Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Tìm hiểu quan niệm thơ cổ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 181 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM QUANG TRUNG

TÌM HIỂU
QUAN NIỆM THƠ CỔ VIỆT NAM
LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 50423

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. PTS: MAI QUỐC LIÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 1996


MỤC LỤC

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................................... 3
1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.................................................... 3
2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................. 9
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
.............................................................................................................................................. 14
4- CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 27
5. BỐ CỤC LUẬN ÁN ............................................................................................ 28
PHẦN II: NỘI DUNG CƠ BẢN ................................................................................ 29
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ QUAN NIỆM THƠ CỔ VIỆT NAM ................................... 29
CHƢƠNG 2: NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN CỦA NGƢỜI XƢA VỀ THƠ .... 46
1 - Về nhà thơ....................................................................................................... 46


2 – Về thơ với thực tại ......................................................................................... 67
3 - Về nghệ thuật thơ............................................................................................ 93
4 – Về phê bình thơ ............................................................................................ 117
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN NIỆM THƠ CỔ VIỆT
NAM .................................................................................................................................. 137
PHẦN III: KẾT LUẬN ............................................................................................. 151
PHỤ LỤC................................................................................................................... 156
SƠ LƢỢC VỀ CÁC TÁC GIẢ .............................................................................. 156
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 170


3

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ sau khi hòa bình đƣợc lập lại ở
miền Bắc năm 1954, di sản văn chƣơng trong quá khứ của dân tộc bao gồm văn chƣơng dân
gian và văn chƣơng bác học, cả sáng tác và lý luận đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu và đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Riêng văn chƣơng trung đại, chúng ta đã có thể
nói tới việc phát hiện ra Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, phát hiện lại thời đại Lý - Trần,
Nguyễn Du, Cao Bá Quát.
Tuy nhiên, chƣa thể nói tới sự phát hiện với quy mô và tính chất nhƣ vậy đối với di
sản lý luận văn chƣơng cổ của dân tộc. Năm 1981, trong "Từ trong di sản... - Mấy điều thu
hoạch" nhân Nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành cuốn "Từ trong di sản...", Nguyễn Minh
Tân đã xác nhận: "Đối với di sản văn học, nếu nhƣ phần sáng tác đã đƣợc phát hiện, thì phần
di sản tƣ tƣởng lý luận văn nghệ (chữ in nghiêng do N.M.T. nhấn mạnh) có thể nói vẫn còn
chƣa làm đƣợc bao nhiêu, tình hình đó gây nên một cảm tƣởng ở không ít ngƣời về sự nghèo
nàn của tƣ duy lý luận, thậm chí có lúc có ý kiến cho rằng trong ngót mƣời thế kỵ vừa qua, di
sản văn học của ta không để lại "một giọt lý luận nào" (76,209). Cho đến thời gian gần đây,

mặc dầu đã có một vài bƣớc tiến quan trọng, song tình hình nghiên cứu quan niệm văn
chƣơng cổ của dân tộc về cơ bản vẫn chƣa có sự thay đổi thật sự đáng kể.


4
Một nội dung cần đƣợc chú tâm nghiên cứu là quan niệm về thơ. Đó là vì thơ trong
quá khứ là sản phẩm sáng tạo phức hợp nhất, tinh tế nhất của những thành tựu văn hóa cổ
xƣa. Đó còn là vì thơ đƣợc các văn nhân, học giả xƣa luôn xem là thể tài văn chƣơng quan
trọng bậc nhất, đồng thời bộc lộ rõ nhất đặc thù của ―văn‖

theo nghĩa hẹp nhất của từ

này.
Với tiêu đề "Tìm hiểu quan niệm thơ cổ Việt Nam", từ chỗ đứng và tƣ duy hiện đại,
luận án nhằm góp phần phân tích, đánh giá và lý giải một số vấn đề cơ bản, bao quát của
quan niệm thơ thời trung đại Việt Nam (từ thế kỵ X đến thế kỵ XIX). Đây chủ yếu là quan
niệm thơ của các nhà nho, bao gồm đại nho và hàn sỷ, bộc lộ trong các trƣớc tác đƣợc viết
bằng chữ Hán là chính.
Thực tế, có thể nghiên cứu quan niệm thơ cổ qua hình tƣợng văn chƣơng trong sáng
tác của các nhà thơ tiêu biểu thời trung đại. Luận án không đi theo hƣớng này, mà đi theo
hƣớng khác có phần trực tiếp hơn: tìm hiểu quan niệm thơ cổ qua các ý kiến luận bàn về thơ
(như các bài Đề từ, Tựa, Bạt, Bình các tập thơ) và qua ý tứ ít nhiều có liên quan tới quan
niệm thơ ẩn trong ngôn từ, hình ảnh của các bài thơ.
Trong thời trung đại ở ta, theo các tài liệu đã đƣợc công bố, thì không có những công
trình lý luận đồ sộ chuyên bàn về văn chƣơng kiểu "Thi pháp học" của Arixtôt (384-322
TCN), "Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật với thực tại" của N.G. Tsecnƣsepxki (1829 1889)... ở phƣơng Tây và "Văn tâm điêu long" của Lƣu Hiệp (khoảng 465 - 520), "Tùy viên
thi thoại" của Viên Mai (1815-1797)... ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nhiều công trình khảo
cứu có tính chất bách khoa, chẳng hạn của Lê Quý Đôn (1726-1784), có những chuyên mục
bàn về thơ văn (nhƣ mục "Văn nghệ" gồm 48 điều trong bộ "Vân đài loại ngữ"). Các ý kiến
bàn về thơ nhiều hơn cả nằm



5
trong các bài Đề từ, Tựa, Bạt, Bình... các hợp tuyển thơ (nhƣ Việt âm thi tập, Trích diễm thi
tập, Toàn Việt thi lục), nhất là các tập thơ của các nhà nho. Các bài tản văn loại này nhiều khi
do chính tác giả viết, nhƣ lời Tựa Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585),
Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan (1528-1613)... nhƣng cũng không ít trƣờng hợp do
những ngƣời "tri âm" viết, nhƣ Lê Hữu Kiều (1690-1760) viết Tựa cho tập thơ Tàng thuyết
của Mai Doãn Thƣờng, Phan Huy Chú (1782-1840) viết Bạt cho Dương mộng tập của Hà
Tông Quyền... Các bài loại này có khi đƣợc viết dƣới hình thức thơ nhƣ trƣờng hợp Cao Bá
Quát (7-1854) viết Đề sát viên Bùi Công Yên đài anh ngữ khúc hậu (Viết sau tập Yên Đài
anh ngữ của ông đô sát họ Bùi), nhƣng phần nhiều đƣợc viết bằng văn xuôi chữ Hán.
Trong tình hình tƣ liệu chƣa thật giàu có và tập trung nhƣ hiện nay, để tìm hiểu quan
niệm thơ Việt Nam thời trung đại, ngƣời nghiên cứu không thể không lƣu tâm đến bản thân
sáng tác của các nhà thơ. Đó là những ý thơ rải rác trong các bài thơ ẩn tàng nhiều quan niệm
sâu xa của các tác giả. Phải nói càng đi sâu nghiên cứu nguồn dữ liệu loại này ta càng thấy
chúng thật sự phong phú và quý giá. Xin đƣợc nêu hai trƣờng họp tiêu biểu: Nguyễn Trãi
(1380-1442) và Nguyễn Du (1765-1820).
Quan niệm thơ của Nguyễn Trãi đƣợc bộc lộ rõ rệt trong nhiều bài thơ cả chữ Hán
(Ức Trai thi tập) lẫn chữ Nôm (Quốc âm thi tập) của ông. Nguyễn Thị Dƣ Khánh đã dùng
câu thơ "Túi thơ chứa hết mọi giang san" (Tự thán - Bài 2) của Nguyễn Trãi để biện giải cho
"khả năng bao quát không gian của thơ" (80,18)(1). Còn Lê Ngọc Trà thì đã dẫn hai câu: "Liêu

(1)

Tác giả trích "Túi thơ chiếm hết mọi giang san" là không đúng (xem Nguyễn Trãi toàn tập - Nxb
Khoa học xã hội, H., 1976, trang 420).


6

bả tân thi tả ngã sầu" (Tạm đem thơ mới giải tỏ nỗi sầu của ta) và "Hảo bả tân thi hƣớng chí
luân" (Hãy cảm bài thơ mới mà nói cái chí của mình) để chứng minh cho "sức mạnh và đặc
điểm của nghệ thuật là ở chỗ nó dùng tiếng nói tình cảm để thể hiện cả những quan niệm
sống, quan niệm triết học về xã hội và tự nhiên" (59 ,11)(1). Trong thực tế, rất nhiều câu thơ
của Nguyễn Trãi đụng chạm tới những vấn đề khác nhau của lý luận thi ca. Chẳng hạn, hai
câu kết bài "Hý đề" (Đề chơi) thể hiện rõ ý nghĩa của thơ với con ngƣời và với cuộc đời:
Nhãn để nhất thì thi liệu phú
Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa?
(Trƣớc mắt một buổi thi liệu dồi dào
Thi nhân với ngƣời đời thì ai thú hơn?) (15,360-361)
Còn về mối quan hệ giữa thơ với cảnh trí thiên nhiên và rộng ra giữa thơ với thực tại
thì không gì điển hình và thấm thía bằng câu thơ sau trong bài "Tức hứng" (Hứng làm ngay)
của Nguyễn Trãi:
Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn
(Sau mƣa sắc núi làm trong trẻo mắt thơ) (15, 362)
Trong Lời giới thiệu Nguyễn Du toàn tập, Mai Quốc Liên đã nhiều lần nhấn mạnh
đến ý nghĩa lý luận thâm trầm và ý vị của nhiều câu thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du. Ví
nhƣ, để bàn về lẽ "mầu nhiệm" "hƣớng tới chính bản ngã của mình và bản thể vũ trụ" của thứ
thơ ca "không lời" (vô ngôn), ông đã dẫn ra câu thơ sau của Nguyễn Du:
Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa

(1)

Tác giả có sự nhầm lẫn lớn trong trích dẫn: "Hảo bả tân thi ngã sầu" (Hãy dùng bài thơ mới để tả nỗi
sầu của ta) và "Liêu bả tân thi chí hƣớng luân" (Muốn làm bài thơ mới để nói cái chí của mình). Xin xem
Nguyễn Trãi toàn tập, trang 303 và trang 349.


7
(Văn thiêng không phải ở ngôn ngữ)

Đó là câu rút ra từ bài "Lƣơng Chiêu Minh thái tử phân kinh đài" (Đài đá chia kinh
của thái tử Chiêu Minh nhà Lƣơng - 11, 538).
Tuy nhiên, theo chúng tôi, có lẽ phải cần tới nhiều tiểu luận mới mong khai thác đƣợc
tƣơng đối đầy đủ quan niệm thi ca Nguyễn Du bộc lộ qua thơ chữ Hán của ông. Chẳng hạn,
nói về mối quan hệ giữa thi nhân và thi ca, Nguyễn Du viết:
Thi nhân bất đắc kiến
Kiến thi như kiến nhân
(Ngƣời thơ không đƣợc thấy
Thấy thơ nhƣ thấy ngƣời)
(Đề Vi Lƣ tạp hậu - 11,336)
Còn đây là vai trò của thi ca đối với cuộc đời trong quan niệm của Nguyễn Du:
Thi thành thảo thụ giai thiên cổ
(Thơ làm xong, cỏ cây cùng thơ đƣợc truyền đến ngàn năm)
(Hán Dƣơng văn điểu — 11,405)
Trên cơ sở hai nguồn tƣ liệu chủ yêu bao gồm các ý kiến trực tiếp bàn về thơ và các ý
kiến ẩn tàng trong các bài thơ, chúng tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ khái quát thành quan niệm
thơ chứ chƣa đến mức quan điểm thơ thời trung đại Việt Nam.
Cho dù mới dừng sự nghiên cứu ở mức độ quan niệm thơ, chúng tôi vẫn luôn ý thức
đƣợc sự khác biệt giữa quan niệm thơ và nội dung thơ. Trên thực tế, hai khái niệm này "hòa
nhi bất đồng". Không đồng nhất với nội dung, quan niệm thơ là một bộ phận quan trọng của
quan niệm văn chƣơng, quan niệm nghệ thuật, rộng hơn là quan niệm mỷ học có ý nghĩa


8
bao trùm và chỉ đạo sáng tác. Nó có thể tồn tại một cách "lý thuyết", tự giác và có ý thức.
Cũng có khi nó chƣa đạt tới tính chất và trình độ đó. Tuy nhiên, theo lẽ thƣờng, sáng tác ắt
sinh ra quan niệm, dẫu là tập trung hay phân tán, trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự
giác. Nội dung thơ chính là nội dung cụ thể của các bài thơ trong đó có nội dung hiện thực
song chủ yếu bao gồm nội dung tƣ tƣởng, tình cảm đƣợc bộc lộ qua các phƣơng tiện nghệ
thuật nhƣ ngôn từ, hình ảnh, âm điệu, vần luật... Dễ lẫn với quan niệm thơ hơn cả là các nội

dung có tính khái quát, đặc thù cho một giai đoạn hoặc một nền văn chƣơng nhƣ: nội dung
hiện thực, nội dung yêu nƣớc, nội dung nhân văn...
Cố nhiên, ngƣời nghiên cứu cũng không nên quá tách bạch hai khái niệm này vì
chúng vốn có quan hệ rất hữu cơ với nhau. Cần thấy tác động qua lại giữa chúng. Quan niệm
chỉ đạo sáng tác và đƣợc bộc lộ qua sáng tác, nên có thể ở một mức độ nhất định dùng thực
tiễn sáng tác soi sáng thêm quan niệm. Điều cần hết sức tránh là áp đặt nội dung lên quan
niệm, thay thế quan niệm bằng nội dung.
Cũng do hạn chế có thể nói là khá ngặt nghèo của tƣ liệu về mặt lịch sử, luận án
nghiêng về việc tìm hiểu quan niệm thơ cổ trên bình diện cấu trúc. Ngay ở mật cấu
trúc, luận án cũng chỉ đi vào những vấn đề chung có tính bao quát nhƣ: các quan niệm về chủ
thể sáng tạo, về quan hệ giữa thơ với thực tại, về nghệ thuật thơ, và về phê bình thơ. Một vài
vấn đề cụ thể có ý nghĩa nhƣ: thơ với cảnh trí thiên nhiên, động và tĩnh trong thơ... có đƣợc
phân tích, lý giải trong các chƣơng mục khác nhau của luận án nhƣng không đƣợc tập trung
nghiên cứu thành những chuyên mục riêng.


9
Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong quan niệm thơ là chính, luận án còn
gắng phát hiện ra bản sắc riêng trong lối bàn luận về thơ của các thi nhân học giả xƣa. Điều
này không phải không đáng quan tâm, nhất là khi cần đối chiếu để thấy sự tƣơng đồng trong
lối tƣ duy lý luận của các dân tộc phƣơng Đông cũng nhƣ sự khác biệt với lối tƣ duy lý luận
của ngƣời phƣơng Tây. Suy rộng ra, đó cũng chính là những nét đặc thù trong văn hóa và tƣ
tƣởng Á Đông, có cội nguồn sâu xa từ những điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội riêng biệt.

2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Khái niệm "trung đại" đƣợc các nhà nhân văn chủ nghĩa ở châu Âu thế kỉ XV dùng để
chỉ thời kỳ lịch sử từ khi đế chế Tây La Mã sụp đổ (thế kỉ V) cho tới thời đại Phục Hƣng (thế
kỉ XV). Thời trung đại Việt Nam là một trong những thời kì phát triển của dân tộc trên nhiều
phƣơng diện. Nền văn hóa, và nói riêng là nền văn chƣơng kể cả sáng tác lẫn quan niệm, đã
phát triển và thu đƣợc nhiều thành tựu, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc cùng bản lĩnh

của con ngƣời Việt Nam. Do vậy, không thể hiểu thấu đáo đƣợc văn hóa, văn chƣơng và con
ngƣời Việt Nam hiện đại nếu không nghiên cứu đầy đủ, kỷ lƣỡng văn chƣơng thời trung đại,
trong đó có quan niệm thi ca.
Nếu nhƣ vấn đề quan niệm thơ cổ đƣợc giải quyết đúng hƣớng và xác đáng, nó sẽ có
ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Trƣớc hết, là ý nghĩa khoa học và đào tạo của vấn đề
nghiên cứu. Trong nhiều năm trở lại đây, một câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà lý luận là làm
thế nào để xây dựng nền lý luận văn chƣơng và nói riêng là nền lý luận thi ca dân tộc - hiện
đại. Theo chúng tôi, không thể giải quyết đƣợc vấn đề này nếu


10

không xuất phát từ tinh hoa di sản lý luận trong quá khứ. Bởi "ôn cố tri tân" và còn bởi "tân
tòng cố xuất".
Cho đến giờ, có lẽ không còn ai cho rằng các bậc tiền bối đã không để lại "một giọt lý
luận" nào cho con cháu. Tuy nhiên, tâm lý xem thƣờng, nhất là khi có dịp đối chiếu di sản lý
luận cổ Việt Nam với di sản lý luận đổ sộ của các dân tộc khác nhƣ Trung Quốc, Pháp, Nga...
vẫn còn là tâm lý khá phổ biến. Đúng là ngày trƣớc "không mấy ngƣời bàn về lý luận văn
học" (84,16). Mà nếu có bàn về văn về thơ thì thƣờng rất ngắn, lại có vẻ nhƣ sơ sài, rập
khuôn. Trong khi tƣ liệu đƣợc sƣu tầm, biên dịch từ kho tàng Hán - Nôm cho đến giờ vẫn
chƣa thể coi là thật sự phong phú. Có điều, theo chúng tôi, nếu đi sâu tìm hiểu nguồn tài liệu
quý giá đó, với ý thức trách nhiệm cao đối với khoa học và đối với dân tộc, thì sẽ nhận ra
những gì đáng nâng niu trân trọng từ di sản ông cha ta để lại.
Đáng tiếc, trên thực tế việc khai thác di sản lý luận thơ cổ của dân tộc chƣa làm đƣợc
bao nhiêu. Xin đƣợc nêu một trƣờng hợp: Tập sách "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam
hiện đại" (41.1). Đây là một công trình dầy dặn, công phu, chuyên khảo cứu về thơ của một
nhà khoa học có uy tín. Cuốn sách ngót 500 trang quả là một đóng góp lớn và mới của tác giả
vào việc tìm hiểu lý luận thơ và thơ Việt Nam hiện đại. Có lẽ không ai nghi ngờ điều đó.
Song phải thừa nhận là từ nội dung đến cách viết, tác giả chịu ảnh hƣởng khá nặng nề của thi
luận phƣơng Tây. Cuốn sách có nêu ý kiến bàn về thơ của một vài học giả phƣơng Đông

nhƣng không nhiều. Đặc biệt, nếu đối chiếu với dung lƣợng khá đồ sộ của chuyên luận thì
những lời trích dẫn Trung Quốc và Việt Nam xƣa có thể xem là quá ít ỏi. Trong danh mục
tham khảo, tác giả có nhắc tới hai tập sách "Vân đài loại ngữ" và "Kiến văn tiểu lục" của Lê
Quý Đôn. Không rõ vì lẽ gì


11
trong nội dung cuốn sách không thấy trích một câu nào, hoặc đƣa ra một ý nào rút từ "Kiến
văn tiểu lục". Tập "Vân đài loại ngữ" thì đƣợc dẫn ra đúng một ý trong hai lần. Đáng tiếc là
hai lần cùng một dẫn chứng lại không khớp nhau. Một lần ở trang 43 là câu: "Ý kỳ thẳng,
mạch kỳ lộ". Còn lần hai ở trang 208 lại là câu: "Nói kỳ thẳng, ý kỳ rộng, mạch kỳ lộ". Có lẽ
ngƣời viết sử dụng trí nhớ hoặc chuyển dẫn từ những nguồn khác nhau.
Từ thực tế trên, chúng tôi không tán thành với Nguyễn Thị Dƣ Khánh khi tác giả nhận
xét: "Cho đến nay, các nhà lý luận thơ đã kế thừa một cách triệt để" nền "thi thoại" cổ của
dân tộc (80,18). Phải nói là các nhà lý luận văn chƣơng hiện đại chƣa làm đƣợc bao nhiêu
trong việc khai thác, phát huy di sản lí luận thi ca trong quá khứ. Tình hình này đã phần nào
ảnh hƣởng tới nội dung và phƣơng hƣớng đào tạo ở phổ thông cũng nhƣ ở đại học. Trên
phƣơng diện tìm hiểu những quan niệm chung về văn chƣơng thời trung đại, nhìn đại thể, đã
có những bƣớc tiến. Ngoài một vài bài viết lẻ tẻ đây đó đã xuất hiện những chuyên luận dày
dặn nhƣ tập "Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam" của Phƣơng Lựu (Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1985). Riêng những tập chuyên luận hoặc giáo trình về quan niệm thơ cổ thì chƣa thấy
xuất hiện. Tình hình đó, cố nhiên, đã trực tiếp ảnh hƣởng tới việc giảng dạy và học tập văn
chƣơng thời trung đại ở bậc phổ thông. Trong cuốn "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ
thi pháp" đƣợc giới thiệu là "Sách dùng cho sinh viên ngữ văn và giáo viên ngữ văn phổ
thông", tác giả có lƣu ý tới một vài ý kiến về thơ của Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá
Quát, Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Nguyễn Cƣ Trinh, Ngô Thì Sỷ (80,18). Đó là điều đáng
ghi nhận. Nhƣng ngoài những sơ sót không nên có (nhƣ câu của Cao Bá Quát là trong lời Bạt
tập thơ



12
chứ không phải trong tập thơ "Thƣơng Sơn công thi tập"), theo chúng tôi, trích dẫn nhƣ thế
chƣa thể coi là "hơi nhiều", nhất là lại nhằm khẳng định "dân tộc ta quả đã có một nền "thi
thoại", đúc rút đƣợc nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý về nghệ thuật sáng tác loại hình đặc
biệt này" (80,18). Đấy là chƣa nói trong nội dung của cuốn sách tác giả không hề phân tích
những quan niệm thơ cổ đã tác động ra sao tới việc phân tích, thẩm bình thơ về mặt thi pháp.
Trở lên trên là ý nghĩa khoa học và đào tạo của vấn đề nghiên cứu. Đề tài còn có ý
nghĩa thực tiễn. Dễ thấy văn chƣơng hiện đại nƣớc ta đang trong giai đoạn chuyển mình. Một
trong những dấu hiệu đồng thời là biểu hiện của tính giao thời là ở chỗ các thể nghiệm văn
chƣơng, đặc biệt là thể nghiệm thi ca đang có xu hƣớng mở rộng. Đó là lẽ bình thƣờng. Tìm
tòi, tự đổi mới trong nghệ thuật là đúng và cần nhằm làm cho văn chƣơng và nói riêng là thi
ca ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu thẩm mỷ của thế hệ công chúng mới. Tuy hiện trạng còn
ngổn ngang nhiều điều bất ổn, nhƣ đã xuất hiện xu hƣớng quá chú trọng tới tu sức hình thức,
ngôn từ trong thơ. Nhiều cây bút, theo Vũ Quần Phƣơng, thiên về việc "thể nghiệm ngôn từ"
trong khi "nội dung bí hiểm, tự đánh mất độc giả". Họ muốn học Xuân thu nhã tập. Nhƣng,
cũng theo lời của Vũ Quần Phƣơng, thật ra kinh nghiệm của trƣờng phái này là "một kinh
nghiệm phủ nhận chính nó" (Báo Văn nghệ - Số 47/1995).
Trƣớc tình trạng này, nếu có điều kiện trở về với các ý kiến của các văn nhân học giả
xƣa thì vấn đề sẽ đƣợc phần nào tháo gỡ. Chất và văn, ý và lời luôn là những cặp phạm trù
song hành trong những lời bàn của ngƣời xƣa về thơ. Trong Bài thuyết "Liên hạ thi minh",
Ngô Thì Nhậm coi việc "chỉ chăm chắm vào việc ăn cắp văn tự" là việc làm của "hạng ngƣời


13
nhỏ mọn" (23,225). Theo ông, thi ca đích thực "đâu phải việc tranh hơn từng chữ từng vần"
(23,226). Tình ý trong thơ đã đƣợc Ngô Thì Nhậm đặc biệt coi trọng. Tuy ông không rơi vào
thái cực khác: Xem thƣờng vai trò của các yếu tố hình thức trong thơ. Cũng trong bài viết
trên, Ngô Thì Nhậm hết lời ca ngợi Ly tao "Lời bén bút sắc, tranh đẹp đua tƣơi" có "cái lạ
của một chữ, cái khéo của một vần" (23,225). Ông còn chân tình giãi bày rằng ông cùng "thi
xã" đã sáng tác các bài thơ "Liên hạ thi minh" từ lâu, "nhƣng bởi bận việc thôi xao, nên chƣa

kịp đóng thành tập" (23,226).
Có ngƣơi lập luận đó là thứ thơ răn ngƣời, sửa đời của các bậc danh nho, thứ "văn học
có hình thức đẹp chính là để phục vụ cho nội dung hay" (Đinh Gia Khánh) nên không thể
không nhấn mạnh tới nội dung. Tuy nhiên, ngay cả những ngƣời ít nổi tiếng hơn cũng không
chủ trƣơng thứ thi ca dung mỷ. Đỗ Hạ Xuyên viết: "Thơ là tiếng nói của trái tim, trái tim
chƣa đủ thì biểu hiện ra lời, lời chƣa đủ thì biểu hiện ra thơ... còn nhƣ sự sửa lời nắn điệu,
tranh lạ đấu kỳ, bị coi là cái học thấp kém" (35.1,245). Không ai muốn là những ngƣời bảo
thủ hay phục cổ. Có điều, những thử nghiệm đi ra ngoài giới hạn của thi ca chân chính chắc
chỉ đƣa đến ngõ cụt. Nhà thơ Nga đƣơng đại Iuri Lêvitanxki nói rất đúng rằng: "Phải, thơ cần
tự do. Nhƣng có hai điều nó không thể tự do: nó không thể tự do khỏi chính bản thân nó, và
khỏi thế giới" (Báo Văn nghệ - Số 44/1995). Muốn không ra "khỏi thế giới", thơ không thể sa
vào vũng bùn của chủ nghĩa hình thức.
Đó là về sáng tác. Trên lĩnh vực phê bình thơ sôi động nhƣ hiện nay chƣa phải đã hết
những điều đáng băn khoăn. Câu nói của Nguyễn Hàm Ninh ở thế kỉ trƣớc hoàn toàn sát hợp
với tình hình phê bình thơ hiện giờ. "Câu chuyện thơ càng ngày càng lắm ngả" (35.1,73). Lối
phê bình "quy


14
chụp" đã lùi xa vào dĩ vãng. Nhƣng đã xuất hiện những thiên lệch mới đáng đƣợc báo động vì
chúng bất lợi cho sáng tác của nhà thơ và cho định hƣớng thẩm mỷ của bạn đọc. Có nhiều bài
phê bình quá "kinh viện", quá "học đƣờng" của những cây bút đạo mạo ít chất sống của đời
sống văn chƣơng. Lại có không ít bài phê bình, thƣờng của các nhà thơ, lại quá phóng túng,
quá bay bƣớm. Nếu đọc lại ý kiến về phê bình của ngƣời xƣa chắc giới phê bình hiện nãy sẽ
nhận đƣợc nhiều bài học bổ ích. Ngô Thì Hoàng viết: "Đạo bàn luận, nếu quá buông tuồng thì
hóa ra phóng túng, nếu quá câu nệ thì hóa ra gò gẫm. Ở trong khuôn khổ thỉnh thoảng cũng
phải ra khỏi lối mòn" (76,80).
Từ nhiều góc độ khác nhau, có thể dễ dàng khẳng định giá trị những ý kiến đƣợc đúc
rút từ vốn đời, từ sức học, sức đọc đáng kinh ngạc của ông cha ta ngày trƣớc.


3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA
LUẬN ÁN
a) Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc khảo cứu di sản văn chƣơng thời trung đại Việt Nam liên quan chặt chẽ với khoa
văn bản học Hán Nôm. Đúng nhƣ quan niệm của nhà nghiên cứu ngƣời Nga Nhitraêva: "Văn
bản học trong ý nghĩa đầu tiên của nó là cơ sở cho tất cả các bộ môn nghiên cứu văn học.
Nhƣng công trình nghiên cứu văn bản chuẩn bị cho việc nghiên cứu về mặt lịch sử văn học,
dọn đƣờng cho nó" (63.1,62). Quy luật này có tính phổ quát trong nghiên cứu văn chƣơng
trung đại Việt Nam ở những vấn đề chung cũng nhƣ ở những vấn đề cụ thể. Mai Quốc Liên
coi việc "phát hiện" ra Ngô Thì Nhậm với tƣ cách là một tác giả văn chƣơng bắt đầu "từ việc
tìm tòi"


15
trong kho Hán Nôm "những văn bản "tuyệt diệu" đồng thời cũng là những văn bản dễ làm
nản lòng vì sự phức tạp của nó" (63.1,10).
Có thể xem công việc sƣu tầm, hiệu đính, chú giải các tƣ liệu liên quan tới các ý kiến
của các văn nhân học giả thời xƣa trực tiếp bàn luận về văn thơ chính thức đƣợc khởi đầu vào
năm 1962 khi Nhà xuất bản Văn hóa lần đầu tiên cho công bố bản dịch bộ sách "Vân đài loại
ngữ" của Lê Quý Đôn. Ngay sau đó, Tạp chí Văn học - Số 12/1963 cho đăng tải một loạt ý
kiến về văn thơ của một số tác giả ở hai thế kỵ XVIII và XIX nhƣ: Nguyễn Cƣ Trinh, Lý Văn
Phức, Phan Thanh Giản, Nhữ Bá Sỷ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh, Miên
Thẩm... do nhà Hán học Nguyễn Đức Vân sƣu tập và trực tiếp dịch. Năm năm sau, vẫn trên
Tạp chí Văn học (Số 9/1968) cụ lại cho công bố thêm ý kiến của một số tác giả khác ở các
thế kỵ trƣớc đó nhƣ: Lý Tử Tấn, Hoàng Đức Lƣơng, Lê Hữu Kiều, Lê Quý Đôn, Bùi Huy
Bích, Ngô Thì Nhậm...
Từ năm 1973 trở đi, theo hƣớng của cụ Nguyễn Đức Vân, các tạp chí Văn học,
Nghiên cứu nghệ thuật, Tác phẩm mới cho in một loạt những ý kiến hoặc những bài viết bàn
về văn thơ của các tác giả thời trƣớc. Đặc biệt vào năm 1981, Nhà xuất bản Tác phẩm mới
cho in cuốn "Từ trong di sản..." tập hợp khá phong phú ý kiến bàn về văn chƣơng chủ yếu

của các bậc học rộng đỗ cao từ thế kỵ X đến đầu thế kỵ XX ở nƣớc ta. Có trong tập sách là
các ý kiến của hầu hết các tên tuổi lớn thuộc các thế kỵ nhƣ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Ngô Thì Sỷ, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú, Bùi Huy Bích, Nguyễn
Du, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát...
Cũng cần phải kể đến công lao to lớn của soạn giả các bộ Nguyễn Trãi toàn tập (Nxb
Khoa học xã hội -1976), Nguyễn Du toàn tập (Nxb Văn


16
học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học -1995), các bộ tuyển tập thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu (Nxb Văn học -1963), Phan Bội Châu (Nxb Văn học -1967), Nguyễn Quang Bích
(Nxb Văn học -1973), Ngô Thì Nhậm (Hai tập, Nxb Khoa học xã hội -1978), Nguyễn
Khuyến (Nxb Văn học -1979), Nguyễn Công Trứ (Nxb Văn học -1983), Cao Bá Quát (Nxb
Văn học -1984)... Trong những công trình này, các soạn giả không những đã lƣu tâm thu thập
các tƣ liệu có liên quan tới việc tìm hiểu quan niệm thơ văn của các tác giả thời trƣớc mà còn
có công hiệu đính, chú giải văn bản một cách tỉ mỉ và khoa học.
Công trình sƣu tập, biên dịch đáng kể nhất vào thời gian gần đây liên quan đến việc
tìm hiểu quan niệm thơ cổ là tập sách "Ngƣời xƣa bàn về văn chƣơng" (Tập I) của giáo sƣ Đỗ
Văn Hỵ (Nxb Khoa học xã hội -1993). Cuốn sách của Đỗ Văn Hỵ có ý nghĩa trên nhiều
phƣơng diện. Trƣớc hết nó làm sáng rõ, phong phú thêm nguồn tƣ liệu giúp việc nghiên cứu
quan niệm thơ cổ vốn còn chƣa thật tập trung và giàu có. Nguồn tƣ liệu này càng quý giá hơn
bởi tính khoa học đƣợc nâng cao của công trình với ý thức: "Để ngƣời đọc hiểu rõ những
quan điểm cụ thể đƣợc viết ra trong những hoàn cảnh cụ thể, các bài văn sẽ đƣợc dịch trọn
vẹn... Riêng những bài bàn về quan điểm thơ lại viết bằng thơ, để tránh hiện tƣợng "bào mòn"
hay "xuyên tạc" trong lúc dịch, và nó lại ràng buộc bởi vần luật và số chữ trong câu thơ, nên
các bài thơ đƣợc dịch theo thể văn xuôi" (35.3,2). Sau nữa, và điều này rất đáng đƣợc ghi
nhận, cuốn sách giúp chúng ta tiếp xúc với những ý kiến của nhiều nhà nho danh vị thấp,
tiếng tăm ít nhƣ: Vũ Trọng Đại, Đỗ Tuấn Đại, Ngô Cƣơng Mạnh Đoan, Trần Cao Đệ, Trần
Bá Kiên, Ngô Quý Đồng... Thậm chí có một số văn bản trong tập sách còn chƣa xác định
đƣợc tên tác giả. Lời bàn của nhũng ngƣời này



17
thƣờng "phi chính thống", hồn nhiên và chân thực, nên giúp chúng ta ngày nay có thêm cơ sở
dựng lại một cách xác thực và khoa học hơn quan niệm văn chƣơng và nói riêng là quan niệm
thi ca thời trung đại ở nƣớc ta.
Cùng với quá trình phát hiện các tƣ liệu nói trên là việc bƣớc đầu nghiên cứu, phân
tích, đánh giá, lý giải quan niệm thơ cổ Việt Nam. Ở đây, cần phải chú ý đúng mức tới các
công trình nghiên cứu lịch sử văn chƣơng và lý luận văn chƣơng thời trung đại. Trong khi
bàn về những vấn đề chung hay những vấn đề của từng giai đoạn, từng tác giả, các nhà
nghiên cứu đểu ít nhiều đề cập tới quan niệm thơ của các thi nhân học giả xƣa, bởi vì thơ là
một thể tài luôn giữ một vị trí đặc biệt trong sáng tác của các nhà nho thời trƣớc. Ví nhƣ,
trong công trình "Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn", giáo sƣ Mai Quốc Liên đã
trình bày quan niệm thơ của Ngô Thì Sỷ và nhất là của Ngô Thì Nhậm. Chƣơng "Một vài vấn
đề thi pháp tác phẩm Ngô Thì Nhậm" của chuyên luận đã góp phần khẳng định mặt tích cực
trong quan niệm thi ca của tác giả quan trọng vào bậc nhất của Ngô gia văn phái này. Mai
Quốc Liên viết: "... Ngô Thì Nhậm đã có những quan điểm và sáng tác nghệ thuật tiến bộ.
Ông chống lại sự "quá cầu kỳ... sa vào giả dối, quá trau chuốt sa vào xảo trá" "chỗ thần diệu
của thơ là cốt ở tấm lòng để hiểu lòng mà thôi". Ông tán thành quan niệm thơ của Phan Huy
Ích: "Hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần". (63.1,180). Giáo sƣ đồng thời không quên
những hạn chế lịch sử và giai cấp tất yếu trong quan niệm thơ của Ngô Thì Nhậm: "Quan
niệm "văn dĩ tải đạo"... đã đƣợc Ngô Thì Nhậm nhấn mạnh: "Thơ là để vịnh lời, lời là để chở
đạo, đạo là trung hiếu vậy" (Cẩm đƣờng thi tập tự)" (63.1,169). Đặc biệt, tác giả "Ngô Thì
Nhậm trong văn học Tây Sơn" đã kết hợp đƣợc


18
cái nhìn lịch đại và đồng đại khi phân tích quan niệm thơ của thời trung đại. Giáo sƣ viết:
"Nếu nhƣ trƣớc đó hai thế kỵ, Phùng Khắc Khoan (1528-1613) khuyên học trò mình "phải đi
theo cổ nhân từng bƣớc, từng bƣớc một, lấy họ làm mẫu mực" thì ở thế kỵ này, Lê Quý Đôn

lại viết: "Ngƣời xƣa nói: làm thơ, làm văn, chép việc dù nhiều chỉ sợ không hóa; ý bảo đem
lời và ý của cổ nhân mà đúc luyện lại cho mới; chứ đừng bƣớc theo lối cũ" (63.1,179).
Trong cuốn "Tìm hiểu văn học", khi trở về cội nguồn di sản lý luận văn chƣơng dân
tộc, ở những vấn đề cụ thể, tác giả Lê Đình Ky thƣờng trở về với quan điểm thơ. Đi vào một
hiện tƣợng tiêu biểu là Lê Quý Đôn, nhà nghiên cứu không quên nhắc tới câu nói nổi tiếng:
"Làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự", rồi bình luận: "cảnh chủ yếu là
thiên nhiên, ngoại vật; sự chủ yếu là chuyện con ngƣời, chuyện xã hội; tình là do "cảnh" và
"sự" tác động vào con ngƣời mà sinh ra vậy. Có lẽ vì là thơ nên Lê Quý Đôn không nói đến
ý, nhƣng chúng ta có thể hiểu là trong tình đã hàm ý rồi... Cái cấu trúc tình, ý, cảnh, sự là cơ
sở cho hình thành văn nghệ..." (57.2,327). Giáo sƣ Lê Đình Ky đồng thời bàn đến quan niệm
thơ khi đi vào vấn đề có tính nguyên lý chung: "Nổi bật lên trong tƣ tƣởng văn nghệ của cha
ông là quan điểm "văn dĩ tải đạo", "thi ngôn chí". Đạo ở đây không chỉ là đạo đức theo quan
điểm Nho giáo, mà còn là điều thiện, là thế đạo nhân tâm, là đạo làm ngƣời nói chung; chí là
chí hƣớng, là tấm lòng, là điều mình ôm ấp, mong ƣớc, nhƣng chí phải từ "tâm" mà ra"
(57.2,336).
Tiểu luận "Từ trong di sản... mấy điều thu hoạch" của Nguyễn Minh Tân cũng đã
dành nhiều đoạn bàn về nguyên lý "Thi ngôn chí". Nguyễn Minh Tấn cho rằng: "Quan niệm
"thi ngôn chí" có thể đƣợc các nhà văn,


19
nhà nho nƣớc ta vận dụng muộn hơn là "Văn dĩ tải đạo". Nhƣng, nhƣ chúng tôi nghĩ, Thi
ngôn chí đã góp phần tạo nên khuôn mặt độc đáo của văn học Việt Nam xƣa, đƣợc các cụ ta
vận dụng uyển chuyển, tâm đắc hơn là "văn dĩ tải đạo" (76,237). Vì sao có thể nói nhƣ vậy?
Tác giả lý giải: "Thi ngôn chí là tiếng nói chân tình, là tâm hồn, tình cảm của ngƣời viết"
(76,237). Nguyễn Minh Tân còn góp phần giải thích: Thế nào là chí trong Thi dĩ ngôn chí?
"Chí có nhiều nội dung rất khác nhau. Chí của nhà thơ hƣớng về đâu thì Chí mang nội dung
đó" (76,238). Đi xa hơn, tác giả viết: "Gắn với chí là tâm và tình. Tâm và tình vừa là điểm
xuất phát vừa là mục tiêu của chí, "Tâm và tình là động lực trong lòng nhà thơ do tác động từ
bên ngoài khơi dậy cảm hứng của nhà thơ. Cuộc sống đã gọi ý cho nhà thơ, hƣớng cái chí

nhà thơ về nơi đó" (239).
Trong chuyên luận "Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam", Nguyễn Bá
Thành cũng đã lƣu ý phân tích quan niệm "thi ngôn chí" của các nhà nho xƣa. Tác giả cho
rằng với Thi ngôn chí thì "mục đích của thơ không phải là "nhận thức và phản ánh hiện
thực", mà là để bộc lộ cái ý chí, tình cảm của con ngƣời. Cái chí đó cũng tức là cái tâm, cái
hồn, cái phong cốt của mỗi con ngƣời. Theo quan niệm "thi dĩ ngôn chí" thì tƣ duy thơ thiên
về hƣớng nội" (65,37-38). Tác giả đồng thời lƣu ý: "Thơ là để nói chí hƣớng, nhƣng không
phải là cái chí hƣớng chung của mọi lớp ngƣời, mà chỉ là ý chí, tình cảm của một lớp nho sỷ
trí thức... những ngƣời quân tử, những vị quý tộc, các bậc vua chúa, những ngƣời học hành
đỗ đạt cao" (65,38). Vậy là nội dung "chí" trong "thi ngôn chí", theo tác giả, bị quy định bởi
tính giai cấp sâu sắc. Đánh giá chung về nguyên lý "thi ngôn chí", Nguyễn Bá Thành viết:
"Quan niệm thi dĩ ngôn chí đã mang một ý nghĩa tiến bộ ở chỗ coi thơ là sản phẩm tinh thần
gắn liền


20
với chủ thể sáng tạo... Nhƣng do những nguyên tắc có tính đạo lý chi phối mạnh... nên tƣ duy
thơ cổ không vận động đƣợc tự do hoàn toàn" (65,40-41).
Trên thực tế chỉ có hai bài chuyên tìm hiểu về quan niệm thơ là:
- Thử tìm hiểu quan niệm "thi ngôn chí" của nhà Nho (Trần Lê Sáng - Tạp chí Văn
học, Số 1/1973).
- Thơ với nhà thơ Lê Quý Đôn (Đỗ Văn Hỵ - Tạp chí Văn học, số 6/1984)
Trong bài "Thử tìm hiểu quan niệm "thi ngôn chí" của nhà Nho", Trần Lê Sáng cho
rằng, đây là một nguyên tắc ''chi phối hết sức sâu sắc hoạt động làm thơ và phê bình thơ của
dòng thơ chịu ảnh hƣởng Nho giáo". Tuy nhiên, nội dung của nguyên lý chung này lại
"không cụ thể" nên "hầu nhƣ nhà Nho ở mỗi nƣớc, mỗi thời kỳ hoặc mỗi trƣờng phái khác
nhau đều có thể có những quan niệm khác nhau". Muốn làm sáng tỏ quan niệm "thi ngôn chí"
của các nhà Nho nƣớc ta, theo tác giả, cần phải ngƣợc trở về nguồn gốc quan niệm "thi ngôn
chí" cũng nhƣ nội dung quan niệm "thi ngôn chí" từ bên Trung Quốc.
Về nguồn gốc của quan niệm, tác giả đã chứng minh nguyên lý "thi ngôn chí" mặc

dầu đƣợc nhiều ngƣời dẫn ra từ phần ―Thuấn điển‖ (Kinh thƣ) và phần "Nhạc ký" (Lễ ký) những tác phẩm đƣợc các nhà nghiên cứu xác minh đƣợc viết từ thời Tây Hán về sau, nhƣng
quan niệm này "chắc chắn có trƣớc đời Tây Hán". Trần Lê Sáng có nêu ra câu "thi dĩ ngôn
chí" trong Tả truyện, câu "thi dĩ đạo chí" trong Trang Tử, câu "thi ngôn thi kỳ chí dã" trong
Tuân Tử, nghĩa là những tác phẩm có trƣớc đời Tây Hán đến mấy thế kỵ.


21

Về quan niệm của các nhà Nho Trung Quốc, tác giả nhận thấy ngày nay ta từng hiểu
"thơ nói chí" "từ phƣơng diện nhiệm vụ của thơ", trong khi quan niệm cổ nhất về ba chữ "thi
ngôn chí" lại "từ phƣơng diện định nghĩa thơ". Thơ là gì? - Thơ là chí". Vấn đề cần đặt ra:
Vậy chí là gì? Về vấn đề này, theo tác giả, ý kiến của các nhà Nho "rất phong phú, rất tỉ mỉ,
khó ai có thể tƣờng thuật lại hết", nhƣng trên đại thể có thể chia làm ba loại ý kiến lớn: Loại
thứ nhất chủ trƣơng "chí" là "đạo" (ở đây là "đạo Nho"); Loại thứ hai chủ trƣơng "chí" là
"tình". "Thơ nói chí" tức "thơ ghi tình" và loại thứ ba chủ trƣơng "chí" bao gồm cả "tình" lẫn
"đạo".
Sau đó, Trần Lê Sáng dành phần lớn tiểu luận tìm hiểu "thơ nói chí" của các nhà Nho
nƣớc ta. "Thi ngôn chí" đã là chữ của kinh điển Nho gia nên các nhà Nho Việt Nam "phải
biết đến, phải suy nghĩ và vận dụng" nó trong sáng tác và bàn luận văn chƣơng nói chung, thi
ca nói riêng. Nhƣng có một điểm dễ nhận thấy là thơ (và đi liền với nó là quan niệm thơ) của
nƣớc nào cũng vậy, "đều bị chi phối bởi hoàn cảnh cụ thể của nƣớc đó". Từ đây tác giả khẳng
định "chí" trong quan niệm "thi ngôn chí" ở các nhà Nho Việt Nam có ba nghĩa chính: Thứ
nhất: "chí" là "chí khí giết giặc"; thứ hai: "chí" là "chí hƣớng thánh hiền"; thứ ba: "chí" đƣợc
hiểu là tình cảm của nhà thơ". Phần kết luận, tác giả đồng thời lƣu ý: "Tất nhiên giữa ba mặt
này vẫn có mối quan hệ gắn bó, nhƣng trong từng thời kỳ, hoặc trong từng nhóm nhà thơ vẫn
có mặt này hoặc mặt khác nổi lên rõ hơn. Đồng thời, từ nội dung cơ bản của mỗi mặt trong
quan niệm "thơ nói chí", nó còn đƣợc phát triển thành từng quan niệm nhỏ hơn, từ quan niệm
nhỏ hơn đó, nhà Nho nƣớc ta đã đem ứng dụng cụ thể vào sáng tác hoặc lý luận về thơ".



22
Nếu Trần Lê Sáng đi vào vấn đề trọng điểm thì Đỗ Văn Hỵ đi vào tác giả tiêu biểu.
Giáo sƣ Đỗ Văn Hỵ đã tìm hiểu "Thơ với nhà thơ Lê Quý Đôn" nhằm phát hiện ra "cái nhìn
rất tinh tế về thơ" của nhà lý luận thi ca lớn vào bậc nhất trong quá khứ. Giáo sƣ tập trung
nghiên cứu thiên Văn nghệ trong "Vân đài loại ngữ" của nhà bác học Lê Quý Đôn.
Trƣớc khi đi vào những luận điểm qua trải nghiệm của Lê Quý Đôn, Đỗ Văn Hỵ đã
nêu lên những quan niệm khác nhau về thơ của các học giả và thi nhân Trung Hoa xƣa mà Lê
Quý Đôn có điều kiện tiếp xúc. Đó là quan niệm về "năm cái tục" và "ba cái đến" của Giải
Tấn đời Minh, về "bốn cái không", "bốn cái sâu", "hai điều bỏ", "hai điều xa lìa", "sáu điều
rất mực" và "bẩy đức" của Hạo Nhiên đời Đƣờng, "hai mƣơi bốn phẩm chất thơ" của Tƣ
Không Đồ; "năm điều", "chín phẩm chất thơ", "ba công dụng", "hai điều đại cƣơng" và
"mƣời bốn điều" trong phép làm thơ của Hứa Ngạn Chu. Sau đó, tác giả tập trung phân tích
luận điểm của Lê Quý Đôn về ba điều cốt yếu trong sáng tác thơ: một là tình, hai là cảnh, ba
là sự. Đỗ Văn Hỵ muốn chứng minh sự tƣơng quan giữa ba điều trên, đặc biệt muốn biện giải
"quá trình thai nghén tác phẩm và cái gì là tiền đề cho quá trình thai nghén đó". Từ sự gặp gỡ
giữa yếu tố bên ngoài (cảnh) và yếu tố bên trong (tình), tác giả đi tới khái niệm "ý tƣởng" văn
học theo cách gọi của các nhà nghiên cứu văn chƣơng ngày nay mà thời xƣa Lê Quý Đôn gọi
nó là sự: "Nói chung tình là ngƣời, cảnh là trời, sự là phối hợp trời và ngƣời mà xâu chuỗi
lại". Tác giả đã dừng lại phân tích "ý tƣởng" thơ nảy sinh trong bài thơ "Bài ca ngƣời con gái
chơi đàn ở Long Thành". Từ tất cả những gì đã nêu ở trên, Đỗ Văn Hỵ đi tới kết luận: "Để
phê phán một quan niệm sai lầm: cái hay của thơ là ở mặt hình thức của một số nhà thơ
Trung Hoa thời trƣớc, Lê Quý Đôn đã đƣa ra một quan


23
niệm mà chính ông đã thể nghiệm... Đây là một cống hiến tƣơng đối lớn lao của Lê Quý Đôn
đối với nền lý luận thơ ca của nƣớc ta thời quá khứ".
Có thể thấy các nhà nghiên cứu đã gắng phát hiện ra những quan niệm chung về thơ
của ngƣời xƣa qua các trọng điểm vấn đề và tác giả khá tiêu biểu. Tuy nhiên trong thực tế, đó
chƣa phải là tất cả mọi vấn đề trong lý luận thơ cổ.

Từ hai trƣờng hợp vừa nêu, nhìn vào hiện trạng nghiên cứu nội dung quan niệm thơ
cổ Việt Nam (rộng ra là quan niệm văn chƣơng cổ Việt Nam nói chung) ta thấy nổi cộm lên
hai vấn đề sau:
1. Mối quan hệ giữa quan niệm thơ cổ Việt Nam với di sản tư tưởng Trung Hoa thời
cổ đại.
2. Việc sử dụng tư duy hiện đại ra sao khi nghiên cứu quan niệm cổ xưa.
Về vấn đề thứ nhất, đã tồn tại hai khuynh hƣớng đối lập nhau:
- Một số nhà nghiên cứu, tiêu biểu là giáo sƣ Phƣơng Lựu, cho rằng quan niệm văn
chƣơng cổ (trong đó có quan niệm thi ca cổ) chủ yếu phản ánh điều kiện tự nhiên, lịch sử và
xã hội của nƣớc ta. Giáo sƣ viết: "Hệ thống quan niệm văn chƣơng cổ Việt Nam phải đƣợc
xét trƣớc hết nhƣ một bộ phận trong sự chi phối của bản chất lịch sử của xã hội Việt Nam,
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, và trong sự tác động, qua lại với thực tiễn sáng tác văn chƣơng
Việt Nam" (85.1,35).
- Một số nhà nghiên cứu khác, đại diện là giáo sƣ Trần Đình Hƣợu, lại chủ trƣơng lý
luận văn chƣơng cổ (trong đó có lý luận thơ cổ) của dân tộc không thoát khỏi vòng ảnh
hƣởng sâu đậm của các học thuyết tƣ tƣởng Trung Hoa, rõ nhất là Nho giáo. Giáo sƣ Trần
Đình Hƣợu cho rằng: "Văn học là sản phẩm của cuộc sống, chịu sự quy định


24
của thể chế kinh tế, chính trị, xã hội, nhƣng trực tiếp với nó hơn nữa là đời sống văn học, là
quan niệm văn học, là lý tƣởng thẩm mỷ, tất cả đều gắn bó với ý thức hệ. Ở các nƣớc Đông
Á, trong thời gian dài, Nho giáo, Phật giáo và các tƣ tƣởng Lão - Trang thống trị đời sống
tinh thần cùng nhau tác động vào văn học... Có ảnh hƣởng nhất là Nho giáo" (84, 80-81).
Giáo sƣ không phủ nhận sự quy định của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam tới
quan niệm văn chƣơng, nhƣng tác động chính vẫn là ý thức hệ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thật ra, nếu tránh thiên lệch, nếu kết hợp cả hai cách nhìn, ta sẽ có điều kiện tiếp cận
gần hơn với chân lý.
Cũng nảy sinh hai thiên hƣớng trái ngƣợc khi giải quyết vấn đ ề thứ hai:
- Khuynh hƣớng tạm gọi là "hiện đại" quan niệm thơ cổ, dễ thấy trong các công trình

của giáo sƣ Phƣơng Lựu. Giáo sƣ đã đề cập tới "Quan niệm văn chƣơng yêu nƣớc và tự hào
dân tộc", "Quan niệm văn chƣơng hiện thực và nhân dân"... bởi giáo sƣ cho rằng: "Nếu phát
hiện đƣợc nội dung đích thực về một quan niệm nào đó, cho dù chƣa có sẵn công thức nào để
mệnh danh, thì hoàn toàn có thể đặt thêm tên cho nó" (85.1,36).
- Khuynh hƣớng khác, tạm gọi là "phục chế" quan niệm thơ xƣa, đƣợc giáo sƣ Trần
Đình Hƣợu và một số đồng sự của ông kiên trì bảo vệ và tuân thủ. Để tránh gƣợng ép, giáo sƣ
"nắm bắt đúng cái mà trƣớc đây tác giả cảm nghĩ, phát hiện đúng cái đẹp mà tác giả theo
đuổi" (84,82-83), gắng tiếp cận với "cách hình dung của họ" (84,17). Bởi vì giáo sƣ quan
niệm: "Có sự khác biệt khá lớn giữa cách nghĩ thời đó với cách nghĩ của chúng ta ngày nay"
(84,17).


×