Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.23 KB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 16-18; 10

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
CHO PHỤ HUYNH
Nguyễn Thị Tĩnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh Lai Châu
Mai Quốc Khánh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 11/01/2018; ngày sửa chữa: 10/03/2018; ngày duyệt đăng: 30/03/2018.
Abstract: The content of this paper deals with a number of theoretical issues related to fostering
parents’ skills of preventing preschool children from sexual violence. The paper mentions some
basic concepts and the consequences of child sexual abuse; the process of fostering parents’ skills
to prevent their children from sexual abuse and the major factors affecting this process.
Keywords: Skill, child sexual abuse prevention, child.
1. Mở đầu
Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt
vụ việc xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) gây bức xúc
dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh
(PH), để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển lâu dài của mỗi trẻ em, phá vỡ sự bình yên
của xã hội và thực sự đã trở thành vấn đề rất đáng báo
động. Do đó, quá trình phòng, chống XHTDTE nói
chung và trẻ em lứa tuổi mầm non (MN) nói riêng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Để có thể giải quyết vấn nạn XHTDTE hiện nay,
phòng tránh các vụ việc có thể xảy ra trong thời gian tới,
đòi hỏi sự chung tay thực hiện của toàn xã hội, trong đó,
các bậc PH trẻ MN là lực lượng có vai trò và tầm quan
trọng to lớn trong quá trình này. Tại Điều 16 trong Công
ước quốc tế về quyền trẻ em đã nêu rõ: “Các bậc cha
mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy


cơ bị xâm hại tình dục dưới mọi hình thức khác nhau (từ
những lời nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếp
xúc bằng tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi
cưỡng dâm). Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ
nuôi, anh em, họ hàng, thầy cô giáo, hàng xóm hay người
xa lạ với gia đình có thể lạm dụng và xâm hại trẻ em về
mặt tình dục. XHTDTE là một tội ác. Nếu cha mẹ hay
những người có trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấy
những điều đó mà không báo cho các nhà chức trách thì
bị coi là kẻ đồng phạm” [1].
Thực tiễn quá trình giáo dục ở các địa phương cho
thấy: Nhìn chung các bậc PH ở các vùng miền - nhất là
những vùng miền có điều kiện KT-XH khó khăn - không
có nhiều điều kiện quan tâm chăm sóc, giáo dục phòng,
chống XHTDTE cho con em mình, khiến cho trẻ phải
đối diện với những nguy cơ không nhỏ của nạn
XHTDTE. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lí luận
về kĩ năng (KN) phòng, chống XHTDTE cho PH, nhằm

16

từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng của quá trình
này là vấn đề có ý nghĩa cấp bách hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Xâm hại tình dục trẻ em
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa XHTDTE như sau:
“XHTDTE là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt
động tình dục mà trẻ em đó không hiểu một cách đầy đủ,
không có khả năng quyết định ưng thuận một cách có

hiểu biết, hoặc hành động đó là trái pháp luật hoặc trái
quy tắc xã hội. XHTDTE là hành động diễn ra giữa một
trẻ em với một người trưởng thành hoặc với một trẻ em
khác mà do độ tuổi và mức độ phát triển, người này có
mối quan hệ trách nhiệm, tin tưởng hoặc quyền hành với
trẻ, và hành động gây ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người đó”.
Trong trường hợp thủ phạm XHTDTE là một thành
viên trong gia đình hoặc có họ hàng với trẻ, thì việc xâm
hại tình dục được xem là loạn luân. XHTDTE cũng có
thể xảy ra dưới hình thức bóc lột thông qua văn hóa phẩm
khiêu dâm hoặc hoạt động mại dâm.
Theo Luật Trẻ em 2016: “XHTDTE là việc dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em
tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm
hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử
dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi
hình thức” [2].
Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ
mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với
bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua
đường sinh dục hoặc hậu môn. XHTDTE không chỉ giới
hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những
hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho
trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim,
truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 16-18; 10

dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm
trẻ em.
Hậu quả của XHTDTE hết sức to lớn, đó là: - Để lại
những hậu quả tiêu cực đến sự phát triển thể chất trong
tiến trình phát triển của trẻ. Trẻ có thể bị thương tổn ở
nhiều mức độ khác nhau, gây đau đớn, bầm dập, chảy
máu, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục...; - Để lại
những hậu quả tiêu cực về mặt tâm lí trong tiến trình phát
triển của trẻ: Trẻ có thể có cảm giác tội lỗi, xấu hổ, lo
lắng, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, có những ý nghĩ tiêu
cực hoặc những hành vi mất kiểm soát...; - Để lại những
hậu quả tiêu cực về mặt xã hội trong tiến trình phát triển
của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp và hòa
đồng với những người xung quanh hoặc bị những người
xung quanh kì thị, xa lánh; - Dẫn đến sự mất ổn định của
tình hình xã hội; - Ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa của
dân tộc.
2.1.2. Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em
Phòng, chống XHTDTE là quá trình huy động rộng
rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, nhà trường, quần
chúng nhân dân tham gia phòng, ngừa tệ nạn XHTDTE,
tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống XHTDTE nhằm
nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường sống an toàn,
lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm
hại tình dục hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2.1.3. Bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống xâm hại tình dục
trẻ em cho phụ huynh trẻ mầm non
KN phòng, chống XHTDTE là khả năng thực hiện có

hiệu quả các hành động liên quan đến hoạt động phòng,
chống XHTDTE trên cơ sở nắm vững phương thức thực
hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có về
XHTDTE và phòng, chống XHTDTE để thực hiện hành
động phù hợp với những điều kiện nhất định.
Có thể nói, bồi dưỡng thực chất là bổ sung kiến thức,
kĩ năng để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực chuyên
môn nào đó, giúp con người mở mang hoặc nâng cấp
hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn, nghiệp
vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
đang làm. Bồi dưỡng KN phòng, chống XHTDTE cho
PH là quá trình hoàn thiện, phát triển hệ thống KN
phòng, chống XHTDTE cho PH đáp ứng yêu cầu của
hoạt động phòng, chống XHTDTE trong những điều
kiện nhất định.
2.2. Tổ chức quá trình bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống
xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh
Để đảm bảo cho quá trình bồi dưỡng kĩ năng phòng,
chống XHTDTE cho PH đạt được chất lượng và hiệu
quả, cần xác định được một cách đầy đủ các vấn đề sau:

17

2.2.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng
Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng KN phòng, chống
XHTDTE của PH có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó tạo
ra cơ sở giúp cho các cơ quan, các lực lượng đảm trách
hoạt động bồi dưỡng KN phòng, chống XHTDTE xây
dựng, hoàn thiện kế hoạch bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu
về chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng KN phòng, chống

XHTDTE cho PH và đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của PH.
2.2.2. Xác định mục tiêu bồi dưỡng
Mục đích bồi dưỡng là một thành tố quan trọng, định
hướng cho quá trình bồi dưỡng. Nó quy định việc lựa
chọn nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức
tổ chức bồi dưỡng, xác định các điều kiện để thực hiện
quá trình bồi dưỡng. Đồng thời, nó là cơ sở để xác định
chuẩn đánh giá chất lượng bồi dưỡng.
Mục tiêu tổng quát của bồi dưỡng KN phòng, chống
XHTDTE cho PH là nhằm giúp cho PH bổ sung, cập
nhật, nâng cao hệ thống kiến thức và kĩ năng phòng,
chống XHTDTE, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của hoạt động này nói riêng và đáp ứng yêu cầu của xã
hội nói chung trong bối cảnh hiện nay, góp phần từng
bước giảm thiểu, tiến tới loại trừ tình trạng XHTDTE, tạo
môi trường thuận lợi, tích cực cho trẻ, đồng thời, bảo đảm
sự ổn định xã hội, giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức
tốt đẹp của con người Việt Nam.
2.2.3. Nội dung bồi dưỡng
Nội dung bồi dưỡng là thành tố không thể thiếu đối với
quá trình bồi dưỡng KN phòng, chống XHTDTE cho PH.
Nội dung bồi dưỡng phù hợp được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định
chất lượng bồi dưỡng. Không có chương trình bồi dưỡng sẽ
không có căn cứ để xem xét, đánh giá bậc bồi dưỡng của
các đối tượng tham gia và quá trình bồi dưỡng sẽ diễn ra
một cách tự phát không theo một tiêu chuẩn thống nhất.
Nội dung bồi dưỡng KN phòng, chống XHTDTE cho
PH là hệ thống những kiến thức, kĩ năng phòng, chống
XHTDTE với yêu cầu phát triển của trẻ và yêu cầu phát

triển của xã hội; đồng thời phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng
và trình độ thực tế của PH tại mỗi địa phương.
2.2.4. Phương thức bồi dưỡng
Bồi dưỡng KN phòng, chống XHTDTE cho PH được
xem là việc cập nhật bổ sung kiến thức, kĩ năng có liên
quan đến hoạt động phòng, chống XHTDTE để hoạt
động phòng, chống XHTDTE được thực hiện thuận lợi,
đúng hướng và mang lại kết quả cao. Việc bồi dưỡng KN
phòng, chống XHTDTE thường được tiến hành theo ba
phương thức:
- Bồi dưỡng tập trung theo khóa dài ngày hay theo
từng đợt ngắn ngày tại một cơ sở bồi dưỡng.


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 16-18; 10

- Bồi dưỡng tại chỗ tức là bồi dưỡng KN phòng,
chống XHTDTE cho PH tại một địa điểm nhất định ở địa
phương đảm bảo các điều kiện cần thiết của hoạt động
bồi dưỡng KN phòng, chống XHTDTE. Phương thức bồi
dưỡng tại chỗ có thể thực hiện bằng nhiều hình thức:
- PH tự nghiên cứu với các tài liệu in, có thể kết hợp với
thảo luận nhóm, tổ các PH tại một khu dân cư hay một
cụm dân cư ở địa phương; - PH được tham dự những đợt
tập huấn ngắn ngày của các cán bộ của các cơ quan
chuyên trách về phòng, chống XHTDTE; - PH hoàn
thành kế hoạch bồi dưỡng thông qua các chương trình
trên truyền thanh, truyền hình của Trung ương hoặc địa

phương hoặc dưới sự hỗ trợ của các băng catsette, băng
video, đĩa CD do các cơ quan bồi dưỡng biên soạn.
- Bồi dưỡng từ xa cũng được thực hiện tại chỗ nhờ sự
trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn.
Để đạt được mục tiêu bồi dưỡng KN phòng, chống
XHTDTE, cần phối hợp cả 3 phương thức trên để đáp ứng
nhu cầu bồi dưỡng KN phòng, chống XHTDTE của PH .
2.2.5. Xác định các nguồn lực phục vụ quá trình bồi
dưỡng, bao gồm: Lực lượng bồi dưỡng; cơ sở vật chất,
trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bồi
dưỡng; nguồn kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng;
những ủng hộ, đóng góp của các ban, ngành, đoàn thể,
các tổ chức xã hội và cá nhân về mọi mặt cho hoạt động
bồi dưỡng.
2.2.6. Tổ chức triển khai bồi dưỡng:
- Xác định rõ đối tượng của quá trình bồi dưỡng KN
phòng, chống XHTDTE cho PH cả về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng cả ở
phương diện tập thể và cá nhân.
- Xác định chủ thể của quá trình bồi dưỡng KN
phòng, chống XHTDTE cho PH và những yêu cầu về
năng lực và phẩm chất của họ.
- Xây dựng nội dung chi tiết cụ thể của từng môn học
được quy định trong chương trình bồi dưỡng KN phòng,
chống XHTDTE cho PH .
- Lựa chọn vận dụng phương thức, hình thức bồi
dưỡng cơ động, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm
của PH .
Quản lí và sử dụng hợp lí hệ thống cơ sở vật chất,
trang thiết bị, phương tiện phục vụ quá trình bồi dưỡng
KN phòng, chống XHTDTE cho PH .

2.2.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng KN phòng,
chống XHTDTE cho PH cần trả lời các câu hỏi chính
như: Bồi dưỡng có đạt mục tiêu không? Nội dung,
chương trình có phù hợp không? Lực lượng bồi dưỡng

18

có đáp ứng được yêu cầu của chương trình bồi dưỡng
không? Đối tượng bồi dưỡng có tham gia tích cực vào
quá trình bồi dưỡng không? Quá trình tổ chức thực hiện
có tốt không? Người tham gia bồi dưỡng học được những
gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế
công việc không? Hiệu quả của chương trình bồi dưỡng
mang lại?
Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chỉ
ra được những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc
phục, phân tích rõ các nguyên nhân của hạn chế và rút
kinh nghiệm cho những khóa bồi dưỡng tiếp theo.
Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng có ý nghĩa hết
sức quan trọng nhằm đánh giá mức độ kết quả bồi dưỡng
đạt được trong thực tế so với mục tiêu đã đề ra, từ đó, xây
dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất
lượng của quá trình bồi dưỡng KN phòng, chống
XHTDTE cho PH.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng kĩ năng
phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh
Bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống XHTDTE cho PH
là một quá trình lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó chúng ta

có thể kể đến những yếu tố cơ bản là: Hệ thống cơ chế,
chính sách có liên quan đến phòng, chống XHTDTE và
bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống XHTDTE cho PH; trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của
lực lượng bồi dưỡng; tính tích cực của PH tham gia bồi
dưỡng; điều kiện KT-XH của địa phương; trình độ dân
trí... Mỗi yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhất định đến chất
lượng và hiệu quả của quá trình bồi dưỡng kĩ năng
phòng, chống XHTDTE cho PH trẻ MN. Do đó, các lực
lượng bồi dưỡng cần xác định đầy đủ các yếu tố ảnh
hưởng và khai thác tối ưu lợi thế của mỗi yếu tố khi tổ
chức bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống XHTDTE cho các
bậc PH.
3. Kết luận
Tình trạng XHTDTE ở nước ta ngày càng trở nên
phức tạp với nhiều giác độ và để lại những hậu quả
nghiêm trọng đến sự phát triển trước mắt cũng như lâu
dài của trẻ MN, đồng thời ảnh hưởng xấu đến đạo đức,
văn hóa, xã hội. Phòng, chống XHTDTE là vấn đề cần
được các cấp, các ngành, các lực lượng chú trọng; trong
đó, bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống XHTDTE cho PH
là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện vấn đề
này. Những kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ góp phần tích
cực vào quá trình hoàn thiện thêm hệ thống lí luận về bồi
dưỡng kĩ năng phòng, chống XHTDTE cho PH.
(Xem tiếp trang 10)


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 6-10

sách nhà nước, mối quan hệ giữa nhà trường với các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN của tỉnh An
Giang, theo chúng tôi cần chú trọng các yếu tố sau:
1) Việc bồi dưỡng, chuẩn hóa cho GV kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ và tin học
là nhiệm vụ trọng tâm mà Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh An Giang cần quan tâm trong quá trình hoàn
thiện, chuẩn hóa đội ngũ giúp GV có đầy đủ NL cần thiết
để tổ chức và thực hiện quá trình dạy nghề đạt hiệu quả.
Để công tác đào tạo nghề trong thời gian tới đạt chỉ tiêu,
cần quan tâm phân luồng ngay từ trung học cơ sở. Dạy
nghề cần gắn với điều tra thị trường lao động, điều tra
nhu cầu, từ nhu cầu để hướng các em học nghề; 2) Đảm
bảo chính sách phát triển GV, các chính sách chung đối
với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra,
cần có một số chế độ, chính sách riêng đối với GVDN
như: chế độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho GV khi dạy thực hành các nghề độc
hại, nguy hiểm,... Từ đó, đảm bảo cho GVDN có thu
nhập tương xứng, có mức sống ổn định để họ toàn tâm,
toàn ý với nghề; 3) Đảm bảo cơ sở vật chất cho GVDN
có đủ điều kiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng
giảng dạy. Một số các cơ sở đào tạo nghề có cơ sở vật
chất còn thiếu thốn, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy
nghề còn lạc hậu. Do đó, việc nâng cấp các thiết bị dạy
học cũng như đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là nhà xưởng
thực hành, liên kết với các doanh nghiệp là cần thiết

nhằm gắn với mục tiêu đào tạo “học đi đôi với hành”,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời
gian tới.
Tài liệu tham khảo
[1] Lưu Đăng Khoa (2012). Thực trạng và một số giải
pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các
trường nghề. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 57, tr 39-46.
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[3] Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang (2014). Quyết định
số 310/QĐ-UBND, ngày 05/03/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện năm 2014 Chương trình phát
triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 20112015 và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An
Giang giai đoạn 2011-2020.

10

[4] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số
630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
29/5/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề
thời kì 2011-2020.
[5] Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang (2014). Quyết định
số 1994/QĐ-UBND, ngày 06/11/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Đề án sắp xếp hệ thống cơ sở

dạy nghề địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020.
[6] Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang (2010). Quyết định
số 2442/QĐ-UBND, ngày 28/12/2010 về việc ban
hành đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh An Giang đến năm 2020”.
[7] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017). Thông
tư 07/2017/TT-LĐTBXH, ngày 10/3/2017 về quy định
chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
[8] Lê Đình Bình (2015). Kinh nghiệm của một số nước
châu Á và bài học phát triển bền vững giáo dục và
đào tạo nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Kỉ yếu hội thảo khoa học Quốc gia, Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia,
Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG PHÒNG, CHỐNG...
(Tiếp theo trang 18)
Tài liệu tham khảo
[1] Đại hội đồng Liên hợp quốc (1989). Công ước quốc
tế về quyền trẻ em.
[2] Quốc hội (2016). Luật Trẻ em.
[3] Đào Xuân Dũng (1996). Giáo dục giới tính. NXB
Thanh niên.
[4] Cục Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2012). Tài liệu tập huấn
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
[5] Cục Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014). Tài liệu Tập huấn
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (tập huấn cán bộ
cấp xã và cộng tác viên).
[6] Nguyễn Văn Đồng (2018). Công tác xã hội trường
học tại Việt Nam: Triển vọng và thách thức. Tạp chí
Giáo dục, số 421 (kì 1 - 1/2018), tr 60-63.

[7] Nguyễn Thị Dư (2017). Kĩ năng phối hợp của giáo
viên mầm non với phụ huynh trong chăm sóc, giáo
dục trẻ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng
10/2017, tr 26-28.
[8] Trần Thị Thuý Phương (2017). Một số giải pháp
chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục
mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 410 (kì 2 - 7/2018),
tr 10-12.



×