Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ giữa type I và type IVa ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.42 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG MẬT CHỦ
GIỮA TYP I VÀ TYP IVA Ở TRẺ EM
Trần Ngọc Sơn*, Vũ Mạnh Hoàn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ
(NOMC) type I so với type IVa (theo phân loại Todani) ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân (BN) bị NOMC type I và type IVa được điều trị phẫu
thuật nội soi kế hoạch tại bệnh viện (BV) Nhi Trung Ương từ tháng 1/2007 đến tháng 12 /2012.
Kết quả: Có 517 bệnh nhân (BN) thuộc diện nghiên cứu: 303 BN bị NOMC type I và 214 BN bị NOMC
type IVa. So sánh độ tuổi trung bình, giới, thời gian bị bệnh, tỷ lệ BN bị đau bụng, nôn, sờ thấy khối hạ sườn phải
giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm IVa có tỷ lệ BN bị sốt, vàng da, tăng GOT, GPT cao
hơn và kích thước trung bình NOMC lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm I. 314BN được PTNS nối ống gan chung
tá tràng (185 BN type I, 129BN type IVa), 203BN được PTNS nối ống gan chung-hỗng tràng (118 BN type I, 85
BN type IVa). Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về thời gian mổ trung bình, tỷ lệ biến chứng sớm và thời gian
nằm viện sau mổ. Theo dõi sau ra viện khả thi 82,6% các BN với thời gian 12-90 tháng. Tỷ lệ BN type IVa hết
giãn đường mật trong gan 1 tháng và 12 tháng sau mổ là 89,5% và 94,5%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường mật sau
mổ ở nhóm I là 3,5% và ở nhóm IVa là 2,5% (p>0,05). Các BN còn giãn đường mật trong gan sau mổ có tỷ lệ
viêm mật cao hơn có ý nghĩa so với các BN còn lại (37,5% so với 1%, p<0,0001).
Kết luận: Các BN bị NOMC type IVa thường hay bị tắc mật, nhiễm khuẩn đường mật trước mổ hơn và kích
thước nang lớn hơn so với type I. Sau mổ hầu hết BN type IVa không còn giãn đường mật trong gan. Không có
sự khác biệt về kết quả điều trị giữa 2 nhóm. Các BN còn giãn đường mật trong gan sau mổ có tỷ lệ nhiễm khuẩn
đường mật cao hơn có ý nghĩa so với các BN còn lại.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ.

ABSTRACT


COMPARISON OF CLINICAL PRESENTATIONS, LABORATORY INVESTIGATION
AND RESULTS OF LAPAROSCOPIC TREATMENT BETWEEN CHOLEDOCHAL CYSTS TYPE I
AND TYPE IVA IN CHILDREN
Tran Ngoc Son, Vu Manh Hoan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 23 - 28
Aim: To compare clinical presentations, laboratory investigation and results of laparoscopic treatment
between choledochal cyst type I and type IVA in children.
Methods: Retrospective study of all patients undergoing elective laparoscopic surgery for ChC at National
Hospital of Pediatrics from 2007 to 2012.
Results: 517 patients were identified: 303 patients with type I and 214 patients type IVA. There were no
significant differences between the 2 groups regarding age, gender, time from onset of symptoms, rate of
abdominal pain, vomiting, palpable mass. Preoperatively, patients with ChC type IVA suffered from jaundice and
* Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn, ĐT: 0904138502, Email:

Chuyên Đề Ngoại Nhi

23


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

cholangitis more frequently and had larger ChC than patients with type I. There were no significant differences
between the 2 groups regarding operative time, early complications and the length of postoperative hospital stay.
Follow up 12 -90 months was available in 82.6% of the patients. Inrahepatic biliary dilatation resolved in 89.5%
and 94.5% of the patients with ChC type IVA 1 month and 12 months after the operation. Cholangitis occurred in
3.5% of patients with type I and in 2.5% - type IVa. Patients with persistent postoperative intrahepatic biliary
dilatation had significantly higher incidence of cholangitis than the rest (60% vs 2%, p=0.002).
Conclusions: Patients with ChC type IVA have higher incidence of jaundice and cholangitis preoperatively

and have larger ChC than patients with ChC type I. Intrahepatic biliary dilatation resolves in most patients with
ChC type IVA after surgery. There were no significant differences regarding results of treatment between the 2
groups. Patients with persistent postoperative intrahepatic biliary dilatation have significantly higher incidence of
cholangitis than the rest.
Key words: Laparoscopic treatment.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU

Nang ống mật chủ (NOMC) là một trong
những bệnh ngoại khoa thường gặp ở trẻ em.
Năm 1977, Todani đề xuất phân loại NOMC
thành 5 loại (type), trong đó type I (giãn một
phần hay toàn bộ đường mật ngoài gan, không
có giãn đường mật trong gan) và type IVa (giãn
đường mật ngoài gan kết hợp với giãn đường
mật trong gan) là hay gặp nhất trong thực tế.
Cho đến nay nhiều vấn đề liên quan đến NOMC
type IVa vẫn còn đang được tranh luận chưa có
thống nhất như các hình thái giải phẫu khác
nhau, phương pháp điều trị tối ưu, diễn biến lâu
dài sau điều trị phẫu thuật và các yếu tố nguy cơ
đến viêm mật, sỏi trong gan hay ung thư đường
mật. Thêm nữa, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu
về NOMC type I nhưng còn chưa có nhiều
nghiên cứu về NOMC type IVa ở trẻ em, đặc biệt
là so sánh giữa 2 type. Xuất phát từ những vấn
đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm so sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi nang ống
mật chủ (NOMC) type IVa so với type I (theo
phân loại Todani) ở trẻ em.

Chúng tôi hồi cứu lại các bệnh nhân (BN)
bị NOMC type I và type IVa được điều trị
phẫu thuật nội soi kế hoạch tại BV Nhi Trung
Ương từ tháng 1/2007 đến tháng 12 /2012. Các
dữ liệu được tập hợp và phân tích bao gồm
đặc điểm BN (tuổi, giới), đặc điểm lâm sàng
(thời gian bị bệnh, các triệu chứng), các xét
nghiệm cận lâm sàng bao gồm chẩn đoán hình
ảnh, xét nghiệm máu, chức năng gan, đặc
điểm trong mổ (kích thước nang, bất thường
đường mật, đường kính miệng nối), phương
pháp phẫu thuật (nối ống gan chung tá tràng
hay ống gan chung-hỗng tràng), diễn biến
phục hồi sau mổ và theo dõi sau ra viện.

Mục tiêu nghiên cứu

Các BN được theo dõi định kỳ bằng khám
lâm sàng, siêu âm bụng và xét nghiệm chức
năng gan năm đầu tiên vào khoảng 1,3,6 tháng
sau khi ra viện và sau đó một lần hàng năm.

So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị nang
ống mật chủ (NOMC) type I so với type IVa
(theo phân loại Todani) ở trẻ em.


24

Phương pháp phẫu thuật ở tất cả các BN là
sử dụng 4 trocar, nội soi cắt toàn bộ NOMC
(phía dưới đến gần sát ống mật tụy chung, phía
trên đến ống gan chung gần dưới hợp lưu ống
gan phải và trái) sau đó nối ống gan chung với tá
tràng hoặc hỗng tràng Roux-en-Y, đã được
chúng tôi mô tả trước đây (11). Chọn BN nối ống
gan chung với tá tràng hay hỗng tràng là tùy
thuộc chủ quan phẫu thuật viên.

Thuật toán thống kê so sánh được sử dụng là
Chi-square hoặc Fisher exact test với cac biến

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
định tính và t student test với các biến định
lượng. Giá trị p<0,05 được đánh giá là có ý nghĩa
thống kê.

KẾT QUẢ
Có 517 BN thuộc diện nghiên cứu: 303 BN bị
NOMC type I và 214 BN bị NOMC type IVa. So
sánh độ tuổi trung bình, giới, thời gian bị bệnh,
tỷ lệ BN bị đau bụng, nôn, sờ thấy khối hạ sườn
phải giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý nghĩa

thống kê (Bảng 1). Nhóm type IVa có tỷ lệ BN bị
sốt, vàng da, tăng GOT, GPT cao hơn và kích
thước trung bình NOMC lớn hơn có ý nghĩa so
với nhóm type I (Bảng 1,2). Mặc dù đường kính
ống gan chung trung bình của nhóm type IVa
cũng lớn hơn nhóm type I có ý nghĩa thống kê,
sự khác biệt này chỉ 1mm (Bảng 2). 314 BN được
PTNS nối ống gan chung tá tràng (185 BN type I,
129 BN type IVa), 203 BN được PTNS nối ống
gan chung-hỗng tràng (118 BN type I, 85 BN
type IVa). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
2 nhóm về thời gian mổ trung bình và thời gian
nằm viện sau mổ (Bảng 3).
Bảng 1: So sánh đặc điểm BN, biểu hiện lâm sàng
giữa NOMC type I và Type Iva.
Biến so sánh

NOMC type I
n = 303

Tuổi trung bình
43,4±35,4
(tháng)
Giới (nam/nữ)
78/225
Thời gian trung bình
từ khi bắt đầu triệu
183±265
chứng (ngày)
Đau bụng (%)

87,8
Nôn (%)
48,2
Sốt (%)
23,8
Vàng da (%)
17,5
Sờ thấy khối hạ sườn
5,0
phải (%)
Ấn đau hạ sườn phải
16,5
(%)

NOMC type
IVa
n =214

p

47,0±38,4

0,34

51/163

0,62

136±307


0,73

85,0
41,1
34,1
34,6

0,36
0,11
0,01
<0,001

7,5

0,23

21,5

0,15

Bảng 2: So sánh đặc điểm cận lâm sàng và đặc
điểm trong mổ.
Biến so sánh
Tỷ lệ BN có Bilirubin
*
cao (%)
*
Tỷ lệ BN GPT cao (%)

NOMC type NOMC type

I
IVa

p

23,6

45,0

<0,001

40,7

67,5

0,008

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Nghiên cứu Y học

NOMC type NOMC type
p
I
IVa
*
Tỷ lệ BN GOT cao (%)
41,6
60,6
<0,001

Tỷ lệ BN Bạch cầu cao
50,6
53,4
0,25
trên 10G/l (%)
Kích thước trung bình
NOMC (đường kính
3,0±1,7
3,7±2,3
<0,001
lớn nhất) (cm)
Đường kính trung bình
11,7±4,7
12,8±4,6
0,009
ống gan chung (mm)
Biến so sánh

*

cao hơn 2 lần giá trị bình thường

Bảng 3: So sánh kết quả điều trị.
Biến so sánh

NOMC NOMC
type I type IVa

p


Phương pháp phẫu thuật (nối ống
gan chung với tá tràng/ nối ống 185/118 129/85 0,86
gan chung –hỗng tràng)
Thời gian phẫu thuật (phút)
172±68 178±50 0,28
Tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ %
3,3
2,8
0,48
Thời gian nằm viện trung bình sau
6,5±3,2 6,4±2,3 0,52
mổ (ngày)
Tỷ lệ viêm mật sau mổ (%)
3,5
2,5
0,54
Tỷ lệ hẹp miệng nối phải mổ lại (%) 0,3
0,9
0,37
Tỷ lệ viêm dạ dày do trào ngược
8,4
0,06
dịch mật sau mổ (chỉ nhóm nối ống 16,2
gan chung-tá tràng) (%)
Tỷ lệ biến chứng chung (%)
12,9
9,8
0,28

Nhận xét: Biến chứng sớm được ghi nhận ở

16 BN (3,3% ở nhóm type I và 2,8% ở nhóm type
IVa, khác biệt không ý nghĩa với p>0,05) bao
gồm 11 trường hợp rò mật sau mổ, 2 BN bị tụ
dịch nhiễm khuẩn, 2 BN bị rò tụy, 1 BN bị xuất
huyết tiêu hóa trên. Chỉ có 1 BN bị rò mật phải
mổ lại, làm lại miệng nối, các BN khác đều được
điều trị nội khoa thành công. Theo dõi sau ra
viện khả thi ở 82,6% các BN (217 BN type I và
200 BN type IVa) với thời gian 12-90 tháng. Tỷ lệ
BN type IVa hết giãn đường mật trong gan 1
tháng, 6 tháng và 12 tháng sau mổ tương ứng là
89,5%, 93% và 94,5%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường
mật sau mổ ở nhóm type I là 3,5% so với 2,5% ở
nhóm type IVa , sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p=0,53). Tuy nhiên các BN còn giãn
đường mật trong gan sau mổ có tỷ lệ viêm mật
cao hơn có ý nghĩa so với các BN còn lại trong
nhóm type IVa (37,5% so với 1%, p < 0,0001)
cũng như trên toàn bộ các BN không bị giãn
đường mật trong gan sau mổ. 3 BN bị hẹp miệng
nối (2 BN ở nhóm type IVa, 1 BN ở nhóm type I)

25


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

dẫn đến viêm mật nhiều đợt, can thiệp nong

miệng nối không kết quả phải mổ lại làm lại
miệng nối. Trong nhóm các BN được nối ống
gan chung – tá tràng, có 12,5% BN bị viêm dạ
dày do trào ngược dịch mật (16,2% ở nhóm type
I, 8,4% ở nhóm type IVa, p>0.05 (Bảng 3)).

BÀN LUẬN
Tỷ lệ NOMC type IVa trên tổng số tất cả các
type NOMC theo phân loại của Todani được các
tác giả khác nhau công bố là từ 33-45% (9,18,13).
Thống kê của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ
NOMC type IVa trong loạt BN của chúng tôi vào
khoảng 41% (khi tính thêm vào tổng số cả các
BN bị NOMC các type còn lại). Trong nghiên
cứu này tỷ lệ nam:nữ bị NOMC type IVa là 1:3
tương tự như type I. Trong khi một số nghiên
cứu cho rằng NOMC type IVa thường gặp ở
những BN lớn hơn so với type I (17,16), nghiên cứu
này cho thấy cũng không có khác biệt về tuổi
cũng như thời gian từ khi bắt đầu triệu chứng
đến khi BN được nhập viện điều trị.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay
chưa có báo cáo nào so sánh biểu hiện lâm sàng,
xét nghiệm chức năng gan NOMC giữa type I và
type IVa ở trẻ em. Kết quả của chúng tôi cho
thấy tần suất tắc mật, viêm mật với các biểu hiện
tương ứng (vàng da, tăng bilirubin, sốt, tăng
men gan GOT, GPT) ở nhóm BN type IVa là cao
hơn có ý nghĩa so với nhóm type I. Kích thước
TB của NOMC nhóm type IVa cũng lớn hơn so

với nhóm type I. Đây là những điểm mới chưa
được nghiên cứu nào đề cập.
Trong khi điều trị NOMC type I đều đạt
được thống nhất là phải phẫu thuật cắt bỏ nang,
nối ống gan chung với ruột thì điều trị NOMC
type IVa còn nhiều tranh luận, liên quan đến
đánh giá thương tổn giải phẫu của BN(9,5). Đa số
các tác giả vẫn tiếp cận điều trị NOMC type IVa
như với type I tức là chỉ cắt phần đường mật
giãn ở ngoài gan và nối ống gan chung với hỗng
tràng(9,18,3,2), Todani và một số tác giả khác cho
rằng 1 tỷ lệ cao các BN NOMC typ IVa có chit
hẹp đường mật vùng rốn gan và khuyến cáo

26

phải nối ruột với đường mật sát rốn gan(20,23,10,24).
Có tác giả lại kết hợp nối ống gan chung hỗng
tràng và cả nối nang trong gan với hỗng tràng.
Tuy nhiên có những tác giả khuyến cáo cắt phần
đường mật ngoài gan bị giãn cùng với cắt gan có
đường mật trong gan giãn đối với các trường
hợp có giãn đường mật trong gan khu trú ở 1
phần gan, hoặc cắt thùy gan cộng với bóc niêm
mạc phần đường mật trong gan giãn còn lại mà
chưa cắt được hết khi cắt nửa gan, thậm chí cắt
gan ở cả 2 thùy.
Những tác giả khuyến cáo cắt gan cùng
đường mật giãn trong gan cho rằng để lại đường
mật giãn trong gan về lâu dài có thể gây nên ung

thư đường mật trong gan (13,5,7,4).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết
trường hợp giãn đường mật trong gan ở các BN
bị NOMC type IVa là tự hết sau khi phẫu thuật
cắt phần ống mật chủ giãn và nối ống gan chung
với ruột. Kinh nghiệm tương tự cũng đã được
một số tác giả khác báo cáo trong y văn(18,10,24,8).
Thêm nữa nguy cơ ung thư đường mật cũng
hiện hữu ở trên cả đường mật trong gan không
bị giãn ở type I sau khi đã cắt nang ống mật chủ .
Do vậy chúng tôi cho rằng điều trị NOMC type
IVa ở trẻ em vẫn tương tự như type I bằng phẫu
thuật cắt ống mật chủ giãn và nối ống gan chung
với ruột. Có thể chỉ những BN sau phẫu thuật
trên vẫn còn giãn đường mật khu trú trong một
thùy gan mà không có hẹp đường mật hay
miệng nối sẽ phải cân nhắc cần đến cắt gan.
Nhiều nghiên cứu đã công bố cho thấy BN bị
NOMC type IVa có kết quả điều trị kém hơn, với
nguy cơ biến chứng sau mổ (viêm mật, hẹp
miệng nối, sỏi trong gan, ung thư đường mật)
lớn hơn so với type I. Nghiên cứu này của chúng
tôi cho thấy kết quả sớm và trung hạn sau phẫu
thuật nội soi điều trị NOMC type IVa ở trẻ em là
không có khác biệt có ý nghĩa so với type I. Tỷ lệ
biến chứng nói chung (bao gồm cả biến chứng
sớm và muộn, cả viêm dạ dày do trào ngược
dịch mật sau mổ) của chúng tôi sau phẫu thuật
nội soi điều trị NOMC type IVa tương đương
với type I (9,8% so với 12,1%, p= 0,28) và thấp


Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
hơn so với tỷ lệ 17-29 % được các tác giả khác
báo cáo (9,3,15). Chúng tôi cho rằng hoàn thiện kỹ
thuật nội soi, đặc biệt là khâu miệng nối ống gan
chung với ruột có thể là một trong những
nguyên nhân cho kết quả trên. Đáng lưu ý là
mặc dù tỷ lệ BN bị NOMC type IVa trước mổ bị
viêm mật nhiều hơn type I, sau mổ tỷ lệ viêm
mật giữa 2 nhóm là không có sự khác biệt. Kết
quả này càng khẳng định tiếp cận điều trị phẫu
thuật NOMC type IVa như type I cho kết quả tốt.
Trong loạt BN của chúng tôi có một tỷ lệ BN
bị NOMC type IVa sau mổ vẫn còn bị giãn
đường mật trong gan. Ở các BN này, tỷ lệ nhiễm
khuẩn đường mật là cao hơn hẳn so với các BN
không còn giãn đường mật trong gan. Như vậy
giãn đường mật trong gan cả trước hay sau mổ
là yếu tố liên quan đến viêm đường mật.
Trong thời gian theo dõi của nghiên cứu này,
chúng tôi chưa ghi nhận được BN nào bị sỏi
trong gan hay ung thư đường mật. Tuy vậy cần
có thời gian theo dõi BN của chúng tôi dài hơn
nữa để đánh giá thêm các biến chứng nói trên.

3.


4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

KẾT LUẬN
Các BN bị NOMC type IVa thường hay bị tắc
mật, nhiễm khuẩn đường mật trước mổ hơn và
kích thước nang lớn hơn so với type I. Điều trị
NOMC type IVa ở trẻ em cũng như type I với
phẫu thuật nội soi cắt NOMC và nối ống gan
chung với ruột có kết quả tốt. Sau điều trị bằng
phẫu thuật nội soi hầu hết BN type IVa không
còn giãn đường mật trong gan. Không có sự
khác biệt về kết quả điều trị bằng phẫu thuật nội
soi giữa 2 nhóm. Các BN còn giãn đường mật
trong gan sau mổ có tỷ lệ nhiễm khuẩn đường

mật cao hơn có ý nghĩa so với các BN còn lại.
Cần có thêm nghiên cứu theo dõi dài hơn nữa để
so sánh đánh giá thêm các biến chứng muộn như
sỏi trong gan hay ung thư đường mật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Chaudhary A, Dhar P, Sachdev AK, et al (2001). Complicated
choledochal cysts. Int Surg.86(2):pp. 97-102.
Chijiiwa K, Koga A (1993). Surgical management and long-term
follow-up of patients with choledochal cysts. Am J Surg.
165(2):pp. 238-42.

Chuyên Đề Ngoại Nhi

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.


20.

Nghiên cứu Y học

Chijiiwa K, Komura M, Kameoka N (1994). Postoperative
follow-up of patients with type IVA choledochal cysts after
excision of extrahepatic cyst. J Am Coll Surg. 179(6):pp.641-5.
Dong JH, Yang SZ, Xia HT, et al (2013). Aggressive hepatectomy
for the curative treatment of bilobar involvement of type IV-A
bile duct cyst. Ann Surg. 258(1):pp. 122-8.
Dutta HK. (2012). Hepatic lobectomy and mucosectomy of
intrahepatic cyst for type IV-A choledochal cyst. J Pediatr Surg.
47(11):pp. 2146-50.
Goto N, Yasuda I, Uematsu T, et al (2001). Intrahepatic
cholangiocarcinoma arising 10 years after the excision of
congenital extrahepatic biliary dilation. J Gastroenterol.
36(12):pp. 856-62.
He XD, Wang L, Liu W, et al (2014). The risk of carcinogenesis in
congenital choledochal cyst patients: an analysis of 214 cases.
Ann Hepatol. 13(6):pp. 819-26.
Hill R, Parsons C, Farrant P, et al (2011). Intrahepatic duct
dilatation in type 4 choledochal malformation: pressure-related,
postoperative resolution. J Pediatr Surg. 46(2):pp. 299-303.
Lal R, Agarwal S, Shivhare R, et al (2005). Type IV-A
choledochal cysts: a challenge. J Hepatobiliary Pancreat Surg.
12(2):pp. 129-34.
Li S, Wang W, Yu Z, Xu W (2014). Laparoscopically assisted
extrahepatic bile duct excision with ductoplasty and a widened
hepaticojejunostomy for complicated hepatobiliary dilatation.

Pediatr Surg Int. 30(6):pp. 593-8.
Liem NT, Pham HD, Dung le A, Son TN, Vu HM (2012). Early
and intermediate outcomes of laparoscopic surgery for
choledochal cyst with 400 patients. J Laparoendosc Adv Surg
Tech A. 22(6):pp. 599-603.
Ohtsuka H, Fukase K, Yoshida H, et al (2015). Long-term
outcomes after extrahepatic excision of congenital choladocal
cysts: 30 years of experience at a single center.
Hepatogastroenterology. 62(137):pp. 1-5.
Pal K, Singh VP, Mitra DK (2009). Partial hepatectomy and total
cyst excision is curative for localized type IV-a biliary duct cysts
- report of four cases and review of management. Eur J Pediatr
Surg. 19(3):pp.148-52.
Palanivelu C, Rangarajan M, Parthasarathi R, et al (2008).
Laparoscopic management of choledochal cysts: technique and
outcomes – a retrospective study of 35 patients from a tertiary
center. J Am Coll Surg. 207(6):pp. 839-46.
Saluja SS, Nayeem M, Sharma BC, et al (2012). Management of
choledochal cysts and their complications. Am Surg.
78(3):pp.284-90.
Shah OJ, Shera AH, Zargar SA, et al (2009). Choledochal cysts in
children and adults with contrasting profiles: 11-year experience
at a tertiary care center in Kashmir. World J Surg. 33(11):pp.
2403-11.
She WH , Chung HY, Lan LC, et al (2009). Management of
choledochal cyst: 30 years of experience and results in a single
center. J Pediatr Surg. 44(12):pp. 2307-11.
Thambi Dorai CR, Visvanathan R, McAll GL (1991). Type IVa
choledochal cysts: surgical management and literature review.
Aust N Z J Surg. 61(7):pp. 505-10.

Todani T, Watanabe Y, Narusue M et al (1977). Congenital bile
duct cysts: Classification, operative procedures, and review of
thirty-seven cases including cancer arising from choledochal
cyst. Am J Surg. 134(2):pp. 263-9.
Todani T, Watanabe Y, Toki A, et al (1988). Reoperation for
congenital choledochal cyst. Ann Surg. 207(2):pp. 142-7.

27


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

21. Tsuchida Y, Takahashi A, Suzuki N, et al (2002). Development
of intrahepatic biliary stones after excision of choledochal cysts. J
Pediatr Surg. 37(2):pp. 165-7.
22. Urushihara N, Fukumoto K, Fukuzawa H, et al (2007).
Hepaticojejunostomy and intrahepatic cystojejunostomy for type
IV-A choledochal cyst. J Pediatr Surg. 42(10):pp. 1753-6.
23. Urushihara N, Fukumoto K, Fukuzawa H, et al (2012). Longterm outcomes after excision of choledochal cysts in a single
institution: operative procedures and late complications. J
Pediatr Surg. 47(12):pp. 2169-74.

28

24. Urushihara N, Fukuzawa H, Fukumoto K, et al (2011). Totally
laparoscopic management of choledochal cyst: Roux-en-Y
Jejunojejunostomy and wide hepaticojejunostomy with hilar
ductoplasty. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 21(4):pp. 361-6.


Ngày nhận bài báo:

23/08/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

24/08/2015

Ngày bài báo được đăng:

01/10/2015

Chuyên Đề Ngoại Nhi



×