Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm tồn tại ống động mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.35 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Trần Thị Hoàng Oanh*, Vũ Minh Phúc**

TÓM TẮT
Mở đầu: Tồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là một bệnh tim khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ non
tháng. Việc phân loại TTÔĐM theo McNamara và Hellman dựa trên độ nặng của bệnh và của các triệu chứng
tim mạch, hô hấp, dạ dày ruột giúp đưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của TTÔĐM ở trẻ sơ sinh theo
McNamara và Hellman.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Tất cả trẻ nhập khu chuyên sâu sơ sinh bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ 02-2009 đến 10-2009 có TTÔĐM đơn thuần được đưa vào lô nghiên cứu và phân loại theo
McNamara và Hellman.
Kết quả: có 54 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, đa số là trẻ non tháng (55,6%). Triệu chứng thường
gặp nhất là âm thổi ở tim (65%), suy hô hấp (66,7%). Đường kính ống động mạch trung bình là 2,24 ± 0,74
mm. Phân loại TTÔĐM theo McNamara và Hellman cho thấy có 54% các trường hợp TTÔĐM có rối loạn
huyết động mức độ vừa – nặng cần đóng ống động mạch. Tỷ lệ đóng ống động mạch thành công bằng ibuprofen
uống là 36,8%. Tỷ lệ tự đóng ống động mạch trong thời kỳ sơ sinh là 63,6%.
Kết luận: biểu hiện lâm sàng TTÔĐM rất đa dạng, tỷ lệ tự đóng cao. Phân loại theo McNamara và
Hellman giúp xác định nhóm dân số cần điều trị.
Từ khóa: TTÔĐM.

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF PATENT DUCTUS ARTERIOSUS IN NEONATES IN CHILDREN’S
HOSPITAL 1
Tran Thi Hoang Oanh, Vu Minh Phuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 235 - 239


Backgound: Patent ductusarteriosus (PDA) is a common congenital heart disease among preterm neonates.
The McNamara and Hellman staging system of PDA helps to identify target population for suitable treatment.
Objective: Description of epidemiological, clinical, laboratory and treatment features of PDA among
neonates.
Methods: Case-series study. All newborns admitted to Nhi dong 1 Hospital from 02-2009 to 10-2009 with
isolated PDA were recruited and staged according to the McNamara and Hellman staging system.
Results: 54 neonates had PDA in which 55.6% of them was preterm. The most common symptoms were
murmur (65%) and respiratory failure (66.7%). The mean of PDA’s diameter was 2.24 ± 0.74 mm. There were
54% of neonates needed to be treated according to the McNamara and Hellman staging system. The rate of PDA
closure with oral ibuprofen was 36.8%. The spontaneous closure of PDA was 63.6%.
Conclusion: The presentation of PDA among neonates is diverse. The rate of spontaneous PDA closure was
high. The McNamara and Hellman staging system of PDA helps to make more precise clinical decisions.
* Khoa sơ sinh BV Nhi Đồng II ** Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS BS Vũ Minh Phúc ĐT: 0908674246
Email:

Nhi Khoa

235


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Keywords: patent ductus arteriosus, PDA

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là một
bệnh tim khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. TTÔĐM

đơn thuần chiếm khoảng 10% các bệnh tim bẩm
sinh. Cùng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh non
tháng, tỷ lệ TTÔĐM tăng lên đáng kể. 40-55%
các trường hợp sanh non dưới 29 tuần và hơn
60% trẻ sanh non dưới 28 tuần có TTÔĐM(6,15).
Tuy là một bệnh phổ biến nhưng TTÔĐM vẫn là
một trong số những bệnh khó điều trị nhất ở sơ
sinh. Những nghiên cứu về phòng ngừa bằng
indomethacin hay ibuprofen cho thấy có giảm tỷ
lệ các trường hợp phải cột ống động mạch, xuất
huyết phổi sớm nghiêm trọng và xuất huyết nội
sọ nặng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể
khiến 40% trẻ vốn có thể đóng ống động mạch
một cách tự nhiên gặp phải tác dụng phụ của
điều trị. Do đó cần phải xác định lại nhóm dân
số mục tiêu cần điều trị. Với những lý do trên,
cần có một hệ thống phân loại TTÔĐM để dễ
dàng lọc bệnh. Việc ứng dụng hệ thống phân
loại này trên lâm sàng sẽ giúp cải thiện việc
đánh giá và can thiệp đúng lúc hơn trên những
trẻ bệnh nặng nhất.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mô tả những đặc điểm của TTÔĐM ở trẻ sơ
sinh, áp dụng hệ thống phân loại của
McNamara và Hellman để phân độ bệnh, từ đó
đưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp cho
từng bệnh nhân. Bảng phân loại theo
McNamara và Hellman dựa trên hai phương
diện lâm sàng và siêu âm tim. Tùy theo độ nặng
của các triệu chứng ảnh hưởng trên hô hấp, tiêu

hóa, thận, tim mạch, chuyển hóa, Xquang ngực,
biểu hiện lâm sàng được chia làm 4 mức độ (C1,
C2, C3, C4). Tương tự, tùy theo mức độ đường
kính ống động mạch, vận tốc phổ liên tục qua
ống động mạch, tải thể tích và áp lực tim trái,
biểu hiện trên siêu âm tim của TTÔĐM được

236

chia làm 4 mức độ (E1, E2, E3, E4). Việc phân
loại TTÔĐM theo Mc Namara và Hellman giúp
đưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp cho
từng bệnh nhân (Bảng 1).

Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng, điều trị của TTÔĐM ở trẻ sơ sinh.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm tuổi thai,
giới, cân nặng lúc sanh, chỉ số APGAR của trẻ
TTÔĐM.
2. Xác định tỷ lệ các triệu chứng của
TTÔĐM.
3. Xác định tỷ lệ các đặc điểm trên siêu âm
tim của TTÔĐM.
4. Xác định tỷ lệ TTÔĐM theo hệ thống
phân loại của McNamara và Hellman.
5. Xác định tỷ lệ điều trị thành công
TTÔĐM trong thời kỳ sơ sinh


Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ nhập khu chuyên sâu sơ sinh
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 02-2009 đến 10-2009
có TTÔĐM đơn thuần được đưa vào lô nghiên
cứu và phân loại theo McNamara và Hellman.

Cỡ mẫu
Tất cả những bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn
mẫu (lấy trọn).

Tiêu chí chọn mẫu
Trẻ sơ sinh TTÔĐM được xác định bằng
siêu âm tim Doppler màu 2 lần (tại khoa Chẩn
đoán hình ảnh và khoa Tim mạch).

Tiêu chí loại tr
Có kèm bất kỳ bệnh tim bẩm sinh nào
khác (trừ trường hợp tồn tại lỗ bầu dục)

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học


Bảng 1:
Lâm sàng
Mức độ 1 (C1): không triệu chứng

Siêu âm
Mức độ 1 (E1): không có bằng chứng luồng thông
trên siêu âm 2D hay Doppler

Mức độ 2 (C2): nhẹ
Oxy hóa máu khó khăn (OI < 6)
Cơn giảm độ bão hòa oxy không thường xuyên, nhịp chậm
hay ngưng thở (<6)
Cần hỗ trợ hô hấp (NCPAP) hay thông khí cơ học (MAP <
8)
Ăn không dung nạp ( ứ hơn 20%)
Bằng chứng tăng tuần hoàn phổi trên X quang

Mức độ 2 (E2): ống động mạch nhỏ không đáng kể
Đường kính xuyên thành < 1.5 mm
Phổ liên tục qua ống hạn chế (DA Vmax > 2.0 m/s)
Không có dấu hiệu tải thể tích tim trái (dòng phụt
ngược 2 lá > 2.0 m/s hay LA/Ao >1.5/1)
Không có dấu hiệu tải áp lực tim trái (E/A >1.0 hay
IVRT > 50)
Dòng máu động mạch thì tâm trương ở cơ quan
đích bình thường ( mạc treo tràng trên, não giữa)

Mức độ 3 (C3): vừa
Oxy hóa máu khó khăn (OI > 7)
Thường xuyên giảm độ bão hòa oxy, nhịp chậm hay

nhưng thở (mỗi giờ)
Tăng nhu cầu thông khí (MAP 9-12 )
Không thể ăn do bụng chướng nhiều hay nôn ói
Thiểu niệu với nồng độ creatinin máu tăng nhẹ
Tụt huyết áp ( huyết áp trung bình hay tâm trương thấp)
cần một thuốc trợ tim
Tim to và phù phổi trên X quang
Toan chuyển hóa mức độ nhẹ ( pH 7.1- 7.25 và/hoặc thiếu
kiềm -7 đến -12)
Mức độ 4 (C4): nặng
Oxy hóa máu khó khăn (OI > 15)
Cần thông khí cao ( MAP > 12) hoặc thở HFO
Xuất huyết phổi nhiều hay tái phát
Bụng chướng căng, đỏ kiểu viêm ruột hoại tử
Suy thận cấp
Huyết động không ổn định cần > 1 thuốc trợ tim
Toan chuyển hóa vừa- nặng (pH < 7.1 hay thiếu kiềm > 12)

Mức độ 3 (E3): trung bình
Đường kính xuyên thành 1.5- 3.0 mm
Phổ qua ống không hạn chế và nảy theo mạch ( DA
Vmax < 2.0 m/s)
Tải thể tích tim trái nhẹ- trung bình ( tỷ lệ LA/Ao:
1.5-2/1)
Tải áp lực tim trái nhẹ- trung bình (E/A > 1.0 hay
IVRT 50-60)
Giảm hay mất dòng máu thì tâm trương trên động
mạch mạc treo tràng trên, động mạch não giữa hay
động mạch thận.
Mức độ 4 (E4): nặng

Đường kính xuyên thành > 3.0 mm
Phổ qua ống không hạn chế và nảy
Tải thể tích tim trái nặng ( tỷ lệ LA/Ao > 2/1, dòng
phụt ngược van 2 lá > 2.0 m/s)
Tải áp lực tim trái nặng (E/A > 1.5 hay IVRT > 60)
Đảo ngược dòng máu cuối tâm trương trên động
mạch mạc treo tràng trên, động mạch não giữa hay
động mạch thận

KẾT QUẢ

7 – 14 ngày : 10 ca (18,5%);

Chúng tôi có 54 trường hợp TTÔĐM thỏa
tiêu chí chọn vào nhóm nghiên cứu. Kết quả thu
được như sau:

> 14 ngày : 04 ca (7,4%)

Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Tuổi thai trung bình là 34,43 tuần ± 4,705.
Trường hợp có tuổi thai nhỏ nhất là 26 tuần,
lớn nhất là 41 tuần.
Nhóm trẻ sanh non (55,6%) chiếm tỷ lệ cao
hơn nhóm trẻ đủ tháng, trong đó nhóm trẻ sanh
non dưới 32 tuần thường bị TTÔĐM hơn nhóm
trẻ sanh non từ 32 đến dưới 37 tuần.
Tuổi lúc chẩn đoán TTÔĐM :
≤7 ngày : 40 ca (74,1%);


Nhi Khoa

Cân nặng lúc sanh trung bình trong nghiên
cứu là 2108,3 gram (± 812,9 gram). Trẻ nhẹ cân
nhất là 1000 gram, nặng cân nhất là 3900 gram.
Tỷ lệ nam:nữ = 1,25:1

Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng thường gặp nhất là âm thổi ở
tim (65%). Hầu hết các trường hợp trong mẫu
nghiên cứu không có biểu hiện suy tim trong
giai đoạn sơ sinh, chỉ có 1 trường hợp suy tim
trung bình và 1 trường hợp suy tim nặng. 2
trường hợp này phải dùng thuốc trợ tim,
chiếm tỷ lệ 3,8%. Có 36 ca (66,7%) bị suy hô
hấp bao gồm: 32 ca (88,9%) suy hô hấp nhẹ -

237


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

trung bình, trong đó 22 ca cần hỗ trợ hô hấp
bằng NCPAP, 4 ca (11,1%) suy hô hấp nặng
phải thở máy. Đa số các trường hợp không có
triệu chứng ở hệ tiêu hóa.
Đa số trẻ có tình trạng nhiễm trùng sơ sinh
đi kèm (90,7%),trong đó nhiễm trùng huyết

chiếm 55,5% trường hợp. Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 13% trường hợp có nhiễm trùng
bào thai đi kèm, chủ yếu là nhiễm rubella bẩm
sinh. Phân loại biểu hiện lâm sàng theo Mc
Namara và Hellman cho thấy đa số các trường
hợp TTÔĐM ở trẻ sanh non trong dân số của
chúng tôi có biểu hiện lâm sàng mức độ vừa
(56,7%) trong khi trẻ đủ tháng có biểu hiện lâm
sàng nhẹ hơn. 25% trẻ đủ tháng không có biểu
hiện TTÔĐM trên lâm sàng.

Đặc điểm cận lâm sàng
Chỉ có 16,7% có tăng tuần hoàn phổi chủ
động và 37% có bóng tim to trên X quang ngực.
Trên siêu âm tim, đường kính ống động mạch
trung bình là 2,24 ± 0,74 mm. Đường kính ống
động mạch nhỏ nhất là 1,3 mm; lớn nhất là 6,4
mm. Vận tốc phổ liên tục qua ống động mạch
trung bình là 2,58 ± 0,67 m/giây, vận tốc nhỏ
nhất là 1,14 m/giây, vận tốc lớn nhất là 3,9
m/giây. Tải thể tích tim trái được đo bằng tỷ số
đường kính nhĩ trái/đường kính gốc động mạch
chủ (LA/Ao) đa số < 1,4.
Phân loại TTÔĐM trên siêu âm tim cho thấy
94,4% các trường hợp thuộc mức độ E3.

Phân loại ống động mạch theo Mcnamara và
Hellman
Lâm sàng
Siêu E2

âm
tim
E3
E4
Tổng
cộng

238

C1

C2

C3

C4

0

2
(3,7%)

0

0

7 (13%)
0
7 (13%)


Tổng
cộng
2
(3,7%)

16
25
2
51
(29,6%) (46,3%) (3,7%) (92,6%)
0

1
(1,9%)

1
(1,9%)

2
(3,7%)

18
26
3
54
(33,3%) (48,1%) (5,6%) (100%)

Gần một nửa các trường hợp TTÔĐM ở sơ
sinh được đánh giá trên siêu âm tim ở mức E3,
nhưng lâm sàng đánh giá độ nặng không tương

ứng C3 (46,3%). Trái lại chỉ có 3,8% TTÔĐM sơ
sinh đánh giá lâm sàng ở mức C3, C4 có mức độ
tương ứng độ nặng trên siêu âm E3, E4.

Đặc điểm điều trị
29 trường hợp (54%) có chỉ định điều trị theo
phân loại của McNamara và Hellman. Tuổi thai
càng nhỏ thì chỉ định điều trị càng cao (13/19 ca),
chiếm 68%. Trong 29 ca có chỉ định đóng ống
động mạch, có 10 trường hợp không điều trị do
có các chống chỉ định. 19 trường hợp được đóng
ống động mạch bằng ibuprofen uống, trong đó
có một trường hợp được chuyển qua cột ống
động mạch bằng phẫu thuật.Đa số các trường
hợp được uống ibuprofen trước 14 ngày tuổi. Tỷ
lệ đóng ống động mạch bằng thuốc thành công
là 36,8%. Các trường hợp này đều được uống
ibuprofen trước 14 ngày tuổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
Các yếu tố
Tuổi thai trung bình (tuần)
Tuổi uống ibuprofen trung bình
(ngày)
Cân nặng lúc sanh trung bình
(gram)
Đường kính ống động mạch
trung bình (mm)
Vận tốc phổ liên tục qua ống
động mạch trung bình (m/giây)

Tỷ số đường kính nhĩ trái/đường
kính động mạch chủ trung bình

Thành
công
32,5 (±
3,5)
8,4 (±3,3)

Thất
bại
31,5
(±4,3)
13,7
(±5,5)

2080

1670

2,2

2,3

2,8

2,4

1,21


1,42

Tuổi thai, cân nặng lúc sanh của những
trường hợp thất bại thấp hơn những trường hợp
đóng thành công. Mặt khác, tuổi lúc uống
ibuprofen của nhóm thất bại lớn hơn nhóm điều
trị thành công.
Tỷ lệ tự đóng ống động mạch: 63,6%.
Trong nhóm không có chỉ định điều trị (25 ca)
có 18 ca tự đóng, chiếm tỷ lệ 72%. Trong nhóm
có chỉ định điều trị (29 ca), có 6 ca tự đóng,
chiếm tỷ lệ 20,7%.

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

Tương quan giữa phân loại TTÔĐM và kết quả điều trị
Phân loại

Kết quả
Không chỉ định điều trị
TTÔĐM
Tự đóng

C1E3 (07 ca)
C2E2 (02 ca)

C2E3 (16 ca)
C3E3 (25 ca)
C3E4 (01 ca)
C4E3 (02 ca)
C4E4 (01 ca)
Tổng cộng

1
0
6
0
0
0
0
7

6
2
10
0
0
0
0
18

Không thể điều trị
TTÔĐM
Tự đóng
0
0

0
4
1
0
0
5

Tỷ lệ tự đóng trong nhóm từ C3E3 trở
xuống (C1E3, C2E2, C2E3) cao (72%), trong khi
tỷ lệ tự đóng trong nhóm từ C3E3 trở lên là
20,7%. Chỉ có 1 trường hợp được phẫu thuật
trong giai đoạn sơ sinh.

BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của dân số

0
0
0
2
0
0
0
2

Có chỉ định điều trị
Có điều trị
Tử vong
Thất bại
Đóng

thành công
TTÔĐM Tự đóng
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
7
8
3
1
0
0
0
0
0
0
1
1
1
0
0
0

8
8
4
2

bình đến nặng, rất ít trường hợp không có biểu
hiện lâm sàng. Trong khi đó, nhóm trẻ đủ tháng
chủ yếu có biểu hiện lâm sàng mức độ nhẹ đến
trung bình và một phần tư các trường hợp sanh
đủ tháng không có biểu hiện lâm sàng. Tuy rằng
biểu hiện lâm sàng còn tùy thuộc vào rất nhiều
những yếu tố khác như đường kính ống động
mạch, các bệnh lý đi kèm…nhưng có lẽ trẻ non
tháng có khuynh hướng biểu hiện lâm sàng
nặng hơn trẻ đủ tháng.

Tuổi lúc chẩn đoán: đa số các trường hợp
được siêu âm chẩn đoán trước 7 ngày tuổi (74%).
Tuy nhiên, chỉ có 16 trường hợp (28%) được
chẩn đoán TTÔĐM trước 3 ngày và chỉ có 4
trường hợp (7%) được chẩn đoán trong 24 giờ
sau sanh. So sánh với các nghiên cứu khác, siêu
âm chẩn đoán TTÔĐM thường được tiến hành
trong 24 giờ đầu sau sanh, trễ nhất 96 giờ sau
sanh(3,11,14). Sự khác biệt này là do điều kiện thực
hiện siêu âm tim tại giường của chúng tôi còn
nhiều khó khăn nên chúng tôi không thể chẩn
đoán sớm cho tất cả mọi trường hợp ngay trong
khi trẻ đang suy hô hấp nặng, thở máy. Điều
này cũng ảnh hưởng đến tuổi lúc can thiệp điều

trị của chúng tôi.

Dù dân số nghiên cứu của chúng tôi có
đường kính ống động mạch lớn nhưng vận tốc
phổ qua ống động mạch trung bình không cao.
Điều này cho thấy độ lớn của luồng thông qua
ống động mạch và mức độ ảnh hưởng huyết
động không chỉ phụ thuộc vào đường kính ống
động mạch mà còn phụ thuộc vào áp lực mạch
máu hệ thống, mạch máu phổi và khả năng bù
trừ của cơ tim(6). Vì vậy, số trường hợp được
đánh giá có rối loạn huyết động không nhiều và
hầu hết không có dấu hiệu tăng tải áp lực tim
trái trong thời kỳ sơ sinh.

Đặc điểm lâm sàng

Phân loại ống động mạch

Biểu hiện lâm sàng của TTÔĐM khá đa
dạng, từ dạng không triệu chứng (C1) đến dạng
có biểu hiện nặng (C4), trong đó tập trung nhiều
nhất vào nhóm có biểu hiện lâm sàng mức độ
vừa (48,1%). Xét sự phân loại lâm sàng theo tuổi
thai chúng tôi thấy hơn một nửa các trường hợp
sanh non có biểu hiện lâm sàng ở mức độ trung

Gần một nửa các trường hợp TTÔĐM ở sơ
sinh được đánh giá trên siêu âm tim ở mức E3,
nhưng lâm sàng đánh giá độ nặng không tương

ứng C3 (46,3%). Như vậy, nếu chỉ dựa vào triệu
chứng lâm sàng để phân độ nặng của TTÔĐM
thì không chính xác mà cần kết hợp với siêu âm
tim để có chỉ định điều trị chính xác hơn. Do đó,

Nhi Khoa

Đặc điểm cận lâm sàng

239


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

chúng tôi hy vọng có một nghiên cứu lớn hơn
trong tương lai để khảo sát kỹ hơn mối tương
quan này.
Cũng cần lưu ý rằng các tiêu chuẩn để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của TTÔĐM trên lâm
sàng khá đa dạng với các biểu hiện trên hệ hô
hấp, hệ tiêu hóa, thận, tim mạch. Vì vậy, sự
phân loại này chỉ có tính chất tương đối do có
nhiều yếu tố gây nhiễu có thể ảnh hưởng đến
kết quả phân loại. Tuy nhiên, với một trường
hợp sanh non có TTÔĐM và có suy hô hấp cần
hỗ trợ hô hấp thì cũng không loại trừ khả năng
TTÔĐM làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp
do sanh non hay nhiễm trùng, do đó vẫn nên

điều trị đóng ống động mạch. Vì vậy, chúng tôi
dựa vào sự phân loại theo McNamara và
Hellman để phần nào giúp định hướng điều trị,
tránh những trường hợp điều trị không cần thiết
cũng như tránh bỏ sót các trường hợp nặng.

Đặc điểm điều trị
Tuổi lúc uống ibuprofen trong hầu hết các
nghiên cứu khác đều dao động từ 2 – 4 ngày
tuổi(3,5,11,12,13). Tuổi lúc uống ibuprofen trong
nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn nhiều so với
các nghiên cứu khác là do điều kiện siêu âm tim
tại giường của chúng tôi hiện nay còn nhiều hạn
chế. Chậm trễ trong chẩn đoán đã kéo theo điều
trị trễ.
Tỷ lệ đóng ống động mạch thành công của
chúng tôi là 36,8%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu
của Nguyễn Thu Tịnh là 61,9%(8), nghiên cứu của
Supapannachart S. và cs là 78%(12), nghiên cứu
của Van Overmeire B. và cs là 84%(4). Sự khác
biệt này có thể được giải thích do dân số nghiên
cứu của chúng tôi có tuổi thai và tuổi lúc uống
Ibuprofen lớn hơn nhiều so với các nghiên cứu
khác. Y văn cũng cho thấy hiệu quả đóng ống
động mạch của ibuprofen giảm dần khi tuổi sau
sanh tăng(1,2,4,7,9,10).
Nghiên cứu của chúng tôi có 63,6% các
trường hợp tự đóng ống động mạch. Tỷ lệ tự
đóng trong nhóm trẻ không có chỉ định điều trị
khá cao (72%). Bên cạnh đó, tỷ lệ tự đóng trong

nhóm trẻ có chỉ định điều trị là 20,7%, thấp hơn

240

nhiều so với nhóm trẻ không có chỉ định điều trị.
Kết quả này cho thấy bảng phân loại của
McNamara và Hellman là khá hợp lý. Bảng
phân loại này không những giúp chúng tôi xác
định được các trường hợp cần phải điều trị mà
còn giúp tiên lượng tỷ lệ tự đóng trong từng
trường hợp, tùy theo trường hợp này nằm trong
nhóm có chỉ định điều trị hay không. Tổng kết
lại, dù vẫn có vài trường hợp bỏ sót hay điều trị
quá tay, chúng tôi không ghi nhận có trường
hợp nặng nào bị bỏ sót trong dân số nghiên cứu.

KẾT LUẬN
TTÔĐM thường xảy ra ở trẻ non tháng
(55,6%). Biểu hiện lâm sàng của TTÔĐM khá đa
dạng, từ dạng không triệu chứng đến có biểu
hiện nặng. Trẻ sanh non thường có biểu hiện
nặng hơn trẻ đủ tháng. Triệu chứng thường gặp
nhất là âm thổi ở tim, suy hô hấp; hiếm khi có
biểu hiện suy tim rõ ở sơ sinh. Phân loại
TTÔĐM theo McNamara và Hellman cho thấy
có 54% các trường hợp TTÔĐM có rối loạn
huyết động mức độ vừa – nặng trên cả 2
phương diện lâm sàng và siêu âm tim (C3E3,
C3E4, C4E3, C4E4) và có chỉ định can thiệp đóng
ống động mạch. Nhóm tuổi thai nhỏ có chỉ định

đóng ống động mạch theo phân loại của
McNamara và Hellman nhiều hơn. Hầu hết các
trường hợp được điều trị đóng ống động mạch
bằng Ibuprofen uống, hiếm khi phải phẫu thuật
trong giai đoạn sơ sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

5.

Clyman R.I., (1998). "Patent ductus arteriosus in the
premature infant".Avery's Diseases of the Newborn, 699-710.
Clyman, R. I., (2000). "Ibuprofen and patent ductus
arteriosus". N Engl J Med, 343(10), 728-730.
Heyman E., Morag I., Batash D., Keidar,R., Baram, S. &
Berkovitch, M., (2003). "Closure of patent ductus arteriosus
with oral ibuprofen suspension in premature newborns: a
pilot study". Pediatrics, 112(5), e354.
Knight DB., (2001). "The treatment of patent ductus arteriosus
in preterm infants. A review and overview of randomized
trials". Semin Neonatol, 6(1), 63-73.
Lago P., Bettiol T., Salvadori S., Pitassi I., Vianello A.,
Chiandetti L., et al., (2002). "Safety and efficacy of ibuprofen
versus indomethacin in preterm infants treated for patent
ductus arteriosus: a randomised controlled trial". Eur J Pediatr,

161(4), 202-207.

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
6.

7.
8.

9.

10.

11.

McNamara PJ. & Sehgal A., (2007). "Towards rational
management of the patent ductus arteriosus: the need for
disease staging". Arch. Dis. Child. Fetal Neonatal Ed., 92(6),
F424-427.
Melinda M., (2006). "Patent Ductus Arteriosus in the
Premature Infant: A Clinical Dilemma". 6(3), 151-157.
Nguyễn Thu Tịnh (2005). Hiệu quả và tính an toàn của Ibuprofen
đường uống trong đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện
nhi đồng 1 và 2. Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Tp Hồ
Chí Minh, Khoa Y. Bộ Môn Nhi.
Ohlsson A., Walia R. & Shah S., (2008). "Ibuprofen for the
treatment of patent ductus arteriosus in preterm and/or low
birth weight infants".Cochrane Database Syst Rev(1), CD003481.

Sharma PK, Garg SK & Narang A., (2003). "Pharmacokinetics
of oral ibuprofen in premature infants".J Clin Pharmacol, 43(9),
968-973.
Su BH., Lin HC., Chiu HY., Hsieh HY., Chen HH. & Tsai YC,
(2008). "Comparison of ibuprofen and indometacin for early-

Nhi Khoa

12.

13.

14.

15.

Nghiên cứu Y học

targeted treatment of patent ductus arteriosus in extremely
premature infants: a randomised controlled trial". Arch Dis
Child Fetal Neonatal Ed, 93(2), F94-99.
Supapannachart, S., Limrungsikul, A. & Khowsathit, P.,
(2002). "Oral ibuprofen and indomethacin for treatment of
patent ductus arteriosus in premature infants: a randomized
trial at Ramathibodi Hospital". J Med Assoc Thai, 85 Suppl 4,
S1252-1258.
Van Overmeire B., Smets K., Lecoutere D., Van de Broek H.,
Weyler J., Degroote K., et al., (2000). "A comparison of
ibuprofen and indomethacin for closure of patent ductus
arteriosus".N Engl J Med, 343(10), 674-681.

Vanhaesebrouck S., Zonnenberg I., Vandervoort P., Bruneel
E., Van Hoestenberghe MR. & Theyskens C., (2007).
"Conservative treatment for patent ductus arteriosus in the
preterm".Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 92(4), F244-247.
Welty, SE., Garcia-Prats JA., Fulton DR. & Kim MS., (2008).
"Patent ductus arteriosus in premature infants".up to date.

241



×