BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
NGÔ ÁNH NGỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
NGÔ ÁNH NGỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ MỸ LINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến dự phòng rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh. Các nội
dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bằng bất kỳ
hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2015
Học viên
Ngô Ánh Ngọc
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh vì sự tận tình, đầu tư
thời gian và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và cho những lời
khuyên vô cùng quý báu để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô, các cán bộ quản lý khoa Sau Đại Học
đã tạo kiều kiện cho tôi có được cơ hội tiếp xúc và học tập những kiến thức mới.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của
Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn thiện
luận văn, song không thể tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được những thông tin
đóng góp, phản hồi từ Quý thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2015
Học Viên
Ngô Ánh Ngọc
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................................x
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................2
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................3
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................4
1.7.1 Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................4
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................4
1.8 Bố cục của đề tài .......................................................................................................4
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................6
2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng..................................................................................6
2.1.1 Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng ..........6
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ..............................................................................................6
2.1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng....................................................................................6
2.1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng .....................................................................................8
2.1.2 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng .....................................................9
2.1.2.1 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .......................................................................9
2.1.2.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng .............................................................................10
2.1.3. Căn cứ xác định rủi ro tín dụng tại các NHTMCP ở Việt Nam.....................11
2.1.3.1 Đánh giá theo định lượng .................................................................................11
2.1.3.2 Đánh giá theo định tính ....................................................................................12
iii
2.2 Tổng quan về dự phòng rủi ro tín dụng ...............................................................13
2.2.1 Khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng ..................................................................13
2.2.2 Phân loại dự phòng rủi ro tín dụng, cách trích lập dự phòng .........................13
2.2.3 Lý thuyết cơ sở trong việc lựa chọn các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro
tín dụng tại các NHTMCP ở Việt nam .................................................................... ..16
2.2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) ............................................................... ..16
2.2.3.2 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) ............................................................ ..18
2.2.3.3 Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro ....................................... ..18
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc...........................................................................19
2.3.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài.................................................................................19
2.3.1.1 Nghiên cứu của Luc Laeven & Giovanni Majnoni năm 2002 ........................19
2.3.1.2 Nghiên cứu của Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan năm 2003 ........................20
2.3.1.3 Nghiên cứu của Bikker và các cộng sự năm 2005 ...........................................20
2.3.1.4 Nghiên cứu của Ruey-Dang Chang và các cộng sự năm 2008 .......................21
2.3.1.5 Nghiên cứu của Daniel Foos và các tác giả năm 2010 ................................ ..21
2.3.1.6 Nghiên cứu của Frank Packer và Haibin Zhu năm 2012 ...............................22
2.3.2 Các nghiên cứu trong nƣớc.................................................................................22
2.3.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Kiều năm (2013) ......................................22
2.3.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn năm (2014).....23
2.3.3 Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc..........................................................................23
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................26
3.1 Mô tả dữ liệu ...........................................................................................................26
3.1.1 Mô tả tổng thể ................................................................................................... ..26
3.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................... ..26
3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................27
3.3 Cách đo lƣờng các biến và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ........................30
3.3.1 Biến phụ thuộc – dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)...........................................30
3.3.2 Biến nợ xấu (NPL) ...............................................................................................31
3.3.3 Biến thu nhập trƣớc thuế và dự phòng (CROA) ..............................................32
3.3.4 Biến quy mô (SIZE) .............................................................................................32
3.3.5 Tăng trƣởng tín dụng (LG) ................................................................................33
iv
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý số liệu.............................................................34
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................37
4.1 Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ
năm 2008 đến 2013 .......................................................................................................37
4.1.1 Cơ sở pháp lý .................................................................................................. …37
4.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các
NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 ..............................................37
4.1.2.1 Nợ xấu (NPL) ....................................................................................................37
4.1.2.2 Thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA) .....................................................38
4.1.2.3 Quy mô ngân hàng (SIZE) ................................................................................39
4.1.2.4 Tăng trưởng tín dụng (LG) ...............................................................................41
4.2 Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu .................................................................42
4.2.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .............................................................. ..42
4.2.2 Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến, kiểm định đa cộng tuyến ............ ..43
4.2.3 Kết quả hồi quy và các kiểm định ......................................................................44
4.2.3.1 Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................. ..44
4.2.3.2 Kiểm định việc lựa chọn mô hình .....................................................................45
4.2.3.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy................................................................... ..45
4.2.3.4 Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy .............................................. ..47
4.2.4 Kiểm định các giả thuyết và giải thích kết quả nghiên cứu .............................47
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................51
5.1 Kết luận ...................................................................................................................51
5.2 Một số kiến nghị ......................................................................................................52
5.2.1 Vấn đề kiểm soát nợ xấu .................................................................................. ..52
5.2.2 Vấn đề về thu nhập trƣớc thuế và dự phòng ................................................. ..52
5.2.3 Về việc mở rộng quy mô ngân hàng ............................................................... ..52
5.2.4 Vấn đề tăng trƣởng tín dụng ........................................................................... ..53
5.2.5 Các giải pháp khác ........................................................................................... ..53
5.3 Những hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ....................55
5.3.1 Những hạn chế của đề tài ....................................................................................55
5.3.2 Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... ..56
v
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................58
PHỤ LỤC ......................................................................................................................61
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Mối quan hệ giữa nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP
Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013............................................................................37
Biểu đồ 4.2 Mối quan hệ giữa thu nhập trước thuế và dự phòng với dự phòng rủi ro tín
dụng của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013 ....................................39
Biểu đồ 4.3 Mối quan tương quan giữa quy mô ngân hàng và dự phòng rủi ro tín dụng
của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013 .............................................40
Biểu đồ 4.4 Mối quan tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và dự phòng với dự phòng
rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013 .....................41
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh phạm vi xét rủi ro tín dụng theo Quyết định 493 và Thông tư 02 .......7
Bảng 2.2 Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo .............................................. ..15
Bảng 2.3 Tổng hợp và so sánh kết quả các biến có ý nghĩa từ các nghiên cứu trước . ..23
Bảng 3.1 Bảng phân bố mẫu nghiên cứu ..................................................................... ..27
Bảng 3.2 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy .................................. ..33
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................... ..42
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................... ..43
Bảng 4.3 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................ ..44
Bảng 4.4 Kiểm định F và Hausman............................................................................. ..45
Bảng 4.5 Kiểm định phương sai của sai số không đổi và tự tương quan của sai số ... ..46
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................... ..51
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB: Ngân hàng TMCP Á Châu
BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
CIC (Credit Information Center): Trung tâm thông tin tín dụng
CROA (The earnings before taxes and loss provision divided by total assets): Thu
nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản
CE: Hệ số rủi ro tài chính
EARN (Earnings): Thu nhập
ER (Equity): Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Ficombank: Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
GDPGR: Tăng trưởng GDP
Habubank: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
LLR (Loan loss reserves): Dự phòng rủi ro tín dụng
LG (Loan Grown) :Tăng trưởng tín dụng
LOAN: Tổng nợ trên tổng tài sản
MDB: Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông
NPL (Non Performing Loan): Nợ xấu
NCO: Tỷ lệ tổn thất ròng
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
OCEANBANK: Ngân hàng TMCP Đại Dương
OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development): Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế các quốc gia phát triển
PGB: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
R.NPL: Tỷ lệ nợ xấu
SIZE (This is the log of total assets): Quy mô ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
UNEMPL: Tỷ lệ thất nghiệp
VIB: Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Vietinbank: Ngân hàng TMCP Công Thương
ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài này nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nợ xấu (NPL), thu nhập
trước thuế và dự phòng (CROA), quy mô ngân hàng (SIZE) và tăng trưởng tín dụng
(LG) đến dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam giai đoạn từ 2008 đến 2013.
Bằng việc tổng hợp các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, luận văn đã lựa
chọn ra mô hình phù hợp ở Việt Nam để thực hiện nghiên cứu. Thông qua phương
pháp xử lý dữ liệu bằng kỹ thuật hồi quy dạng bảng (Panel Regression) bài nghiên cứu
tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của 19 ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 biến lựa chọn đưa vào mô hình gồm nợ xấu
(NPL), thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA), quy mô ngân hàng (SIZE) và tăng
trưởng tín dụng (LG) đều có tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa thống kê 1% đến dự
phòng rủi ro tín dụng (LLR).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị
và giải pháp cho công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần nói
riêng và các ngân hàng thương mại nói chung tại Việt Nam.
x
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính thực hiện chức năng quan
trọng đó là cung cấp vốn cho nền kinh tế, bằng cách thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong
xã hội để cung cấp vốn cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn thông qua
hình thức huy động và cho vay, hệ thống ngân hàng thương mại đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển của các ngành nghề, các lĩnh vực trong nền kinh tế của một quốc gia.
Trong thời gian vừa qua, hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã
có một sự phát triển cả về số lượng, chất lượng cũng như về quy mô, các hoạt động
kinh doanh của ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng nhưng hoạt động cho vay
vẫn luôn chiếm một tỷ trọng lớn và mang lại nguồn lợi nhuận đa số cho ngân hàng, tuy
nhiên đây cũng là nguồn lợi nhuận tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất khi khách hàng mất một
phần hoặc toàn bộ khả năng thanh toán cho ngân hàng dẫn đến phát sinh nợ xấu. Tính
đến cuối năm 2012, các khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng chiếm tới khoảng
10% trên tổng dư nợ, hầu hết các ngân hàng lớn thì nợ xấu đều bị tăng gấp đôi. Chính
vì vậy mà thời gian qua hàng loạt những ngân hàng yếu kém buộc phải sáp nhập hoặc
tự tái cơ cấu như sự sáp nhập của 3 ngân hàng là TinNghiaBank, Ficombank và ngân
hàng TMCP Sài Gòn vào cuối năm 2011, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)
được sáp nhập vào ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội vào tháng 08/2012 hay ngân hàng
TMCP Nam Việt (Navibank) phải tự tái cơ cấu và đổi tên thành ngân hàng TMCP
Quốc Dân (NCB)... Qua đó có thể thấy nợ xấu đang gây khó khăn cho hoạt động của
các ngân hàng thương mại, vì vậy để hạn chế ảnh hưởng từ những thiệt hại do rủi ro
tín dụng gây ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì một trong những biện
pháp hữu hiệu mà các ngân hàng đang sử dụng đó là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập phù hợp sẽ đảm bảo tính an toàn trong hoạt
động cho vay cũng như mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho ngân hàng.
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến dự
phòng rủi ro tín dụng theo nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc theo vị trí địa lý, đất nước
và đặc điểm của từng ngân hàng như: Nghiên cứu của Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan
năm (2003) phân tích sự khác biệt về các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng
1
giữa các quốc gia khác nhau, hay nghiên cứu về dự phòng rủi ro và chu kỳ kinh tế của
hai tác giả Luc Laeven & Giovanni Majnoni năm 2002 hoặc của Bikker và các cộng sự
năm 2005, nghiên cứu chứng minh tính hữu ích của việc dự phòng đầy đủ và hợp lý
của Ruey-Dang Chang và các cộng sự năm 2008, nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng
và rủi ro trong ngân hàng của tác giả Daniel Foos và các cộng sự năm 2010. Ở Việt
Nam cũng có các đề tài nghiên cứu về dự phòng rủi ro tín dụng như nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thị Diễm Kiều năm 2013, nghiên cứu của 2 tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
và Phạm Đình Tuấn về các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam được công bố trên tạp chí phát triển kinh tế số 284
tháng 6/2014.
Trước những biến động của ngành ngân hàng tại Việt Nam liên quan đến nợ xấu
và các khoản tín dụng trong thời gian qua đã tạo nên một nhu cầu cấp thiết cho những
nghiên cứu về giải quyết rủi ro, giải quyết vấn đề nợ xấu bằng dự phòng rủi ro tín
dụng. Việc đánh giá được các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng sẽ giúp cho
các nhà quản trị nắm bắt được các khoản tổn thất mà ngân hàng đã đang và sẽ phải
gánh chịu, từ đó có các quyết định về quản trị vốn một cách hiệu quả, còn đối với các
nhà đầu tư sẽ có thêm căn cứ để đánh giá về hoạt động của ngân hàng trước khi đưa ra
quyết định đầu tư. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tác giả đã chọn nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam;
Đo lường tác động của các yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam;
Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng thương
mại cổ phần nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam?
2
Mức độ tác động của các yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu tại 19 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2008 đến năm 2013. Các dữ liệu thu thập phục
vụ cho việc nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 19
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được công bố đầy đủ từ năm 2008 đến năm
2013.
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, tham khảo các nghiên cứu trước
để xây dựng mô hình lý thuyết sẽ kiểm định. Luận văn tiến hành nghiên cứu các biến
độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, nguồn dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính
và báo cáo thường niên của 19 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong vòng 6
năm tương đương 114 quan sát. Công cụ sử dụng là phần mềm Stata 12 để thực hiện
xử lý hồi quy dữ liệu dạng bảng nhằm xác định các yếu tố tác động đến dự phòng rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, chạy mô hình hồi quy
Pooled regression (OLS), mô hình Fixed effects (FEM) và mô hình Random effects
(REM), so sánh kết quả giữa các mô hình, kết quả thực nghiệm từ việc chạy mô hình
và các kiểm định sẽ được sử dụng làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết
của nghiên cứu, đảm bảo tính phù hợp của mô hình được sử dụng trong nghiên cứu.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các kỹ thuật của phương pháp định tính như:
Tổng hợp, so sánh, phân tích, suy luận, mô tả... nhằm so sánh với thực tế, xem xét
đánh giá các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam.
3
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.7.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến dự
phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà quản lý của các ngân hàng thương mại
điều hành hoạt động về quản lý rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng một cách hợp
lý, đầy đủ và kịp thời nhất để làm căn cứ cho các nhà đầu tư có thể kiểm tra, đánh giá
tính chính xác, hợp lý của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng trước khi đưa ra quyết
định đầu tư.
1.8 Bố cục của đề tài
Ngoài phần tóm tắt kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
được kết cấu thành 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình bày: Lý
do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa về mặt khoa học
cũng như ứng dụng thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Trong chương này sẽ trình bày lý thuyết về rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín
dụng đồng thời tổng hợp các nghiên cứu trước đây về dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là
cơ sở lý thuyết cho việc lựa chọn các yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu ở chương 3
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã nêu
trong chương 1 kết hợp với cơ sở lý thuyết được nêu trong chương 2, chương 3 này
sẽ trình bày mô tả dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến và
xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên
cứu.
4
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4 sẽ trình bày sơ lược về thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng của các
ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Phân tích kết quả nghiên cứu của mô hình bao gồm
kết quả phân tích ma trận tương quan của các yếu tố giải thích, kiểm định các hiện
tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, kiểm định phương sai của sai số
không đổi. Từ đó, chương này sẽ phân tích hồi quy tuyến tính, thiết lập và kiểm
định tính phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Dựa trên
các kết quả đó, so sánh với tình hình thực tế chương này sẽ trình bày các phân tích,
đánh giá về mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những kết luận chính, từ đó đề xuất một số
kiến nghị cũng như nêu lên những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.
5
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng
2.1.1 Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung sau:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu cho người sử
dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
2.1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
Khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá khả năng
của khách hàng, nhằm đảm bảo khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi vay. Tuy việc đánh
giá có thể theo đúng các quy định của nội bộ ngân hàng, hoặc của các cơ quan quản lý
có liên quan, nhưng điều đó cũng không đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng bởi vì việc
trả nợ của khách hàng còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế,
bản thân khách hàng... Chính vì điều này dẫn đến những rủi ro, mất mát đối với những
tài sản của ngân hàng và được gọi là rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Theo quan điểm của Greuning và Bratanovic (2003) thì rủi ro tín dụng là rủi
ro mà người đi vay không thể chi trả phần lãi hoặc vốn gốc theo đúng như thời gian đã
được ký kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng tức là việc chậm trễ trong chi trả
nợ vay, hoặc là không hoàn trả được toàn bộ khoản nợ vay. Điều này gây ra sự cố đối
với dòng lưu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng cũng có thể hiểu là một khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng tiến
hành cho vay. Điều đó có nghĩa là nguồn thu nhập dự tính từ khoản cho vay đó không
được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cả về số lượng và thời gian (A.Saunder
và H.Lange (2000).
6
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, thì rủi ro tín dụng là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam
kết.
Ngoài ra, ngày 21/01/2013 Ngân hàng Nhà nước có ban hành Thông tư
02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 493 và hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/06/2013, theo đó rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được hiểu là tổn thất có
khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Một trong những khác biệt cơ bản của Quyết định 493 và Thông tư 02 của
Ngân hàng Nhà nước là phạm vi xét rủi ro tín dụng:
Bảng 2.1 So sánh phạm vi xét rủi ro tín dụng theo Quyết định 493 và Thông tƣ 02
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Thông tư 02/2013/TT-NHNN
a) Các khoản cho vay, ứng trước, a) Cho vay;
thấu chi và cho thuê tài chính;
b) Cho thuê tài chính;
b) Các khoản chiết khấu, tái chiết c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy
khấu thương phiếu và giấy tờ có tờ có giá khác;
giá khác;
d) Bao thanh toán;
c) Các khoản bao thanh toán;
đ) Các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín
d) Các hình thức tín dụng khác.
dụng;
e) Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng;
g) Số tiền mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa
niêm yết trên thị trường chứng khoán;
h) Ủy thác cấp tín dụng;
i) Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong
nước, chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài.
(Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Thông tư 02/2013/TTNHNN ngày 21/01/2013)
7
Thông qua phạm vi xem xét phân loại nợ làm cơ sở cho dự phòng rủi ro tín
dụng có thể thấy Thông tư 02 bao quát, đầy đủ và chi tiết hơn Quyết định 493. Trước
đây, với Quyết định 493 thì các tổ chức tín dụng có thể lách việc trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng bằng cách cho vay dưới các hình thức khác, như vậy sẽ khiến cho lợi
nhuận của ngân hàng cao hơn vì ngân hàng không phải bỏ ra chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng. Với Thông tư 02 đã mở rộng định nghĩa của các khoản nợ, nên các tổ chức
tín dụng sẽ phải thận trọng hơn trong khi cho vay, ngoài ra Thông tư 02 cũng áp dụng
tỷ lệ chiết khấu thận trọng hơn đối với tài sản thế chấp, điều này làm cho giá trị thế
chấp sẽ thấp đi trong khi dự phòng cho khoản vay sẽ tăng lên.
Tóm lại, có thể hiểu một cách chung nhất về rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát
sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách
hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
2.1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được chia
thành 2 loại là: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
Rủi ro giao dịch phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét
duyệt cho vay, đánh giá khách hàng và giám sát khoản vay. Rủi ro giao dịch gồm: Rủi
ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ:
- Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn hiệu quả để quyết định cho
vay.
- Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như điều khoản trong
các hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo
và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạn rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản cho vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho
vay của ngân hàng, gồm có rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:
8
- Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng mang tính chất
riêng biệt trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Đây là loại rủi ro xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng đi vay.
- Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, một lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được chia
thành hai loại sau: Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn và rủi ro không có khả năng trả
nợ:
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng giữa
ngân hàng và khách hàng phải quy ước về một khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy
nhiên, đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, những tổn thất xảy
ra trong trường hợp này sẽ được gọi là rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn.
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách
hàng đi vay đã mất khả năng chi trả, do đó ngân hàng sẽ phải thanh lý tài sản của
khách hàng để thu hồi nợ.
2.1.2 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
2.1.2.1 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia thành 3 nhóm
nguyên nhân sau: Từ khách hàng vay, từ ngân hàng và những nguyên nhân khách
quan.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay: Như là khả năng tự chủ tài chính kém,
năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý
của khách hàng yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả, gây thất thoát ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục
đích, thiếu thiện chí trả nợ vay cho ngân hàng. Có thể nói đây là nguyên nhân chính
gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng, nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được
thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá trước trong và sau khi cho vay, giám
9
sát mục đích sử dụng vốn vay cũng như tìm hiểu rõ về hiệu quả của phương án sản
xuất kinh doanh khách hàng đề xuất.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng không hợp lý, đề ra mức tăng trưởng tín dụng quá cao.
+ Cán bộ tín dụng không đủ năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng,
không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay, vi phạm
đạo đức nghề nghiệp.
+ Định giá tài sản đảm bảo không chính xác hoặc không thực hiện đầy đủ thủ
tục pháp lý cần thiết.
+ Quy trình cho vay chưa chặt chẽ, quy trình quản trị rủi ro kém hiệu quả,
chưa chú trọng đến việc phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán đến
điều kiện cho vay và khả năng trả nợ.
- Những nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân bất khả kháng: Các thiệt hại từ thiên tai, lũ lụt, động đất, hỏa
hoạn...
+ Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: Do sự thay đổi của chính sách quản lý
kinh tế, điều chỉnh quy hoạch vùng, ngành, lạm phát, thất nghiệp... Môi trường kinh tế
có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh của khách hàng, diễn biến xấu từ môi
trường kinh tế sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Thực tế cho
thấy, những giai đoạn suy thoái kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thường tăng rất
cao.
+ Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước: Chính sách đầu tư, chính sách
thuế, chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá... Nếu chính sách của Nhà nước thường xuyên
thay đổi một cách đột ngột, doanh nghiệp sẽ không lường trước được khả năng rủi ro
xảy ra.
+ Môi trường pháp lý, chính trị: Hành lang pháp lý, biến động chính trị cũng
gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.
2.1.2.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Đối với ngân hàng:
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thể thu hồi được vốn tín dụng đã
cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến
10
hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Một khi không thu
hồi được nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại ngân hàng sẽ bị rơi vào tình
trạng mất thanh khoản, có thể dẫn đến phá sản. Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Đối với nền kinh tế:
Bắt nguồn từ chức năng là một tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng huy
động vốn nhàn rỗi trong xã hội cung cấp vốn vay cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
vay vốn, vì vậy mà hoạt động của ngân hàng liên quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh
vực trong nền kinh tế. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì
người gửi tiền sẽ hoang mang lo sợ và ồ ạt đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng đó mà
còn ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Ngân
hàng phá sản cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp do họ không có nguồn cung cấp vốn, không có tiền trả lương cho nhân viên,
mua nguyên vật liệu... Lúc bấy giờ giá cả hàng hóa sẽ tăng cao, tăng thất nghiệp, xã
hội mất ổn định, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Như vậy, rủi ro tín dụng có
thể là nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng tài chính, có sức ảnh hưởng đến cả khu
vực và thế giới.
2.1.3 Căn cứ xác định rủi ro tín dụng tại các NHTMCP ở Việt Nam
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định các ngân hàng thương mại phải
xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ và
gửi cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Kết quả phân loại từ CIC sẽ làm căn cứ
cho các ngân hàng điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo nguyên tắc quy định thành 5
nhóm nợ và được đánh giá theo 2 phương pháp định tính và định lượng.
2.1.3.1 Đánh giá theo định lượng
Theo phương pháp định lượng, nợ được phân chia thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:
Nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn.
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn, và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại.
11
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
Các khoản nợ được gia hạn
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
2.1.3.2 Đánh giá theo định tính
Theo phương pháp định tính, nợ cũng được phân chia thành 5 nhóm, nhưng
không căn cứ vào số ngày quá hạn mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận. Các nhóm nợ bao gồm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
12
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng
thu hồi gốc và lãi khi đến hạn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn
khả năng thu hồi.
2.2 Tổng quan về dự phòng rủi ro tín dụng
2.2.1 Khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng
Khi cho vay, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ người vay không trả
được nợ gốc và/hoặc tiền lãi. Khi nhận ra số tiền cho vay sẽ không thể thu hồi đầy đủ,
các ngân hàng tạo ra nguồn dự trữ để trang trải cho những tổn thất tín dụng. Trên bảng
cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm
giá trị của tài sản có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có
khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản
chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì “Dự phòng rủi ro
là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách
hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro
được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng”.
2.2.2 Phân loại dự phòng rủi ro tín dụng, cách trích lập dự phòng
Thông tư 02/2013/TT-NHNN yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng
chung và dự phòng cụ thể. Ở hầu hết các nước, dự phòng rủi ro tín dụng cũng gồm dự
phòng chung và dự phòng cụ thể. Từ đó cho thấy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
có sự điều chỉnh các quy định để phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, trong
các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các
khoản nợ suy giảm. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự
phòng chung bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các
khoản tiền gửi và khoản cho vay mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.
13