Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính u nguyên bào thận trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.5 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH U NGUYÊN BÀO THẬN  
TRẺ EM 
Đào Thị Thùy Trang* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm hình ảnh chung của u nguyên bào thận (u 
Wilms) trên phim chụp cắt lớp vi tính (CCVT) và xác định giá trị của CCVT trong đánh giá sự xâm lấn vỏ bao 
thận, phát hiện huyết khối tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ dưới, phát hiện hạch ổ bụng trên bệnh nhân có u 
Wilms. 
Đối tương và phương pháp: 36 bệnh nhân có u Wilms được khảo sát CLVT không và có tiêm thuốc cản 
quang trước phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng I với máy Somatom Emotion 16 lát cắt, thuốc cản quang là 
Xenetix 300mg, liều lượng 2ml/Kg. 
Kết quả: U Wilms phần lớn xảy ra ở một bên thận, tỉ lệ xảy ra ở hai bên thận là 5,6%. U Wilms có thể xảy 
ra trên thận có thương tổn bẩm sinh như thận móng ngựa. Kích thước của u Wilms ngay lúc phát hiện thường 
lớn, trung bình là 10,8 ± 3 cm, 61% u có kích thước từ 8 đến12 cm. 100% u Wilms bắt thuốc cản quang kém 
hơn nhu mô thận bình thường. Đa số u Wilms có cấu trúc không đồng nhất với tỷ lệ 83,3%, hoại tử trong u xảy 
ra khoảng 80,6%, vôi hóa trong u khoảng 13,9%, thành phần mỡ trong u khoảng 5,6%. Giá trị của chụp cắt lớp 
vi tính trong đánh giá bệnh nhân có u Wilms: Độ chính xác trong đánh giá xâm lấn vỏ bao là 74,3%. Độ nhạy 
trong phát hiện xâm lấn vỏ bao là 75%, độđđặc hiệu 73,7%, giá trị tiên đoán dương 70,6%, giá trị tiên đoán âm 
77,8%. Độ chính xác trong đánh giá huyết khối tĩnh mạch thận là 88,2%. Độ nhạy trong phát hiện huyết khối 
tĩnh mạch thận là 20%, độđđặc hiệu 100%, giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên đoán âm 87,9%. Độ chính 
xác trong phát hiện hạch ổ bụng là 65,7%. Độ nhạy trong phát hiện hạch bụng là 62,5%, độ đặc hiệu 68,4%, giá 
trị tiên đoán dương 62,5%, giá trị tiên đoán âm 68,4%. 
Kết  luận: CLVT có vai trò đánh giá đặc điểm u Wilms và góp phần đánh giá sự xâm lấn tại chỗ củas u 
Wilms. 
Từ khóa: cắt lớp vi tính, u nguyên bào thận 


ABSTRACT 
COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGING CHARACTERISTICS OF NEPHROBLASTOMA IN 
CHILDREN 
Dao Thi Thuy Trang** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 504 ‐ 509 
Objective:  The  purpose  of  this  study  was  to  determine  computed  tomography  imaging  characteristics  of 
nephroblastoma and value of computed tomography in evaluation of renal capsule extension, renal venous and 
vena caval thrombosis, lymph node in patients with Wilms’ tumor. 
Materials  and  methods:  36  patients  with  Wilms  tumor  were  enrolled  in  this  study.  They  had  were 
investigated computed tomographic scan before and after intravenous administration of contrast material before 
they were operated. We used a 16 slice Somatom Emotion, Xenetix 300mg with dose 2ml/Kg 
Results: Most Wilms tumor occurs unilateral. Wilms tumor is bilateral in 5.6% of children. Wilms tumor 
can associate with congenital nephropathy such as horseshoe kidney. Dimension of Wilms tumor at detection is 
* Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh BV Chợ Rẫy  
Tác giả liên lạc: BSCKI. Đào Thị Thùy Trang  

504

ĐT: 01687877442    Email:  

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 

Nghiên cứu Y học

often large, arithmetic mean is 10.8+/‐ 3cm,  61%  of  tumors  have  dimension  from  8  to  12cm.  100%  of  Wilms 
tumors enhance less than the surrounding normal parenchyma. Most tumors are heterogeneous with rate 83.3%, 
central necrosis with rate 80.6%, calcification with rate 13.9%, fat in tumors with rate 5.6%. Value of computed 
tomography in evaluation patients with Wilms tumor: A accuracy rate in evaluation of renal capsule extension is 

74.3% with a sensitivity rate 75%, a specificity rate 73.7%, positive predictive value 70.6%, negative predictive 
value 77.8%. A accuracy rate in evaluation of renal venous thrombosis is 88.2% with a sensitivity rate 20%, a 
specificity  rate  100%,  positive  predictive  value  100%,  negative  predictive  value  87.9%.  A  accuracy  rate  in 
evaluation  of  lymph  node  is  65.7%  with  a  sensitivity  rate  62.5%,  a  specificity  rate  68.4%,  positive  predictive 
value 62.5%, negative predictive value 68.4%. 
Conclusions:  Computed  tomography  has  role  in  evaluation  characteristics  of  nephroblastoma  and 
participate evaluation local extension of Wilms tumor. 
Keywords: computed tomography (CT), nephroblastoma (Wilms tumor) 
Đồng I từ tháng 01 nam 2007 đến tháng 6 năm 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
2010, danh sách tất cả các bệnh nhân được phẫu 
U  nguyên  bào  thận  là  một  trong  năm  bệnh 
thuật lần đầu tiên với chẩn đoán là u Wilms và 
lý  ác  tính  đứng  đầu  ở  trẻ  em  và  là  loại  u  thận 
có  kết  quả  giải  phẫu  bệnh  là  u  Wilms.  Sau  đó, 
phổ biến nhất và đứng hàng thứ hai trong các u 
tìm  các  đĩa  lưu  hình  ảnh  CLVT  của  các  bệnh 
đặc  trong  bụng  ở  trẻ  em(1,2,3,5).  Trong  điều  trị  u 
nhân  này.  Tác  giả  và  một  bác  sĩ  tại  bệnh  viện 
Wilms, phẫu thuật là một phương pháp điều trị 
Nhi Đồng I độc lập đọc lại các hình CLVT theo 
quan  trọng.  Phẫu  thuật  để  cắt  bỏ  thận  có  u  và 
một bảng đánh giá rồi thống nhất để đưa ra kết 
sinh thiết hạch, đồng thời đánh giá giai đoạn của 
luận  chung  về  các  đặc  điểm  của  u  Wilms  cũng 
u(3). Tuy nhiên, để phẫu thuật thành công thì nhà 
như  tính  xâm  lấn  tại  chỗ  của  u  Wilms.  Cuối 
phẫu  thuật  cần  có  một  đánh  giá  trước  mổ  về 
cùng,  thu  thập  thông  tin  về  tường  trình  phẫu 
khối u để có thể lên kế hoạch cũng như  dự  trù 

thuật và kết quả giải phẫu bệnh và so sánh với 
trước  những  tình  huống  có  thể  xảy  ra  lúc  mổ. 
CLVT. 
Ngoài ra, với những khuyến cáo về các phương 
KẾT QUẢ 
pháp  điều  trị  gần  đây,  các  nhà  điều  trị  có  xu 
hướng hóa trị trước phẫu thuật đối với những u 
Phân  tích  đặc  điểm  hình  ảnh  u  wilms  trên 
dự  đoán  không  thể  cắt  bỏ  được  để  làm  giảm 
CLVT cho thấy: Về vị trí, 36 trường hợp u Wilms 
kích thước khối u cũng như sự lan tỏa của khối 
18  (50%)  trường  hợp  bên  phải  và  16  (44,4%) 
u, giúp cho việc cắt bỏ toàn bộ khối u sẽ dễ dàng 
trường  hợp  bên  trái,  2  trường  hợp  (5,6%)  u 
hơn(1,2,4,6,8,10). 
Wilms hai bên. Đặc biệt, có một trường hợp xảy 
ra  trên  thận  móng  ngựa.  Về  kích  thước,  trung 
CCVT là một phương pháp khảo sát dễ thực 
bình là 10,8 ±‐ 3 cm, u nhỏ nhất là 5,4 cm, u lớn 
hiện mà vẫn cung cấp được nhiều thông tin cần 
nhất là 17,7cm. U có độ lớn trong khoảng 8 đến 
thiết, quan trọng cho việc đưa ra phác đồ điều trị 
12 
cm  chiếm  61%.  Về  độ  tăng  quang,  100%  các 
và  tiên  lượng  thích  hợp.  Vì  thế,  mục  đích  của 
trường hợp u tăng quang ít hơn so với nhu mô 
nghiên cứu này để mô tả đặc điểm của u Wilms 
thận bình thường. Về độ đồng nhất của khối u, 
cũng  như  đánh  giá  sự  xâm  lấn  tại  chỗ  của  u 
30  (83,3%)  trường  hợp  không  đồng  nhất  và  6 

Wilms trước mổ trên CCVT là cần thiết để cung 
(16,7%) trường hợp đồng nhất. Về tính chất hoại 
cấp cho các nhà phẫu thuật những thông tin cần 
tử  hóa  nang  trong  u,  29  (80,6%)  trường  hợp  có 
thiết  trên  từng  bệnh  nhi  nhằm  đưa  ra  phương 
hoại tử hóa nang trong u và 7 (19,4%) không có. 
cách điều trị tốt nhất. 
Về các thành phần đặc biệt trong u, có 5 (13,9%) 
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
trường  hợp  có  vôi  hóa  trong  u  và  2  (5,6%) 
Tác giả hồi cứu lại dữ liệu tại Bệnh Viện Nhi 
trường hợp có mỡ trong u.  

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

505


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Phân tích về giá trị của CLVT trong đánh giá 
xâm lấn tại chỗ của u Wilms cho thấy: Về đánh 
giá xâm lấn vỏ bao, trong 36 trường hợp chỉ ghi 
nhận được 35 trường hợp về tính chất  xâm  lấn 
vỏ bao vì có một trường hợp u Wilms rất to ôm 
sát đường giữa và di căn gan và lách nên chỉ mổ 
thám sát và sinh thiết gan không ghi nhận tình 
trạng xâm lấn vỏ bao. Kết quả phẫu thuật –giải 

phẫu  bệnh  có  16  trường  hợp  xâm  lấn  vỏ  bao, 
trong  đó,  CLVT  phát  hiện  được  12  trường  hợp 
và  có  4  trường  hợp  là  âm  tính  giả.  CLVT  ghi 
nhận nghi ngờ xâm lấn vỏ bao trong 17 trường 
hợp  thì  trong  đó  có  12  trường  hợp  thật  sự  có 
xâm  lấn  vỏ  bao,  5  trường  hợp  còn  lại  l  dương 
tính  giả.  Số  trường  hợp  đánh  giá  tương  thích 
giữa CLVT và kết quả phẫu thuật – bệnh học là 
26 trường hợp, chiếm tỉ lệ 74,3%. Số trường hợp 
không  tương  thích  là  9  trường  hợp  chiếm  tỉ  lệ 
15,7%. Độ nhạy trong phát hiện xâm lấn vỏ bao 
là 12/16 (75%), độ đặc hiệu 14/19 (73,7%), giá trị 
tiên  đoán  dương12/17  (70,6%),  giá  trị  tiên  đoán 
âm  14/18  (77,8%).  Về  đánh  giá  huyết  khối  tĩnh 
mạch  thận,  trong  36  trường  hợp  chỉ  ghi  nhận 
được  34  trường  hợp  về  tính  chất  xâm  lấn  tĩnh 
mạch thận vì có một trường hợp u Wilms rất to 
ôm sát đường giữa và di căn gan và lách nên chỉ 
mổ  thám  sát  và  sinh  thiết  gan  không  ghi  nhận 
tình trạng tĩnh mạch thận và một trường hợp u 
rất  to  không  còn  cấu  trúc  rốn  thận  và  cũng 
không  ghi  nhận  tình  trạng  tĩnh  mạch  thận  lúc 
mổ.  Kết  quả  phẫu  thuật  –giải  phẫu  bệnh  có  5 
trường hợp có huyết khối tĩnh mạch thận, trong 
đó, CLVT phát hiện được 1 trường hợp và có 4 
trường  hợp  là  âm  tính  giả.  Trường  hợp  CLVT 
nghĩ có huyết khối tĩnh mạch thận dựa vào tính 
chất  không  cịn  ghi  nhận  thấy  lịng  tĩnh  mạch 
thận v cĩ huyết khối trong tĩnh mạch chủ dưới. 
Số  trường  hợp  đánh  giá  tương  thích  giữa  chụp 

cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật – bệnh học 
là  30  trường  hợp,  chiếm  tỉ  lệ  88,2%.  Số  trường 
hợp không tương thích là 4 trường hợp chiếm tỉ 
lệ  11,8%.  Độ  nhạy  trong  phát  hiện  huyết  khối 
tĩnh  mạch  thận  l  1/5  (20%),  độ  đặc  hiệu  29/29 
(100%), giá trị tiên đoán dương 1/1 (100%), giá trị 
tiên  đoán  âm  29/33  (87,9%).  Về  đánh  giá  huyết 

506

khối  tĩnh  mạch  chủ  dưới,  trong  34  trường  hợp 
khảo  sát,  CLVT  nghi  ngờ  một  trường  hợp  có 
huyết  khối  tĩnh  mạch  chủ  dưới,  nhưng  phẫu 
thuật không ghi nhận huyết khối. Còn 33 trường 
hợp  còn  lại  đều  được  ghi  nhận  là  không  có 
huyết khối tĩnh mạch chủ dưới trên cả CLVT và 
kết  quả  phẫu  thuật.  Về  đánh  giá  hạch  ổ  bụng, 
trong  36  trường  hợp  chỉ  ghi  nhận  được  35 
trường  hợp  về  tính  chất  hạch  bụng  vì  có  một 
trường  hợp  u  Wilms  rất  to  không  còn  cấu  trúc 
rốn  thận.  Kết  quả  phẫu  thuật  –  giải  phẫu  bệnh 
có 16 trường hợp có hạch bụng, trong đó, CLVT 
phát  hiện  được  10  trường  hợp  và  có  6  trường 
hợp  là  âm  tính  giả.  CLVT  ghi  nhận  nghi  ngờ 
hạch bụng trong 16 trường hợp thì trong đó có 
10  trường  hợp  thật  sự  có  hạch  bụng,  6  trường 
hợp cịn lại l dương tính giả. Số trường hợp đánh 
giá  tương  thích  giữa  CLVT  và  kết  quả  phẫu 
thuật  –  bệnh  học  là  23  trường  hợp,  chiếm  tỉ  lệ 
65,7%.  Số  trường  hợp  không  tương  thích  là  12 

trường  hợp  chiếm  tỉ  lệ  34,3%.  Độ  nhạy  trong 
phát  hiện  hạch  bụng  là  10/16  (62,5%),  độ  đặc 
hiệu 13/19 (68,4%), giá trị tiên đoán dương 10/16 
(62,5%), giá trị tiên đoán âm 13/19 (68,4%). 

BÀN LUẬN 
Trong  nhóm  nghiên  cứu,  kích  thước  u 
trung  bình  là  10,8  cm  ±  3  cm,  độ  lớn  của  u 
trong  khoảng  8  ‐12  cm  chiếm  61%.  Theo 
Siegel(13), kích thước trung bình của u Wilms là 
11cm.  Theo  tác  giả  Miniati  D(7)  nghiên  cứu  68 
trường hợp u Wilms và 24 trường hợp u thận 
khác thì kích thước trung bình của u Wilms là 
12,2  cm  ±  3,5  cm  và  các  loại  u  không  phải  u 
Wilms là 8,2± 3,9cm. Điều này gần tương ứng 
với  nghiên  cứu  của  chúng  tôi.  Như  vậy,  u 
Wilms thường có kích thước lớn tại thời điểm 
chẩn đoán. Vì thế lý do phát hiện bệnh thường 
là  sờ  thấy  được  một  khối  u  bụng  trên  lâm 
sàng(3,5). Theo nghiên cứu của Trần Tấn Quang 
năm 2005(14) trên 80 trường hợp u Wilms thì có 
66  trường  hợp  (82,5%)  có  u  bụng  làm  bụng 
bệnh nhân to lên và có thể kèm đau bụng. 
Tính  không  đồng  nhất  của  u  chiếm  tỉ  lệ 
83,3%.  Theo  Siegel(13),  khoảng  80%  u  Wilms  là 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 

không  đồng  nhất  do  có  các  thành  phần  xuất 
huyết,  hoại  tử,  hóa  nang  trong  u.  Về  mặt  giải 
phẫu  bệnh  đại  thể,  diện  cắt  u  có  màu  sắc  thay 
đổi tùy thuộc vào loại mô trong u(9). 

Nghiên cứu Y học

Trên  hình  CT  nằm  ngang  và  đứng  ngang 
sau  khi  tiêm  thuốc  cản  quang  của  bệnh  nhân 
Dương Thị Ngọc N. cho thấy u Wilms bên (T) có 
thành  phần  hoại  tử  hóa  nang  trong  u  (mũi  tên 
kép) đã bị vỡ u trước khi phẫu thuật với lớp dịch 
bao quanh thận (các mũi tên đơn). 

Hình 2. Hình u Wilms bị vỡ trước khi phẫu thuật 

 
Hình 3. Hình chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân 
Trần Tố A. 
Hình CT trước và sau tiêm thuốc cản quang 
của bệnh nhân cho thấy có hoại tử hóa nang và 
xuất huyết trong u. Trong lúc phẫu thuật u bị bể 
dù khối u không lớn lắm (# 10cm). 

 
Hình 1: Hình CT trước và sau khi tiêm thuốc thể 
hiện u Wilms có cấu trúc không đồng nhất. 
80,6%  trường  hợp  có  hoại  tử  trong  u.  Theo 
nghiên  cứu  của  Reiman  T.A(11)  trên  13  trường 
hợp  có  10/13  trường  hợp  có  hoại  tử  trong  u 

chiếm  tỉ  lệ  76,9%.  Điền  này  cũng  phù  hợp  với 
nghiên  cứu  và  cũng  phù  hợp  với  bản  chất  mô 
học của u Wilms phần lớn làm u bở mềm dễ vỡ. 
Điều  này  càng  nhấn  mạnh  rằng  các  nhà  phẫu 
thuật  cần  phải  cẩn  thận  trong  quá  trình  mổ  để 
hạn chế làm vỡ u, vì khi u bị vỡ trong quá trình 
phẫu thuật thì đánh giá giai đoạn của bệnh nhân 
tăng lên và tiên lượng xấu hơn. 

Việc xác định được u có xâm lấn vỏ bao thận 
ra  mô  mềm  xung  quanh,  sẽ  giúp  phẫu  thuật 
viên  dự  đoán  được  khả  năng  dính  và  bóc  tách 
khó khăn làm tăng nguy cơ vỡ u và còn sót lại 
mô u sau mổ.  
Theo nghiên cứu của chúng tôi, độ chính xác 
trong  đánh  giá  xâm  lấn  vỏ  bao  là  74,3%.  Độ 
nhạy  trong  phát  hiện  xâm  lấn  vỏ  bao  là  12/16 
(75%),  độ  đặc  hiệu  14/19  (73,7%),  giá  trị  tiên 
đoán  dương12/17  (70,6%),  giá  trị  tiên  đoán  âm 
14/18 (77,8%). So sánh với tác giả Reiman T.A(11) 
trên  13  trường  hợp  thì  độ  chính  xác  là  10/13 
(76,9%), độ nhạy là 4/6 (66,7%), đđộ đđặc hiệu là 
6/7 (85,7%), giá trị tiên đoán dương là 4/5 (80%), 
giá trị tiên đoán âm là 6/8 (75%). Các giá trị độ 
chính xác, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương 
của  nghiên  cứu  này  thấp  hơn  so  với  tác  giả 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

507



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Reiman.  Ngược  lại  giá  trị  đđộ  nhạy  và  giá  trị 
tiên đoán âm thì cao hơn. Nhưng nói chung đđộ 
chính xác của hai nghiên cứu chỉ khoảng 74,3 ‐ 
76,9% thì chụp cắt lớp vẫn chưa đáng giá tốt sự 
xâm lấn vỏ bao thận của u Wilms. Sự khó khăn 
trong đánh giá sự xâm lấn vỏ bao, một phần là 
do ở trẻ em lớp mỡ quanh thận và sau phúc mạc 
rất ít làm cho việc đánh giá u thận bị hạn chế. 

tĩnh  mạch  chủ  dưới,  nhưng  phẫu  thuật  không 
ghi nhận huyết khối. Còn 33 trường hợp còn lại 
đều được ghi nhận là không có huyết khối tĩnh 
mạch chủ dưới trên cả chụp cắt lớp vi tính và kết 
quả phẫu thuật. Khi xem lại ca này, ta thấy hình 
ảnh  huyết  khối  tĩnh  mạch  chủ  dưới  rất  rõ  mà 
tường  trình  phẫu  thuật  không  ghi  nhận.  Đây 
chính  là  nhược  điểm  của  phương  pháp  nghiên 
cứu hồi cứu.  

Hình 5. Hình ảnh huyết khối tĩnh mạch chủ dưới 
trên bệnh nhân u Wilms 

 
Hình 4. Hình chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân Võ 

Thành T  
Trên  là  hình  CT  sau  khi  tiêm  thuốc  cản 
quang  cho  thấy  u  thận  (T)  rất  to  quá  đường 
giữa với cấu trúc dạng nốt bên (P) khối u (mũi 
tên) chứng tỏ u đã xâm lấn vỏ bao thận ra mô 
mềm  xung  quanh.  Trong  lúc  phẫu  thuật  bóc 
tách  khó  khăn,  u  bể  và  còn  sót  phần  u  xâm 
nhiễm rốn thận. 
Theo nghiên cứu của chúng tôi, độ chính xác 
trong  đánh  giá  huyết  khối  tĩnh  mạch  thận  là 
88,2%,  độ  nhạy  1/5  (20%),  độ  đặc  hiệu  29/29 
(100%), giá trị tiên đoán dương 1/1 (100%), giá trị 
tiên  đoán  âm  29/33  (87,9%).  Theo  nghiên  cứu 
của Reiman  (11) trên 13 trường hợp u Wilms có 3 
trường  hợp  có  huyết  khối  tĩnh  mạch  thận  mà 
chụp cắt lớp vi tính xác định đúng 1 trường hợp 
(33%). Qua các số liệu trên ta thấy chụp cắt lớp 
vi tính rất hạn chế trong đánh giá có hay không 
có huyết khối tĩnh mạch thận. 
Trong 34 trường hợp khảo sát, chụp cắt lớp 
vi tính nghi ngờ một trường hợp có huyết khối 

508

Hình  CT  của  bệnh  nhân  Nguyễn  Tuấn  A. 
sau  khi  tiêm  thuốc  trong  thì  tĩnh  mạch,  ta  thấy 
lòng  của  tĩnh  mạch  chủ  dưới  giãn  lớn,  có  đậm 
độ thấp, không thấy lấp đầy thuốc so với phần 
tĩnh  mạch  chủ  dưới  phía  dưới  có  lòng  nhỏ  và 
lấp  đầy  thuốc,  hình  ảnh  này  rất  phù  hợp  với 

huyết khối tĩnh mạch chủ dưới. 
Hạch  nhỏ  trong  ổ  bụng  có  thể  là  bình 
thường  ở  thanh  niên  và  người  lớn  nhưng  hạch 
bụng thì hiếm thấy ở nhũ nhi và trẻ nhỏ. Bất cứ 
hạch  nào  sau  phúc  mạc  bất  kể  kích  thước  nên 
được nghi ngờ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải 
tất cả hạch lớn đều có tế bào u mà hạch lớn có 
thể do phản ứng tăng sản. Vì vậy, hạch sau phúc 
mạc phải được sinh thiết thường qui như là một 
phần của điều trị phẫu thuật u Wilms(12). Vì lí do 
trên, nghiên cứu không lấy mốc đường kính bao 
nhiên  là  hạch  lớn  mà  chỉ  nghiên  cứu  khả  năng 
phát hiện hạch của chụp cắt lớp vi tính.  
Kết  quả  của  nghiên  cứu  cho  thấy  tất  cả  các 
hạch  được  sinh  thiết  đều  có  kết  quả  giải  phẫu 
bệnh  là  hạch  tăng  sinh  phản  ứng  và  một  số 
trường hợp có ghi nhận hạch mà không gởi làm 
kết  quả  giải  phẫu  bệnh.  Trong  khi  đđó  theo  y 
văn,  u  Wilms  di  căn  hạch  xảy  ra  trong  khoảng 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 
20% trường hợp(12). Đây là một sự khác biệt quá 
lớn. Như vậy có thể là do chúng ta lấy mẫu sinh 
thiết hạch không đủ hoặc do giải phẫu bệnh đọc 
chưa chính xác. 
Xét  về  khả  năng  phát  hiện  có  hạch  trong  ổ 
bụng của chụp cắt lớp vi tính thì độ chính xác là 

65,7%.  Độ  nhạy  trong  phát  hiện  hạch  bụng  là 
10/16  (62,5%),  độ  đặc  hiệu  13/19  (68,4%),  giá  trị 
tiên đoán dương 10/16 (62,5%), giá trị tiên đoán 
âm  13/19  (68,4%).  So  sánh  với  tác  giả  Reiman 
T.A(11)  trên  13  trường  hợp  thì  độđchính  xac  là 
10/13  (76,9%),  đđộ  nhạy  là  2/5(40%),  đđộ  đđặc 
hiệu là 8/8 (100%), giá trị tiên đoán dương là 5/5 
(100%), giá trị tiên đoán âm là 8/11 (72,7%). Qua 
các giá trị trên, ta thấy chụp cắt lớp vi tính cũng 
không có độ chính xác cao trong phát hiện hạch 
trong ổ bụng. 

2.

3.
4.

5.
6.

7.

8.

9.
10.

KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu ta thấy chụp cắt lớp vi tính 
vẫn còn hạn chế trong đánh giá mức độ xâm lấn 

của u Wilms. Từ đó ta có thể thấy đánh giá trong 
phẫu  thuật  vẫn  là  rất  quan  trọng  để  đánh  giá 
giai  đoạn  tại  chỗ  của  u  Wilms  vì  có  đánh  giá 
đúng  giai  đoạn  ta  mới  có  hướng  điều  trị  phù 
hợp. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

11.

12.
13.

14.

Nghiên cứu Y học

surgery, 33(7): pp.824‐831. 10 
Barber  TD,  Wickiser  JE,  Wilcox  DT,  Baker  LA  (200129). 
“Prechemotherapy 
laparoscopic 
nephrectomy 
for 
Wilms’tumor”. Journal of pediatric urology, 5(5): pp.416‐419.12 
Ehrlick PF (2007). “Wilms tumor: Progress and considerations 
for the surgeon”. Surgical Oncology, 16(3):pp.157‐171.14 
Green DM (2007). “Controversies in the management of Wilms 
tumour‐Immediate  nephrectomy  or  delayed  nephrectomy?”. 
European journal of cancer, 43(17): pp.2453‐2456.22 

McHugh  K  (2007).  “Renal  and  adrenal  tumours  in  children”. 
Cancer imaging, 7(1): pp.41‐51.28 
McHugh  K,  Pritchard  J  (2001).  “Problems  in  the  imaging  of 
three  common  paediatric  solid  tumours”.  European  journal  of 
radiology, 37(2): pp.72‐78.29 
Miniati D, Gay AN, Parks KV, et al (2008). “Imaging accuracy 
and  incidence  of  Wilms’  and  non‐Wilms’  renal  tumors  in 
children”. Journal of Pediatric Surgery, 43(7): pp.1301‐1307. 30 
Murthi  GV,  Kocyildirim  E,  Sellathury  S,  et  al  (2006). 
“Wilms’tumour  with  persistent  intravascular  extension:  A 
review  of  the  surgical  aspects  of  management”.  Journal  of 
pediatric urology, 2(5): pp.439‐445.32 
Nguyễn Sào Trung (2005). “Bệnh học tạng và hệ thống”. Nhà 
xuất bản y học, tr.210. 9 
Owens CM, Brisse HJ, Olsen OE, Begent J, Smets AM (2008). 
“Bilateral  disease  and  new  trends  in  Wilms  tumour”.  Pediatr 
radiol, 38(1): pp.30‐39.33 
Reiman TA, Siegel MJ, Shackelford GD (1986). “Wilms tumor 
in  children:  abdominal  CT  and  US  evaluation”.  Radiology, 
160(2): pp.501‐505.35 
Resnick  M.I,  Older  R.A  (1997).  “Diagnosis  genitourinary 
disease”. Thieme Medical Publishers. 2: pp.412‐413. 36 
Siegel MJ, Babyn PS, Lee EY (2008). “The kidney and ureter”. 
Pediatric  body  CT,  Lippincott  Williams  &  Wilkins,  2:  pp.298‐
308.39 
Trần Tấn Quang (2005). “Bướu nguyên bào thận ở trẻ em lâm 
sàng và điều trị”. Luận văn chuyên khoa II ung thư học, Đại 
học y dược TPHCM. 

Ahmed  HU,  Arya  M,  Tsiouris  A  et  al  (2007).  “An  update  on 

the  management  of  Wilms’  tumor”.  The  Jounral  of  cancer 
 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

509



×