Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả của phương pháp giảm đau do bệnh nhân kiểm soát (PCA) đường tĩnh mạch sử dụng kết hợp Morphine và Ketamine sau các phẫu thuật lớn tại ổ bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.11 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU
DO BỆNH NHÂN KIỂM SOÁT (PCA) ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
SỬ DỤNG KẾT HỢP MORPHINE VÀ KETAMINE SAU
CÁC PHẪU THUẬT LỚN TẠI Ổ BỤNG
Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Hữu Tú
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả và tác dụng không
mong muốn của phương pháp giảm đau do bệnh nhân kiểm soát (PCA) đường tĩnh mạch sử dụng kết hợp
morphine và ketamine sau các phẫu thuật lớn tại ổ bụng. Kết quả cho thấy không có khác biệt giữa hai
nhóm về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân, gây mê, phẫu thuật cũng như các thay đổi về hô hấp và tuần
hoàn. Điểm VAS (Visual Analogue Scale) trung bình sau mổ của nhóm M (morphine) và nhóm MK (kết hợp
morphine và ketamine) tương đương nhau ở các thời điểm 24 và 48 giờ. Tiêu thụ morphine PCA trong 24 và
48 giờ sau mổ ở nhóm M (40,4 ± 7,2 mg và 71 ± 8,9 mg) lớn hơn so với nhóm MK (36,6 ± 6,2 mg và 65,5 ±
10,3 mg) (p < 0,05). Không có khác biệt về tỷ lệ buồn nôn và nôn sau mổ, ngứa, Ramsay > 4 giữa hai nhóm
(p > 0,05). Kết hợp morphine và ketamine (theo tỷ lệ 1:1, 1mg/1mg) trong PCA đường tĩnh mạch là phương
pháp giảm đau hiệu quả sau các phẫu thuật lớn tại ổ bung. Sự kết hợp này làm giảm tiêu thụ morphine
nhưng không làm thay đổi ý nghĩa tỷ lệ nôn, buồn nôn, ngứa và mức độ an thần.
Từ khóa: Giảm đau do bệnh nhân kiểm soát (PCA), giảm đau sau mổ, morphine, ketamine

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh việc gây đau đớn, khó chịu, sợ
hãi cho bệnh nhân, giảm chất lượng của hệ

đã bắt đầu được sử dụng tại một số bệnh viện

thống chăm sóc y tế, giảm đau sau mổ không

lớn từ đầu những năm 1990 [2]. Với PCA,
morphine là thuốc được sử dụng rộng rãi



hiệu quả còn ảnh hưởng không ít đến các hệ
thống cơ quan trong cơ thể (đặc biệt là trên

nhất, tuy nhiên cũng giống như các opioid
khác bên cạnh tác dụng giảm đau, morphine

tim mạch, hô hấp), làm chậm quá trình hồi
phục, tăng tỷ lệ các biến chứng và thậm trí là

còn gây ra một số tác dụng không mong muốn
như; buồn nôn, nôn, ngứa, bí đái, an thần sâu

tỉ lệ tử vong sau mổ (đặc biệt ở các nhóm
bệnh nhân có nguy cơ cao). Giảm đau do
bệnh nhân kiểm soát (patient controlled analgesia: PCA) sử dụng các opioid đường tĩnh
mạch là một trong những phương pháp giảm
đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên
thế giới [1]. Tại Việt Nam, phương pháp này

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Toàn Thắng, Bộ môn Gây mê hồi
sức, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 16/04/2013
Ngày được chấp thuận: 20/6/2013

60

và nguy hiểm nhất là suy hô hấp. Điều này
làm hạn chế việc kiểm soát đau sau mổ bằng

morphine như một thuốc giảm đau duy nhất
với sự ra đời của quan niệm “giảm đau đa
phương thức” (multimodal analgesia). Đây là
phương pháp giảm đau phối hợp một số thuốc
giảm đau có cơ chế tác dụng khác nhau với
mục đích làm tăng cường hiệu quả giảm đau
trong khi làm giảm tỷ lệ các tác dụng không
mong muốn. Ketamine (chất đối kháng receptor NMDA) là thuốc gây mê có tác dụng giảm
đau ở liều thấp, làm giảm hiện tượng tăng
đau, đau mạn tính sau mổ [1; 3]. Trên thế giới
TCNCYH 83 (3) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
đã có những nghiên cứu về PCA đường tĩnh

xuyên các thuốc giảm đau.

mạch phối hợp morphine và ketamine trong
giảm đau sau mổ [4, 5, 6], tuy nhiên kết quả

Nghiện hoặc phụ thuộc vào các opioid.
Có các biến chứng gây mê và/ hoặc phẫu

còn trái ngược nhau, trong khi ở Việt Nam
chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, do

thuật.
Cần thở máy kéo dài tại phòng hồi tỉnh


đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục
tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau, tiêu thụ
morphine và tác dụng không mong muốn của

hoặc hồi sức (trên 2 giờ).

phương phương pháp giảm đau do bệnh nhân
kiểm soát (PCA) đường tĩnh mạch sử dụng
kết hợp morphine và ketamine sau các phẫu
thuật tại ổ bụng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh
nhân tại khoa gây mê hồi sức bệnh viện Bạch
Mai từ tháng 08/2011 đến tháng 8/2012 với
các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân trên 18 tuổi, đồng ý và hợp tác
tham gia vào nghiên cứu.
Phẫu thuật tại ổ bụng theo kế hoạch dưới

2. Phương pháp
Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng, ngẫu nhiên
có đối chứng.
Các bước tiến hành
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được bốc thăm
ngẫu nhiên chia làm hai nhóm:
Nhóm chứng (M): giảm đau sau mổ bằng
PCA đường tĩnh mạch sử dụng morphine đơn

thuần.
Nhóm nghiên cứu (MK): giảm đau sau mổ
bằng PCA đường tĩnh mạch sử dụng morphine kết hợp với ketamine (theo tỷ lệ 1:1) [4].
Tất cả bệnh nhân đều được thăm khám
như thường quy, được giải thích rõ về
phương pháp giảm đau PCA và cách sử
dụng thước VAS (Visual Analogue Scale)
điểm từ 0 - 10. Gây mê toàn thân quản sử

gây mê nội khí quản (NKQ).
Tình trạng sức khỏe trước mổ; ASA

dụng các thuốc; propofol, fentanyl và giãn
cơ. Sau mổ bệnh nhân được chuyển ra

(American Society of Anesthesiologists) I - III.

phòng hồi tỉnh và rút ống khi đủ tiêu chuẩn.
Sau khi rút ống nội khí quản các bệnh

Đã được khám gây mê và giải thích về kỹ
thuật PCA trước mổ, có khả năng hiểu và ấn
nút PCA.
Không có chống chỉ định với các thuốc sử
dụng trong nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Trạng thái thần kinh, tâm thần không ổn
định, khiếm khuyết về các giác quan nghe,
nhìn, phát âm (không có khả năng hiểu và/

hoặc ấn nút PCA).
Tình trạng sức khỏe trước mổ nặng
(ASA IV).
Có đau mạn tính và/ hoặc sử dụng thường
TCNCYH 83 (3) - 2013

nhân đều được chuẩn độ đau bằng morphine
để đạt được điểm VAS < 4 trước khi lắp giảm
đau PCA. Cách pha thuốc giảm đau: nhóm M
(morphine nồng độ 1mg/ml), nhóm MK (pha
hỗn hợp morphine và ketamine với tỷ lệ 1:1,
nồng độ 1 mg/1mg/ml).
Các thông số trên bơm tiêm PCA được cài
đặt như sau: liều bolus: 1ml, thời gian khóa: 8
phút, giới hạn liều trong 4 giờ, 15 ml, không
áp dụng liều duy trì [3; 7].
Các tiêu chuẩn đánh giá
- Các đặc điểm liên quan đến bệnh nhân,
quá trình gây mê và phẫu thuật.
61


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Mức độ giảm đau sau mổ dựa vào thước

các giá trị trung bình và test Chi - square để

VAS.
- Tiêu thụ thuốc giảm đau PCA trong 24 và


so sánh các tỷ lệ giữa hai nhóm, sự khác biệt
được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

48 giờ (lượng morphine).
- Các thay đổi về hô hấp (tần số thở, bão

4. Đạo đức nghiên cứu: Đã được thông

hòa ôxy mao mạch), tuần hoàn (huyết áp, tần
số tim).
- Các tác dụng không mong muốn; nôn,
buồn nôn (theo ba mức độ; không nôn và
buồn nôn, chỉ buồn nôn nhưng không nôn,
nôn và buồn nôn), ngứa, mức độ an thần
(theo thang điểm của Ramsay).
- Thời điểm đánh giá: trước mổ, ngay sau
rút NKQ, ngay sau khi chuẩn độ, 6, 12, 24 và

qua hội đồng chấm đề cương nghiên cứu sinh
của trường Đại học Y Hà Nội và được Hội
đồng y đức bệnh viện Bạch Mai chấp thuận.

III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu sử dụng giảm đau sau mổ
bằng PCA trên 60 bệnh nhân sau phẫu thuật
tại ổ bụng chúng tôi thu được một số kết
quả sau:

48 giờ sau sử dụng PCA.


1. Một số đặc điểm liên quan đến bệnh

3. Xử lý kết quả nghiên cứu: Sử dụng
phần mềm SPSS 16.0, test Anova để so sánh

nhân và gây mê, phẫu thuật

Bảng1. Đặc điểm bệnh nhân và các yếu tố liên quan đến gây mê - phẫu thuật
Đặc điểm đánh giá
Tuổi (năm)
Giới (% nam)
Cân nặng (kg)
Phân loại ASA (%)
I
II
III
Bệnh cần phẫu thuật (%)
Tiêu hóa
Gan mật
Khác
Thời gian mổ (phút)
Đường rạch da (%)
Trên rốn
Trên và dưới rốn
Khác
Tiêu thụ fentanyl (mcg)

Nhóm MK
(n1 = 30)


Nhóm M
(n2 = 30)

52,2 ± 11,5
60
53,2 ± 6,2

52,8 ± 9,1
73,3
52,5 ± 7,6

3,3
50
46,7

3,3
56,7
40

46,6
36,7
16,7
110,1 ± 25,9

60
26,7
13,3
120,7 ± 28,9

23,3

66,7
10
336,7 ± 66,9

13,3
73,3
13,3
360 ± 59,3

p

p > 0,05

Không có sự khác biệt ý nghĩa về đặc điểm bệnh nhân cũng như các yếu tố liên quan đến gây
mê và phẫu thuật giữa hai nhóm (p > 0,05).
2. Hiệu quả giảm đau sau mổ bằng PCA ở hai nhóm
62

TCNCYH 83 (3) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Điểm VAS khi nằm yên ở các thời điểm nghiên cứu
Thời điểm
Sau rút nội khí quản
Sau chuẩn độ
Ở giờ thứ 6
Ở giờ thứ 12
Ở giờ thứ 24
Ở giờ thứ 48


Nhóm MK

Nhóm M

p

5,8 ± 1,1
2,6 ± 0,8
2,4 ± 1,1
2,3 ± 1,2
2,2 ± 0,9
2,2 ± 0,8

6,2 ± 1,1
2,2 ± 0,9
3,1 ± 1,1
2,5 ± 1,0
2,3 ± 1,1
2,1 ± 1,0

p* > 0,05

Bảng 3. Điểm VAS khi vận động ở các thời điểm nghiên cứu
Thời điểm
Sau rút nội khí quản
Sau chuẩn độ
Ở giờ thứ 6
Ở giờ thứ 12
Ở giờ thứ 24

Ở giờ thứ 48

Nhóm MK

Nhóm M

p

7,1 ± 1,0
4,5 ± 0, 9
4.0 ± 1,1
3,8 ± 1,3
3,6 ± 1,0
3,3 ± 0,9

7,5 ± 1,1
4,3 ± 1,0
4,5 ± 0,9
4,1 ± 0,9
4,1 ± 1,1
3,4 ± 1,1

p* > 0,05

Bảng 2 và 3: Không có sự khác biệt về điểm VAS giữa hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu
(cả khi nằm yên và vận động) (p > 0,05). Ngay sau khi rút ống nội khí quản đa số bệnh nhân có
mức độ đau từ trung bình trở lên.
3. Thay đổi về hô hấp và tuần hoàn
Bảng 4. Thay đổi về tần số thở (lần/phút)
Thời điểm

Trước gây mê
Sau rút nội khí quản
Sau chuẩn độ
Ở giờ thứ 6
Ở giờ thứ 12
Ở giờ thứ 24
Ở giờ thứ 48

Nhóm MK

Nhóm M

p

17,8 ± 1,8
16,5 ± 2,2
14,4 ± 1,1
16,1 ± 1,5
16,3 ± 1,9
16,4 ± 1,5
17,4 ± 1,6

17,3 ± 2,4
15,9 ± 1,8
14,7 ± 1,9
15,5 ± 1,7
15,9 ± 1,8
16,2 ± 2,1
16,4 ± 1,3


p* > 0,05

Không có khác biệt về tần số thở giữa hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu (p > 0,05).

TCNCYH 83 (3) - 2013

63


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 5. Thay đổi về bão hoà ôxy mao mạch (SpO2)
Thời điểm

Nhóm MK

Nhóm M

p

99,6 ± 0,8
99,3 ± 0,7
99,2 ± 0,8
99,4 ± 0,6
99,2 ± 0,9
99,3 ± 0,9
98,9 ± 0,9

99,5 ± 0,9
99,3 ± 0,9
99,2 ± 0,9

99,5 ± 0,7
99,4 ± 0,9
99,1 ± 1,0
99,4 ± 0,8

p*> 0,05

Trước gây mê
Sau rút nội khí quản
Sau chuẩn độ
Ở giờ thứ 6
Ở giờ thứ 12
Ở giờ thứ 24
Ở giờ thứ 48

Khác biệt không có ý nghĩa về SpO2 giữa hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu (p > 0,05).
Bảng 6. Thay đổi huyết áp tối đa (mmHg)
Thời điểm
Trước gây mê
Sau rút nội khí quản
Sau chuẩn độ
Ở giờ thứ 6
Ở giờ thứ 12
Ở giờ thứ 24
Ở giờ thứ 48

Nhóm MK

Nhóm M


p

125,2 ± 13,1
132,9 ± 12,5
128,2 ± 13,0
124,6 ± 9,4
127,1 ± 9,3
125,6 ± 8,9
125,6 ± 6,5

130,9 ± 17,8
134,9 ± 12,9
129,7 ± 12,6
126,6 ± 13,1
128,2 ± 11,2
126,3 ± 10,0
124,5 ± 10,6

p*> 0,05

Khác biệt không có ý nghĩa về huyết áp tối đa giữa hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu
(p > 0,05).
4. Tiêu thụ các thuốc giảm đau và các tác dụng không mong muốn
Bảng 7. Tiêu thụ morphine và các tác dụng không mong muốn
Đặc điểm đánh giá

Nhóm MK

Nhóm M


p

Tiêu thụ morphine sau 24 giờ (mg)

36,6 ± 6,2

40,4 ± 7,2

p < 0,05

Tiêu thụ morphine sau 48 giờ (mg)

65,5 ± 10,3

71 ± 8,9

p < 0,05

Điểm an thần (Ramsay > 4) (%)

8,4

6,6

p > 0,05

Buồn nôn (%)

13,8


15,6

p > 0,05

Nôn và buồn nôn (%)

7,9

10,2

p > 0,05

Ngứa (%)

12,4

14,3

p > 0,05

Tiêu thụ morphine trong 24 và 48 giờ sau mổ của nhóm MK thấp hơn so với nhóm M
(p < 0,05). Không có khác biệt ý nghĩa về tỉ lệ buồn nôn, nôn, ngứa và Ramsay trên 4 giữa hai
nhóm (p > 0,05). Không có bệnh nhân Ramsay 6. Không có trường hợp nào ngừng thở hoặc tần
số thở dưới 8 lần/phút.
Trong các bảng trên, p* là kết quả so sánh các giá trị trung bình giữa nhóm MK và nhóm M ở
từng thời điểm nghiên cứu.
64

TCNCYH 83 (3) - 2013



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

IV. BÀN LUẬN
Trong vài thập kỷ gần đây mặc dù có nhiều
tiến bộ về mặt dược lý cũng như sự ra đời của
các kỹ thuật giảm đau tiến bộ ở giai đoạn sau
mổ có tới hai phần ba bệnh nhân trải qua đau
đớn từ mức độ trung bình trở lên [1; 3; 7].
Chính vì vậy nhu cầu thiết yếu đặt ra là cần tối
ưu hóa việc áp dụng các thuốc và phương
pháp giảm đau trong thực hành kiểm soát đau
sau mổ. PCA là một trong những phương
pháp phổ biến nhất hiện nay tại các đơn vị
giảm đau sau mổ, với xu hướng kết hợp các
thuốc giảm đau có cơ chế tác dụng khác
nhau. Cho đến nay morphine vẫn được coi là
“tiêu chuẩn vàng” trong giảm đau sau mổ,
trong đánh giá hiệu quả của các thuốc khác,
tuy nhiên bên cạnh hiệu quả giảm đau các tác
dụng không mong muốn của thuốc gây không
ít phiền toái khó chịu đối với bệnh nhân (như

amine là 1:1 (1mg/1mg) [5]. Hiệu quả của tỷ lệ
kết hợp này cũng đã được xác định trong các
nghiên cứu khác [6].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy PCA có
hiệu quả kiểm soát đau tốt, không có sự khác
biệt giữa hai nhóm về điểm VAS trung bình khi
nằm yên cũng như lúc vận động ở các thời

điểm 24 và 48 giờ sau mổ (bảng 2 và 3). Điều
này cũng phù hợp kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Minh [10], Adriaenssens [8] và
Zakine [6].
Lượng morphine tiêu thụ trung bình trong
24 và 48 giờ sau mổ của nhóm MK thấp hơn
so với nhóm M, với các giá trị tương ứng: 36,6
± 6,2 mg so với 40,4 ± 7,2 mg trong 24 giờ và
65,5 ± 10,3 mg so với 71 ± 8,9 mg trong 48
giờ (p < 0,05) (bảng 7). Adriaenssens và
Guillou cũng xác nhận kết hợp ketamine và
morphine làm giảm tương ứng 50% và 25%

nôn, buồn nôn, ngứa, bí đái, an thần, suy thở).

lượng morphine tiêu thụ [8; 9]. Trong khi
Reeves và cộng sự không thấy có khác biệt

Trong khi đó ketamine là thuốc mê phân ly có

về tiêu thụ morphine giữa hai nhóm [11].

tác dụng giảm đau ở liều thấp [5]. Kết hợp
ketamine và opioid mang lại tác dụng giảm
đau hiệp đồng hoặc cộng trên các nghiên cứu
thực nghiệm và một số nghiên cứu lâm sàng
[1; 7]. Từ đó có thể làm giảm liều của mỗi
thuốc và có thể làm giảm các tác dụng không
mong muốn.
Hiệu quả giảm đau và mức tiêu thụ

morphine
So với các đường sử dụng opioids thông
thường khác, PCA mang lại hiệu quả giảm
đau tốt hơn với mức độ thỏa mãn bệnh nhân
cao hơn [1; 3; 7]. Kết hợp morphine và ketamine đường tĩnh mạch theo một số cách khác
nhau có tác dụng tăng cường giảm đau sau
mổ trong khi làm giảm được lượng morphine
tiêu thụ và các tác dụng không mong muốn
của thuốc này [5; 6; 8; 9]. Theo Gorazd Sveticic, tỷ lệ kết hợp tối ưu giữa morphine và ketTCNCYH 83 (3) - 2013

Các tác dụng không mong muốn
Nhìn chung tác dụng ức chế hô hấp và làm
giảm huyết áp của các opioid phụ thuộc vào
tốc độ và liều thuốc sử dụng [1; 7]. Chúng tôi
nhận thấy sự thay đổi về tần số thở, SpO2,
tần số tim và huyết áp tâm thu đều trong giới
hạn an toàn và không có sự khác biệt giữa
hai nhóm (bảng 4, 5, 6). Không gặp trường
hợp nào bệnh nhân ngừng thở hoặc có các
biểu hiện ức chế hô hấp nặng khác (tần số
thở ≤ 8 lần/phút, SpO2 < 90%) cũng như có
tụt huyết áp nặng mà không có nguyên nhân
rõ ràng. Mặc dù vậy, trên thực tế khi sử dụng
PCA, bên cạnh cho bệnh nhân thở ôxy, đảm
bảo đủ khối lượng tuần hoàn thì việc theo dõi
sát, liên tục các chỉ số nói trên là thực sự cần
thiết [1; 3].
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có
khác biệt ý nghĩa về các yếu tố liên quan đến
65



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
bệnh nhân, gây mê và phẫu thuật giữa nhóm

Mai, bộ môn Gây mê hồi sức - trường Đại học

M và nhóm MK, đây là những yếu tố có thể
ảnh hưởng đến tỷ lệ tác dụng không mong

Y Hà Nội, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

muốn (bảng 1). Tỷ lệ buồn nôn, buồn nôn và
nôn, tỷ lệ ngứa ở nhóm MK thấp hơn so với

TÀI LIỆU THAM KHẢO

nhóm M, tuy nhiên sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê (bảng 7). Điều này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả

1. Jeremy N. Cashman (2006). PatientControlled
Analgesia
(Chapter
16),
Postoperative Pain management; an evidence

khác với tỷ lệ nôn và buồn nôn, ngứa tương
ứng là 20,7 - 32% và 13,8% [7] và không có


- based guide to practice, edited by George
Shorten.

khác biệt ý nghĩa về các tỷ lệ này khi kết hợp
hai thuốc [4; 11]. Chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh

2. Nguyễn Đức Lam (2004). Nghiên cứu
phương pháp giảm đau do bệnh nhân kiểm
soát PCA với morphine sau mổ tim, Luận văn

nhân có mức độ an thần trên mức trung bình
(Ramsay > 4) ở nhóm MK (8,4%) cao hơn so
với nhóm M (6,6%), mặc dù khác biệt này là
không có ý nghĩa (p > 0,05), có thể do lượng
ketamine tiêu thụ trong 24 và 48 giờ sau mổ
không cao (tương ứng là 36,6 ± 6,2 mg và
65,5 ± 10,3 mg). Chúng tôi không gặp trường
hợp nào có mức an thần quá sâu (Ramsay 6)
hoặc có ảo giác nặng.

tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường
Đại học Y Hà Nội.
3. Robert W. Hurley, Christopher L. Wu
(2009). Acute Postoperative Pain, Miller's Anesthesia, Chapter 87, Seventh Edition.
4. Gorazd Sveticic, M.D et al. (2003).
Combinations of Morphine with Ketamine for
Patient controlled Analgesia; A New Optimization Method. Anesthesiology, 98, 1195 - 205.

V. KẾT LUẬN


5. Roger L. Schmida, Alan N. Sandler,

phẫu thuật lớn tại ổ bụng, bước đầu chúng tôi

Joel Katz (1999). Use and efficacy of lowdose ketamine in the management of acute

rút ra kết luận; giảm đau do bệnh nhân kiểm

postoperative pain: a review of current tech-

soát (PCA) đường tĩnh mạch sử dụng kết hợp

niques and outcomes. Pain, 82, 111 - 125.

Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân sau các

morphine



ketamine

theo

tỷ

lệ

1:1


(1mg/1mg) có tác dụng giảm đau hiệu quả
đồng thời làm giảm tiêu thụ morphine trong
vòng 24 và 48 giờ sau mổ. Sự kết hợp này
không làm giảm ý nghĩa tỷ lệ nôn và buồn
nôn, ngứa cũng như mức độ an thần. Cần có
các nghiên cứu với quy mô lớn hơn để xác
định hiệu quả thực sự của phương pháp kết
hợp này, đặc biệt là ảnh hưởng lên tình trạng
tăng đau và đau mạn tính sau mổ.

Lời cám ơn
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành
đến khoa Gây mê hồi sức - bệnh viện Bạch
66

6. Zakine J, Samarcq D, Lorne E, et al
(2008). Postoperative ketamine administration
decreases morphine consumption in major
abdominal
surgery:
a
prospective,
randomized, double-blind, controlled study.
Anesth Analg, 106,1856 - 1861.
7. Macintyre PE, Schug SA, Scot DA et
al (2010). Acute Pain Management: Scientific
Evidence (3rd edition). Australian and New
Zealand College of Anaesthetists.
8. Adriaenssens G, Vermeyen K.M,

Hoffman V.L.H et al (1999). Postoperative
analgesia
with
I.V.
patient -controlled
morphine effect of adding ketamine. Br J
Anesth, 83, 393 - 396.
TCNCYH 83 (3) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
9. Guillou N, Tanguy M, Seùguin P et

ketamine liều thấp kết hợp với morphine tĩnh

al (2003). The effects of small - dose
ketamine on morphine consumption in

mạch qua PCA ở bệnh nhân mổ tim mở, Tạp

surgical intensive care unit patients after
major abdominal surgery Anesth Analg. 97,
843 - 847.
10. Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Quốc Kính
(2008). Nghiên cứu tác dụng giảm đau của

chí Nghiên cứu Y học, 60 (1), 62 - 65.
11. Reeves M, Lindholm DE, Myles PS et al
(2001). Adding ketamine to morphine for patient controlled analgesia after
surgery:


a

major

double-blinded,

abdominal
randomized

controlled trial. Anesth Analg, 93, 116 - 120.

Summary
EFFECTS OF ADDING KETAMINE TO MORPHINE FOR
PATIENT - CONTROLLED ANALGESIA (PCA) AFTER MAJOR
ABDOMINAL SURGERY
Objective of the study was to evaluate the influence of adding ketamine to PCA on analgesia,
morphine consumption and adverse effects after major abdominal surgery. The results showed
that the patient, anesthesia and surgery related characteristics were compared in 2 groups. VAS
score at rest and on movement at 24 and 48 hours after surgery was not different between the 2
groups. Morphine consumption during 24h and 48h in group MK was significantly less than that in
group M; 36.6 ± 6.2 mg versus 40.4 ± 7.2 mg and 65.5 ± 10.3 mg versus 71 ± 8.9 mg, respectively (p < 0.05). Rates of vomitting, nausea, priritus and Ramsay’s sedation score > 4 were not significantly different between two groups (p > 0.05). In conclusion, addition of ketamine to morphine
in PCA was effective as an analgesia and can decrease morphine consumption, but did not
have a significant affect on the rates of PONV and priritus and the level of sedation.
Key words: patient-controlled analgesia (PCA), postoperative pain, morphine, ketamine

TCNCYH 83 (3) - 2013

67




×