Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phẫu thuật điều trị ngón tay cái co gấp cò súng ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.31 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
PRELIMINARY STUDIES AND LONG TERM FOLLOW-UP IN THE
TREATMENT OF HIRSCHSPRUNG’S DISEASE BY TRANSANAL
PULL-THROUGH APPROACH ONCE STAGE
The aim of this study was to assess the preliminary results and long term follow-up of the treatment of Hirschsprung’s disease by Transanal pull-through approach once stage at National
Hospital of Pediatrics. Methods: We analyzed the records of 75 patients. Among these were 59
boys (78.7%) and 16 girls (21.3%), ages ranging from 15 days to 36 months. Forty-four (44)
patients had rectal aganglionosis (58.7%), 28 patients had recto-sigmoid aganglionosis (37.3%)
and 3 patients had aganglionic segment to left colon (4.0%). Operative average time was 92
minutes. Results: There were 14 patients that required a combination of transanal pull-through
and laparoscopy (2 patients) or Pfannenstiel (12 patients) approaches due to the shifted mesenteric
artery of sigmoid colon (16.0%). The aganglionic segment was very long in the other, intra-operative
bleeding and primary adhesion peritonitis. There was no death observed during and after operation.
There was 1 anastomose bleeding which is stopped spontaneously and 2 infectious wounds. 75
patients could pass stool spontaneously before discharge. Conclusion: Transanal pull-through
approach once stage can be performed safely to treat Hirschsprung’s disease effectively.
Keywords: hirschsprung’s disease, transanal pull-through approach once stage

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ NGÓN TAY CÁI
CO GẤP CÒ SÚNG Ở TRẺ EM
Nguyễn Ngọc Hưng
Bệnh viện Nhi Trung ương
Co gấp cò súng ngón I bẩm sinh là bệnh không thường gặp và nguyên nhân bệnh sinh đến nay vẫn chua
được rõ ràng. Nghiên cứu nhằm nhận xét triệu chứng, phân loại ngón I bàn tay co gấp cò súng và đánh giá
kết quả phẫu thuật điều trị. Với 86 bệnh nhân có co gấp cò súng ngón I bàn tay bẩm sinh được điều trị bằng
cắt dọc ròng rọc A 1 từ năm 2004 tới 2011. Phân loại bệnh theo phân loại co gấp cò sung ngón I bàn tay
bẩm sinh. Có 86 bệnh nhân (111 ngón I). Bệnh được phân loại loại II: 31 (36,5%) bệnh nhân với 39 ngón I,
và loại III: 55 (63,5%) với 72 ngón I. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt ròng rọc A I. Kết quả tốt: 91,9%, và khá:
8,1%. Không có biến chứng hoặc tái phát. Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật với chức năng lâu dài tốt,


phương pháp phẫu thuật an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: co gấp cò súng ngón I bẩm sinh, co gấp cò súng, sai khớp bàn - ngón tay 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngón I bàn tay co gấp kiểu cò súng là một
dị tật không thường gặp ở trẻ em [1] . Nguyên
nhân bênh sinh cho tới nay chưa được biết,
104

còn nhiều bàn luận về vấn đề này. Bênh
thường đươc phát hiện muôn (Jahss 1936;
Tachdjian 1990; Morrissy 1992; Rodgers vaà
Waters 1994, hiến thấy bệnh lý đươc cha mẹ
TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
bệnh nhân phát hiện được ngay sau sinh
(Dinham and Meggitt 1974; Dobyns 1988;
Eyres and McLaren 1991). Bệnh thường được
điều trị bằng phẫu thuật [2], tuy nhiên bệnh
nhân được phát hiện ngay sau sinh có tỷ lệ tự
khỏi 30% [1], Mulpruek và Prichasuk [3] la
24%. Một số tác giả đã thông báo tỷ lệ tự khỏi
chiếm 12% ở những trẻ ở tuổi từ 6 tháng tới
12 tháng, tuy nhiên không có sự tự khỏi ở độ
tuổi lớn hơn [1]. Với trẻ ở hai nhóm tuổi trước
và sau 12 tháng cần được theo rõi trước khi
có chỉ định can thiệp phẫu thuật [1].
Chẩn đoán bệnh còn nhầm lẫn giữa tổn

thương do bẩm sinh và chấn thương. Thông
thường bệnh được chẩn đoán do có sự co
ngắn của gân cơ gấp dài ngón I hoặc cho
rằng có thể viêm dính khớp bàn - ngón I bàn
tay. Chỉ định điều trị chưa được cân nhắc cẩn
thận, có thể bệnh nhân được phẫu thuật vội
vàng khi trẻ chưa được 6 tháng tuổi hoặc
ngược lại không được chỉ định phẫu thuật mà
chờ đợi làm biến dạng thêm nặng. Phương
pháp điều trị không phù hợp, phương pháp
phẫu thuật chưa được thống nhất. Thông báo
về bệnh lý này ở trẻ em qua y văn thế giới
không nhiều và chưa có thông báo bệnh lý
này trong các tạp chí Y học Việt Nam.
Gần đây, bệnh được phát hiện ngày một
nhiều, nguyên nhân bệnh sinh chưa được xác
định và phương pháp điều trị cần được bàn luận.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và phân loại ngón I bàn tay co gấp
cò súng.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị
bệnh lý này.

2.3. Phân loại ngón tay cái co gấp cò
súng


1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân
được chẩn đoán ngón I bàn tay co gấp cò
súng, đã được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi
Trung ương từ 1/2004 đến 12/2010.
Bệnh nhân được loại trừ khỏi nghiên cứu
gồm: Bệnh nhân có ngón tay cái co gấp do sai
khớp bàn - ngón I bàn tay, co gấp nhiều ngón
tay, gẫy xương bàn ngón I, ngón I bàn tay co
gấp cò súng đã được phẫu thuật.
2. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
2.1. Lâm sàng
Xác định tuổi được phát hiện bệnh;
Phương pháp đã điều trị (điều trị Vật lý Phục hồi chức năng);
Bệnh lý bẩm sinh kết hợp;
Tiền sử gia đình có bệnh lý tương tự;
Tuổi tại thời điểm phẫu thuật;
2.2. X-quang
Chụp X - quang bàn tay loại trừ:
- Sai khớp bàn - ngón I;
- Dính khớp bàn - ngón I;
- Gẫy chỏm xương bàn I;
- Gẫy nền xương đốt I của ngón I;
- Thoái hóa, biến dạng hoặc bất thường
của khớp bàn - ngón I;

Phân loại mức độ bệnh lý ngón I bàn tay
co gấp cò súng theo Hueston [4].
Loại 1: Ngón I co gấp < 20º. Vận động
gấp và duỗi ngón I vẫn có khả năng duỗi

về 0º.

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Ngọc Hưng - Bệnh viện Nhi
Trung ương.
Email:
Ngày nhận: 24/12/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

TCNCYH 82 (2) - 2013

Loại 2: Ngón I co gấp ≥ 20 - ≤ 30º. Vận
động gấp và duỗi ngón I đôi khi duỗi về 0º.
Loại 3: Ngón I co gấp > 30º. Vận động gấp
và duỗi ngón I không có khả năng duỗi về 0º.
105


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Chi tiết phẫu thuật
Phẫu thuật được tiến hành dưới gây mê
chung.
Rạch da ngay trên u lồi của gân gấp dài
ngón I.

Sau 3 tuần, tháo bỏ bột, cha mẹ bệnh
nhân được hướng dẫn tập vận động ngón và
bàn tay.
Định kỳ, trẻ được kiểm tra sau phẫu thuật:
6 tuần, 3 tháng, 6 tháng 12 tháng.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau mổ:


Xác định thần kinh quay của ngón I, nhẹ
nhàng cô lập dây thần kinh.
Bộc lộ gân gấp dài ngón I, ròng rọc A1.
Xác định mép ròng rọc A1, cắt dọc theo gân
gấp dài ngón 1 về trung tâm. Duỗi tối đa ngón
I tại khớp bàn - ngón I.

3. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng thuận của cha
mẹ bệnh nhân. Trẻ được phẫu thuật khi có độ
tuổi trên 6 tháng (dưới 6 tháng có thể hồi phục
chức năng ngón I, không cần phẫu thuật).

Khâu da bằng chỉ tự tiêu 5/0.

Phẫu thuật với giải phóng ròng rọc A1, chức

Theo dõi sau phẫu thuật:

năng ngón I hồi phục hoàn toàn. Phẫu thuật

Sau mổ, ngón tay được cố định bằng bột
bàn và ngón tay, với ngón tay duỗi tối đa.

đem lại kết quả khả quan và không có biến
chứng.

Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Duỗi ngón I


Chức năng ngón I

Đau

Mổ lại

Điểm 
Quick DASH [5]

Tốt

(+)

(+)

(-)

(-)

> 50 điểm

Khá

(+)

(±)

(-)


(-)

> 30 điểm ≤ 50 điểm

Kém

(-)

(-)

(+)

(+)

≤ 30 điểm

III. KẾT QUẢ
1. Lâm sàng
* Tuổi phát hiện bệnh
Bảng 2. Tuổi của trẻ được cha mẹ phát hiện có bệnh
Tuổi

n

%

Ngay sau khi sinh

0


> 1 tháng - ≤ 3 tháng

4

4,6

> 3 tháng - ≤ 6 tháng

63

73,3

> 6 tháng

19

22,1

Tổng

86

100

106

TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Trẻ thường được phát hiện có co gấp ngón I thường ngoài 3 tháng (73,3%), ở vào độ tuổi bắt
đầu xuất hiện một số chức năng của bàn và ngón tay.
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng
n

%

Trai
Gái

53
33

61,6
38,4

Bên bệnh
Bên phải
Bên trái
Hai bên

29
32
25

33,7
37,2
29,1

Giới


86 bệnh nhân (111 ngón I co gấp cò súng). Tổn thường gặp ở trẻ trai (61,6%) nhiều hơn trẻ gái
(38,4%). Trẻ bị một bên cao gấp 3 lần (61/86; 70,9%) so với trẻ bị hai bên bàn tay (25/86; 29,1%).
Bệnh lý bẩm sinh kết hợp: không.
Tiền sử gia đình có người có co gấp ngón I bàn tay cò súng: không.
* Tuổi tại thời điểm phẫu thuật
Bảng 4. Tuổi của trẻ được phẫu thuật
Tuổi phẫu thuật

n

%

6 tháng - ≤ 12 tháng

36

41,9%

45

40,5%

> 12 tháng - ≤ 36 tháng

41

47,7%

54


48,7%

> 36 tháng - ≤ 72 tháng

7

8,1%

10

9,0%

> 72 tháng

2

2,3%

2

1,8%

Tổng

86

Số ngón I

%


111

Trẻ được phát hiện và được phẫu thuật sớm trong 3 năm đầu chiếm tỷ lệ cao (89,6%) so với
số trẻ được phẫu thuật sau 3 tuổi (10,4%).
* Phân loại loại tổn thương bệnh lý
Loại II: 31 bệnh nhân (39 ngón I - 36,5% bệnh nhân).
Loại III: 55 bệnh nhân (72 ngón I - 63,5% bệnh nhân).
* Kết quả sau phẫu thuật
Trẻ được theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật sớm trong 3 năm đầu chiếm tỷ lệ
77,9%, trẻ được theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật sau 3 năm tới ngoài 7 năm chiếm
22,1% (bảng 5).
Kết quả: Tốt: 102 (91,9%); khá: 9 (8,1%); kém: 0.
Biến chứng:

TCNCYH 82 (2) - 2013

107


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Không gặp một số biến chứng sau mổ như: nhiễm khuẩn, tổn thương mạch máu và thần kinh,
duỗi quá mức ngón I, tái phát co gấp ngón I.
Bảng 5. Thời gian theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật
Thời gian sau phẫu thuật

n

%


12 tháng - ≤ 24 tháng

24

27,9%

31

27,9%

> 24 tháng - ≤ 36 tháng

43

50,0%

55

49,6%

> 36 tháng - ≤ 72 tháng

15

17,4%

20

18,0%


4

4,7%

5

4,5%

> 72 tháng
Tổng

IV. BÀN LUẬN
Co gấp ngón I bàn tay là bệnh không
thường gặp ở trẻ em [1, 2]. Nguyên nhân
bệnh sinh chưa được làm rõ. Một số giả
thuyết cho rằng nguyên nhân có thể: (1) do
bẩm sinh; (2) sau chấn thương, gẫy xương
hoặc sai khớp bàn ngón I; và (3) có thể xuất
hiện sau khi sinh [1; 4].
Bệnh sinh bẩm sinh được chứng minh cho
thấy rất hiếm xẩy ra trong những trường hợp

Số ngón I

86

%

111


Fahey và Bollinger [6] đề nghị, co gấp cò
súng ở trẻ sơ sinh không bao giờ được khẳng
định bởi bác sĩ sản khoa. Tình trạng bệnh lý
này thấy được có thể do mắc phải hơn là do
bẩm sinh. Dinham và Meggitt nhận thấy tổn
thương bệnh lý gặp ở cả bên phải và bên trái,
ở trẻ trai và trẻ gái tương đương nhau [1]. Kết
quả của chúng tôi thấy rằng nếu trẻ bị một bên
sẽ có tỷ lệ giữa bên phải và bên trái gần
tương tự nhau, song trẻ trai gặp 61,6% nhiều
hơn trẻ gái (38,4%; bảng 3).

sinh đôi [6], có thể gặp co gấp cò súng ngón I

Co gấp ngón I phát triển có thể do một số

ngay sau sinh [1]. Kết quả tại bảng 2 cho thấy

nguyên nhân do chấn thương xương vừng

không có bệnh nhân nào được phát hiện ở

rộng co gấp ngón I từ trong thai và sự thay đổi

tuổi sơ sinh.

giải phẫu đã làm tăng nguyên nhân của co

Một vấn đề cần được quan tâm là giải


gấp ngón I bàn tay [2; 8].

phẫu và chức năng của ngón I bàn tay. Ròng

Đau mỏi do hẹp gân gấp ngón I hoặc các

rọc A1 vuông góc với gân gấp, do vậy trong vị

ngón tay là nguyên nhân thường gặp đau và

trí gấp và khép ngón I của trẻ nhỏ kết hợp với

giảm chức năng ngón I [3; 4]. Phẫu thuật

phản xạ nắm chặt các ngón tay, có thể là

cắt ròng rọc A1 là phương pháp được

nguyên nhân gây nên chấn thương tới gân

nhiều tác giả tiến hành. Theo Zimmermann

gấp [10]. Sụn xương vừng nằm sau ròng rọc

với cắt ròng rọc A1 có thể gây nên một số

cũng có thể là nguyên nhân gây nên hẹp ròng

biến chứng [8].


rọc [1].
Viêm hoạt dịch và hậu quả gân viêm nề
tại ròng rọc, từ đó gân bị khóa ở vị trí gấp [4].

108

Nhằm tránh loại trừ với gẫy xương và sai
khớp bàn ngón I, chúng tôi thực hiện chụp film
Xquang bàn tay trước phẫu thuật và kết quả

TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
không có bệnh nhân tổn thương sai khớp gẫy
xương hoặc thoái hóa khớp.
Điều trị bảo tồn không mổ vẫn còn được
bàn luân, Nhiều tác giả đã thông báo tình
trạng co gấp cò súng ngón I tự hồi phục như
Fahey [6] đạt 49%, Dinham và Meggitt [1] đạt
30%, Mulpruek and Prichasuk [3] đạt 24%, và
tỷ lệ hồi phục lệ thuộc theo tuổi bệnh nhân [1].
Một số tác giả đề nghị cần can thiệp
phẫu thuật như Zimmermann [8], Fahey [6]
Mulpruek [3]. Việc tiến hành chậm phẫu thuật
tới 3 tuổi có thể hậu quả làm cho ngón I cứng
nhắc, co cứng cố định [9]. Trong nghiên cứu
này số trẻ được phẫu thuật trước 3 tuổi chiếm
tỷ lệ 89,6% (bảng 4).
Năm 1949, Sprecher [10] thông báo phẫu

thuật cho 37 bệnh nhân có co gấp cò súng
ngón I, số bệnh nhân này được trải qua một
giai đoạn điều trị không mổ nhưng không có
kết quả. Năm 1954, Fahey và Bollinger [8] đã
kết luận, với trẻ em có ngón I co gấp cò súng,
chỉ có phương pháp phẫu thuật mới có thể
cho kết quả thỏa mãn. Các tác giả đã kết luận
cắt ròng rọc A 1 và khuyến khích trẻ sớm tập

luyện là điều rất quan trọng. Điều trị bằng nẹp
là không thực tế và không thành công ở trẻ
được tiêm Steroid [11]. Phẫu thuật là biện
pháp điều trị mang lại thành công [6, 10].
Bao gân gấp được đặt khít bằng 3 ròng
rọc, hai hình khuyên và một hình chéo [10].
Ròng rọc hình khuyên đầu tiên là khu vực của
khớp bàn - ngón và là vị trí bị co thắt.
Đường rạch da cần thận trọng vì thần kinh
quay ngón tay có thể nằm vuông góc ngay
đường giữa. Rạch đơn giản ròng rọc A1 và
cắt tách làm hai phần. Mấu nhỏ trên gân tạo
nên co thắt gân gấp làm căng ròng rọc A1
nhưng không cần phẫu thuật. Trong thực tế,
sau khi cắt ròng rọc A1, ngón tay đã duỗi
được hoàn toàn.
Cắt ròng rọc A1 nhưng không đồng thời
kết hợp với cắt ròng rọc A2, thần kinh ngón
tay không được làm tổn thương, thần kinh
quay ngón tay nằm ngang và vuông góc với
gân gấp dài ngón I từ mặt trụ sang mặt quay,

vết thương được tạo nên theo nếp gấp bàn ngón I nên có thể tránh được dây thần kinh.

So sánh tuổi thời điểm phẫu thuật, thời gian theo dõi sau mổ và biến chứng
Bảng 6. So sánh kết quả
Biến chứng

Tác giả

Tuổi tại thời
điểm mổ

Thời gian theo
dõi sau mổ

Co gấp
ngón I
tái phát

Nhiễm
khuẩn

Duỗi quá
mức

Dunsmuir (2000) [12]
n = 166 bệnh nhân
200 ngón I

36. 2 tháng


57,6 tháng
(13 - 115 tháng)

4%

1,5%

0

Slakey (1996) [13]
n = 15 bệnh nhân
17 ngón I

30 tháng
(15 - 51 tháng)

12 tháng
(6 - 35 tháng)

0

0

1
(10°)

Hung (2012)
n = 86 bệnh nhân
111 ngón I


17 tháng
(6 - 76 tháng)

32 tháng
(13 - 76 tháng)

0

0

0

TCNCYH 82 (2) - 2013

109


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biến chứng sau mổ thực tế hiếm gặp,
nhưng tổn thương thần kinh ngón tay, tổn
thương gân, dính gân thứ phát, chưa làm rời
toàn bộ ròng rọc, nhiễm khuẩn vết mổ như đã
được Dinham [1], Fahey [6], Zimmermann [8]
thông báo. Làm rời toàn bộ ròng rọc A1 ngăn
ngừa sự tái phát và duy trì ròng rọc chéo ở
trung tâm là cần thiết ngăn ngừa sự co thắt
gân trở lại [11]. Chúng tôi thận trọng phẫu
thuật, tránh dây thần kinh và chỉ tiến hành cắt
ròng rọc A1 nên không gặp những biến chứng
như đã được thông báo.


V. KẾT LUẬN
Chẩn đoán co gấp cò súng ngón I bàn tay
trẻ em với co gấp khớp bàn ngón I được phát
hiện sớm ngay sau sinh 6 tháng chiếm 73,3%.
Tổn thương loại II chiếm 36,5% bệnh nhân và
loại III chiếm 63,5% bệnh nhân.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt ròng rọc
A1. Kết quả: tốt: 91,9%; khá: 8,1%; không có
kết quả kém và một số biến chứng khác. Kỹ
thuật an toàn và có hiệu quả tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dinham JM, Meggitt DF (1974). Trigger
thumbs in children: a review of the natural history and indications for treatment in 105 patients. J Bone Joint Surg [Br]; 56-B, 153 - 155.
2. Zadek I (1942). Stenosing tenovaginitis of the thumb in infants. J Bone Joint Surg,
14, 326 - 328.
3. Mulpruek P, Prichasuk S (1998). Spontaneous recovery of trigger thumbs in children.
J Hand Surg Br, 23, 255 - 257.
4. Hueston JT, Wilson WF (1972). The

110

aetiology of trigger finger explained on the
basis of intratendinous architecture. Journal
of Hand Surg Br, 4, 257 - 260.
5. Van Genechten F (1982). Familial trigger thumb in children. Journal of Hand Surg
Br, 12, 56 - 58.
6. Fahey JJ, Bollinger JA (1954). Triggerfinger in adults and children. J Bone Joint Surg
[Am]; 36-A; 1200 - 1218.

7. Doyle JR, Blythe WF (1977). Anatomy
of the flexor tendon sheath and pulleys of the
thumb. J Hand Surg Am; 2, 149 - 151.
8. Zimmermann R, Gschwentner M,
Arora
R
(2003). Treatment
of
distal
radioulnar joint disorders with a modified
Sauve-Kapandji
procedure:
Long-term
outcome with special attention to the DASH
questionnaire. Archives of Orthopaedic and
Trauma Surgery; 123 (6), 293 - 298.
9. Fahey JJ, Bollinger JA (1954). Triggerfinger in adults and children. J Bone Joint Surg
Am; 36, 1200 - 1218.
10. Sprecher EE (1949). Trigger thumb in
infants. J Bone Joint Surg Am; 31, 672 - 674.
11. Bayne LG, Costas BL(1990). Malformations of the upper limb. In: Morrissy RT, ed.
Lovell and Winter’s pediatric orthopaedics.
Philadelphia: JB Lippincott Co, 563 - 609.
12. Dunsmuir RA, Sherlock DA (2000).
The outcome of treatment of trigger thumb in
children. J Bone Joint Surg Br, 82-B(5),
736 - 738.
13. Slakey JB, Hennrikus WL (1996). Acquired thumb flexion contracture in children:
congenital trigger thumb. J Bone Joint Surg
Br, 78 - B(3), 481 - 483. 


TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
SURGICAL TREATMENTS FOR CONGENITAL
TRIGGER THUMB IN CHILDREN
Trigger thumb in children is relatively uncommon and the etiology remains unclear. The purpose of this study is to evaluate the clinical classification of trigger thumb and analyze the
post-operative results. Methods: Eighty-six patients (86) with congenital trigger thumb were operated by divided A1 pulley from 2004 to 2011. Complications were also noted. There are 89 patients (111 thumbs), who had congenital trigger thumbs. Among these type II congenital trigger
thumb consisted of 31 (36.5%) patients with 39 thumbs, and Type IV consisted of 55 (63.5%)
patients with 72 thumbs. All patients were operated and each thumb was assessed for full extension at the interphalangeal joint. Results: Postoperatively, 91.9% of the surgical corrected thumbs
recovered it function well; while only 8.1% of the thumbs were fairly recovered. There were no
serious complications or recurrent trigger thumb relapsed observed in this study. Conclusions:
This study supports the use of corrective surgery for the treatment of congenital trigger thumps.
Key words: congenital trigger thumb, trigger thumb, phalangeal fracture, dislocation of the
interphalangeal joint

KẾT QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
Phạm Cao Kiêm1, Nguyễn Văn Hiếu 2
1

Bệnh viện Da liễu Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật Mohs, phẫu thuật triệt căn trong điều trị 55 bệnh nhân
ung thư tế bào vảy dương vật gồm: Tis 2(3,6%) bệnh nhân, T1 13(23,6%) bệnh nhân, T2 31(56,4%) bệnh
nhân, T3 7(12,7%) bệnh nhân, T4 2(3,6%) bệnh nhân. Kết quả cho thấy không bệnh nhân nào tái phát ung
thư sau phẫu thuật. Ba bệnh nhân di căn phủ tạng và tử vong. 65,5% bệnh nhân tiểu dễ, 34,5% bệnh nhân

tiểu khó. Sau phẫu thuật có 25,5% bệnh nhân quan hệ tình dục tốt, 29,1% quan hệ khó, 36,4% bệnh nhân
không thể quan hệ tình dục, 9,1% không có nhu cầu tình dục. Biến chứng: hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn, toác
vết mổ, hoại tử mép vạt bẹn, chảy máu, phù bạch huyết. Phẫu thuật Mohs và kiểm soát diện cắt bằng phẫu
thuật Mohs cho hiệu quả điều trị rất tốt. Phẫu thuật Mohs và tạo hình dương vật giúp cải thiện chức năng
tiểu tiện và tình dục.
Từ khóa: ung thư dương vật, phẫu thuật tiệt căn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dương vật là bệnh hay gặp ở Việt
Nam. Theo Nguyễn Văn Hiếu và cộng sự thì
tỷ lệ mắc ung thư dương vật ở Hà Nội là
2,1/100.000 dân, ở thành phố Hồ Chí Minh là
3,4% các loại ung thư. Phẫu thuật vẫn là
TCNCYH 82 (2) - 2013

phương pháp điều trị chủ yếu vì so với các
phương pháp khác như xạ trị hoặc hóa chất
thì phẫu thuật mang lại hiệu quả cao nhất với
thời gian điều trị ngắn nhất [1]. Việt Nam mới
có một số nghiên cứu về vấn đề này nhưng
chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của
111



×