Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả của Véc ni shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 12 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
THE DIAGNOSTIC VALUE OF SERUM ASCITES ALBUMIN
GRADIENT - (SAAG) IN PATIENTS WITH LIVER CIRRHOSIS
The aim of this study was to investigate the significance of SAAG in differentiating ascite and
determine the correlation between SAAG and the presence of portal hypertension. The result
showed that, the mean SAAG value for patients with malignant tuberculosis was 7.11 ± 7.95,
while the SAAG value was 23.25 ± 7.69 for patients with liver cirrhosis. The SAAG cut off value
from differentiating ascites from cirrhosis and tuberculosis was 15.2g/L (AUROC: 0.812). Using
the ROC curve, a SAAG value of greater than 18.6 and 19.7 were a good predictor of the
presence of varices and bleeding varices. In conclusion, SAAG gradient value was valuable in
differentiating ascites caused by portal hypertension or malignancy. For cirrhosis patients, SAAG
values can be used to predict the presence of varices, but not valuable in predicting bleeding from
esophageal varices.
Keywords: portal hypertension, bleeding varices

HIỆU QUẢ CỦA VÉC-NI SHELLAC F TRONG NGĂN CHẶN
SÂU RĂNG Ở TRẺ 12 TUỔI SAU 12 THÁNG
Nguyễn Thị Thủy Tiên, Hoàng Trọng Hùng,
Trần Đức Thành, Hoàng Đạo Bảo Trâm
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Thử nghiệm cộng đồng, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng được thực hiện trên 207 trẻ 12 tuổi, sống ở
vùng không bổ sung fluor trong nước sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá hiệu quả của vécni Shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ. Hai nhóm thử nghiệm được bôi véc-ni fluor (Shellac F,
Duraphat®) ba tháng một lần, nhóm chứng không sử dụng véc-ni. Khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí
ICDAS II bởi 3 người khám đã được chuẩn hóa. Sau 12 tháng: hai nhóm sử dụng véc-ni có tỷ lệ giảm sâu
răng cao hơn nhóm chứng, tỷ lệ sâu răng mới, số răng, mặt răng sâu mất trám trung bình, và mức độ gia
tăng số mặt răng sâu mất trám trung bình thấp hơn nhóm chứng khi đánh giá ở mức S1, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05), không có khác biệt giữa hai nhóm sử dụng véc-ni (p > 0,05); tỷ lệ giảm sâu răng
đã thành lỗ ở nhóm sử dụng Shellac F là 29% và nhóm sử dụng Duraphat® là 11% so với nhóm chứng,
không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Véc-ni Shellac F có hiệu quả trong ngăn chặn sâu răng ở


trẻ 12 tuổi và hiệu quả này tương đương véc-ni Duraphat® sau 12 tháng.
Từ khóa: véc-ni fluor, Shellac F, ngăn chặn sâu răng, ICDAS II

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các số liệu điều tra dịch tễ học cho thấy
tình trạng sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam còn
ở mức cao. Theo điều tra quốc gia năm 2000,
TCNCYH 82 (2) - 2013

tỷ lệ ở trẻ 6 - 8 tuổi sâu răng sữa là 85%, chỉ
số sâu mất trám răng sữa là 5,4, và sâu mất
trám mặt răng sữa là 12,98, phần lớn sâu
răng không được điều trị. Tỷ lệ trẻ sâu răng
51


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
vĩnh viễn khá cao và gia tăng nhanh theo tuổi,
ở lứa tuổi 9 - 11 là 54,6% và ở lứa tuổi 15 - 17
là 68,6%. Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn
và sâu mất trám mặt răng vĩnh viễn ở lứa tuổi
9 - 11 tương ứng là 1,15 và 1,74, ở lứa tuổi 15
tương ứng là 2,4 và 4,16. Tỷ lệ không được
điều trị cao tương tự ở bộ răng sữa [1]. Tại
các tỉnh thành phía Nam, theo số liệu điều tra
năm 2000, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi
12 là 66,37%, lứa tuổi 15 là 83,65%, chỉ số
sâu mất trám tương ứng là 1,88 và 2,47 [2].

nhiều nước trên thế giới. Từ năm 2000, khoa

Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của khoa Nha Đại học Adelaide (Nam Úc) và khoa Hóa - Đại
học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã
nghiên cứu chế tạo véc-ni Shellc F, một sản
phẩm phòng ngừa sâu răng có thành phần
nhựa cánh kiến đỏ có bổ sung fluor [4].
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh
giá hiệu quả của véc-ni Shellac F trong ngăn
chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 12 tháng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả điều
tra năm 1999 cho thấy chỉ số sâu mất trám
răng ở trẻ 8 tuổi vùng nội thành là 0,68 (±
1,37) và ở vùng ngoại thành là 1,19 (± 1,33).
Năm 2003, kết quả điều tra về tỷ lệ và mức độ
trầm trọng của bệnh sâu răng, của Đào Thị
Hồng Quân và cộng sự cho thấy: (1) Ở vùng
fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng là 36,4%, sâu
mất trám răng là 1,22 và SiC là 2,39; (2) Ở
vùng không fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng là
72,9%, sâu mất trám răng là 2,7 và SiC là
4,83 [3]. Việc tìm giải pháp hiệu quả và kinh
tế, phù hợp với các đối tượng cộng đồng và
cá thể khác nhau, đặc biệt là trẻ sống tại vùng
không bổ sung fluor trong nước sinh hoạt và
đối tượng trẻ có nguy cơ sâu răng cao là một
câu hỏi đặt ra đối với các nhà nghiên cứu lâm
sàng và dịch tễ học. Bên cạnh con đường
toàn thân, vai trò của việc sử dụng fluor tại
chỗ ngày càng được đánh giá cao, đặc biệt

đối với các đối tượng có nguy cơ sâu răng
cao hoặc không có điều kiện tiếp xúc với
nguồn nước có bổ sung fluor.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Véc-ni fluor là vật liệu đã được sử dụng ở

1. Đối tượng
Thử nghiệm cộng đồng, phân nhóm ngẫu
nhiên, mù đơn, có nhóm chứng trên 207 trẻ
12 tuổi đang học tại trường trung học cơ sở
An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh, thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí
loại trừ. Các đối tượng được phân ngẫu nhiên
vào 3 nhóm nghiên cứu: (1) sử dụng Shellac
F, (2) sử dụng Duraphat®, (3) nhóm chứng.
2. Vật liệu và phương tiện
Shellac F (Trung tâm Khoa học Công nghệ
Dược Sài Gòn); Duraphat® (Colgate Oral
Pharmaceuticals); Bộ đồ khám với gương
khám có đèn và thám trâm đầu tròn; máy thổi
hơi; Phiếu đánh giá sâu răng theo tiêu chí
ICDAS II.
3. Tiến trình
Tất cả các đối tượng nghiên cứu được
hướng dẫn chải răng, cung cấp kem đánh
răng và bàn chải 6 tháng/lần, và được mời điều
trị các vấn đề răng miệng cơ bản bao gồm lấy


Địa chỉ liên hệ: Hoàng Đạo Bảo Trâm, trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 217 Hồng Bàng, Quận 5,
thành phố Hồ Chí Minh.
Email:
Ngày nhận: 15/01/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

52

vôi răng, trám răng, chữa tủy và nhổ răng.
Khám đánh giá tình trạng sâu răng được
thực hiện vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu
và thời điểm 6 tháng và 12 tháng. Học sinh
được yêu cầu chải sạch răng trước khi khám.
TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Khám phát hiện và đánh giá mức độ sâu răng
trên tất cả các mặt răng theo tiêu chí ICDAS II
[5], bao gồm cả tổn thương sâu răng sớm và
tổn thương đã thành lỗ, sâu răng nguyên phát
và sâu răng thứ phát lân cận miếng trám. Bôi
véc-ni theo hướng dẫn của Tổ chức sức khỏe
Thế giới theo phác đồ 3 tháng/lần trong 12 tháng.
Kiểm soát sai lệch thông tin: Huấn luyện
khám sâu răng theo tiêu chí ICDAS II và đánh
giá độ tin cậy của ba người khám sâu răng.
Chỉ số Kappa chung của ba người khám so
với người huấn luyện là 0,84 (0,88 - 0,86 0,77). Tỷ lệ kiên định của ba người khám

tương ứng là 97%, 98% và 96%. Người khám
không biết đối tượng được khám thuộc nhóm
thử nghiệm nào.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Tình trạng
của tất cả các răng, mặt răng được tổng hợp,
phân tích dựa trên hai mức độ:
S1: các tổn thương sớm và tổn thương
thành lỗ ở men và ngà (mã số 1, 2, 3, 4, 5, 6
theo ICDAS II);
S3: các tổn thương liên quan đến ngà răng
(mã số 4,5,6 theo ICDAS II, tương đương
mức đánh giá tổn thương sâu có lỗ theo tiêu
chí WHO).
Các chỉ số ghi nhận tình trạng sâu răng: tỷ
lệ phần trăm sâu răng, tỷ lệ phần trăm giảm
sâu răng, số trung bình S1MT-R, S1MT-MR,
trung bình S3MT-MR, S3MT-R, trung bình tổn
thương sâu răng mới ở mức S1 và S3.
4. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích thống kê sử dụng phần mềm
SPSS phiên bản 20.0. Thống kê mô tả (tỷ lệ
phần trăm sâu răng, số trung bình S1MT-R,
S3MT-R, S1MT-MR, S3MT-MR). So sánh tỷ lệ
phần trăm sâu răng và chỉ số sâu mất trám
giữa 3 nhóm bằng kiểm định χ2, kiểm định
Kruskal Wallis, kiểm định Mann-Whitney. Tất
cả các phép kiểm được áp dụng với độ tin
cậy 95%.
TCNCYH 82 (2) - 2013


5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học,
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
(Chứng nhận số 21/HĐĐĐ ngày 5/10/2010).

III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu thực hiện trên 207 học sinh 12
tuổi của trường trung học cơ sở An Lạc gồm
107 học sinh nam (52%) và 100 học sinh nữ
(48%), với ba nhóm: sử dụng Shellac F (65),
sử dụng Duraphat® (70) và nhóm chứng
không sử dụng véc-ni fluor (72).
Sau 12 tháng đánh giá các biến số nghiên
cứu bao gồm: tỷ lệ sâu răng toàn bộ, tỷ lệ
sâu răng mới, mức độ giảm sâu răng, chỉ số
sâu mất trám răng và sâu mất trám mặt răng,
mức độ gia tăng chỉ số sâu mất trám răng và
mặt răng.
Tỷ lệ sâu răng
Bảng 1 mô tả tỷ lệ trẻ sâu răng ở các nhóm
nghiên cứu tại thời điểm ban đầu và sau 12
tháng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
3 nhóm ở các thời điểm, kể cả khi xét tình
trạng sâu răng bao gồm cả các tổn thương
sâu răng mới chớm (S1), hoặc chỉ xét các tổn
thương thành lỗ (S3) (p > 0,05; kiểm định χ2).
Khi xét tình trạng sâu răng bao gồm cả các
tổn thương sâu răng mới chớm, tỷ lệ sâu răng
mới sau 12 tháng ở nhóm sử dụng Shellac F

và Durphat® là 60,0% và 64,3%, thấp hơn so
với nhóm chứng không sử dụng véc-ni fluor
(84,7%), khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01; kiểm định χ2). Khi chỉ xét các tổn
thương thành lỗ, tỷ lệ sâu răng mới sau 12
tháng ở nhóm sử dụng Shellac F và Durphat®
là 50,8% và 47,1%, thấp hơn so với nhóm
chứng không sử dụng véc-ni fluor (52,8%), tuy
nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05; kiểm định χ2). Khi so sánh tỷ lệ sâu
53


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
răng ở ba nhóm, kết quả cho thấy sau 12
tháng, mức độ giảm sâu răng tương ứng ở
nhóm Shellac F và Duraphat® là 69% là 62%

(ở mức S1) và 29% và 11% (ở mức S3) so
với nhóm chứng.

Bảng 1. Phân bố tỷ lệ sâu răng của ba nhóm ở thời điểm ban đầu và sau 12 tháng

Nhóm

S1

S3

Ban đầu n (%)


12 tháng n (%)

Ban đầu n (%)

12 tháng n (%)

62 (95,4)

63 (96,9)

36 (55,4)

42 (64,6)

Duraphat (70)

67 (95,7)

69 (98,6)

37 (52,9)

45 (64,3)

Chứng (72)

67 (93,1)

72 (100)


47 (65,3)

55 (76,4)

Shellac F (65)
®

Chỉ số sâu mất trám răng (SMT-R) và sâu mất trám mặt răng (SMT-MR)
Biểu đồ 1 mô tả số trung bình mặt răng sâu mất trám của ba nhóm thử nghiệm tại thời điểm
bắt đầu nghiên cứu, và sau 6 tháng và 12 tháng. Sau 12 tháng, số răng, mặt răng sâu mất trám
trung bình ở nhóm sử dụng Shellac F và Duraphat® thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001; kiểm định Mann-Whitney).

Biểu đồ 1. Trung bình S1MT - MR của ba nhóm thử nghiệm tại các thời điểm
Biểu đồ 2 mô tả số trung bình mặt răng sâu mất trám (S3MT - MR), khi xét ở mức sâu răng
thành lỗ của ba nhóm thử nghiệm tại các thời điểm nghiên cứu. Số mặt răng sâu mất trám trung
bình ở nhóm sử dụng Shellac F và Duraphat® thấp hơn so với nhóm chứng ở cả thời điểm đánh
giá sau 6 tháng và 12 tháng, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05; kiểm định
Kruskal Wallis).
Khi xét mức độ gia tăng chỉ số sâu mất trám răng và mặt răng, bao gồm cả các tổn thương
mới chớm, kết quả cho thấy cả hai nhóm Shellac F và Duraphat® có mức độ gia tăng chỉ số sâu
mất trám răng và mặt răng thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm 12
tháng (p < 0,001; kiểm định Mann-Whitney). Không có khác biệt có ý nghĩa về mức độ gia tăng
chỉ số sâu mất trám răng và mặt răng khi chỉ xét tổn thương thành lỗ (p > 0,05; kiểm định
Kruskal Wallis).
54

TCNCYH 82 (2) - 2013



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Biểu đồ 2. Trung bình S3MT-MR của ba nhóm thử nghiệm tại các thời điểm

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu theo dõi hiệu quả ngăn chặn
sâu răng sau 12 tháng của véc-ni Shellac F và
véc-ni Duraphat®, áp dụng phác đồ bôi véc-ni
ba tháng một lần trên hai nhóm thử nghiệm
can thiệp, so sánh với nhóm chứng không sử
dụng véc-ni.
Tình trạng sâu răng bao gồm cả các tổn
thương sâu răng mới chớm
Khi đánh giá tình trạng sâu răng theo tiêu
chí ICDAS II, sau 12 tháng, nhóm không sử
dụng véc-ni có 100% trẻ bị sâu răng, trong đó
84,7% học sinh có thêm ít nhất 1 mặt răng sâu
mất trám mới. Tỷ lệ này khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với nhóm Shellac F (60%) và
nhóm Duraphat® (64,3%), (p = 0,003). Tỷ lệ
giảm sâu răng ở nhóm Shellac F là 69%
(p = 0,001) và nhóm Duraphat® là 62% (p =
0,005) so với nhóm chứng.
Chỉ số sâu mất trám răng và sâu mất trám
mặt răng của nhóm Shellac F và nhóm
Duraphat® đều thấp hơn so với nhóm chứng ở
thời điểm 12 tháng (p < 0,01; p < 0,001). Ở
nhóm chứng, mức độ sự gia tăng số răng và
mặt răng sâu mất trám sau 12 tháng đều cao

hơn so với hai nhóm sử dụng véc-ni, khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Đồng thời, tỷ
lệ trẻ có tối thiểu 3, 6 hoặc 9 mặt răng sâu mới
TCNCYH 82 (2) - 2013

sau 12 tháng ở nhóm không được sử dụng
véc-ni fluor cũng cao hơn so với các nhóm sử
dụng véc-ni fluor (p < 0,001). Kết quả nghiên
cứu ủng hộ cơ chế tác dụng của véc-ni fluor
trong việc ngăn ngừa sự mất khoáng, thúc
đẩy quá trình tái khoáng, làm tăng sức đề
kháng với acid của mô khoáng hóa của răng,
đặc biệt đối với các răng mới mọc và các tổn
thương sâu răng mới chớm.
Khi so sánh tình trạng sâu răng ở hai nhóm
can thiệp, không thấy có khác biệt về mức độ
gia tăng số trung bình sâu mất trám mặt răng
giữa nhóm sử dụng Shellac F và nhóm sử
dụng Duraphat® (p = 0,302).
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu
của Arruda, đánh giá tác dụng của véc-ni
Cavity Shield® NaF 5% trên răng vĩnh viễn của
210 trẻ 6 đến 14 tuổi, sống tại vùng có nguồn
nước sinh hoạt không bổ sung fluor, có nguy
cơ sâu răng cao, áp dụng tiêu chí ICDAS II, tỷ
lệ giảm sâu răng sau 12 tháng của nhóm sử
dụng véc-ni Shellac F đạt 69%, cao hơn so
với tỷ lệ 49% (nhóm được bôi véc-ni 2 lần) và
31% (nhóm chỉ bôi véc-ni 1 lần) trong nghiên
cứu của Arruda [6]. Bên cạnh yếu tố về đặc

tính của vật liệu, tần suất sử dụng véc-ni có
thể là một yếu tố có ý nghĩa đối với hiệu quả
của việc sử dụng các vật liệu fluor tại chỗ vì
việc lặp lại bôi véc-ni fluor không những gia
55


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tăng lượng fluor lưu lại lâu dài trên bề mặt
men răng mà còn gia tăng lượng ion fluor kết
hợp trong các cấu trúc tinh thể của men răng
[7]. Như vậy, kết quả đánh giá tình trạng sâu
răng ở mức S1 theo tiêu chí ICDAS II cho thấy
cả véc-ni Shellac F và véc-ni Duraphat® đều
có hiệu quả ngăn ngừa sâu răng tốt sau 12
tháng. Trong nghiên cứu này, nếu chỉ đánh
giá những tổn thương thành lỗ đã tiến triển tới
ngà răng, chúng ta bỏ qua gần 50% học sinh
có sâu răng và hơn 5 mặt răng sâu răng sớm.
Tình trạng sâu răng ở mức tổn thương
đã thành lỗ
Kết quả khám lâm sàng ở thời điểm bắt
đầu thử nghiệm cho thấy tỷ lệ trung bình trẻ
có sâu răng thành lỗ là 55%, không có khác
biệt có ý nghĩa về tỷ lệ trẻ sâu răng giữa ba
nhóm (p = 0,285). Tỷ lệ này tương tự với kết
quả nghiên cứu của Trần Bích Vân và cộng
sự năm 2008 là 57,7% [8]. Sau 12 tháng, tỷ lệ
sâu răng ở các nhóm sử dụng Shellac F,


Bảo Trâm và cộng sự thực hiện trên 200 trẻ
tại trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, tỷ
lệ giảm sâu răng đạt được khi theo dõi trên
các răng cối vĩnh viễn thứ nhất sau 12 tháng
sử dụng véc-ni Shellac F theo phác đồ 3
tháng một lần là 85% [10].
Kết quả các nghiên cứu trên thế giới đã
cho thấy véc-ni fluor có hiệu quả ngăn ngừa
sâu răng, với tỷ lệ giảm sâu răng từ 20% đến
70% so với nhóm chứng. Trong đó, nhiều
nghiên cứu sử dụng véc-ni Duraphat®, áp
dụng phác đồ bôi véc-ni sáu tháng một lần.
Sau hai năm, các kết quả nghiên cứu đều cho
thấy khả năng ngăn ngừa sâu răng của vật
liệu này, với tỷ lệ giảm sâu răng 37% Seppä
(1981) [11], 41% (Zimmer, 1999) [12], 50%
(Weintraub, 2006) [13], 35% (Holve, 2008)
[14], 18% (Lawrence, 2008) [15].

V. KẾT LUẬN
Thử nghiệm cộng đồng, phân nhóm ngẫu

Duraphat và nhóm chứng là 64,6%, 64,3%,

nhiên, mù đơn, có nhóm chứng được thực

và 76,4%, không có khác biệt có ý nghĩa

hiện trên 207 trẻ 12 tuổi tại trường trung học


thống kê (p = 0,211).

cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ

®

Xét về số mặt răng sâu mất trám của các
nhóm thử nghiệm, không có khác biệt có ý
nghĩa về mức độ gia tăng số mặt răng sâu
mất trám giữa hai nhóm can thiệp, mức độ gia
tăng số mặt răng sâu mất trám của nhóm sử
dụng Shellac F và nhóm sử dụng Duraphat®

Chí Minh, áp dụng tiêu chí ICDAS II nhằm
đánh giá hiệu quả của véc-ni Shellac F trong
ngăn ngừa sâu răng. Kết quả đánh giá sau 12
tháng cho thấy véc-ni Shellac F có hiệu quả
trong ngăn ngừa sâu răng và hiệu quả này
tương đương véc-ni Duraphat®.

ở thời điểm 6 tháng là 0,75 ± 1,32 và 0,71 ±

Lời cảm ơn

1,30, sau 12 tháng là 1,21 ± 1,95 và 1,52 ± 2,52.
Nhóm sử dụng véc-ni Shellac F có tỷ lệ
giảm sâu răng sau 12 tháng là 29% so với
nhóm chứng. Tỷ lệ này tương tự kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Bạch Cúc và cộng
sự thực hiện trên 267 trẻ 6-8 tuổi tại các

trường tiểu học quận Thủ Đức, với tỷ lệ giảm
sâu răng sau 18 tháng là 28,12% [9]. Trong
một thử nghiệm lâm sàng khác do Hoàng Đạo
56

Chân thành cám ơn Sở Khoa học và Công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Răng
Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh, các thành viên nhóm nghiên cứu;
trường trung học cơ sở An Lạc - Phường
An Lạc, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh và các em học sinh đã tham gia đề tài
nghiên cứu.
TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Trường và cs (2001). Điều
tra sức khỏe răng miệng Việt Nam 2000. Nhà
xuất bản Hà Nội.
2. Ngô Đồng Khanh (2000). Tình hình sức
khỏe răng miệng Việt Nam. Viện Răng Hàm
Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đào Thị Hồng Quân và cs (2003). Tình
trạng sâu răng của trẻ 12 và 15 tuổi tại thành
phố Hồ Chí Minh sau 12 năm fluor hóa nước.
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học
Răng Hàm Mặt.

4. Hoàng Tử Hùng và cs (2000). Nghiên
cứu chế tạo sản phẩm phòng ngừa bệnh sâu
răng từ nhựa cánh kiến đỏ (Shellac). Văn bản
nghiệm thu đề tài cấp Bộ Y tế, Đại hoc Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. International Caries Detection and
Assessment System Coordinating Committee (2005). Criteria Manual International
Caries Detection and Assessment System
(ICDAS II). Workshop held in Baltimore,
Maryland.
6. Arruda A.O., Senthamarai Kannan R.,
Inglehart M.R et al (2012). Effect of 5%
fluoride varnish application on caries among
school children in rural Brazil: a randomized
controlled trial. Community Dent Oral
Epidemiol. 40, 267 - 276.
7. Petersson L.G., Arthursson L.,
Ostberg C et al (1991). Caries inhibiting effect
of different modes of Duraphat® varnish
reapplication - a three year radiographic study.
Caries Res. 25, 60 - 73.
8. Trần Bích Vân (2008). Tình hình sâu
răng sau 1 năm của học sinh 12 tuổi trường
trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh và các yếu ố ảnh hưởng.
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại hoc Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh.

TCNCYH 82 (2) - 2013


9. Nguyễn Thị Bạch Cúc và cs (2004).
Thử nghiệm lâm sàng tác dụng phòng chống
sâu răng của véc-ni shellac có fluor (Theo dõi
trên học sinh tiểu học tại quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh). Tuyển tập công trình
nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Đại hoc
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,15 - 29.
10. Hoàng Đạo Bảo Trâm, Camps J.,
Imad A và cs (2008), Thử nghiệm lâm sàng
tác dụng của véc-ni nha khoa nguồn gốc nhựa
cánh kiến có fluor (Shellac F). Tuyển tập công
trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Đại
học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh,
216 - 222.
11. Seppä L., Tuutti H., Luoma H (1981).
A 2-year report on caries prevention by
fluoride

varnishes

in

a

community

with

fluoridated water. Scand J Dent Res. 89(2),
143 - 148.

12. Zimmer S., Robke F.J., Roulet J.F
(1999). Caries prevention with fluoride varnish
in a social deprived community. Community
Dent Oral Epidemol. 27, 103 - 108.
13. Weintraub J.A., Ramos-Gomez F.,
Jue B et al (2006). Fluorish varnish efficacy in
preventing early childhood caries. J Dent Res.
85, 172 - 176.
14. Holve S (2008). An observational study
of the association of fluoride varnish applied at
well child care visits can reduce early childhood caries in American Indian children.
Matern Child Health. 12, 64 - 67.
15. Lawrence H.P., Binguis D., Douglas
J et al (2008). A 2 years community randomized controlled trial of fluoride varnish to
prevent early childhood caries in Aboriginal
children. Community Dent Oral Epidemol. 36,
503 - 516.

57


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
EFFICIENCY OF SHELLAC F VARNISH IN DENTAL CARIES
PREVENTION IN 12 YEARS-OLD CHILDREN AFTER 12 MONTHS
A single-blind, randomized controlled trial was conducted in 207 children (12 years-old) living
in a non-fluoridated area to evaluate the efficiency of Shellac F in dental caries prevention.
Shellac F and Duraphat® were applied in two experimental groups every 3 months, and no application of fluoride varnishes was done in the control group. Dental caries were evaluated according
to the International Caries Detection and Assessment System (ICDAS II) by 3 calibrated examiners. After 12 months, the mean scores of new carious teeth and teeth surfaces of the two experimental groups were significantly lower than that of the control group (p < 0.05) in S1 code. There

was no significant difference observed between the two experimental groups (p > 0.05). However,
the percentage of dental caries reduction was 29% in Shellac F and 11% in Duraphat® treated
groups compared to the control groups (p < 0.05). This study demonstrated that Shellac F and
Duraphat® were both effective in dental caries prevention in 12 years-old children after 12 months.
Key words: fluoride varnish, Shellac F, caries prevention, ICDAS II

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ HÀN PHỤC HỒI
TỔN THƯƠNG TỔ CHỨC CỨNG CỔ RĂNG KHÔNG DO SÂU
BẰNG RESIN – MODIFIED GLASS IONOMER
Nguyễn Hoàng Minh, Trịnh Thị Thái Hà
Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu và
nhận xét kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – modified glass
ionomer (RM - GI), 70 răng được hàn bằng RM - GI. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mô tả, theo dõi dọc,
được thực hiện trên 70 răng có tổn thương. Kết quả cho thấy răng hàm nhỏ chiếm tổn thương cao nhất
72,86%, tỷ lệ răng bị ê buốt khi có kích thích giảm theo thời gian theo dõi. Sau 6 tháng, tỷ lệ răng bị ê buốt
khi có kích thích là 4,29%, tỷ lệ lưu giữ miếng hàn là 95,71%; 92,86% miếng hàn sát khít hoàn toàn; 90%
miếng hàn không bị mòn; 90% miếng hàn hợp màu hoàn toàn; không có hiện tượng sâu răng thứ phát.
Từ khóa: resin – modified glass ionomer (RM-GI), tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương tổ chức cứng ở cổ răng là một
trong những bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. Ở
Việt Nam, trong các tổn thương tổ chức cứng
58

ở vùng cổ răng thì mòn cổ răng hình chêm
chiếm tỉ lệ khá cao.Tổn thương tổ chức cứng
cổ răng không những ảnh hưởng đến thẩm
mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng như ê


TCNCYH 82 (2) - 2013



×