Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả phẫu thuật nội soi trong điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ ống dẫn trứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.95 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ THAI NGOÀI TỬ
CUNG ĐOẠN KẼ ỐNG DẪN TRỨNG
Trần Thị Lợi*, Nguyễn Chí Quang **

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi trong điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ ống dẫn trứng.
Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2010, chúng tôi thực hiện một
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng, gồm 42 bệnh nhân với chẩn đoán thai đoạn kẽ được điều
trị phẫu thuật nội soi. Chúng tôi xác định tỉ lệ điều trị thành công (được định nghĩa: không cần điều trị gì thêm),
thời gian mổ, lượng máu mất, tai biến trong và sau mổ, thời gian βhCG về âm tính, cũng như thời gian nằm
viện và chi phí điều trị.
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ điều trị thành công là 97,6%, thời gian mổ trung bình là 58 phút, lượng máu
mất trung bình là 60 ml, không ghi nhận tai biến gì trong và sau mổ, thời gian βhCG về âm tính trung bình 3,4
tuần. Thời gian nằm viện 3 ngày và chi phí điều trị dao động 4-6 triệu đồng.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi trong điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ hiệu quả và an toàn.
Từ khóa: Thai ngoài tử cung đoạn kẽ, phẫu thuật nội soi.

ABSTRACT
LAPAROSCOPIC SURGERY IN THE TREATMENT OF INTERSTITIAL PREGNANCY
Tran Thi Loi, Nguyen Chi Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 113 - 118
Objective: To evaluate the efficiency of laparoscopic surgery in the treatment of interstitial pregnancy.
Method: a case series study was performed in 42 patients having interstitial pregnancy at Tu Du hospital
between May 2009 and September 2010. All of them were treated by laparoscopic cornuostomy or cornual
resection. Outcome measures: successful laparoscopic rate (not requiring futher treatment), mean blood loss
volume, operating time, complication, duration for normalizing serum βhCG level, duration of hospital stay and
treatment costs.


Results: successful laparoscopic rate: 97. 6 % (40/42), one case required MTX treatment due to the rise of
beta hCG after cornuostomy; Mean blood loss volume was 60 ml, Operating time was 58 minutes and no
complication; The serum beta-hCG level returned to normal range in 3.4 weeks postoperatively, the duration of
hospital stay was 3 days and treatment costs was 4 to 6 milions Vietnam dong.
Conclusion: Laparoscopic surgery for the treatment of interstitial pregnancy is safe and efficient.
Keywords: Interstitial pregnancy, laparoscopic surgery.
do TNTC cao gấp 10 lần so với sanh thường, và
ĐẶT VẤN ĐỀ
gấp 50 lần so với nạo thai. Trong đó TNTC đoạn
Thai ngoài tử cung (TNTC) là bệnh lý nguy
kẽ là vị trị làm tổ cực kỳ nguy hiểm. Theo The
hiểm, là nguyên nhân tử vong hàng đầu của sản
Conwdential Enquiry into Maternal and Child health
phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguy cơ tử vong
* Bộ Môn Sản, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc:

PGS. TS. Trần Thị Lợi,

Sản Phụ Khoa

ĐT: 0913 678 064,

Email:

113


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

(CEMACH) từ 2000–2002 báo cáo 11 ca tử vong
của TNTC vỡ thì trong đó TNTC ở đoạn kẽ
chiếm 4 ca. Trong TNTC đoạn kẽ thường khối
thai có kích thước lớn, nồng độ β hCG huyết
thanh cao, do đó điều trị ngoại khoa thường là
lựa chọn thích hợp. Nhiều thập niên trước đây
và ngay cả hiện nay, điều trị TNTC đoạn kẽ
thường dùng phương pháp mổ hở. Phương
pháp này có hiệu quả cao trong việc lấy đi triệt
để mô nhau thai, phục hồi lại tốt cơ tử cung. Tuy
nhiên hạn chế của phương pháp này là gây
nhiều phiền toái cho BN: đau nhiều trong hậu
phẫu, chậm phục hồi sinh hoạt cá nhân, tỉ lệ
dùng kháng sinh điều trị cao, thời gian nằm viện
kéo dài, biến chứng tắc ruột sau này và chưa kể
thiếu tính thẩm mỹ.
Với sự phát triển vượt bậc của phẫu thuật
Nội Soi, dường như đã khắc phục được tất cả
những nhược điểm của mổ hở. Tuy nhiên trong
môi trường phẫu thuật hạn chế, cũng như
những khó khăn trong việc phục hồi lại sự toàn
vẹn của cơ tử cung bằng kỹ thuật khâu trong
Nội Soi, thì liệu phẫu thuật Nội Soi có đảm bảo
tính hiệu quả và an toàn trong việc điều trị
TNTC đoạn kẽ không? Và đó cũng chính là lý
do chúng tôi thực hiện đề tài này, nhằm đánh
giá hiệu quả của phẫu thuật Nội Soi bụng trong
điều trị TNTC đoạn kẽ.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu, thử nghiệm
lâm sàng không nhóm chứng.

Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân được chẩn đoán TNTC đoạn kẽ
được thực hiện phẫu thuât nội soi bụng.
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán TNTC đoạn kẽ
được thực hiện phẫu thuật nội soi bụng tại BV
Từ Dũ từ 5/2009 đến 9/ 2010.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tuổi thai: ≤ 13 tuần vô kinh.
Siêu âm: khối thai ngoài ≤ 6cm, không có
dịch ổ bụng lượng nhiều.
Có huyết động ổn định.

Tiêu chuẩn loại trừ
Có huyết động không ổn định.
Có bệnh lý nội khoa chống chỉ định bơm hơi
ổ bụng.
Siêu âm: khối thai ngoài >6cm, có dịch ổ
bụng lượng nhiều.

Cỡ mẫu

Z 2 (1 − α / 2). p (1 − p )

N=
d2

Ở nước ngoài đã có vài công trình nghiên
cứu về vấn đề này, tuy nhiên tại Việt Nam,
hiện chưa thấy có báo cáo về phẫu thuật nội
soi trong TNTC đoạn kẽ. Do đó việc thực hiện
nghiên cứu này trong điều kiện thực tiễn của
Việt Nam là việc làm rất cần thiết nhằm tìm ra
một phương pháp tối ưu cho điều trị TNTC
đoạn kẽ vừa tận dụng những ưu điểm ít xâm
lấn của phẫu thuật Nội Soi, vừa đảm bảo hiệu
quả, an toàn cho bệnh nhân.

Với: N là cỡ mẫu tối thiếu để cho nghiên cứu
có ý nghĩa thống kê; Z là trị số giới hạn của độ
tin cậy, với độ tin cậy là 95%, thì Z = 1,96; d là độ
chính xác tuyệt đối mong muốn, d= 0,1; p là tỉ lệ
điều trị thành công, ước tính là 90%. Vậy N =
(1,962 x 0,9 x 0,1) / 0,12 = 35 người, dự tính mất
dấu 10%, do đó cỡ mẫu cần lấy là 40 người.

Câu hỏi nghiên cứu chúng tôi là: phẫu thuật
nội soi có hiệu quả thế nào và tính an toàn ra sao
trong điều trị TNTC đoạn kẽ ống dẫn trứng?

nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng tìm các

114


Thu thập số liệu
Các thông tin cá nhân được hỏi chi tiết
theo mẫu có sẵn do tác giả soạn thảo. Bệnh
dấu hiệu trễ kinh, đau bụng, rong huyết, khối
cạnh tử cung và được làm xét nghiệm: βhCG,

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

siêu âm, Hb, Hct trước mổ. Tác giả sẽ tham gia

Đặc điểm cận lâm sàng - βhCG

trực tiếp kíp mổ, đánh giá các thông số: thời

Bảng 2: đặc điểm βhCG.

gian phẫu thuật, số lượng máu mất, kích thước

βhCG trước βhCG sau mổ 2
p
mổ
ngày
βhCG trung
15,173 ±
3,169 ± 5,051 P = 0,005

bình
21,793
βhCG trung vị
7,328
1,440
βhCG lớn nhất
112,145
25,685
βhCG nhỏ nhất
203
21

khối thai ngoài và các tai biến trong mổ và
phương pháp phẫu thuật.
Bệnh nhân được xét nghiệm lại Hb, Hct sau
mổ 24giờ, βhCG sau mổ 2 ngày và được theo dõi
hậu phẫu, đánh giá các tai biến gần sau mổ như:
xuất huyết nội, sốt, nhiễm trùng…, Thời gian
nằm viện, việc sử dụng kháng sinh cũng được
ghi nhận. Tác giả tư vấn, giải đáp thắc mắc, và

Dùng phép kiểm Wilcoxon p = 0,0005 <0,005.
Kết quả này cho thấy βhCG trước mổ và sau mổ
2 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đặc điểm về kết quả điều trị

hẹn bệnh nhân tái khám mỗi tuần, làm lại XN

Thời gian mổ trung bình 58,3 ± 20,3 phút.


βhCG cho đến khi âm tính.

Lượng máu mất trung bình 60,24 ± 88 ml.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2010 chúng
tôi tiến hành phẫu thuật nội soi cho 42 trường
hợp thai đoạn kẽ, với tuổi trung bình dân số là
32 ± 5,6 tuổi, tập trung chủ yếu trong nhóm lớn
hơn 25 tuổi (90,5%). Nơi cư ngụ chủ yếu là
ngoại thành (64,3%), với nghề nghiệp đa số là
công nhân viên và trình độ học vấn chủ yếu
trên cấp 3.

Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3: Đặc điểm về thời gian mổ và lượng máu
mất.
Thời gian mổ Lượng máu mất
p
Nhóm 1 (n=27) 65,2 ± 21,7
74 ± 108,4
p1= 0,001
Nhóm 2 (n=15)
46 ± 9,6
34 ± 12,4
p2= 0,009

Tuổi thai

Tuổi thai trung bình là 7,9 ± 1,88 tuần. Tuổi
thai phát hiện sớm nhất là 5 tuần, trễ nhất là 13
tuần.

Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Tần suất các triệu chứng trong thai đoạn kẽ.
Triệu chứng

Số trường hợp

Tỉ lệ (%)

Đau bụng
Trễ kinh
Rong huyết
Khối cạnh tử cung đau

30
36
25
12

68,2
81,8
56,8
27,3

Huyết động không ổn định

0


0

Không triệu chứng

5

12

Nhận xét: Đa số bệnh nhân đến khám vì trễ
kinh 81,8%, đặc biệt có 5 bệnh nhân hoàn toàn
không có triệu chứng gì, chiếm 12%.

Sản Phụ Khoa

Đặc điểm thời gian mổ và lượng máu mất
theo thời điểm phẫu thuật
Chúng tôi tiến hành phân nhóm bệnh nhân.
Nhóm 1 được phẫu thuật trước tháng 3/2010:
không khâu mũi túi trước khi xẻ hoặc cắt góc.
Nhóm 2: bệnh nhân phẫu thuật từ sau tháng
3/2010: có khâu mũi túi. Chúng tôi tìm hiểu sự
khác nhau giữa 2 nhóm về thời gian mổ và
lượng máu mất.

Dùng phép kiểm Mann - Whitney: p1, p2 <
0,05. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về thời gian mổ và lượng máu
mất giữa 2 nhóm.


Thời gian βhCG âm tính, tỉ lệ điều trị thành
công
Trong 42 trường hợp thai đoạn kẽ, có 41
trường hợp βhCG về âm tính sau mổ. Thời gian
βhCG âm tính trung bình là 3,4 ± 1,67 tuần. Có 1
trường hợp sau phẫu thuật xẻ góc, βhCG tăng
lại sau mổ 2 tuần, cần dùng thêm Metrothexate
50 mg, 1 liều tiêm bắp. Bệnh nhân đáp ứng tốt,
βhCG về âm tính 8 tuần sau mổ.
Tỉ lệ điều trị thành công là 41/42 = 97,6%.

115


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Tai biến trong mổ
Trong 42 trường hợp phẫu thuật thai đoạn
kẽ, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có
tai biến trong và sau mổ như: tổn thương hệ
niệu, tổn thương hệ tiêu hóa, xuất huyết nội…
Thời gian nằm viện và chi phí điều trị
Trong 41 trường hợp điều trị thành công, tất
cả các trường hợp đều nằm viện 3 ngày, chỉ
dùng kháng sinh dự phòng, chi phi điều trị dao
động 4-6 triệu đồng. Đối với 1 trường hợp điều
trị thất bại, thời gian nằm viện 10 ngày, chi phí
điều trị 8 triệu đồng.


BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Tuổi thai
Tuổi thai trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi là 7,9 ± 1,88 tuần. Đây là tuổi thai phát
hiện khá sớm, khác với suy nghĩ thường gặp là
thai đoạn kẽ thường được chẩn đoán muộn hơn
so với vị trí khác của ống dẫn trứng. Tuổi thai
trung bình trong nghiên cứu chúng tôi lớn hơn
so với nghiên cứu của Tulandi (2004) (6,9 tuần)
và Moon (2010) (6,7 tuần); tương đương với
nghiên cứu của Soriano và MacRae (8 tuần).
Nhìn chung tất cả nghiên cứu đều cho thấy: tuổi
thai khi phát hiện thai đoạn kẽ là khá sớm dao
động từ 6,7 đến 8,2 tuần. Khi so sánh với tuổi
thai của thai ngoài tử cung ở vị trí khác của ống
dẫn trứng là 7,8 ± 1 tuần, chúng tôi thấy cũng
không có nhiều khác biệt. Với sự phát triển siêu
âm và độ nhạy βhCG thực sự đã giúp cho thai
đoạn kẽ ngày càng được chẩn đoán ở tuổi thai
sớm hơn.
Triệu chứng lâm sàng
Trong nghiên cứu chúng tôi đa phần bệnh
nhân đến khám vì triệu chứng trễ kinh chiếm tỉ
lệ 81,8%. Có thể trong dân số nghiên cứu, đa
phần bệnh nhân có học vấn cao và chú ý đến sức
khỏe, nên hầu hết bệnh nhân đều ghi nhận được
ngày kinh chót và nhận biết được dấu hiệu trễ
kinh. So với những triệu chứng có trong thai

ngoài tử cung ở đoạn khác của ống dẫn trứng,

116

những triệu chứng của thai đoạn kẽ đều được
ghi nhận với tần suất thấp hơn. Đặc biệt chúng
tôi có 5 trường hợp bệnh nhân không có triệu
chứng gì. Đối với thai đoạn kẽ, tiềm năng một
thai phát triển bình thường trong giai đoạn sớm
là khá cao, thai kỳ diễn tiến bình thường không
triệu chứng có thể kéo dài 7-16 tuần. Do đó với
tuổi thai trung bình nghiên cứu chúng tôi là 8
tuần, việc các triệu chứng lâm sàng được phát
hiện ít hơn so với thai ngoài tử cung đoạn khác
của ống dẫn trứng là dễ hiểu.

Đặc diểm cận lâm sàng
βhCG trước mổ trung bình của nghiên cứu
chúng tôi: tương đồng với nghiên cứu của
MacRae: 15.263 mUI/ml. Thấp hơn nghiên cứu
của Soriano: 31.199 mUI/ml. Nhưng khi so sánh
trung vị βhCG giữa 2 nghiên cứu thì cũng tương
đương. Cao hơn nghiên cứu của Moon, có lẽ do
tuổi thai dân số chúng tôi 7,9 tuần cao hơn tuổi
thai trong dân số của Moon là 6,7 tuần, nên β
hCG trung bình cũng cao hơn.
Thời gian βhCG về âm tính trung bình là 3,4
tuần, cũng tương đương với kết quả nghiên cứu
của tác giả Choi (2009) là 4 tuần(1). Đây là thời
gian không dài, giúp đa số bệnh nhân có thể

quay lại tái khám và tuân thủ điều trị dễ dàng.
Như vậy sau mổ nội soi với thời gian chỉ 3-4
tuần, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình
thường, quan hệ tình dục lại và kinh nguyệt đa
số được ghi nhận một tháng sau đó.

Đặc điểm kết quả điều trị
Thời gian mổ và lượng máu mất trung bình
Bảng 4: So sánh thời gian mổ và lượng máu mất
giữa các nghiên cứu.
Thời gian mổ (phút) Lượng máu mất (ml)
Moon (2000)
38,3
68,3
Choi (2009)(1)
58
50
Chúng tôi
58
60
(2010)

Thời gian mổ trung bình trong nghiên cứu
chúng tôi ngang bằng với tác giả Choi, lâu hơn
tác giả Moon, nhưng lượng máu mất chúng tôi ít
hơn tác giả Moon và nhiều hơn tác giả Choi. Nói
tóm lại thời gian mổ và lượng máu mất trong

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
nghiên cứu của chúng tôi thuộc mức độ vừa
phải, có thể chấp nhận được. Lượng máu mất
thuộc mức độ trung bình, không quá nhiều.
Điều này có thể do trong lúc mổ chúng tôi rất
cẩn trọng, chủ động cầm máu trước khi máu
chảy, mà điển hình là sử dụng mũi khâu vòng
đặt ở ranh giới của khối thai và phần còn lại của
tử cung, trước khi cắt góc hay xẻ góc. Hơn nữa
cũng giống như tác giả Moon và Choi, chúng tôi
cũng dùng chất nội tiết từ thùy sau tuyến yên,
tiêm tại chổ vào khối thai có tác dụng co cơ tử
cung và siết các mạch máu lại. Điểm khác biệt là
các tác giả nước ngoài dùng Vasopressin, còn
chúng tôi do không có thuốc nên dùng Oxytocin
cũng có tác dụng tương tự một phần. Thời gian
mổ trung bình là 58 phút, không quá dài. Chúng
tôi nghĩ rằng có thể do: trong nghiên cứu này,
kích thước khối thai trung bình không quá to
(34mm) và lượng máu mất không nhiều nên
không tốn nhiều thời gian cầm máu.

Thời gian mổ và lượng máu mất trung bình
theo thời điểm phẫu thuật
Khi so sánh hai nhóm bệnh nhân được
phẫu thuật ở hai thời điểm trước và sau tháng
3/2010 (với khác biệt là có và không dùng mũi
khâu vòng), chúng tôi nhận thấy rằng lượng
máu mất giảm có ý nghĩa thống kê, từ đó thời

gian mổ cũng giảm theo do không phải tốn
thời gian cầm máu. Lý giải về vấn đề này,
chúng tôi nhận thấy khâu mũi túi nơi ranh giới
giữa khối thai ngoài và phần còn lại tử cung,
đã làm hạn chế đáng kể mạch máu từ tử cung
đến cung cấp cho khối thai. Về mặt giải phẫu
học, thai đoạn kẽ nằm ở nơi xa nhất của tử
cung, nhận máu từ nhánh buồng trứng của
động mạch tử cung và nhánh tử cung của
động mạch buồng trứng. Khi ta khâu cột lớp
đáy của khối thai ngoài, sẽ cô lập khối thai với
tử cung và chặn hết đường vào của các mạch
máu này. Mũi khâu này có tác dụng như 1 ga
rô cầm máu tạm thời. Nếu trong trường hợp xẻ
góc bảo tồn ống dẫn trứng, mũi khâu sẽ được
cắt chỉ tháo bỏ để tránh sự tắc nghẽn đầu gần
của ống dẫn trứng. Trong nghiên cứu của

Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

Moon (2000) cũng cho thấy ưu việt của mũi
khâu vòng với thời gian mổ và lượng máu mất
lần lượt là 35 phút và 40 ml, so với nhóm chỉ
dùng dao đốt lưỡng cực đơn thuần là 51 phút
và 133 ml.

Tỉ lệ điều trị thành công
Tỉ lệ điều trị thành công chúng tôi 97,6%.

Bảng 5: So sánh tỉ lệ điều trị thành công.
Tỉ lệ điều trị
thành công
Moon
(2000)[5]
Tulandi
(2004)[9]
Soriano
(2008)[8]
Ng (2009)[7]
MacRae
(2009)[4]
Choi
(2009)[1]
Chúng tôi
(2010)

Lý do thất bại

23/24 = 95,8% 1 trường hợp dùng thêm MTX
10/11 = 90,9% 1 trường hợp dùng thêm MTX
4 trường hợp dùng thêm MTX
6 trường hợp chuyển mổ hở
1 trường hợp chuyển mổ hở
1 trường hợp nội soi lại vì xuất
42/53 = 79,2%
huyết nội
9 trường hợp dùng thêm MTX
1 trường hợp dùng thêm MTX
9/11 = 81,8%

1 trường hợp chuyển mổ hở
10/20 = 50%

8/8 = 100%
41/42 = 97,6% 1 trường hợp dùng thêm MTX

So sánh với kết quả của các tác giả, tỉ lệ điều
trị thành công trong nghiên cứu chúng tôi tương
đương với tác giả Choi, Moon và Tulandi và cao
hơn so với tác giả Ng, Soriano, MacRae. Như
vậy với tỉ lệ điều trị thành công là 97,6%, có thể
kết luận rằng phẫu thuật nội soi trong điều trị
thai đoạn kẽ có hiệu quả cao.

Tai biến trong và sau mổ
Trong 42 trường hợp thai đoạn kẽ được
phẫu thuật nội soi, không có trường hợp nào
gặp tai biến trong mổ như tổn thương hệ niệu,
hệ tiêu hóa, cũng như không có tai biến sau mổ
như xuất huyết nội. So sánh với các nghiên cứu
khác trên thế giới, cũng không ghi nhận tai biến
nào trong mổ, chỉ có 1 ca phải mổ lại vì xuất
huyết nội trong nghiên cứu của Ng (2009). Như
vậy có thể kết luận phẫu thuật nội soi trong điều
trị thai đoạn kẽ là an toàn.

117


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Thời gian nằm viện và chi phí điều trị, vấn đề
kháng sinh
Thời gian nằm viện trung bình là 3 ngày,
kết quả này cho thấy phẫu thuật nội soi trong
điều trị thai đoạn kẽ có thời gian nằm viện
ngắn, không khác biệt so với thời gian nằm
viện chung của những phẫu thuật nội soi
trong những bệnh lý khác. Ngoài ra tất cả các
trường hợp đều chỉ cần dùng kháng sinh dự
phòng, cho thấy ưu điểm của phẫu thuật nội
soi: tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ ít, giảm chi phí
khi không cần dùng kháng sinh điều trị. Bên
cạnh đó với chi phí điều trị dao động 4-6 triệu
đồng, là mức giá chấp nhận được đối với đa số
người dân khi tiếp nhận một phương pháp
điều trị tiên tiến và an toàn.

Chi phí điều trị dao động 4-6 triệu đồng, chỉ
cần dùng kháng sinh dự phòng, thời gian nằm
viện 3 ngày. Như vậy phẫu thuật nội soi trong
điều trị thai đoạn kẽ có thời gian hồi phục
nhanh, chi phí điều trị vừa phải chấp nhận được
đối với hầu hết tất cả các bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1


2

3

4

KẾT LUẬN
Qua 42 trường hợp phẫu thuật nội soi trong
điều trị thai đoạn kẽ. Chúng tôi rút ra được 1 số
kết luận như sau:
Tỉ lệ điều trị thành công là 97,6 %. Như vậy
phẫu thuật nội soi trong điều trị thai đoạn kẽ có
hiệu quả cao.
Không có trường hợp nào gặp tai biến trong
mổ như tổn thương mạch máu lớn, tổn thương
hệ niệu, tổn thương đường tiêu hóa, cũng như
tai biến sau mổ như xuất huyết nội… Do đó
phẫu thuật nội soi trong điều trị thai đoạn kẽ rất
an toàn.

118

5

6

7

8


9

Choi YS, Eun DS, Choi J, Shin KS, Choi JH, Park HD (2009).
"Laparoscopic cornuotomy using a temporary tourniquet
suture and diluted vasopressin injection in interstitial
pregnancy". Fertil Steril, 91(5), pp 1933-1937.
Elito J J and Camano L (2006). "Unruptured tubal pregnancy:
different treatments for early and late diagnosis". Sao Paulo
Med J, 124(6), pp 321-324.
Lau S and Tulandi T (1999). "Conservative medical and
surgical management of interstitial ectopic pregnancy". Fertil
Steril, 72(2), pp 207-215.
MacRae R, Olowu O, Rizzuto MJ, Odejinmi F (2009).
"Diagnosis and laparoscopic management of 11 consecutive
cases of cornual ectopic pregnancy". Arch Gynecol Obstet,
280(1), pp 59-64.
Moon H S, Choi Y J, Park YH, Kim SG (2000). "New simple
endoscopic operations for interstitial pregnancies". Am J Obstet
Gynecol, 182(1 Pt 1), pp 114-121.
Moon HS, Kim SG, Park GS, Choi JK, Koo JS, Joo BS (2010).
"Efficacy of bleeding control using a large amount of highly
diluted vasopressin in laparoscopic treatment for interstitial
pregnancy". Am J Obstet Gynecol, 203(1), pp 30 e31-36.
Ng S, Hamontri S, Chua I, Chern B, Siow A (2009).
"Laparoscopic management of 53 cases of cornual ectopic
pregnancy". Fertil Steril, 92(2), pp 448-452.
Soriano D, Vicus D, Mashiach R, Schiff E, Seidman D,
Goldenberg M (2008). "Laparoscopic treatment of cornual
pregnancy: a series of 20 consecutive cases". Fertil Steril, 90(3),
pp 839-843.

Tulandi T and Al-Jaroudi D (2004). "Interstitial pregnancy:
results generated from the Society of Reproductive Surgeons
Registry". Obstet Gynecol, 103, pp 47-50

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em



×