏi: Lý do để  khách hàng chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ 
cạnh tranh là gì? Đây chính là đặc trưng của doanh nghiệp bạn. Bởi vậy bạn phải xác định 1  
cách rõ ràng xem công ty mình đang đứng  ở  đâu? Đâu là điểm khác biệt của công ty bạn so 
với công ty của đối thủ? Và làm thế  nào để  chuyển tải những điều đó lên bộ  nhận diện 
thương hiệu  – từ  hình  ảnh bạn sử  dụng trên website cho đến ngôn ngữ  bạn sử  dụng trong  
email. 


4. Hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn

Đối thủ cạnh tranh là những người cung cấp sản phẩm/dịch vụ giống bạn. Bạn có thể  phân 
loại thành ba nhóm như sau:
Đối thủ  cạnh tranh trực tiếp: Những thương hiệu cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ 
giống như bạn.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những thương hiệu cung cấp sản phẩm/dịch vụ  khác 
nhưng lại giải quyết được vấn đề về địa điểm và ngân sách như bạn.
Đối thủ  cạnh tranh tiềm  ẩn: Là những thương hiệu có thể  có cái nhìn và cảm nhận  
giống như  một thương hiệu bạn mang lại, hoặc là một thương hiệu khác mà khách 
hàng của bạn thường xuyên sử dụng
Nếu đã xác định được đối thủ  cạnh tranh hãy cố  gắng dùng chính thành công của họ  làm 
động lực, và hãy dùng chính sự khác biệt trong thương hiệu của mình để tạo nên sự độc đáo 
cho sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.



5. Đo lường

Trước khi bạn bắt đầu với 1 chiến dịch nào đó, cần phải xác định những chỉ số  quan 
trọng có liên quan đến mục tiêu của bạn: Views; Engagement; click to CTA; Lead… để  sau  
khi kết thúc, bạn có thể dễ dàng đánh giá được hướng đi của mình đã chính xác chưa.



×