Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 5: Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 75 trang )

NĂM HỌC 2013- 2014

BÀI GiẢNG

Dành cho chương trình SP Mầm Non
Thực hiện: Thân Thị Diệp Nga

1


DINH DƯỠNGTRẺ EM

CHƯƠNG V:
CÔNG TÁC CHĂM SÓC
 SỨC KHỎE BAN ĐẦU


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

• 1. Khái niệm:
• Theo Tổ chức y tế thế giới 
• “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về 
thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao 
gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ
• 1. Khái niệm:
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu:
• là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên
những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến


tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được
mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ
của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được
nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

Chăm sóc SKBĐ nhấn mạnh đến những vấn đề 
sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường 
sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức 
khỏe.
 Trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các nội 
dung của hoạt động dinh dưỡng được coi là nền 
móng của ngôi nhà sức khoẻ, nó đang được lồng 
ghép với nhiều chương trình quốc gia và quốc tế 
dành cho trẻ em. 


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ
2 . Ý nghĩa, vai trò của chăm sóc sức khoẻ ban
đầu
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu thể hiện tính nhân
đạo và công bằng rất cao, công bằng không có
nghĩa là cung cấp các chăm sóc sức khỏe đồng đều
cho mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người
thực sự có nhu cầu cần nó.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần quan
trọng vào thực hiện công bằng xã hội thông qua việc

giảm dần sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe
giữa người giàu và người nghèo; giữa thành thị và
nông thôn; giữa đồng bằng và miền núi.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

­ Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần quan 
trọng  trong  việc  đẩy  mạnh  phân  phối  công 
bằng nguồn lực y tế và định hướng phục vụ.
­  Chăm  sóc  sức  khỏe  ban  đầu  nhấn  mạnh  đến 
những  vấn  đề  sức  khỏe  chủ  yếu  của  cộng 
đồng,  đến  tăng  cường  sức  khỏe,  phòng  bệnh, 
chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
  Do  đó  chăm  sóc  sức  khỏe  ban  đầu  đóng  vai  trò 
quan  trọng  trong  việc  nâng  cao  sức  khỏe  cho 
nhân  dân.  Chăm  sóc  sức  khỏe  ban  đầu  góp 
phần  giảm  tỷ  lệ  tử  vong,  tỷ  lệ  bệnh  tật, 
tăng tuổi thọ trung bình của người dân.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ
3- Mục tiêu chung của Tổ chức y tế thế giới :
Phấn đấu để đạt được cho tất cả mọi người một mức
độ cao nhất có thể được về sức khỏe.
Tại hội nghị Alma Ata năm 1978 của các nước thành
viên trong Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra nội dung
của chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ).
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã trở thành trọng
tâm chính để tăng cường sức khỏe của mỗi quốc

gia trên toàn thế giới.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

 Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe ban đầu
3.1. Phấn đấu để đạt được một mức độ cao 
nhất có thể được về sức khỏe cho tất cả mọi 
người.
3.2.  Tăng  cường  tình  trạng  sức  khỏe  của 
cộng đồng và các điều kiện kinh tế ­ xã hội 
của cộng đồng. 
3.3.  Đẩy  mạnh  thực  hiện  chiến  lược  sức 
khỏe  cho  mọi  người  thông  qua  thực  hiện 
công bằng  trong chăm  sóc  sức  khỏe và nâng 
cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

4­  Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu :
• Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống và 
thói quen không lành mạnh.
• Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng hợp 
lý, đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức 
khỏe;
• Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường;
• Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong đó có kế 
hoạch hóa gia đình;



I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

• Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng 
phổ biến ở trẻ em;
• Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến 
tại địa phương;
• Điều trị hợp lý các bệnh và các vết thương 
thông thường;
• Cung cấp các loại thuốc thiết yếu;


Riêng  đối  với  trẻ  em,  UNICEF  đề  ra  7  biện  pháp 
chăm sóc sức khỏe trẻ em (gọi tắt theo tiếng Anh là 
GOBIFFF)
•1.  Giám sát sự tăng trưởng (Growth chart)
•2.  Bù nước bằng đường uống (Oral rehydration)
•3.  Nuôi con bằng sữa mẹ (Breast feeding)
•4.  Tiêm chủng mở rộng (Immunization)
•5.  Kế hoạch hóa gia đình (Family planning)
•6.  Cung cấp đầy đủ thức ăn (Food supplement)
•7.  Giáo  dục  sức  khỏe  cho  phụ  nữ  (Female 
education)


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

• 5­ Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe ban đầu :
5.1­ Tính công bằng:
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu là giải pháp dựa 

trên nhu cầu và tính công bằng nhân đạo 
• Tính công bằng không có nghĩa là cung cấp các 
chăm sóc sức khỏe đồng đều cho mọi thành 
viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe cho những người thực hiện 
có nhu cầu cần nó.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

5.2­ Tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục 
hồi sức khỏe:
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ là chữa 
bệnh mà còn phải tăng cường hiểu biết của 
người dân về sức khỏe và lối sống khỏe mạnh. 


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

• 5.3­ Sự tham gia của cộng đồng:
• Hội nghị Alma Ata coi sự tham gia của cộng 
đồng như là nhân tố cơ bản trong chăm sóc sức 
khỏe, Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng 
bao gồm các cá nhân trong cộng đồng nhận rõ 
trách nhiệm của họ trong chăm sóc sức khỏe,
•  Cộng đồng cần quyết định những điều họ 
mong muốn trong công tác chăm sóc sức khỏe và 
làm thế nào để đạt được những điều đó. Sự 
tham gia của cộng đồng là một trong những nội 
dung quan trọng nhất của chăm sóc sức khỏe 

ban đầu.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

• 5.4­ Kỹ thuật  thích hợp:
• Áp dụng các kỹ thuật y tế thích hợp để đáp 
ứng yêu cầu phục vụ bệnh nhân ,chăm sóc sức 
khỏe nhân dân cũng như khả năng chấp nhận 
và duy trì các chăm sóc sức khỏe của cộng 
đồng.


I- PHƯƠNG HƯỚNG MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC SKBĐ

• 5.5­ Phối hợp liên ngành:
• Giải quyết các vấn đề sức khỏe của cộng đồng 
không thể chỉ do ngành y tế mà cần thiết phải có 
sự tham gia của nhiều ngành khác. 
• Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên 
quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội 
chung của đất nước. 
• Sức khỏe là vấn đề phát triển và đòi hỏi phải phối 
hợp chặt chẽ với sự phát triển của các ngành khác. 


II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TRONG CSSKBĐ

 Tình hình dinh dưỡng của trẻ em nước ta nói chung 
còn kém do nhiều nguyên nhân:

­ Thiếu ăn, thu nhập kém Nguyên nhân quan trọng 
của thiếu dinh dưỡng
­­ Tình trạng thiếu hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em 
trong nhân dân nguyên nhân tăng tỉ lệ trẻ bị thiếu 
dinh dưỡng
 Để bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em  
cần cải thiện tình trang dinh dưỡng


II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TRONG CSSKBĐ

 Cải thiện tình trang dinh dưỡng là một trong 
những điểm thiết yếu của CSSKBĐ   Phải là 
hoạt động lồng ghép:
­ Vừa chú ý sản xuất tạo nguồn thực phẩm bổ sung( 
V.A.C).
­ Vừa cải thiện chăm sóc y tế( Tiêm chủng, chống 
tiêu chảy)
­ Vừa giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết về dinh 
dưỡng của nhân dân


II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TRONG CSSKBĐ

 Đối với nước ta trong những năm tới Bộ y tế  
phấn đấu thực hiện tốt 8 điểm chăm sóc SKBĐ 
theo chủ trương của tổ chức Y tế Thế giới như 
sau:
1­ Biểu đồ phát triển
2­ Oresol chống tiêu chảy

3­ Bú sữa mẹ
4­ Phòng thiếu vitamin A
5­ Kế hoạch hóa gia đình
6­ Thức ăn bổ sung
7­ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
8­ Phòng 5 tai biến sản khoa


II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TRONG CSSKBĐ

 Dựa vào chỉ thị của bộ Y tế, viện dinh dưỡng đã 
cụ thể hóa nội dung hoạt động dinh dưỡng trong 
CSSK ban đầu:
1­  Theo dõi sự phát triển thể chất bằng biểu đồ 
phát triển.
2­ Nuôi con bằng sữa mẹ
3­ Giám sát vệ sinh
4­ Xây dựng hệ sinh thái VAC
5­ Giáo dục dinh dưỡng
6­ Giám sát dinh dưỡng


II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TRONG CSSKBĐ

 1­  Theo dõi biểu đồ phát triển
Phiếu theo dõi sức khỏe trẻ em còn có tên gọi là 
‘Biểu đồ phát triển” hay “ Biểu đồ tăng trưởng”


1- THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

BẰNG BiỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG

Phiếu theo dõi sức khỏe trẻ em còn có tên gọi là 
‘Biểu đồ phát triển” hay “ Biểu đồ tăng trưởng”
1.1- Biểu đồ tăng trưởng là gì?
• - Biều đồ tăng trưởng là đồ thị thể hiện chiều
hướng phát triển cân nặng của một đứa trẻ
tương ứng với độ tuổi của nó.
• Cân nặng là một phản ứng tình trạng dinh
dưỡng và sức khoẻ của em.




×