Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

3 bước cơ bản giúp thương hiệu cạnh tranh và chiến thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.29 KB, 8 trang )

3 BƯỚC CƠ BẢN GIÚP THƯƠNG HIỆU CẠNH TRANH VÀ 
CHIẾN THẮNG
Sự  cạnh tranh giữa các thương hiệu với nhau là một câu chuyện dài hơi, dài hơn cả 
nhiệm kỳ của đội ngũ quản lý cấp cao thường thấy. Trận chiến  ấy tốn kém rất nhiều thời 
gian và tiền bạc của các doanh nghiệp, khi mà trên thực tế số liệu chỉ rõ, các thương hiệu đã  
chi ra hàng tỷ đô la để “kèn cựa” lẫn nhau trên thị trường.
Tất nhiên, cuộc chiến ấy không chỉ là Coca đấu với Pepsi, “team xanh” vs. “team đỏ”,  
nó có thể  diễn ra  ở  bất kỳ  đâu, bất kỳ  ngành nghề  lĩnh vực kinh doanh nào. Hãy nhìn mà  
xem: Nào là Adidas đấu với Nike, Clear với Head & Shouder, vân vân và vân vân.
Tầm quan trọng của sự cạnh tranh
Trong những trận chiến thương hiệu, chúng ta có thể thấy chúng chứa đựng rất nhiều  
các chiến thuật Marketing và cách thức thu hút sự chú ý từ khách hàng. Ngoài ra, những cuộc 
chiến tranh  ấy đóng một vai trò rất quan trọng, như  một động lực thúc đẩy tầm nhìn và  
hướng đi trong tương lai của các ngành nghề  kinh doanh, thay đổi cách thức phát triển sản 
phẩm, làm phát triển công nghệ thông tin, là nguồn cơn của các cuộc sáp nhập và “kết hôn” 
giữa những ông lớn, và là tác nhân của nhiều vấn đề khác.


Những chiến binh trong cuộc chiến cần phải hiểu rõ bản thân hơn ai hết, và xác định 
rõ lợi thế  cạnh tranh của doanh nghiệp. Với những  nhận diện thương hiệu và số  liệu phân 
tích hợp lý, cơ hội chiến thắng trong thương trường của doanh nghiệp bạn sẽ được tăng lên 
gấp bội. Nhưng liệu như vậy đã là đủ?
Kế sách để chiến thắng trong các cuộc tỉ thí thương hiệu ở đây chính là: sự chú ý, sự 
cân nhắc và sự  lựa chọn của khách hàng (đối với các sản phẩm trên thị  trường). Nói cách 
khác, việc chiếm lấy trái tim của khách hàng chính là yếu tố  then chốt để  thành công trong  
cuộc chiến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ  tìm hiểu những chiến lược có thể  giúp thương  
hiệu của bạn nổi bật giữa đám đông, trong cuộc chiến thương hiệu trường kỳ đầy gian khổ 
phía trước.
Trên thị  trường với kẻ bán và người mua, thương hiệu đóng vai trò như  một lợi thế 
cạnh tranh lớn. Chúng cần phải nổi bật bởi thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý  
từ  khách hàng, khiến họ  dễ  dàng hơn trong việc cân nhắc và lựa chọn sản phẩm họ  đang  




muốn và cần tiêu thụ. Rõ ràng, thương hiệu chính là yếu tố  quyết định và then chốt để  các  
doanh nghiệp thành công trong các cuộc chiến thương mại.
Trong một vài ví dụ, FedEx chiếm lấy cảm tình của khách hàng nhờ  câu  slogan nổi 
tiếng “The World On Time” (tạm dịch là Thế  giới luôn đúng giờ), hay Chinsu đi vào tâm trí  
của từng khách hàng, từ  già tới trẻ, trong hang cùng ngõ hẻm với câu tagline rất bắt tai  
“Thơm ngon tới giọt cuối cùng”. Một thương hiệu thành công phải đưa ra câu tuyên ngôn rõ  
ràng, bên cạnh việc nói tóm gọn đặc tính nổi trội của sản phẩm, thì cần phải bắt tai, thu hút  
sự chú ý đối với đối tượng khách hàng trọng tâm của họ.

Trong nhiều trường hợp, khách hàng sẵn sàng chi rất nhiều tiền để mua về sản phẩm  
họ yêu thích. Thậm chí, họ biết rằng họ đang phải bỏ số tiền nhiều hơn giá trị thực của sản  
phẩm, nhưng họ vẫn cứ mua, vì lòng trung thành của họ đối với thương hiệu, như ví dụ của  
Apple chẳng hạn. Đây là một ví dụ  rất thành công khi vừa gắn kết chất lượng với giá trị 
thương hiệu, lại ghi dấu trong lòng khách hàng, khiến họ trung thành và sẵn sàng bạo chi để 
thu về sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm.


Định nghĩa giá trị thương hiệu
Để  nói về  giá trị  thương hiệu, không có ví dụ  nào trực quan hơn Coca­Cola. Bạn có 
bao giờ băn khoăn tại sao Coca­Cola luôn sống sót qua những cơn khủng hoảng tài chính cứ 
đến rồi lại đi suốt gần một trăm năm qua? Đó là bởi giá trị của thương hiệu Coca­Cola luôn  
ổn định, khiến các nhà đầu tư  luôn cảm thấy an tâm khi đầu tư  vào thương hiệu mà không  
mảy may suy tính những điều bất trắc có thể đến.
Thế hãy thử lật lại ví dụ này xem. Giả dụ trong một ngày, nửa thế giới này thức dậy 
mà “bỗng dưng” mất trí nhớ về Coca­Cola. Dù toàn bộ tài sản hữu hình của công ty này vẫn  
còn, nhưng chắc chắn các nhà đầu tư khó có thể bỏ tiền ra đầu tư thêm vào Coca­Cola.
Rõ ràng, thương hiệu đã trở thành một tài sản không thể  thiếu của công ty, là lợi thế 
cạnh tranh giúp doanh nghiệp trụ vững và tồn tại cho đến ngày nay.

Duy trì lợi thế cạnh tranh
Điều gì ở các doanh nghiệp có thể duy trì lợi thế cạnh tranh của họ so với những đối 
thủ khác?
Trong nỗ  lực xây dựng thương hiệu, và cạnh tranh để  giành giật khách hàng, các 
doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược, tối  ưu hóa hiệu quả  trong các khía cạnh về  lượt click  
trên Website, xếp hạng trên Google, quảng cáo trả tiền, sử dụng người nổi tiếng tiếp thị sản 
phẩm và nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, tích cực tương tác với người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội, liên  
tục sử dụng các chương trình giảm giá và tri ân dành cho khách hàng trung thành để  níu giữ 
họ. Tổng chi phí của các doanh nghiệp dành cho các hoạt động quảng cáo trên toàn cầu đã  
vượt qua $550 tỷ, tăng 10% mỗi năm. Các nhà bán lẻ, đi theo hướng đi khác, tập trung vào các 
thức trang trí và bày biện sản phẩm trên kệ mua hàng, làm sao để đẩy nhanh vòng quanh mùa  
hàng từ  người tiêu dùng, khiến các sản phẩm thu hút được nhiều nhất sự  chú ý từ  khách 
hàng.


Dưới con mắt của những nhà quản trị  thương hiệu, vấn đề   ở  đây là tận dụng được  
các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào, và tối  ưu hóa chiến lược  
chính là lợi thế cạnh tranh của họ đối với đối thủ, trong cuộc chiến thương hiệu dài kỳ.
Các Marketer lừng danh thường đánh giá: Thương hiệu chính là tài sản quan trọng  
nhất với mỗi doanh nghiệp. Họ đánh giá tổng giá trị của top 100 thương hiệu có giá trị nhất  
toàn cầu lên đến $2,15 nghìn tỷ, trong một nỗ  lực thuyết phục các giám đốc tài chính doanh 
nghiệp rằng: Chi phí tốn kém dành cho các hoạt động Marketing là không hề  lãng phí một  
chút nào (theo suy nghĩ thông thường của các nhà lãnh đạo cấp cao).
Nhưng câu hỏi cần được đặt ra  ở  đây chính là: Những hành động trên của doanh  
nghiệp nhằm giành giật điều gì trong cuộc chiến thương hiệu? Câu trả  lời tuy đơn giản,  
nhưng thật khó để  các doanh nghiệp có thể đạt được: Dành một chỗ đứng trong tâm trí của 
khách hàng.



Trò chơi trí tuệ – Giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng
Như vậy, chúng ta đã biết thứ mà các doanh nghiệp cần lưu tâm nhất trong cuộc chiến 
thương hiệu, đó chính là: Giành chỗ  đứng trong tâm trí khách hàng. Nhưng, làm thể  nào để 
doanh nghiệp có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh trong cuộc chiến khốc liệt này?
Thứ nhất, doanh nghiệp cần nghiêm túc nghiên cứu thời gian và cách thức người tiêu  
dùng xử lý các thông tin về thương hiệu (có thể là những hoạt động như  tìm kiếm thông tin 
sản phẩm trên mạng Internet, thông tin truyền miệng về  thương hiệu tới từ  người thân, 
chuyên gia,…). Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp bạn xác định khách hàng đã 
dành cho thương hiệu của bạn bao nhiêu sự chú ý và lưu tâm. Nói ngắn gọn, khách đã dành  
cho thương hiệu của bạn bao nhiêu phần trăm trong tâm trí của họ?

Thế  giới là một nơi rất rộng lớn, với hàng trăm, hàng ngàn những thông tin tưởng 
chừng như  vô tận. Nhưng trí óc của con người là hữu hạn. Không có một người tiêu dùng 
nào có đủ khả năng để ghi nhớ tất cả các thông tin họ tiếp nhận trong một ngày. Điều này có 
nghĩa, nếu bạn muốn thương hiệu mình giành một chỗ  đứng trong tâm trí của họ, thương  
hiệu bạn phải thật nổi bật, thu hút và “đánh cắp” mọi ánh đèn sân khấu, nhất là ánh sáng  
chiếu vào các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn.


Sự hạn chế trong nhận thức của khách hàng chính là nền tảng của khái niệm kinh tế 
học nhận thức (cognitive economy). Khái niệm này cho rằng vì khả năng xử lý thông tin của 
khách hàng là hữu hạn, họ thường đánh đổi sự chính xác trong việc lựa chọn sản phẩm mua  
hàng, để nhận lấy sự thuận tiện trong mua sắm.
Nói cách khác, khách hàng có thể  chọn những sản phẩm họ  thích, thay vì lựa chọn  
những sản phẩm tốt nhất cho họ, đơn giản vì họ không thể nhớ mọi thứ về sản phẩm hoặc 
vì vậy họ  không phải suy nghĩ quá nhiều về  chúng (kiểu như  họ  sẵn sàng mua một sản  
phẩm bắt mắt ngoài kệ, mà bỏ  qua những thông số  lằng nhằng, phức tạp về  sức khỏe).  
Nguyên tắc cơ  bản này có nhiều ý nghĩa, mang đến cho những nhà Marketing nhiều cơ  hội  
để đưa sản phẩm của họ vào tâm trí của khách hàng.


Khi khách hàng tiếp cận một sản phẩm mới, theo quy luật của kinh tế học nhận thức,  
khách hàng sẽ chọn những sản phẩm quen thuộc với họ nhất, vì cảm giác thân thuộc thường  
đem lại cho con người sự an toàn; hoặc họ sẽ lựa chọn sản phẩm bắt mắt nhất, vì chúng để 
lại cho con người sự thích thú về trực giác, dẫn đến mong muốn được sở hữu chúng.


Hoặc khách hàng sẽ  lựa chọn những sản phẩm đem lại sự  thuận tiện nhất trong sử 
dụng, vì khách không muốn phải nhồi nhét quá nhiều thông tin vào đầu (vì nhận thức của  
khách hàng chỉ đạt mức độ hữu hạn nhất định).
Tổng kết lại, nếu doanh nghiệp bạn muốn ghi dấu  ấn vững chắc trong tâm trí của 
khách hàng, bạn cần ứng dụng những quy luật cơ bản của kinh tế học nhận thức, áp dụng  
triệt để những nguyên tắc ấy vào chiến dịch Marketing và phát triển sản phẩm. Chắc chắn,  
thương hiệu của bạn sẽ nổi bật trong một rừng thông tin mà khách hàng phải tiếp nhận mỗi  
ngày.
Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi đem đến cho bạn nhiều ý tưởng Marketing mới,  
giúp thương hiệu của bạn có thể cạnh tranh trên thị trường và tạo dấu ấn lớn trong lòng của  
khách hàng.



×