Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các cấu trúc bất thường giải phẫu vùng mũi xoang trên hình ảnh nội soi, CT Scan ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn từ 10 đến 16 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.34 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

CÁC CẤU TRÚC BẤT THƯỜNG GIẢI PHẪU VÙNG MŨI XOANG
TRÊN HÌNH ẢNH NỘI SOI, CT-SCAN
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TỪ 10 ĐẾN 16 TUỔI
Nguyễn Đăng Huy*, Lâm Huyền Trân**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các cấu trúc bất thường giải phẫu vùng mũi xoang ở tuổi thiếu niên viêm mũi xoang
mạn.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca có phân tích.
Phương pháp: Khảo sát các dạng thay đổi cấu trúc vùng mũi xoang ở tuổi thiếu niên viêm mũi xoang
mạn tính dựa trên lâm sàng, nội soi mũi xoang và CT-scan.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 74 bệnh nhi tại BV ĐHYD TpHCM từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm
2011 gồm 42 nam (56,8%) và 32 nữ (43,2%). Độ tuổi từ 10 đến 16 (trung bình là 14 tuổi). Các dạng thay đổi
cấu trúc vùng mũi xoang gồm quá phát cuốn dưới (17,57%), concha bollusa cuốn giữa (45,95%), bóng khí cuốn
trên (17,57%), khí hóa vách ngăn (43,25%), khí hóa mào gà (9,5%), vẹo vách ngăn (47,3%), điểm tiếp xúc cuốn
giữa với vách ngăn (44,59%), tế bào Haller (17,57%), tế bào Agger nazi (33,78%) và tế bào Onodi
(10,08%).Thường gặp các xoang bị viêm nhiều nhất là xoang hàm (65%) và sàng trước (65%). Trong nghiên
cứu của chúng tôi có 8 bệnh nhân không gặp bất thường giải phẫu nào (3 bị viêm xoang và 5 không viêm xoang)
và 66 bệnh nhân có bất thường giải phẫu (57 bị viêm xoang và 9 không viêm xoang). Bất thường giải phẫu có
tương quan với viêm mũi xoang mạn tính (xoang sàng trước và xoang hàm) qua phép kiểm chi bình phương (χ2
=11,11; p = 0,001) với chiều hướng tương quan thuận (r = 0,387).
Kết luận: Nhóm các xoang trước thường gặp viêm nhiều nhất .Có mối tương quan giữa bất thường giải
phẫu và viêm mũi xoang mạn tính.
Từ khóa: Thay đổi giải phẫu.

ABSTRACT
ANATOMIC STRUCTURAL ABNORMALITIES OF PARANASAL SINUS and chronic rhinosinusitis IN


THE YOUTH (10-16 YEARS OLD)
Nguyen Dang Huy, Lam Huyen Tran
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 149 - 155
Purpose: To describle anatomic variations of paranasal sinus in the youth chronic rhinosinusitis. Study
design: cross-section and analysis.
Method: To describle anatomic variations of paranasal sinus in pediatric chronic rhinosinusitis base on
clinic, endoscope and CT-scan.
Result: Our study have 74 cases between May.2010 and May.2011 at University of medicin and
pharmacy’s Hospital with 42 (56.8%) males and 32 females (43.2%). The patients ranged in age from 10 to 16
years (mean age, 14 years). anatomic variations of paranasal sinus are inferior turbinate hypertrophy (17.57%),
concha bullosa (45.95%), pneumatized superior turbinate (17.57%), pneumatization of the posterior nasal septum
* Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ** Bộ môn Tai Mũi Họng – Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Đăng Huy
ĐT: 0913758630
Email:

Tai Mũi Họng

149


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

(43.25%), pneumatization of Cristae Galle (9.5%), septal deviation (47.3%), contact point between middle
turbinate and septal (44.59%), Haller cell (17.57%), Agger nazi cell (33.78%) and Onodi cell (10.08%).The
maxillary and the anterior ethmoid were the most commonly involved sinus. This study, 8 patients absent
anatomic variations (3 sinusitis and 5 normal) and 66 patients present anatomic variations (57 sinusitis and 9
normal). There was statistical correlation between anatomic variations and chronic rhinosinusitis (anterior

ethmoid and maxillary sinus) (χ2 = 11.11; p = 0.001). Conclusion: the anterior parasinus was the most
commonly involved sinus. The correlation between anatomic variations and pediatric chronic rhinosinusitis.
Key word: Anatomic variations.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm xoang mạn là bệnh rất thường gặp ở
nước ta, gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến
người già.
Viêm xoang mạn tính có thể làm giảm chất
lượng cuộc sống nghiêm trọng cho các bệnh nhi.
Trên thực hành lâm sàng hàng ngày thường
gặp viêm xoang mạn tính ở tuổi thiếu niên và
vấn đề điều trị cũng gặp không ít khó khăn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm xoang
mạn tính bao gồm: những bất thường cấu trúc
giải phẫu, nhiễm khuẩn, dị ứng, những khiếm
khuyết về miễn dịch và những bệnh lý của hệ
thống lông chuyển. Các bất thường cấu trúc
giải phẫu của vùng khoang mũi và những
xoang cạnh mũi là những yếu tố có thể góp
phần làm tắc nghẽn phức hợp lỗ thông khe
(OMC: Ostiomeatal Complex), làm hẹp những
con đường dẫn lưu của hệ thống nhày lông
chuyển ở phức hợp lỗ thông khe (OMC) và dự
đoán sẽ làm bệnh nhân tiến đến tình trạng
viêm xoang mãn tính.
Ở lứa tuổi thiếu niên thì có một số tác giả:
Kim và cộng sự đã chứng minh một tỉ lệ mắc
những bất thường giải phẫu cao hơn ở nhóm
những đứa trẻ có tình trạng viêm xoang mãn

tính so với nhóm chứng. Ngược lại, Lusk và
cộng sự lại báo cáo rằng tình trạng viêm xoang
đi kèm với bất thường cấu trúc giải phẫu không
xảy ra phổ biến như người ta từng nghĩ. Do đó
vấn đề can thiệp phẫu thuật ở những bệnh nhân
thất bại với điều trị nội khoa vẫn còn nhiều
tranh cãi. Vì thế, mục đích của chúng tôi là phân
tích các dạng thay đổi cấu trúc giải phẫu của
mũi xoang ở những bệnh nhân lứa tuổi thiếu

150

niên bị viêm xoang mạn tính và xác định tính
cần thiết phải loại bỏ những bất thường đó.

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
74 trường hợp từ 10 đến 16 tuổi khám tại
phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh Viện Đại
Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 5 năm
2010 đến hết tháng 5 năm 2011, chẩn đoán là
viêm mũi xoang mạn có nội soi mũi xoang và
chụp CT SCAN xoang không cản quang với
tư thế coronal và axial.

Tiêu chuẩn loại trừ
Có tiền sử chấn thương gây vỡ xương vùng
mũi xoang, đã phẫu thuật mũi xoang, đã nạo
VA, đã cắt Amidan, u mũi xoang, bệnh bẩm
sinh liên quan đến mũi xoang, suy giảm miễn

dịch.

Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả hàng loạt trường hợp có
phân tích, chọn mẫu thuận tiện.
Thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
11.5.
Các biến số cần tính toán gồm có:
Bảng 1. Bảng 2 X 2 xác định mối tương quan giữa
BTGP và VX.
+

BTGP
BTGPTổng số

VMXM+
a
c
a+c

VMXMb
d
b+d

Tổng số
a+b
c+d
a+b+c+d


Tỉ lệ bệnh nhân có bất thường giải phẫu /
tổng số bệnh nhân nghiên cứu:
P (BTGP+) = (a + b) : (a + b + c + d)

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Tỉ lệ bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính /
tổng số bệnh nhân nghiên cứu:
P (VMXM+) = (a + c) : (a + b + c + d)
Tỉ lệ bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính
trong các bệnh nhân có bất thường giải phẫu : P
(VMXM+/BTGP+) = a : (a +b)
Tỉ lệ bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính
trong các bệnh nhân không có bất thường giải
phẫu : P (VMXM+/BTGP-) = c : (c +d)
Tỉ số PR (hay hệ số tương quan R): P
(VMXM+/BTGP+) : P (VMXM+/BTGP-)
R = (a : (a +b)) : (c : (c +d))
Hệ số tương quan R có ý nghĩa như sau:
R > 0 : tương quan thuận.
R < 0 : tương quan nghịch.
R < 0,3: mức độ tương quan yếu.
R : 0,3-0,5: mức độ tương quan vừa.
R : 0,5-0,7: mức độ tương quan khá chặt.
R > 0,7: mức độ tương quan rất chặt.

Các thống kê cần phân tích
Thống kê mô tả các đặc điểm như tuổi, giới,

lý do vào viện.
Thống kê mô tả tần suất của các dạng bất
thường giải phẫu.
Thống kê mô tả các đặc điểm của viêm
mũi xoang mạn tính ở tuổi thiếu niên.
Thống kê kiểm định chi bình phương (2) để
xác định mối tương quan giữa bất thường giải
phẫu với viêm mũi xoang mạn tính và mức độ
tương quan.

Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ thăm khám lâm sàng Tai-MũiHọng thường qui.
Hệ thống máy nội soi Tai-Mũi-Họng của
Karl Storz, máy in ảnh nội soi.
Máy chụp CT-scan 64 lát cắt (MSCT).

Phương pháp đánh giá
Đánh giá vẹo vách ngăn: Phân loại theo
phương pháp cổ điển nhằm xem xét vách ngăn
thẳng, vẹo bên phải, bên trái hay cả hai bên.

Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

Đánh giá concha bullosa cuốn giữa: Để
chỉ cuốn mũi giữa bị khí hóa, ở bên phải, bên
trái hay cả hai bên.
Đánh giá tế bào Agger nasi: Những tế bào
đê mũi nằm ở phần trước trên ở phần dính

phía trước của cuốn mũi giữa và được khí hóa
ở ngách trán.
Đánh giá tế bào Haller: Bất kỳ tế bào sàng
nào mà lan rộng xuống phía dưới đến bóng
sàng và sang bên đến trần xoang hàm tự len vào
giữa mảnh giấy và mỏm móc.
Đánh giá tế bào Onodi: Tế bào sàng nằm ở
phần sau nhất so với tất cả các tế bào sàng khác
chạy dọc theo phần sau trên của xoang bướm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang
mạn tính
Tiêu chuẩn lâm sàng
Nhóm triệu chứng chính: Đau, căng, nặng
mặt. Nghẹt, tắc mũi. Chảy dịch mủ ra trước
hay ra sau. Giảm, mất khứu giác. Sốt (có thể
sốt cao trong trường hợp cấp).
Nhóm triệu chứng phụ: Nhức đầu. Sốt
nhẹ. Hơi thở có mùi hôi. Mệt mỏi. Ho. Đau
răng. Nặng tức, đau nhức tai.
Chọn đạt tiêu chuẩn lâm sàng khi có các
triệu chứng của bệnh viêm xoang là:
Có ≥ 2 triệu chứng chính; hoặc 1 triệu
chứng chính và ≥ 2 triệu chứng phụ; hoặc có
dịch tiết nhầy mủ. (Có sốt hay đau căng mặt
không có giá trị chẩn đoán nếu không kèm
các triệu chứng khác ở mũi).
Thời gian bệnh viêm xoang ≥ 12 tuần hoặc
tái phát ≥ 4 lần/năm và mỗi đợt tái phát kéo
dài ít nhất 7 ngày.


Chẩn đoán VMXMT qua nội soi
Tổn thương niêm mạc: Niêm mạc phù nề,
sung huyết. Có polyp khu trú hoặc lan tỏa.
Dịch tiết bất thường: chất tiết nhầy đặc, nhầy
mủ ở khe giữa, khe trên, ngách sàng – bướm, ...
Chúng tôi phân độ viêm xoang theo LundKennedy (1995).

Chẩn đoán VMXMT qua CT-SCAN

151


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Tiêu chuẩn hình ảnh trên CT-scan:
Hình ảnh dày niêm mạc, tụ dịch ở các xoang
hàm, sàng, trán, bướm.
Hình ảnh polyp mũi xoang.
Hình ảnh bất thường cấu trúc giải phẫu hốc
mũi như: vẹo vách ngăn mũi, bóng khí cuốn
mũi giữa,…
Phân độ viêm xoang trên phim chụp CTScan của Lund-Mackey (1993) bằng cách khảo
sát 5 đôi xoang gồm xoang trán, hàm, sàng
trước, sàng sau, bướm và phức hợp lỗ thông
khe.
Mỗi đôi xoang nếu bình thường = 0 điểm;
mờ không hoàn toàn = 1 điểm; mờ hoàn toàn = 2

điểm.
Phức hợp lỗ thông khe nếu bình thường = 0
điểm; mờ không hoàn tồn hoặc mờ hoàn toàn =
2 điểm.
Từ đó tính tổng số điểm để phân độ viêm
xoang:
Độ 0 = 0 điểm
Độ I = 1-3 điểm
Độ II = 4-6 điểm
Độ III = 7-9 điểm
Độ IV = 10-12 điểm

Các bước tiến hành
Thăm khám lâm sàng Tai-Mũi-Họng bằng
đèn Clar với các dụng cụ thăm khám thường qui
để đánh giá các bất thường giải phẫu, chẩn đoán
viêm mũi xoang mạn tính dựa vào tiêu chuẩn
lâm sàng.
Nội soi mũi xoang để khảo sát toàn bộ hốc
mũi về niêm mạc, các bất thường giải phẫu, dịch
tiết bất thường cũng như tìm các tiêu chuẩn của
viêm mũi xoang mạn tính theo Lund – Kennedy.
Chụp CT-Scan để xác định các dạng biến đổi
giải phẫu như: vẹo vách ngăn, cấu trúc giải
phẫu vách mũi xoang và phân độ viêm mũi
xoang mạn tính theo thang điểm Lund-Mackey
(1993).

152


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chúng tôi nghiên cứu 74 bệnh nhân có 42
bệnh nhân nam (56,8%) và 32 bệnh nhân nữ
(43,2%). Tuổi nhỏ nhất là 10 tuổi, lớn nhất là 16
tuổi, tuổi trung bình: 13,85  0,22 và độ tuổi
thường gặp: 15 - 16. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi có độ tuổi cao hơn so với công trình
nghiên cứu của Hyun Jun Kim(Error! Reference source not
found.), Rodney P Lusk. Cả hai tác giả này đều
nghiên cứu về mối tương quan giữa bất thường
giải phẫu và viêm mũi xoang mạn tính ở trẻ em.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi cao
hơn có thể lý giải rằng các tác giả trên thực hiện
nghiên cứu tại các trung tâm nhi khoa lớn trong
khi chúng tôi thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y
Dược, nơi đa phần bệnh nhân là người lớn.
Lý do vào viện thường gặp theo thứ tự như
sau: Nghẹt mũi (35,1%), chảy mũi (25,7%), nhức
đầu (18,9%), ho (12,2%) và nhảy mũi (8,1%). tôi
phù hợp với y văn và thực tế lâm sàng ở những
bệnh nhi bị viêm mũi xoang mạn tính(13).

Tần suất của bất thường giải phẫu
Quá phát cuốn dưới bên phải (5,41%), quá
phát cuốn dưới bên trái (5,41%) quá phát cuốn
dưới 2 bên (6,76%) cao hơn Rodney P Lusk (6%)
nhưng thấp hơn Mohannad Al Quadah (31%).
Concha bullosa cuốn giữa bên phải (10,81%),
concha bullosa cuốn giữa bên trái (20,27%) và
concha bullosa cuốn giữa 2 bên (14,86%). Tương

đồng với Hyun Jun Kim (51%) nhưng cao hơn
Milezuk (9,6%), Mohannad Al Quadah (10%),
April(7) (24%) và Rodney P Lusk (39,4%).
Bóng khí cuốn trên bên phải (6,75%), bên
trái(4,07%) và 2 bên (6,75%) phù hợp với công
trình của Hyun Jun Kim (17%).
Có khí hóa vách ngăn(43,25%), phù hợp với
công trình của Hyun Jun Kim(4) (38%).
Có khí hóa mào gà (9,5%), tương đồng so
với công trình của Hyun Jun Kim(4) (8%).
Vẹo vách ngăn bên phải (24,32%), vẹo vách
ngăn bên trái (18,92%), vẹo vách ngăn 2 bên
(4,05%), cao hơn so với công trình của Hyun Jun
Kim(26) (18%) bởi vì ông ta chỉ ghi nhận những

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

39


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
bệnh nhi bị vẹo vách ngăn trên 3mm trong khi
chúng tôi ghi nhận tất cả các trường hợp có vẹo
vách ngăn. Milczuk và cộng sự không đánh giá
vẹo vách ngăn. April và cộng sự nhận thấy tỉ lệ
mắc vẹo vách ngăn là 13%. Rodney P Lusk báo
cáo tỉ lệ vẹo vách ngăn là 10,04% và ông cho
rằng vẹo vách ngăn có xu hướng xảy ra ở những
bệnh nhi lớn tuổi hơn với độ tuổi trung bình là
9,8 tuổi trong khi nghiên cứu của ông có độ tuổi

trung bình là 4,55 tuổi và của chúng tôi là 13,38
tuổi. Ông cho rằng mức độ nặng của vẹo vách
ngăn càng nhiều hơn ở bệnh nhi càng nhiều tuổi
và ở người lớn vẹo vách ngăn dường như kết
hợp với nhiều bệnh lý hơn ở bên mũi bị vẹo.
Có điểm tiếp xúc cuốn mũi vách ngăn bên
phải (13,51%), có điểm tiếp xúc bên trái (12,16%),
có điểm tiếp xúc 2 bên (18,92%). Hiện tại chúng
tôi chưa tìm được báo cáo nào nghiên cứu về
đặc tính trên.
Có tế bào Haller bên phải (2,70%), có tế bào
Haller bên trái (4,05%) có tế bào Haller cả 2
bên(10,81%). Kết quả của chúng tôi tương
đương với công trình của Hyun Jun Kim(5)
(20%), April và cộng sự nhận thấy tỉ lệ tế bào
Haller là 18%. Kết qủa của chúng tôi hơi cao hơn
so với Rodney P Lusk(7) (10%) trong khi
Milczuk(9) và cộng sự chỉ có 5,3% có tế bào
Haller. Ngược lại, Mohannad Al Qudah(1) thì
báo cáo tỉ lệ tế bào Haller tới 34,5%.
Có tế bào Agger nasi bên phải (8,11%), có
tế bào Agger nasi bên trái (8,11%) ,có tế bào
Agger nasi cả 2 bên (18,92%), thấp hơn so với
công trình của Hyun Jun Kim (63%) và
Mohannad Al Qudah(1) thì báo cáo tỉ lệ tế bào
Haller tới 69%. Tuy nhiên, các nghiên cứu
trước đó như Willner thì tỉ lệ này chỉ có 20%
trong khi Sivali(15) thì chỉ có 15% bênh nhi có
tế bào Agger nasi.
Có tế bào Onodi bên phải(1,35%), không có

bệnh nhân nào có tế bào Onodi bên trái ,có tế
bào Onodi cả 2 bên(9,46%). Kết quả tương đồng
với công trình của Mohannad Al Qudah(1)
(9,8%).

Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

Có 8 bệnh nhân không bị bất thường giải
phẫu nào, 7 BN có một bất thường giải phẫu, 12
BN có hai bất thường giải phẫu, 12 BN có ba bất
thường giải phẫu, 17 BN có bốn bất thường giải
phẫu, 12 BN có năm bất thường giải phẫu, 5 BN
có sáu bất thường giải phẫu và 1 BN có bảy bất
thường giải phẫu.
Các bất thường giải phẫu thường gặp như
sau: Vẹo vách ngăn 47,3%, concha bullosa
cuốn giữa 45,95%, điểm tiếp xúc với vách
ngăn 44,59%, khí hóa vách ngăn 43,25%, tế
bào Agger nasi 33,78%, quá phát cuốn dưới
17,57%, bóng khí cuốn trên, tế bào Haller
17,57% và tế bào Onodi 10.08%, khí hóa mào
gà gặp 9,5%, 2 bệnh nhi thiểu sản xoang hàm,
1 bệnh nhi thiểu sản xoang trán và có 1 bệnh
nhi bị khí hóa mỏm móc.

Đặc điểm lâm sàng và bệnh học của viêm
mũi xoang mạn tính
Lâm sàng

Thường gặp các triệu chứng như nghẹt mũi,
chảy mũi, nhức đầu, ho …
Qua nội soi mũi xoang
Niêm mạc mũi bình thường (18,9%), niêm
mạc mũi phù nề (52,7%), niêm mạc mũi thoái
hóa (21,6%) và polype mũi (6,8%), có 21 bệnh
nhân có dịch nhầy mủ đục từ khe giữa hoặc khe
trên.
Bất thường giải phẫu trên phương diện nội
soi mũi xoang có vẹo vách ngăn (32,4%), concha
bullosa cuốn giữa (24,3%), có điểm tiếp xúc giữa
vách ngăn với cuốn mũi (16,2%), có biểu hiện
quá phát cuốn dưới (9,5%).

CT-Scan theo thang điểm Lund-Mackey
14 bệnh nhân không bị viêm xoang và 60
bệnh nhân bị viêm xoang. Theo thang điểm
Lund-Mackey thường gặp là 3 và 4 điểm.
Thứ tự thường gặp của các xoang bị viêm
xoang hàm và xoang sàng trước là hai xoang
bị viêm nhiều nhất, kế đến là viêm xoang trán,
sàng sau và ít gặp nhất là xoang bướm. Kết
quả tương đồng với Hyun Jun Kim(6) và

153


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012


Mohannad Al Qudah(1). Tần suất bất thường
giải phẫu và viêm xoang.

(1997) được ủng hộ bởi Ginzel (1980)) trong cơ
chế bệnh sinh của viêm mũi xoang mạn tính.

Bảng 2: Bất thường giải phẫu.

Tóm lại, với những kết qủa có được trong
công trình nghiên cứu này chúng tôi gặp hầu
hết các bất thường giải phẫu trong hốc mũi và
các xoang cạnh mũi như như vẹo vách ngăn,
điểm tiếp xúc với vách ngăn, khí hóa vách ngăn,
khí hóa mào gà, concha bullosa cuốn giữa, bóng
khí cuốn trên, quá phát cuốn dưới, tế bào Agger
nasi, tế bào Haller, tế bào Onodi, thiểu sản
xoang hàm, thiểu sản xoang trán và khí hóa
mỏm móc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với công trình nghiên cứu của Hyun
Jun Kim(5), Mohannad Al Quadah(1), Rodney P
Lusk(7).

Số BTGP
0
1
2
3
4
5

6
7
Tổng cộng

Không VX
5
0
1
2
2
4
0
0
14

Viêm xoang
3
7
10
11
15
8
5
1
60

Tổng
8
7
11

13
17
12
5
1
74

Chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân có càng
nhiều bất thường giải phẫu thì khả năng viêm
xoang càng cao. Qua phép kiểm 2 chúng tôi
ghi nhận các giá trị p đều có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Tuy nhiên số lượng bệnh nhân các
nhóm này rất ít nên chúng tôi chưa thể kết
luận về mối tương quan giữa bất thường giải
phẫu và viêm mũi xoang mạn tính. Chúng tôi
nghĩ rằng trong tương lai cần có nghiên cứu
với cở mẫu lớn hơn để đánh giá chắc chắn
hơn về mối tương quan này.

Tương quan giữa bất thường giải phẫu với
viêm xoang mạn tính
Trong nhóm 66 bệnh nhân bị bất thường giải
phẫu có 9 bệnh nhân không bị viêm xoang và 57
bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính.
Với kết quả của phép kiểm chi bình phương
chúng tôi kết luận rằng có mối tương quan giữa
bất thường giải phẫu với viêm mũi xoang mạn
tính (2 = 11,11; p = 0,001 < 0,005).
Hệ số tương quan R = 0,387. Giá trị R này
cho phép chúng tôi kết luận đây là mối tương

quan thuận (R = 0,387 > 0), mức độ tương quan
vừa. Từ các kết quả trên chúng tôi nhận thấy
rằng càng nhiều bất thường giải phẫu thì khả
năng viêm mũi xoang mạn tính càng cao. Các
bất thường giải phẫu cò thể đã làm thay đổi
dòng khí lưu thông theo cơ chế khí động học
của Stammberger (1990) và Calhoun (1991). Kết
quả này cũng phù hợp với cơ chế tắc nghẽn
được đề nghị bởi Blaugrund (1989) và Danese

154

KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang
mạn tính ở thiếu niên thường gặp là 3 và 4 điểm
theo thang điểm Lund-Mackey, 2 xoang bị viêm
nhiều nhất là xoang hàm (65%) và xoang sàng
trước (65%).
Chúng tôi gặp tất cả các dạng bất thường
cấu trc giải phẫu vùng mũi xoang như ở người
lớn và tần suất của các bất thường giải phẫu
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đồng với các báo cáo trên thế giới.
-Thường gặp các bất thường cấu trúc giải
phẫu trong hốc mũi và các xoang cạnh mũi là
vẹo vách ngăn (47,30%), bóng khí cuốn giữa
(45,95%), điểm tiếp xúc với vách ngăn (44,59%),
khí hóa vách ngăn (43,25%).
Càng nhiều bất thường cấu trúc giải phẫu
trên một bệnh nhân thì biểu hiện của viêm mũi

xoang mạn tính càng nhiều.
Có mối tương quan thuận giữa bất thường
cấu trúc giải phẫu với viêm mũi xoang mạn tính
với hệ tương quan bằng 0,387 (R = 0,387).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Al-Qudah M (2008). "The relationship between anatomical
variations of the sino-nasal region and chronic sinusitis extension
in children". International Journal of Pediatric Octorhinolarygology
(72), pp. 103-108.
April MM and et al (1993). "Coronal CT-Scan abnormalities in
children with chronic sinusitis". Laryngoscope, 103, pp. 985-990.

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
3.
4.

5.

6.
7.
8.
9.


10.

Bailey (1998). Head and neck surgery otolaryngology. Publisher
Lippincott – Raven, pp. 354, 380, 381, 395, 1244.
Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Ngọc Minh
và Trần Cao Khoát (2006). Cập nhật Chẩn đoán và Điều trị Bệnh lý
mũi xoang. Nxb Y học. Tp HCM, tr.98 -105, 169 -192, 239 -243,
332 - 347.
Kim HJ (2000). "The relationship between anatomic variations of
paranasal sinusse and chronic sinisitis in children". Original
article, 22, pp.243-247.
Lund VJ and Mackay IS (1993). Staging in rhinosinusitis.
Rhinology (31), pp.183-184.
Lusk RP (2010). "Anatomic variation in pediatric chronic
sinusitis. A CT study", 29, pp. 75-90.
Lusk RP (2010). Anatomic variation in pediatris chronic sinusitis. A
CT study. Pediatric sinusitis, pp.75-91.
Milezuk HA and et al (1993). "Nasal and paranasal sinus
anomalies in children with chronic sinusitis". Laryngoscope (103),
pp.247-252.
Nguyễn Quang Quyền (1995). Giải phẫu học. Nxb Y học. Tp
HCM, tập 1(5), tr.399 - 409.

Tai Mũi Họng

11.
12.
13.


14.
15.

16.
17.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Tấn Phong (2005). Điện quang chẩn đoán trong Tai Mũi
Họng. Nxb Y học. Hà nội.
Phạm Kiên Hữu (2010). Lâm sàng phẫu thuật nội soi xoang. Nxb Y
học. Tp HCM, tr.13 - 29.
Phí Ích Nghị (1998). X quang cắt lớp điện toán: Chẩn đoán phân
biệt. Dịch lại từ tài liệu của F. A. Burgener và M. Kormano.
Thành phố Hồ Chí Minh., tr 9-25
Sih T and et al (2005). "Pediatric Nasal and Sinus disoders",
Lung Biology in Health and Disease ( vol.199),pp. 242- 264,.
Sivasli E and et al (2002). "Anatomic variations of the paranasal
sinus area in pediatric patients with chronic sinusitis". Surg Radiol
Anat (24), pp. 400-405.
Võ Tấn (1994). Tai mũi họng thực hành. Nxb Y học. Tp HCM, tập
1 (4), tr.66 - 67.
Willner A and et al (1997). "Intranasal anatomic variations in
pediatric sinusitis". Am J Rhinol (11), pp. 355-360.

155




×