Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chẩn đoán và điều trị đau bìu cấp ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.81 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU BÌU CẤP Ở TRẺ EM 
Phạm Ngọc Thạch*, Lê Tấn Sơn* 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: So sánh tần suất, các yếu tố dịch tể và các triệu chứng của bệnh cảnh xoắn tinh hoàn với các 
nguyên nhân khác gây nên bệnh cảnh đau bìu cấp ở trẻ em.  
Phương  pháp  nghiên  cứu:  Nghiên cứu hồi cứu trên 165 bệnh nhân đươc chẩn đoán trước mổ theo dõi 
xoắn  tinh  hoàn  và  được  điều  trị  phẫu  thuật  thám  sát  tại  bệnh  viện  Nhi  Đồng  2  từ  tháng  1/2007  đến  tháng 
1/2012. Tuổi, thời gian từ lúc biểu hiện bệnh đến lúc phẫu thuật, các triệu chứng lâm sàng, cách điều trị được 
ghi nhận. 
Kết quả: Phẫu thuật mở bìu thám sát cho kết quả 45 ca xoắn tinh hoàn (26%), xoắn phần phụ tinh hoàn 
chiếm 75 ca (45%), 25 ca viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (16%), 5 ca thoát vị bẹn nghẹt kèm viêm da bìu (3%), 
các nguyên nhân khác chiếm 15 ca (10%). Xoắn tinh hoàn xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi sơ sinh và dậy thì. Gần 
một nữa số ca xoắn phần phụ tinh hoàn ở lứa tuổi từ 9 đến 12 tuổi (trung bình 11). Triệu chứng đau bìu cấp 
được tìm thấy ở 88% trẻ xoắn tinh hoàn, 94% trẻ xoắn phần phụ tinh hoàn và 76% trẻ viêm tinh hoàn, phần 
phụ tinh hoàn. Dấu hiệu phồng to một bên bìu được tìm thấy ở 44% số ca xoắn tinh hoàn, 39% số ca xoắn phần 
phụ tinh hoàn, và 88% số ca viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. “Blue dot sign” chỉ tìm thấy trong 10% số ca 
xoắn phần phụ tinh hoàn. Tất cả các tinh hoàn bị xoắn đều được cứu ở những trẻ từ lúc biểu hiện bệnh đến lúc 
mổ có thời gian nhỏ hơn 6 giờ, nhưng tỉ lệ này giảm chỉ còn một nữa khi thời gian lớn hơn 6 giờ và nhỏ hơn 12 
giờ. 
Kết luận: Khả năng cứu tinh hoàn ở trẻ có thời gian biểu hiện bệnh nhỏ hơn 6 giờ gần như 100% nên khi 
nghi ngờ có xoắn tinh hoàn cần tiến hành ngay phẫu thuật thám sát. 

ABSTRACT 
EXPLORATION OF A CUTE SCROTUM: A REVIEW OF 165 CASES 
Pham Ngoc Thach, Le Tan Son 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 152 ‐ 155 


Objectives: The aim of the study was to compare incidence, symptoms and signs of spermatic cord torsion 
to those of other conditions causing acute scrotum at Children’s Hospital 2. 
Methods:  Records of 165  consecutive  boys  treated  for  acute  scrotum  at  Children’s  Hospital  2  in  Ho  Chi 
Minh city from Jan ‐2007 to Jan ‐2012 were reviewed. During the period studied all patients with acute scrotum 
underwent urgent surgery to ensure accurate diagnosis and treatment. The duration and characteristics of the 
symptoms, clinical findings prior to operation and the age of the patients were registered.  
Results: Scrotal explorations revealed 45 cases (26%) of spermatic cord torsion (SCT), 75 cases (45%) of 
torsion  of  the  testicular  appendage  (AT),  25  cases  (16%)  of  epididymitis  (ED),  5  cases  (3%)  of  incarcerated 
inguinal hernias and 15 (10%) other conditions. During the first year of life SCT was the most common cause of 
acute  scrotum,  another  peak  incidence  being  in  adolescence.  Almost  half  of  the  boys  with  AT  were  nine  to  12 
years of age (median 11). Except for infants, the patientsʹ acute symptoms were pain (SCT 88%, AT 94%, ED 
76%). Swelling in the hemiscrotum was found in 44% of SCT, in 39% of AT and in 88% of ED cases. The ʺblue 
dot signʺ was found positive in only 20% of the boys with AT. Three quarters of the boys who were operated on 
within  six  hours  from  onset  of  symptoms  had  testicle  torsion.  All  testicles  were  saved  when  distortion  was 

* Bệnh viện Nhi Đồng 2 
Tác giả liên lạc: ThS.BS.Phạm Ngọc Thạch    
152

ĐT: 0902187095 

 Email:  
Chuyên Đề Ngoại Nhi  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

performed within six hours, but salvage was possible in only half of the cases when symptoms had lasted more 

than six but less than 12 hours. 
Conclusions: The high probability of SCT among those admitted to an emergency department within six 
hours from the onset of the symptoms justifies immediate surgical exploration. 
cố  định  tinh  hoàn  bên  đối  diện  qua  cùng  một 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
đường mổ. Đưa tinh hoàn ra ngoài và tháo xoắn. 
Xoắn  tinh  hoàn  là  xoắn  các  cấu  trúc  của 
Đánh giá tình trạng của tinh hoàn dựa vào màu 
thừng  tinh  ngăn  cản  luồng  máu  đến  tinh  hoàn 
sắc và khả năng chảy máu qua đường rạch bao 
và mào tinh làm cho tinh hoàn có thể bị hoại tử. 
tinh mạc. Khi nghi ngờ nên đắp gạc ấm chờ đợi 
Bệnh gặp tỉ lệ 1/4000 ở nam giới(6), 2/3 xuất hiện 
khoảng  20  phút,  nếu  tinh  hoàn  hồng  trở  lại  có 
ở tuổi thanh niên, hai đỉnh cao là sơ sinh và tuổi 
thể giữ tinh hoàn. Khâu cố định tinh hoàn bằng 
dậy  thì(2,11).  Xoắn  tinh  hoàn  được  coi  là  một  tối 
chỉ không tiêu ở các vị trí trước sau và hai bên. 
cấp cứu vì nếu chẩn đoán và điều trị sớm có thể 
Tinh  hoàn  bị  hoại  tử  hoặc  không  có  khả  năng 
cứu được tinh hoàn, ngược lại nếu xử trí muộn 
hồi phục nên cắt bỏ vì giữ lại sẽ có khả năng làm 
thường phải cắt tinh hoàn(7). Chúng tôi thực hiện 
cho tinh hoàn đối diện không sản xuất được tinh 
nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị 
trùng.  Chúng  tôi  chủ  trương  nên  cố  định  tinh 
xoắn  tinh  hoàn  và  phần  phụ  tại  bệnh  viện  Nhi 
hoàn bên đối diện để tránh xoắn. 
Đồng  2  từ  tháng  1/2007  đến  tháng  1/2012,  bên 
KẾT QUẢ 

cạnh  đó  so  sánh  các  đặc  điểm  của  bệnh  cảnh 
xoắn tinh hoàn với các nguyên nhân khác gây ra 
Phân  bố  theo  tuổi  của  165  ca  được  phẫu 
bệnh cảnh đau bìu cấp. 
thuật thám sát 

Thái độ điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 
Bệnh  nhi  nghi  ngờ  có  xoắn  tinh  hoàn  sẽ 
được  làm  bilan  tiền  phẫu  và  mổ  cấp  cứu  thám 
sát  ngay.  Sau  khi  gây  mê  cần  khám  lại  để  loại 
trừ thoát vị bẹn nghẹt hoặc u tinh hoàn.  
Phương pháp và kỹ thuật mổ 
Rạch da theo đường dọc bìu, một số tác giả 
chủ trương rạch theo đường phên giữa để có thể 

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

%
26
45
17
3
9
100

Tần suất bệnh theo tuổi  
50
40
30
20

10
0

Xoắn TH

13

Hồi cứu. 

Số ca
45
75
25
5
15
165

11

Phương pháp nghiên cứu 

9

Bao gồm 165 bệnh nhi từ 1 ngày tuổi đến 15 
tuổi được chẩn đoán theo dõi xoắn tinh hoàn và 
được điều trị phẫu thuật thám sát từ 1/2007 đến 
1/2012 tại bệnh viện Nhi Đồng 2.  

Phân loại
Xoắn tinh hoàn

Xoắn phần phụ tinh hoàn
ViêmTH màoTH
Thoát vị bẹn nghẹt viêm da bìu
Nguyên nhân khác (chấn thương.)
Tổng số

7

Đối tượng nghiên cứu 

Bảng 1: Phân bố các nguyên nhân 

5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Các nguyên nhân  

3

So  sánh  tần  suất,  các  yếu  tố  dịch  tễ  và  các 
triệu  chứng  của  bệnh  cảnh  xoắn  tinh  hoàn  với 
các  nguyên  nhân  khác  gây  nên  bệnh  cảnh  đau 
bìu cấp ở trẻ em.  

105 ca được phẫu thuật thám sát ở lứa tuổi từ 6 
đến 15 tuổi chiếm 64%, 35 ca chiếm 21% ở lứa tuổi 
1 đến 5 tuổi, còn 25 ca chiếm 15% dưới 1 tuổi. 

1


Mục tiêu nghiên cứu 

Xoắn phần phụ TH

Viêm T

Biểu đồ 1: Biểu đồ phân bố tần suất theo tuổi 

153


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 

cảnh  đau  bìu  cấp  đươc  phẫu  thuật  thám  sát. 
Điều  này  cho  thấy  tỉ  lệ  chấn  đoán  đúng  lên 
đến  71%.  Trong  khi  đó  viêm  tinh  hoàn,  mào 
tinh hoàn chiếm tỉ lệ 17%. 

Triệu chứng lâm sàng 
Bảng 2: Phân bố triệu chứng lâm sàng với các 
nguyên nhân 
Triệu chứng - Xoắn TH
Bệnh
Đau bìu cấp
88%
Khối phồng một
44%

bên bìu
Nôn ói
56%
Blue dot sign
0

Xoắn phần
phụ TH
94%

Viêm TH-mào
TH
76%

39%

88%

37%
20%

22%
0

Khảo  sát  vị  trí  của  tinh  hoàn  trong  nhóm 
bệnh xoắn tinh hoàn 
Chúng tôi có tổng cộng 45 ca xoắn tinh hoàn, 
trong đó 35 ca tinh hoàn trong bìu chiếm 77,8%; 
có  5  ca  tinh  hoàn  ẩn  chiếm  11,1%;  còn  lại  5  ca 
tinh hoàn di động chiếm 11,1%. 


Phẫu  thuật  trong  nhóm  bệnh  xoắn  tinh 
hoàn 
Trong  45  ca  xoắn  tinh  hoàn,  chúng  tôi  cứu 
được 15 ca chiếm 33,3% tháo xoắn cố định tinh 
hoàn. Còn lại 30 ca chiếm 66,7% tinh hoàn hoại 
tử phải cắt và cố định tinh hoàn đối bên. 

Thời điểm biểu hiện bệnh và khả năng cứu 
tinh hoàn 
120%
100%

Chúng ta nhận thấy các triệu chứng đau bìu 
cấp,  phồng  to  một  bên  bìu  và  nôn  ói  đều  hiện 
diện ở các bệnh cảnh khác nhau, điều này cũng 
nói lên sự khó khăn trong việc thăm khám lâm 
sàng để loại trừ xoắn tinh hoàn. 
Blue dot sign: Là dấu hiệu chấm xanh vùng 
cực  trên  tinh  hoàn,  chỉ  thấy  ở  bệnh  cảnh  xoắn 
phần phụ tinh hoàn. Tuy nhiên qua nghiên cứu 
của  chúng  tôi  chỉ  có  20  %  số  ca  là  có  dấu  hiệu 
này. Theo nghiên cứu của Makela đăng trên tạp 
chí Pediatric Surgery năm 2007 thì chỉ có 10%. 
Ngoài  yếu  tố  tuổi  ở  trẻ  dậy  thì  và  sơ  sinh, 
qua bảng trên chúng tôi nhận thấy tinh hoàn ẩn 
và tinh hoàn di động cũng là những yếu tố được 
ghi  nhận.  Cả  hai  trường  hợp  trên  đều  đến  trễ 
trong tình trạng tinh hoàn xoắn hoại tử. 
Số  ca  tinh  hoàn  được  cứu  chiếm  33,3%  là 

những ca thường đến khám không quá trễ. Tỉ lệ 
phải  cắt  bỏ  tinh  hoàn  còn  cao,  66,7%,  nay  là 
những ca đến khám trễ, tinh hoàn bị hoại tử. 

80%
60%
40%
20%
0%
Dưới 6 giờ

6 - 12 giờ

12 - 24 giờ

Trên 24 giờ

 
Biểu đồ 2: Tương quan phần trăm số ca xoắn TH 
được cứu vào từng thời điẻm điều trị tính từ lúc biểu 
hiện bệnh 

BÀN LUẬN 
Hơn  một  nữa  số  ca  đau  bìu  cấp  cần  phẫu 
thuật thám sát ở lứa tuổi trẻ lớn từ 6 đến 15 tuổi. 
Tỉ  lệ  này  là  72%  theo  nghiên  cứu  của  Makela 
thực hiện tại Phần Lan(6). 
Xoắn  tinh  hoàn  (26%)  và  phần  phụ  tinh 
hoàn  (45%)  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  trong  bệnh 


154

Xoắn tinh hoàn xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 
sơ  sinh  và  tuổi  dậy  thì.  Điều  này  phù  hợp  với 
các  nghiên  cứu  trước  đây(7,3,6).  Xoắn  mào  tinh 
hoàn xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi từ 9 tới 12 tuổi. 
Viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn thường xảy ra ở 
trẻ lớn. 

Qua  nghiên  cứu  trên  chúng  tôi  nhận  thấy 
“thời  gian  vàng”  để  cứu  lấy  tinh  hoàn  là  6  giờ 
đầu tiên tính từ  lúc có biểu  hiện  bệnh  đến  thời 
điểm phẫu thuật, 100% bệnh nhi được cứu tinh 
hoàn.  Nếu  đến  trong  khoảng  6‐12  giờ  thì  khả 
năng cứu tinh hoàn chỉ còn 50%, nếu đến trong 
khoảng  12‐24  giờ  thì  chỉ  còn  20%  được  cứu  và 
đến  trên  24  giờ  thì  không  cứu  được  tinh  hoàn. 
Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu hiện 
nay trên thế giới(7,1,6). 

KẾT LUẬN 
Khả  năng  cứu  tinh  hoàn  ở  trẻ  có  thời  gian 
biểu hiện bệnh nhỏ hơn 6 giờ gần như 100% nên 

Chuyên Đề Ngoại Nhi  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
khi  nghi  ngờ  có  xoắn  tinh  hoàn  cần  tiến  hành 
ngay phẫu thuật thám sát. 


8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

9.

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Cass  AS  (1982).  Elective  orchiopexy  for  the  recurrent 
testicular torsion. J urol vol 127: pp 253 – 254. 
Haynes  B  (1987).  The  diagnosis  of  testicular  torsion.  JAMA 
249: pp 2522 ‐ 2524 
Kaplan  GW,  King  LR,  (1970).  Acute  scrotal  swelling  in 
children. J Urol vol 104: pp 219 – 220. 
Leape  LL  (1986).  Torsion  of  the  testis.  Pediatric  Surgery,  pp 
1330 – 1334. 
Longo VJ (1978). Torsion of the testis: A new twist. Urology, 
12: pp 743 – 744. 
Makela E (2007). 19 years review of paediatric patients  with 
acute scrotum.Scand J Surg; 96(1): pp 62‐6. 
Nguyễn  Thanh  Liêm  (2002).  Xoắn  tinh  hoàn‐Phẫu  thuật  tiết 
niệu trẻ em.Nhà xuất bản Y Học Hà Nội: tr 264‐279. 


10.

11.
12.

Nghiên cứu Y học

Nishimura  K,  Namba  Y,  Nozawa  M  (1996).  Clinical  studies 
on acute scrotum – focusing on torsion of the spermatic cord. 
Hinyokika Kiyo 42: pp 723 – 727. 
Shtamlet B (1992). Surgical approach and outcome in torsion 
of the testis. Urology, 34: pp 52 – 54. 
Viville  C  (1989).  Scrotum  aigue.  In:  Cendron  J,  Schulman  C, 
eds.  Urologie  Pediatrique.  Paris:  Flammarion  Medecine‐
sciences: pp 79 – 83. 
Williamson  R  (1976).  Torsion  of  the  testis  and  allied 
conditions. J Surg 63: pp 465 – 467. 
Yazbeck  S,  Patriquin  HB  (1994).  Accuracy  of  Doppler 
somography  in  the  evaluation  of  acute  conditions  of  the 
scrotum in children. J Pediatr Surg 29: pp 1270 – 1272. 

 

Ngày nhận bài  

 

 

 01/07/2013. 


Ngày phản biện nhận xét bài báo 

 22/07/2013. 

Ngày bài báo được đăng:  

15–09‐2013 

 

 
 

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

155



×