Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tóm tắt Luận án: Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.2 KB, 37 trang )

`
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-------------------------------

TÓM TẮT LUẬN ÁN

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

NCS: TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.,TS.TRẦN HOÀNG NGÂN
TS.VŨ VĂN THỰC

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 NĂM 2018

,


1

TÓM TẮT
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (NH) nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ
(KSNB) hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong quản trị hoạt động của NH và
là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành mạnh.


Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (NH), hoạt động tín dụng (TD) được
xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận
cao cho ngân hàng (NH). Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của
NH.
Vì vậy, việc thiết lập KSNB hoạt động TD là một trong những giải pháp nhằm
hạn chế ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động TD được
an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở nền
tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật
về KSNB của báo cáo COSO 2013, tác giả thiết lập KSNB hoạt động TD qua năm
bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro tín
dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát
tín dụng theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo báo cáo
Basel cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo
COSO 2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động TD hiệu quả. Bên cạnh
đó, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực, tác giả
nghiên cứu đề xuất các hình thức tạo động lực khác ngoài hai hình thức khen
thưởng và kỷ luật được đề nghị bởi báo cáo Basel cùng với kế thừa những điểm mới
được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013, nhằm đa dạng các hình thức
động viên thuộc thành phần môi trường kiểm soát để gia tăng động lực làm việc của
cán bộ, nhân viên tác nghiệp TD, từ đó nâng cao kết quả làm việc của cán bộ, nhân
viên tác nghiệp TD và hiệu quả hoạt động TD (HQHĐTD) của NH.
Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá được thực trạng KSNB hoạt động TD tại
các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, từ đó khuyến nghị chính

,


2


sách hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu
hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại NHTMCP Việt Nam, các phương pháp
nghiên cứu định tính cụ thể như pương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so
sánh, phân tích, tổng hợp và quy nạp và công cụ định tính là phỏng vấn sâu các
chuyên gia và phương pháp định lượng được thực hiện bởi phương pháp định lượng
sơ bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha,
phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy
tuyến tính bội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy để thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất, các NHTMCP Việt
Nam nên thiết lập KSNB hoạt động TD qua thiết lập năm thành phần là môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và
truyền thông, hoạt động giám sát tín dụng, trong đó thành phần MTKS được xây
dựng cụ thể qua các nhân tố: Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp, Môi
trường kiểm soát – Kết quả làm việc, Môi trường kiểm soát – Động lực duy trì. Mỗi
nhân tố này có mức độ tác động khác nhau đến HQHĐTD
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB
hoạt động TD tại các NHTMCP Việt Nam nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý
KSNB hoạt động TD được thiết lập sẽ có tác động tích cực nhất đến HQHĐTD.
Nhà lãnh đạo của các NHTMCPVN tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa
lợi ích, chi phí của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận
dụng nhằm hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất, giúp
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát
triển của mỗi NH.

,


3


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình hội nhập đòi hỏi các ngân hàng (NH) cần hoàn thiện hệ thống quản trị
rủi ro nhằm đáp ứng chiến lược phát triển của NH nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt
động được an toàn và lành mạnh. Ủy ban Basel về giám sát NH (1998) nhận định
rằng những tổn thất đáng kể phát sinh trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc
các NH đã không duy trì được hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu. Vì vậy,
ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu KSNB được vận dụng
riêng cho lĩnh vực NH để hướng dẫn các NH xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu
quả (báo cáo Basel 1998).
Qua phân tích về nội dung của báo cáo Basel 1998 có thể thấy rằng, báo cáo
Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của
khuôn mẫu KSNB được ủy ban COSO ban hành năm 1992 vào lĩnh vực NH.
Vào năm 2013, do môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi nên ủy ban
COSO đã ban hành khuôn mẫu KSNB mới (báo cáo COSO 2013). Tuy nhiên, cho
đến nay, ủy ban Basel vẫn chưa ban hành khuôn mẫu KSNB mới được vận dụng
riêng cho lĩnh vực NH. Vì vậy, việc nghiên cứu trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo
Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo
COSO 2013 là cần thiết.
Là khuôn mẫu KSNB nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên, theo tác giả, báo cáo
Basel 1998 vẫn cần bổ sung các hình thức động viên khác đa dạng hơn ngoài hai
hình thức khen thưởng và kỷ luật thuộc thành tố môi trường kiểm soát của KSNB
nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên.
Trong hoạt động kinh doanh của NH, hoạt động tín dụng (TD) được xem là một
trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận cao cho
NH. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của NH. Vì vậy, việc phòng


,


4

ngừa và hạn chế RRTD là việc làm cần thiết đối với các NH. Kết quả tổng quan các
nghiên cứu liên quan cho thấy, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về quản trị
rủi ro TD qua chức năng kiểm soát, cả về lý thuyết và thực nghiệm.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá được thực trạng về KSNB hoạt động TD tại các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN), từ đó khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc
thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt
động TD đạt hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Một là, đánh giá thực trạng sự hiện hữu của các thành tố của KSNB hoạt động
TD và hiệu quả hoạt động tín dụng (HQHĐTD) tại một số NHTMCPVN.
Hai là, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành
KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD
Ba là, khuyến nghị giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Một là, thực trạng sự hiện hữu của các thành tố của KSNB hoạt động TD và
HQHĐTD tại một số NHTMCPVN như thế nào?
Hai là, các nhân tố nào cấu thành KSNB hoạt động TD và mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố này đến HQHĐTD?
Ba là, giải pháp nào sẽ hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm

bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:

,


5

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và
HQHĐTD
Đối tượng khảo sát là các cán bộ, nhân viên tác nghiệp TD làm việc tại 10 chi
nhánh NHTMCPVN.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp
sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả, không chuyên sâu phân tích
đến mục tiêu tuân thủ và báo cáo.
Không gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu KSNB hoạt động TD tại 10 NHTMCPVN là: BIDV,
VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank,
Maritime Bank và VIB. Đề tài tập trung nghiên cứu tại các NH này vì việc nghiên
cứu tại 10 NH trên giúp tác giả kế thừa được các kết quả tối ưu nhất về phương
pháp quản trị rủi ro tại các NH này vào nghiên cứu về KSNB hoạt động TD.
Thời gian nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: từ năm 2013 đến năm 2017
Dữ liệu sơ cấp: từ tháng tháng 07 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp định tính được thực hiện là: nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so
sánh, phân tích và tổng hợp, quy nạp và công cụ nghiên cứu định tính là phỏng vấn
sâu các chuyên gia.

Phương pháp định lượng được thực hiện qua phương pháp định lượng sơ bộ và
định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính
bội.
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về mặt lý luận
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về KSNB nói chung và KSNB hoạt động
TD nói riêng;

,


6

Hai là, khám phá các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD tại các
NHTMCPVN
Ba là, bổ sung vào lý luận của báo cáo Basel qua đề xuất bổ sung nhân tố động
lực duy trì thuộc thành tố môi trường kiểm soát của KSNB hoạt động TD.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm
cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.
1.7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các

ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

,


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG
2.1.1. Kiểm soát nội bộ
2.1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ
Báo cáo Basle 1998 đã định nghĩa KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi
Hội đồng quản trị, các nhà quản lý cao cấp và tất cả nhân viên các cấp của đơn vị.
Mục tiêu chính của quá trình KSNB nhằm có thể đạt được các loại mục tiêu: hiệu
quả, báo cáo và tuân thủ.
Tại Việt Nam, KSNB được định nghĩa “là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá
nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát
rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.”
(Ngân hàng Nhà nước 2018, trang 2).
2.1.1.2. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ
2.1.1.2.1. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ được sử dụng phổ biến trên thế giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khuôn mẫu về KSNB được sử dụng phổ biến
trên thế giới là: COSO, CoCo và Turnbull.
 Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ của báo cáo Coco
Báo cáo CoCo được Viện kế toán công chứng Canada ban hành vào năm 1995

với tựa đề “Hướng dẫn về kiểm soát”.
Báo cáo CoCo đề xuất 20 tiêu chuẩn để nhà quản lý vận dụng nhằm nâng cao
hiệu quả của đơn vị và ra quyết định đúng đắn dựa trên bốn tiêu chuẩn lớn là mục
đích, cam kết, năng lực, giám sát và học tập
 Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ của báo cáo Turnbull

,


8

Báo cáo Turnbull được ban hành bở hội đồng báo cáo tài chính – Vương quốc
Anh vào năm 1999, nhằm hướng dẫn cách thức thiết lập tốt nhất về KSNB cho các
công ty niêm yết ở Anh cũng như giúp các công ty tuân thủ những luật lệ được ban
hành.
Theo báo cáo Turnbull, hệ thống KSNB bao gồm các thành phần: hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, quy trình giám sát liên tục sự hữu hiệu của
KSNB
 Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ của ủy ban COSO
Khuôn mẫu KSNB hợp nhất được ban hành năm 1992 bởi Ủy ban COSO - một
ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận trên báo cáo tài
chính, được thành lập vào năm 1985, là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra
khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một các đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên, sau 21
năm kể từ khi ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường kinh doanh
đã có những thay đổi đáng kể. Do vậy, vào năm 2013, ủy ban COSO đã đưa ra báo
cáo mới với tựa đề “Kiểm soát nội bộ - khuôn mẫu hợp nhất” (báo cáo COSO 2013)
Theo báo cáo COSO 2013, KSNB bao gồm các thành tố sau: môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động
giám sát.
 Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ sử dụng chính thức

Trong nghiên cứu này, khuôn mẫu KSNB của báo cáo COSO được tiếp cận để
xây dựng các nguyên tắc thiết lập các thành tố của KSNB hoạt động TD tại các
NHTMCPVN.
2.1.1.2.2. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng của ủy ban Basel
Ủy ban Basel về giám sát NH là một ủy ban được thành lập gồm các chuyên gia
giám sát hoạt động NH từ năm 1974. Ủy ban Basel chịu trách nhiệm xây dựng và
phát biểu các chuẩn mực về giám sát NH được quốc tế chấp nhận. Các tiêu chuẩn
này trên thực tế đã trở thành những tiêu chuẩn tối thiểu, có ý nghĩa ràng buộc trong
hoạt động giám sát NH. Đối với hoạt động KSNB, ủy ban Basel đã phát hành tài
liệu - khuôn mẫu cho hệ thống KSNB trong các NH vào ngày 22/9/1998.

,


9

Theo báo cáo Basel 1998, các thành tố của KSNB là: giám sát điều hành và văn
hóa kiểm soát; nhận biết và đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát và sự phân công;
phân nhiệm; thông tin và truyền thông; giám sát và sửa chữa những sai sót và đánh
giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan thanh tra NH.
2.1.1.2.3. Mối quan hệ giữa khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo COSO và Basel
Qua phân tích về nội dung của báo cáo Basel 1998, có thể thấy rằng báo cáo
Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của
báo cáo COSO 1992 vào lĩnh vực NH.
2.1.1.2.4. Cơ sở pháp lý của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại
Việt Nam
Việc thiết lập KSNB tại các NH thương mại cổ phần Việt Nam phải tuân thủ
theo quy định tại Luật các tổ chức TD năm 2010 và Thông tư 44/2011/TT-NHNN
ngày 29/12/2011 của NH Nhà nước quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội
bộ của tổ chức TD và chi nhánh NH nước ngoài và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN

quy định về hệ thống KSNB của các NH thương mại, chi nhánh NH nước ngoài, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
2.1.2. Hoạt động tín dụng
2.1.2.1. Định nghĩa
Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xưa thì TD là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm"
hoặc "tin tưởng".
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), TD NH là quan hệ chuyển nhượng quyền sử
dụng vốn từ NH cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định.
2.1.2.2. Quy trình tín dụng
Quy trình TD là tập hợp các nguyên tắc theo một trình tự các bước phải tiến
hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay vốn của TD nhằm thực hiện
hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp TD của NH.
Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi NH đều tự thiết kế và xây dựng cho
mình một quy trình TD riêng. Nhìn chung, quy trình TD của một NH gồm các giai

,


10

đoạn: lập hồ sơ TD, phân tích TD, quyết định TD, giải ngân, giám sát và thu nợ,
thanh lý hợp đồng TD
2.1.2.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng
2.1.2.3.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo sản phẩm đầu ra
tốt nhất có thể.
2.1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả hoạt động TD sẽ được đánh giá qua ba
bước là: thứ nhất, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD

là dư nợ TD, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế; thứ hai đánh giá kết quả sử dụng tối
ưu yếu tố đầu vào - nguồn vốn huy động để tạo ra tối đa yếu tố đầu ra – dư nợ TD;
thứ ba đánh giá cơ cấu dư nợ TD của các NH.
2.1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
2.1.3.1. Khái niệm
KSNB hoạt động TD là một quá trình chịu sự ảnh hưởng của Hội đồng quản trị,
ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tác nghiệp TD, được thiết lập trong hoạt động TD
nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan về TD là hoạt
động, báo cáo và tuân thủ.
2.1.3.2. Các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD là: môi trường kiểm soát, môi
trường kiểm soát - động lực làm việc, đánh giá rủi ro TD, hoạt động kiểm soát TD,
thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát TD.
2.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa thu thập được công trình nghiên cứu
giống với đề tài. Hầu hết các công trình chủ yếu nghiên cứu về KSNB hoặc hoạt
động TD riêng rẻ, cụ thể:
 Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ

,


11

Các nghiên cứu về KSNB chủ yếu nghiên cứu qua các hướng sau: nghiên cứu về
sự tác động của KSNB đến RRTD; nghiên cứu đánh giá KSNB qua đánh giá các bộ
phận cấu thành KSNB; nghiên cứu về đặc điểm chung của các đơn vị có KSNB yếu
kém; về mối quan hệ giữa sự yếu kém của KSNB và các yếu tố liên quan; về KSNB
dưới góc nhìn kiểm toán độc lập; nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm toán độc

lập, kiểm toán nội bộ và KSNB; về tác động của KSNB đến giá trị doanh nghiệp; về
mối quan hệ giữa KSNB và chất lượng báo cáo tài chính và nghiên cứu về mối quan
hệ giữa KSNB và định hướng quản lý
 Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng
Các công trình nghiên cứu về hoạt động TD có liên quan đến đề tài chủ yếu
nghiên cứu qua các hướng: nghiên cứu về tiêu chí đánh giá HQHĐTD; về các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay; về các nhân tố ảnh hưởng đến
RRTD; về các phương thức đo lường RRTD; về nâng cao chất lượng tín dụng; về
lợi nhuận và nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Hầu hết các nghiên cứu liên quan là luận văn thạc sỹ được thực hiên dưới dạng
nghiên cứu tình huống cho một NH cụ thể. Với cấp độ là luận văn thạc sỹ nên các
nghiên cứu này chưa trình bày lý thuyết nền mà các tác giả tiếp cận. Bảng hỏi được
xây dựng thiếu cơ sở lý thuyết và theo ý kiến chủ quan của nhà nghiên cứu.
Các nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài thường tập trung nghiên cứu ba
thành tố của KSNB hoạt động TD là đánh giá rủi ro TD, hoạt động kiểm soát TD,
hoạt động giam sát TD. Hai thành tố môi trường kiểm soát và thông tin và truyền
thông chưa được các nhà nghiên cứu phân tích cụ thể và chuyên sâu.
2.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI
2.3.1. Khoảng trống nghiên cứu
Kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy, có rất nhiều học giả tập
trung nghiên cứu về quản trị RRTD. Tuy nhiên, hiện có rất ít các công trình nghiên

,


12

cứu về quản trị RRTD qua chức năng kiểm soát, cụ thể là nghiên cứu về KSNB hoạt

động TD một cách đầy đủ, cả về lý thuyết và thực nghiệm.
2.3.2. Hướng nghiên cứu của đề tài
2.3.2.1. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ được sử dụng chính thức
Trong nghiên cứu này, khuôn mẫu KSNB được sử dụng chính thức là dựa trên
nền tảng khuôn mẫu KSNB của Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới về
KSNB được cập nhật của báo cáo COSO 2013.
2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
HQHĐTD được đánh giá như sau:một là, đánh giá HQHĐTD qua đánh giá kết
quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế; hai là,
đánh giá kết quả sử dụng yếu tố đầu vào – nguồn vốn huy động nhằm tạo ra yếu tố
đầu ra - dư nợ cho vay. Bên cạnh hai tiêu chí đánh giá trên, tác giả thực hiện đánh
giá lồng ghép các chỉ tiêu sự tăng trưởng dư nợ TD, cơ cấu dư nợ TD, sự tăng
trưởng nguồn vốn huy động, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động
trong đánh giá về HQHĐTD.
2.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp khảo sát. Ngoài ra,
giá trị trung bình được sử dụng để đánh giá sự vận hành theo đúng chức năng của
các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và phương pháp khám phá nhân tố được
sử dụng để khám phá các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về KSNB nói chung và
KSNB hoạt động TD nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả đã xây dựng các nhân tố cấu
thành KSNB hoạt động TD và tiêu chí đánh giá HQHĐTD; trình bày khoảng trống
nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài.

,


13


CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được xây dựng qua bốn bước là:
Bước một: trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết có liên quan về KSNB hoạt động
TD, mô hình và thang đo nháp 1 được xây dựng;
Bước hai: nghiên cứu sơ bộ bao gồm hai phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính được thực hiện qua phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên
gia nhằm điều chỉnh thang đo nháp 1 thành thang đo nháp 2. Phương pháp định
lượng được thực hiện qua phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm điều
chỉnh thang đo nháp 2 thành thang đo chính thức;
Bước ba: nghiên cứu chính thức được thực hiện qua các bước đánh giá thang đo
và xây dựng mô hình thể hiện sự tác động của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt
động TD đến hiệu quả hoạt động TD qua hàm hồi quy tuyến tính bội.
Bốn là, sau khi kiểm định mô hình hồi quy thỏa mãn các điều kiện cần thiết theo
yêu cầu, tác giả khuyến nghị giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD tại các
NHTMCPVN.
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
KSNB hoạt động tín dụng
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro tín dụng

H2 (+)

Hoạt động kiểm soát tín dụng

H3 (+)

H1 (+)


Hiệu quả hoạt động tín dụng

H4 (+)

Thông tin và truyền thông
H5 (+)

Hoạt động giám sát tín dụng

H6 (+)

Động lực làm việc

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu
Với các giả thuyết nghiên cứu:

,


14

H1: Môi trường kiểm soát có tác động tích cực đến HQHĐTD
H2: Môi trường kiểm soát - Động lực làm việc có tác động tích cực đến
HQHĐTD
H3: Đánh giá rủi ro TD có tác động tích cực đến HQHĐTD
H4: Hoạt động kiểm soát TD có tác động tích cực đến HQHĐTD
H5: Thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến HQHĐTD
H6: Hoạt động giám sát TD có tác động tích cực đến HQHĐTD
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp định tính
3.3.1.1. Phương pháp xây dựng thang đo
Thang đo các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD được thiết
lập theo phương thức tiếp cận báo cáo Basel 1998 có kế thừa những điểm mới được
cập nhật về khuôn mẫu KSNB của báo cáo COSO 2013, lý thuyết hành vi có kế
hoạch, lý thuyết động lực, tổng quan các công trình các nghiên cứu liên quan và phù
hợp với thực tiễn đặc thù thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN.
3.3.1.2. Phương pháp định tính
Phương pháp định tính được sử dụng là: nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so
sánh, phân tích và tổng hợp, quy nạp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và công cụ
nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu các chuyên gia.
3.3.2. Phương pháp định lượng
3.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với mẫu khảo sát n=40 và đánh giá độ tin cậy
của thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach alpha. Qua kết quả đánh giá, thang đo nháp
được điều chỉnh thành thang đo chính thức.
3.3.2.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố cấu thành KSNB đến HQHĐTD tại các NHTMCPVN.
 Đối tượng khảo sát:

,


15

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là các CBTD tại chi
nhánh 10 NHTMCP.
 Phương thức khảo sát:
Bảng hỏi được gửi trực tiếp và qua email đến các CBTD làm việc tại các chi

nhánh của NHTMCPVN.
 Không gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu KSNB hoạt động TD tại 10 NHTMCP là: BIDV,
VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank,
Maritime Bank và VIB
Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu chọn mẫu mục đích và được lấy theo phương pháp thuận tiện, với
kích thước mẫu được thực hiện là 279 mẫu
 Đánh giá thang đo
Khi các thang đo này có thể được sử dụng để đo lường các nhân tố cấu thành
KSNB hoạt động TD và HQHĐTD, chúng sẽ được sử dụng trong nghiên cứu định
lượng chính thức để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là: hệ số tin cậy
Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá
 Mô hình lượng hóa
Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + …+ βiXi, trong đó y là biến phụ thuộc, β0, β1, β2,
β3,…, βi là các hệ số hồi quy và X1, X2, X3,…, Xi là các biến độc lập.
Với các kiểm định cần thực hiện là: kiểm định tương quan từng phần của các hệ
số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự
tương quan, hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi
Kết luận chương 3
Chương 3 đã xây dựng được quy trình nghiên cứu, giả thuyết, mô hình nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

,


16

CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
4.1. QUY TRÌNH TÍN DỤNG
Nhìn chung, QTTD tại các NHTMCP đều bao gồm 12 bước thực hiện cơ bản.
Các bước đều có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau. Kết quả của bước trước là cơ
sở thực hiện bước tiếp theo và tác động đến chất lượng của bước sau. Bước một tạo
nguồn thông tin khởi đầu cho giao dịch của KH với NH, hình thành cơ sở pháp lý
ban đầu cho quan hệ TD sau này. Bước hai đặc biệt quan trọng. Bởi một KH/khoản
TD được định hình và định tính thỏa đáng hay không chủ yếu là trong bước này.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng bước 3 - quyết định TD chiếm vị trí quan trọng nhất
trong toàn QTTD. Ra quyết định TD chính xác giúp cho NH tránh được những bất
trắc hoặc thiệt hại ngoài mong đợi có thể xảy ra sau này. Các bước sau chỉ được
chấp thuận khi NH chấp thuận cấp TD cho KH. Đây là các bước thể hiện hàng loạt
các thao tác nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau tại NH. Tuy nhiên, tùy theo quy mô,
đặc điểm của mỗi NH mà nội dung chi tiết các QTTD của mỗi NH là khác nhau.
4.2. SỰ HIỆN HỮU CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH KIỂM SOÁT
NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Kết quả nghiên cứu về thực trạng KSNB hoạt động TD tại các NHTMCP cho
thấy rằng các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD đều hiện hữu trong thực tế tại
các NH.
Tuy nhiên, việc thiết lập KSNB hoạt động TD qua các nhân tố này có cung cấp
sự đảm bảo hợp lý đạt được mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả không? Để trả lời
câu hỏi này, cần thực hiện đánh giá và phân tích kết quả của quá trình thiết lập này HQHĐTD tại các NHTMCP.
4.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
4.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động tín dụng

,


17


Qua khảo lược kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hoạt động TD của các
NHTMCP cho thấy:
 Về chỉ tiêu nợ xấu:
Các NH đều hoàn thành chỉ tiêu về nợ xấu, ngoại trừ Sacombank không hoàn
thành chỉ tiêu kế hoạch nợ xấu trong 3 năm liên tiếp từ năm 2015 đến năm 2017.
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về nợ xấu
Đvt: %
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Vietinbank
Vietcombank
BIDV
Sacombank
MB
VPBank
Techcombank
ACB
VIB

2013
Kế

Thực
hoạch hiện

2014
2015
2016
2017
Kế
Thực
Kế
Thực
Kế
Thực
Kế
Thực
hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện

<3
<3
<3
<3
<2,5
<3
<3
<3
<3

<3
<3
<3

<2,5
<3,5
<3
<3
<3
<3

0,82
2,73
2,37
1,44
2,45
2,81
3,65
3
2,82

0,9
2,31
2,03
1,18
2,73
2,54
2,38
2,17
2,51

<3
<2,5
≤2,5

<2,5
<3
<3
<3
<3
<3

0,73
1,84
1,68
5,85
1,62
2,69
1,67
1,3
2,07

<3
<2,5
<3
<3
<2
<3
<3
<3
<3

0,93
1,46
1,95

6,68
1,32
2,79
1,57
0,87
2,58

<3
<2
<3
<3
<1,5
<3
<2
<2
<3

1,07
1,11
1,46
4,59
1,2
2,9
1,61
0,07
2,49

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và biên bản họp ĐHĐCĐ của các NH
4.3.2. Về chỉ tiêu dư nợ và lợi nhuận trước thuế:
Nhìn chung, giai đoạn 2013 – 2017, hầu hết các NHTMCP đạt được các chỉ tiêu

kế hoạch về hoạt động TD về dư nợ, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, vẫn
có một số NH chưa đạt được các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD trong từng năm
cụ thể:
Bảng 4.2. Các ngân hàng chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ và lợi
nhuận trước thuế
Năm
Ngân hàng

Vietinbank
Vietcombank
BIDV
Sacombank
MB

,


nợ

2013
Lợi
nhuận


nợ

2014
Lợi
nhuận



nợ

2015
Lợi
nhuận


nợ

2016
Lợi
nhuận

x
x
x

x

x
x


nợ

2017
Lợi
nhuận



18

VPBank
Techcombank
ACB
VIB

x
x
x

x
x
x

x
x

x
x

x

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và biên bản họp ĐHĐCĐ của các NH
4.3.2. Phân tích kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch
 Dư nợ tín dụng/dư nợ cho vay:
Kể từ năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, một số NH đã
có dư nợ TD/dư nợ cho vay bắt đầu tăng trưởng dần qua các năm, hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch về dư nợ tín dụng/dư nợ cho vay. Tuy nhiên, cũng có một số NH

không đạt được kế hoạch về dư nợ tín dụng/dư nợ cho vay đã được Đại hội đồng cổ
đông đặt ra, cụ thể:
ACB:
Một trong những nguyên nhân tổng dư nợ ACB không đạt được kế hoạch vì
trong năm 2013 và 2014, ACB đã thực hiện bán lần lượt nợ xấu cho công ty quản
lý tài sản của các TCTD (VAMC). Ngoài ra, ban lãnh đạo ACB đã chủ động điều
chỉnh cơ cấu dư nợ của NH theo hướng phát triển an toàn và bền vững.
VIB:
VIB chủ động sụt giảm dư nợ cho vay nhằm thực hiện chiến lược của HĐQT
mới.
Techcombank
Tuy Techcombank không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ tín dụng. nhưng
cơ cấu dư nợ tín dụng của Techcombank có sự chuyển dịch tích cực vì
Techcombank trong giai đoạn tái cơ cấu NH. NH đã chủ động thực hiện hàng loạt
các biện pháp để tăng cường quản lý rủi ro qua việc duy trì chính sách cho vay thận
trọng, tập trung nâng cao chất lượng TD theo các tiêu chuẩn quốc tế.
 Tỷ lệ nợ xấu
Các NH đều có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức quy định của NHNN. Tuy nhiên, thực
tế, tỷ lệ nợ xấu của các NH sẽ cao hơn mức tỷ lệ nợ xấu được các NH công bố qua
báo cáo thường niên nếu cộng thêm khoản nợ xấu đã bán cho VAMC.

,


19

 Lợi nhuận trước thuế
Hầu hết các NH có lợi nhuận trước thuế tăng dần theo thời gian. Đặc biệt, trong
năm 2017, các NH có mức tăng trưởng vượt trội so với các năm khác. Tuy nhiên,
vẫn có NH chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế đã được đặt ra.

Kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế của các ngân
hàng trong năm 2013:
Năm 2013, Vietcombank, MB, Techcombank, ACB và VIB không đạt được chỉ
tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, sang năm 2014 lợi nhuận của các
NH này đều đạt chỉ tiêu. Theo ý kiến của các chuyên gia nguyên nhân có thể là:
Một là, bắt đầu từ năm 2013 đến 2015, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước,
các NH phải trích lập dự phòng rủi ro là 20% dư nợ cho vay, cho các Tổng công ty
mà NH đã cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
Hai là, bắt đầu từ năm 2013 các NH phải thực hiện bán nợ xấu cho VAMC và
trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo quy
định.
Ba là, các NH đã chủ động phân loại và trích lập dự phòng theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước
Với các lý do trên, chi phí dự phòng RRTD nói riêng và chi phí hoạt động của
các NH tăng đột biến vào năm 2013 và các năm kế tiếp.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, kể từ ngày 01/01/2014, theo Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp mới, thuế suất thuế thu nhập DN phổ thông sẽ giảm từ mức
25% xuống còn 22%, vì vậy, có thể các NH này đã chủ động để lại lợi nhuận của
năm 2013 sang năm 2014.
Kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế của các ngân
hàng trong năm 2014 đến 2016:
Trong năm 2015 và 2016, hầu hết các NH đều hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận
trước thuế, riêng Sacombank, VPBank, MB không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, cụ
thể:
 Sacombank

,


20


Một trong những nguyên nhân lợi nhuận trước thuế Sacombank giảm mạnh vì
sau giai đoạn đầu sáp nhập NHTMCP Phương Nam, Sacombank vừa phải ổn định
tổ chức hoạt động, vừa tập trung tái cơ cấu tài sản Nợ – Có, xử lý món nợ xấu và
tăng trích lập dự phòng RRTD do sáp nhập NH Phương Nam. Bên cạnh đó,
Sacombank còn trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.
 VPBank:
VPBank không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế trong năm
2015, nguyên nhân vì ngoài thu nhập lãi thuần tăng, hầu hết các khoản lãi thuần từ
các hoạt động khác đều giảm so với năm 2013.
 MB:
MB không hoàn thành 29 tỷ đồng chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế
trong năm 2015, tuy nhiên mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch khá tốt, đạt 99%
chỉ tiêu kế hoạch được giao
Kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế của các ngân
hàng trong năm 2017:
Trong năm 2017, tất cả các NH đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận
trước thuế.
4.3.3. Kết quả sử dụng yếu tố đầu vào – đầu ra
 Tình hình hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn huy động của hầu hết các NH đều tăng
trưởng theo thời gian. Các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước với quy mô lớn
cả về năng lực tài chính cũng như mạng lưới, đã có quá trình phát triển lâu dài… đã
chiếm tỷ lệ áp đảo trong cạnh tranh nguồn vốn huy động so với các NHTMCP khác.
 Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động
Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các ngân hàng thương
mại cổ phần Nhà nước
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vietinbank và Vietcombank đã sử dụng nguồn vốn
huy động để cho vay khá tốt. So với Vietinbank và BIDV, Vietcombank có tỷ lệ dư
nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động thấp hơn.


,


21

Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các ngân hàng thương
mại cổ phần tư nhân
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động có sự khác biệt rõ ràng giữa
các NH: MB và VPBank có tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tăng dần
theo thời gian, ngược lại Sacombank có tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động
giảm dần. ACB có tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động không thay đổi nhiều từ
năm 2013 đến năm 2017. Maritime Bank có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn
huy động khá nhiều biến động qua các năm. Techcombank có tỷ lệ dư nợ cho vay
trên nguồn vốn huy động chưa đạt đến 50% trong năm 2013 và 2014, nhưng lại tăng
đột biến từ năm 2015, sau đó các năm 2016, 2017 Techcombank duy trì khá ổn định
tỷ lệ này.
4.4. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH KIỂM SOÁT NỘI
BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
4.4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Với 380 số phiếu khảo sát được phát ra, tổng số phiếu thu về là 327 phiếu. Sau
khi phân loại và loại bỏ các phiếu trả lời không phù hợp, số phiếu đạt yêu cầu và
đưa vào phân tích là 279 phiếu.
4.4.2. Kết qủa nghiên cứu
4.4.2.1. Kết quả phân tích Cronbach alpha
Bảng 4.3. Kết quả phân tích Cronbach alpha đối với biến độc lập
Tương quan biến – tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Môi trường kiểm soát: Cronbach alpha = 0,809
MTKS1
0,553

0,784
MTKS2
0,608
0,774
MTKS3
0,598
0,777
MTKS4
0,661
0,765
MTKS5
0,633
0,768
MTKS6
0,308
0,836
MTKS8
0,572
0,780
Môi trường kiểm soát - Động lực làm việc: Cronbach alpha = 0,879
DL1
0,545
0,871
DL2
0,626
0,866
DL3
0,587
0,868
Biến


,


22

DL4
DL5
DL6
DL7
DL8
DL9
DL10
DL11
RR1
RR2
RR4
RR5
RR6
HDKS1
HDKS2
HDKD3
HDKS5
HDKS6
HDKS7
HDKS8
TTTT1
TTTT2
TTTT4
TTTT5

TTTT6
TTTT7
HDGS1
HDGS2
HDGS3
HDGS4
HQ1
HQ2
HQ3
HQ4

,

0,517
0,874
0,459
0,876
0,727
0,859
0,588
0,869
0,619
0,866
0,445
0,877
0,663
0,864
0,706
0,860
Đánh giá rủi ro tín dụng: Cronbach alpha = 0,797

0,351
0,778
0,694
0,637
0,692
0,635
0,447
0,719
0,454
0,718
Hoạt động kiểm soát tín dụng: Cronbach alpha = 0,841
0,578
0,828
0,628
0,814
0,561
0,825
0,725
0,797
0,634
0,814
0,578
0,822
0,522
0,832
Thông tin và truyền thông: Cronbach alpha = 0,779
0,724
0,708
0,567
0,742

0,563
0,740
0,521
0,748
0,528
0,747
0,427
0,800
Hoạt động giám sát tín dụng: Cronbach alpha = 0,784
0,641
0,722
0,522
0,766
0,676
0,684
0,564
0,749
Hiệu quả hoạt động tín dụng: Cronbach alpha = 0,821
0,672
0,766
0,616
0,788
0,585
0,800
0,721
0,739
Nguồn: Tác giả tính toán.


23


Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy, nhân tố MTKS có biến thành phần
MTKS9 và MTKS7 bị loại; nhân tố ĐGRRTD có biến thành phần RR3 bị loại; nhân
tố HĐKSTD có biến thành phần HDKS4 bị loại; nhân tố TTTT có biến thành phần
TTTT3 bị loại và nhân tố HĐKSTD có biến thành phần HDKS4 bị loại; Các nhân
tố HĐGSTD, ĐLLV và HQHĐTD không có biến thành phần nào bị loại.
4.4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Bằng cách sử dụng phương pháp trích nhân tố chính và phép xoay Varimax, tác
giả thực hiện EFA với tiêu chuẩn trọng số tải của biến quan sát 0,5 và tiêu chuẩn
phân biệt trọng số tải là 0,3. Kết quả nghiên cứu như sau:
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập

HDKS5
HDKS8
HDKS2
RR6
HDKS1
TTTT7
HDKS6
TTTT1
TTTT2
TTTT4
TTTT6
TTTT5
MTKS2
MTKS4
MTKS1
MTKS3
DL2
DL3

DL7
DL6
RR2
RR4
RR5
RR1
MTKS8

,

1
0,786
0,765
0,625
0,606
0,580
0,549
0,546

2

3

Thành phần
4
5

6

0,755

0,750
0,716
0,699
0,591
0,900
0,887
0,697
0,652
0,781
0,776
0,774
0,741
0,772
0,721
0,698
0,819
0,759

7

8

9


24

MTKS5
MTKS6
HDGS4

HDGS3
HDGS2
HDGS1
DL9
DL8
DL4
DL10
DL1
DL5
Tổng
69,81%
phương
sai trích
KMO
0,744
Bartlet’s: 6377,960
Sig.
0,000

0,686
0,568
0,702
0,684
0,662
0,619
0,823
0,742
0,712
0,590
0,795

0,768

Nguồn: Tác giả tính toán.
Kết quả kiểm định KMO và Barlet’s cho thấy giá trị của hệ số KMO = 0,744 và
kiểm định Barlett’s là 6377,960 (sig = 0,000) nên các biến quan sát đưa vào phân
tích có mối tương quan với nhau, phương sai trích là 69,81% (> 50%) nên đạt yêu
cầu. Ngoài ra, tất cả các biến được sử dụng đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5.
Bảng 4.5. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc
Biến quan sát
HQ4
HQ1
HQ2
HQ3
Tổng phương sai trích
KMO
Bartlet’s:
Sig.

Nhân tố
1
0,860
0,828
0,783
0,763
65,46%
0,783
400,018

0,000
Nguồn: Tác giả tính toán.


Tương tự, kết quả kiểm định KMO và Barlet’s cho thấy giá trị của hệ số KMO =
0,783 và Barlett’s là 400,018 (sig = 0,000) nên các biến quan sát đưa vào phân tích

,


×