Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự khác biệt về kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân trước và sau khi tham gia chương trình phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại Bệnh viện Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.27 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

SỰ KHÁC BIỆT VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA BỆNH NHÂN
TRƯỚC VÀ SAU KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA
LÂY TRUYỀN HIV/AIDS TỪ MẸ SANG CON TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Vũ Thị Nhung*, Lê Thị Lan Phương*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động của chương trình PLTMC đến kiến thức, thái độ, hành vi của
thai phụ nhiễm HIV đến sanh tại BVHV dựa trên sự khác biệt về kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân trước
và sau khi tham gia chương trình PLTMC tại bệnh viện Hùng Vương
Phương pháp tiến hành: Nghiên cứu dọc tiền cứu tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn được đưa vào
chương trình phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con đến sanh tại Bệnh viện Hùng Vương . Thời gian
nghiên cứu từ 1/9/2010 đến 30/11/2011 .
Kết quả: Trong thời gian 8,5 tháng đã thực nhận vào nghiên cứu được 200 trường hợp sản phụ có HIV
(+) đến sanh tại Bệnh viện Hùng Vương. Sau 6 tháng mất dấu 11 trường hợp. Kết quả ghi nhận như sau: tỷ lệ
đối tượng nghiên cứu sau khi tham gia chương trình phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại bệnh
viện Hùng Vương được đánh giá là có sự thay đổi về kiến thức và hành vi tốt là 85,7% (KTC 95%: 0,74-0,86)..
Xếp loại khá là 2,6% , trung bình là 1,1%. Đánh giá kém có 10,6% (KTC 95%: 0,06 – 0,15) là những người có
hiểu biết nhưng không thực hành theo sự hiểu biết.
Kết luận: chương trình PLTMC đã đem lại sự chuyển biến tốt về kiến thức và hành vi của bệnh nhân, giúp
họ tự tin và sống lạc quan, giúp họ gắn bó với chương trình tốt hơn , gián tiếp làm giảm sự lây nhiễm căn bệnh
thế kỷ này.
Từ khóa: Kiến thức- Thái độ- Hành vi của thai phụ nhiễm HIV

ABSTRACT
DIFFERENCES IN KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE OF PATIENTS BEFORE AND AFTER
PARTICIPATING IN THE PMTCT PROGRAM IN HUNG VUONG HOSPITAL (2010 – 2011)
Vu Thi Nhung*, Le Thi Lan Phuong


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 354 - 360
Objective: Evaluating the effectiveness of PLTMC Program based on the differences in knowledge, attitude
and practice of patients before and after participating the PMTCT program in Hung Vuong Hospital
Methodology: Longitudinal prospective study. All HIV-affected pregnant women who met the inclusion
criteria and came to Hung Vuong Hospital were recruited to the PMTCT program. The study was conducted
from 1/9/2010 to 30/11/2011.
Results: During 8.5 months, 200 patients who gave birth at Hung Vương Hospital were recruited. After 6
months, there were 11 missing cases. The rate of patients having good changes in knowledge and practice was at
85.7% (CI 95%: 0.74-0.86); rather good result at 2.6%; average at 1.1%. Those rated as poor at 10.6% (CI 95%:
0.06 – 0.15) are those patients who had good knowledge but did not respond in accordance with their knowledge.

* Bệnh viện Hùng Vương.
Tác giả liên lạc: PGS. TS Vũ Thị Nhung

354

ĐT:0903383005

Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Conclusion: The PMTCT program has brought about good changes in knowledge and practice among HIV
positive patients. It helped them gain self-confidence and live optimistically. It could help the patients have good
contact with the program, hence indirectly reducing HIV transmission rates.

Key words: Knowledge- attitude- practice of HIV positive pregnant women.
chương trình PLTMC tại bệnh viện Hùng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vương.
Từ những tháng đầu tiên của những năm 80
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
thế kỷ XX lúc mà thế giới bị xáo động bởi căn
bệnh mang tên “Hội chứng suy giảm miễn dịch
Thiết kế nghiên cứu
mắc phải” hay còn gọi là AIDS cho đến nay đã
Nghiên cứu dọc tiền cứu .
hơn 30 năm, sự hiểu biết về HIV/AIDS đã có rất
Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)
nhiều thay đổi . Mặc dù chưa có thuốc chữa
Những sản phụ có HIV (+) đồng ý sanh
khỏi bệnh nhưng nhờ sự hiệu quả của thuốc
ARV, tỷ lệ tử vong giảm ở những nơi cung cấp
con tại BV Hùng Vương và chấp nhận tham
thuốc đầy đủ trong khi tình trạng lây bệnh vẫn
gia vào chương trình PLTMC, có được điều
tiếp tục. Do đó, số người sống với AIDS ngày
trị dự phòng cho mẹ hay không , con được
càng tăng (3)... Tỷ lệ tử vong do AIDS giảm hơn
uống thuốc dự phòng.
50% cũng như tình trạng trẻ mồ côi giảm vì cha
Tiêu chuẩn loại trừ
mẹ chúng không chết vì AIDS. Số trường hợp
Những người không có đủ 3 test HIV (+)
nhiễm mới ở Cận Saharan (Phi Châu) giảm gần
theo qui định

15%, ở Đông Á giảm gần 25% , ở Nam và Đông
(2)
Nam Á giảm gần 10% (2008) . Chính vì vậy,
Những trường hợp HIV (+) phá thai, thai
nếu lúc trước khi người phụ nữ mang thai biết
chết lưu, thai chết sau sanh.
mình bị nhiễm HIV thì họ thường yêu cầu được
Mẹ ở giai đoạn AIDS nặng tiên lượng
phá thai và họ không muốn có thai, nhưng hiện
xấu.
nay đã có những cặp vợ chồng nhiễm HIV đến
cơ sở y tế xin được điều trị hiếm muộn. Người
Thời gian nghiên cứu
bệnh đã có vẻ lạc quan hơn, suy nghĩ tích cực
Từ 01/09/2010 đến 30/11/2011
hơn, nhất là thuốc ARV đã giúp ngăn sự lây
Cỡ mẫu
truyền HIV từ mẹ sang con một cách đáng kể.
Tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn được
Đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ,
hành vi về HIV/AIDS của các đối tượng như
đưa vào chương trình phòng lây truyền
nghiện ma túy, mại dâm, phụ nữ mang thai
HIV/AIDS từ mẹ sang con đến sanh tại Bệnh
được thực hiện nhưng chưa có nhiều nghiên
viện Hùng Vương từ 1/9/2010 đến 15/5/2011.
cứu về sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi về
Ước lượng khoảng 200 thai phụ. Phỏng vấn
HIV/AIDS của những đối tượng này sau khi họ
sâu 6 tháng sau sanh, chọn 20 bệnh nhân

đã được tiếp cận với các chương trình giáo dục
(10% mẫu nghiên cứu) để phỏng vấn sâu
truyền thông .
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động của
chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con (PLTMC) đến kiến thức, thái độ, hành vi của
thai phụ nhiễm HIV đến sanh tại BVHV dựa
trên sự thay đổi về kiến thức, thái độ, hành vi
của bệnh nhân trước và sau khi tham gia

bằng cách chọn trong danh sách 200 bệnh
nhân bắt đầu từ người số 1 và cách khoảng 9
người chọn người thứ 10. Nếu người được
chọn không đến thì lấy người số kế tiếp.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

355


Nghiên cứu Y học
Phương pháp tiến hành

356

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chọn bệnh theo tiêu chuẩn qui định với số
lượng theo phương pháp tuần tự kế tiếp cho
đến khi đủ số mẫu cần thiết cho nghiên cứu.


Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Tham vấn cho thai phụ đi khám thai hay nhập viện
chờ sanh làm XN tầm soát HIV

Đồng ý xét nghiệm

3Test (+)

Thai nhỏ ≤ 20
tuần

Xin phá
thai

Test (-)

Thai lớn > 20 tuần

Dưỡng
thai

Đồng ý tham gia chương
trình PLTMC


Không đồng ý xét nghiệm

Khám thai theo phác
đồ của BV

Không đồng ý tham gia chương
trình PLTMC

Uống ARV vào tuần 28
hoặc ARV điều trị nếu
3
TCD4 ≤ 250/mm

Thai phụ HIV (+) từ nơi
khác chuyển đến

Trả lời Pretest

Nhập viện muộn
XN HIV (+)

Đồng ý tham gia
chương trình PLTMC

Chuyển dạ sanh

Không kịp uống ARV

Mẹ và con uống
thuốc ARV


Trả lời Pretest trước khi
xuất viện

Đưa con đi BV NĐ làm
PCR sau 1 tháng

Phỏng vấn sâu 20
người

Trả lời post test
sau 6 tháng

ĐTNC đi khám thai

ĐTNC đến BV muộn

Sơ đồ 1:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

357


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Đánh giá sự khác biệt về kiến thức, thái
độ, hành vi dựa vào kết quả trả lời đúng sai

của cùng một câu hỏi trong 2 lần trả lời
(pretest và posttest) của ĐTNC.
Đánh giá mức độ thay đổi về kiến thức
và hành vi (sau 6 tháng) dựa vào sự trả lời 13
câu hỏi. Mỗi câu đúng được tính 1 điểm –
Nếu không biết hay không thực hiện thì cho
0 điểm.
Các trường hợp phỏng vấn sâu được ghi
âm và giải băng sau
Qui trình nghiên cứu được thực hiện theo
sơ đồ 1.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Có 200 thai phụ nhiễm HIV đến sanh tại
Bệnh viện Hùng Vương đã được nhận vào
nghiên cứu nhưng sau khi sanh 6 tháng, số
người còn liên lạc được và trả lời bảng phỏng
vấn posttest chỉ còn 189 người. Kết quả ghi
nhận như sau:
Đánh giá sự hiểu biết về HIV trước và sau
khi tham gia chương trình PLTMC
Bảng 1: Đánh giá sự hiểu biết về HIV trước và sau
khi ĐTNC tham gia chương trình PLTMC
NỘI DUNG

Trước
Đúng

Sau
Đúng


Sai

Hiểu biết về mẹ uống
159
30
ARV để PLTMC
(84,1%) (15,9%)
Hiểu biết về con uống
176
13
ARV để PLTMC
(93,1%) (6,9%)

189

0

189

0

Hiểu biết về cho con bú 160
29
sữa thay thế để PLTMC (84,7%) (15,3%)

189

0

Sai


Hiểu biết về dùng BCS 114
75
179
10
để phòng lây truyền (60,3%) (39,7%) (94,7%) (5,3%)
qua QHTD
Hiều biết về dùng BCS 150
39
166
23
để ngừa thai sau sanh (79,4%) (20,6%) (87,8%) (12,2%)
Hiểu biết về các đường 155
42
lây truyền HIV
(78,7%) (21,3%)
Hiểu biết về chương
trình PLTMC

358

148
41
(78,3%) (21,7%)

189

0

189


0

Có 41,5% ĐTNC được chuyển từ nơi khác
đến sanh tại BV Hùng Vương, số trường hợp
này đã được tham vấn trước tại cơ sở nên sự
hiểu biết về những vấn đề có liên quan đến HIV
của họ hầu hết là chính xác. Tuy nhiên, sau khi
đã tham gia chương trình PLTMC thì kết quả
đánh giá về kiến thức và hành vi không có sự
khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân biết bị
nhiễm trước khi có thai lần này, trong khi mang
thai và khi chuyển dạ mới biết (P = 0,455) [Bảng
4]. Lúc ban đầu có 21,7% ĐTNC không biết gì về
chương trình PLTMC nhưng sau đó, 100% đã
hiểu rõ về chương trình này. Tất cả ĐTNC được
hỏi ý kiến về chương trình PLTMC đều nhận
thấy chương trình đã giúp ích cho bệnh nhân
nhiễm HIV rất nhiều trong đó có một tác động
quan trọng như phát biểu sau đây: “…chương
trình giúp tôi hiểu rõ về căn bệnh này nên tôi tự tin
hơn, sống vui vẻ hơn …”
Có 20 trường hợp được phỏng vấn sâu sau
sanh 6 tháng. Trong đó có 19 trường hợp PCR
của con âm tính và 1 trường hợp PCR của con
dương tính. Hầu hết các bà mẹ nhiễm HIV hiện
nay cũng đã lạc quan rất nhiều về căn bệnh của
mình. Họ cho biết: “… trước đây không hiểu rõ về
HIV thì rất sợ vì nghe những thông tin là bệnh sẽ
chết và không có thuốc chữa, tuy nhiên tôi có lên

mạng đọc và xem TV , báo chí cũng đã có những
thông tin khác hơn, nếu sống lành mạnh lạc quan và
uống thuốc thì sẽ kéo dài cuộc sống nên tôi không còn
buồn nữa và yên tâm sống lạc quan..” . Ngay bà mẹ
có con dương tính tuy rất buồn về sự bất hạnh
này nhưng không bi quan vì hiện nay cả hai vợ
chồng đang điều trị ARV ở địa phương, vẫn làm
việc bình thường, tuân thủ theo sự hướng dẫn
của chương trình và một điều an ủi lớn đối với
họ là được sự chia xẻ giúp đỡ của người thân
trong gia đình “…vợ chồng tôi cố gắng giữ gìn sức
khỏe, sống vui vẻ để lo cho con, rất may là được ông
bà cùng ở chung nhà thương yêu, lo cho cháu…”.
Đây cũng là một sự thay đổi lớn về mặt nhận
thức, thái độ, hành vi của cộng đồng đối với căn
bệnh thế kỷ này. Khi không còn sự kỵ thị thì
chuyển biến của HIV có thể sẽ đổi khác.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Những kiến thức về vấn đề cho mẹ và con
uống ARV để dự phònglây truyền mẹ con
(LTMC) và không cho con bú mẹ thì trước khi
tham gia chương trình có trên 84% biết đúng về
các vấn đề này nhưng sau khi đã tham gia
chương trình thì 100% đã biết đúng. Riêng có
một vấn đề về dùng BCS để phòng lây truyền
qua quan hệ tình dục ( QHTD) thì lúc đầu có

hơn 60% trả lời đúng, sau khi tham gia chương
trình thì tỷ lệ biết đúng tăng 94,7% và 5,3% còn
hiểu sai, thậm chí còn 1 trường hợp trả lời là để
phòng lây truyền họ không quan hệ tình dục
nữa ! Một thành công của giáo dục truyền thông
cho bệnh nhân là sau khi tham gia chương trình
100% đã biết rõ về các đường lây truyền HIV so
với trước đó có 21,3% không biết rõ về vấn đề
này [Bảng 1].
Theo một nghiên cứu về khảo sát kiến thức ,
thái độ, hành vi về HIV/AIDS và dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con của PNMT và phụ
nữ tuổi sinh đẻ tại Tp Hồ Chí Minh năm 2009
của Trương Trọng Hoàng và cs cũng cho thấy tỷ
lệ biết các biện pháp phòng ngừa trước và sau
can thiệp truyền thông khá cao (93% trước can
thiệp và 97% sau can thiệp)(4).

Đánh giá thái độ, hành vi liên quan đến
HIV trước và sau khi ĐTNC tham gia
chương trình PLTMC
Có sự khác biệt giữa thái độ và hành vi của
ĐTNC trước và sau khi tham gia chương
trình.PLTMC. Chẳng hạn như vấn đề báo tin
cho chồng biết mình nhiễm HIV thì có 6 trường
hợp (3,2%) không đồng ý báo tin nhưng trên
thực tế thì có 7 trường hợp (3,7%) cương quyết
dấu và không vận động chồng làm xét nghiệm
HIV, nguyên nhân là vì họ sợ bị chồng bỏ mà họ
thì không thể tự lực về kinh tế, đặc biệt trong 7

người này có 1 đối tượng thuộc nhóm đồng
đẳng. Người này có hiểu biết rất tốt, tham vấn
cho người khác thì tốt nhưng không làm theo
sự hiểu biết của mình. Tương tự như vậy đối với
vấn đề bà mẹ đưa con đến BV Nhi Đồng làm xét
nghiệm PCR sau sanh 1 tháng thì 100% bà mẹ
đồng ý nhưng cuối cùng vẫn có 1 người cương

Nghiên cứu Y học

quyết không chịu cho con làm xét nghiệm.
Nghiên cứu của Jacqueline Rose Chinkonde
thực hiện từ 1/7 đến 31/12/2005 ở Lilongwe
(Malawi) (1) phỏng vấn sâu 28 bà mẹ nhiễm HIV
trong đó 50% là nhóm có tái khám và 50%
không tái khám sau 6 tháng , nhóm này được
vãng gia để phỏng vấn. Những người không tái
khám đều có lý do là sợ lộ tình trạng nhiễm HIV
của họ, sợ chồng ruồng bỏ.( điều này cũng
tương tự như tình trạng của sản phụ dấu chồng
trong nghiên cứu này) và có trường hợp người
chồng không cho vợ đến tham gia chương trình
vì họ không tin kết quả của bệnh viện .
Trước khi tham gia chương trình, có 62
trường hợp (32,8%) không đồng ý dùng bao cao
su (BCS) để phòng lây truyền khi QHTD nhưng
sau khi tham gia chương trình thì chỉ còn 12
trường hợp (6,4%) không đồng ý và thực tế có
13 trường hợp (6,9%) không dùng BCS khi
QHTD. Trong các trường hợp này đa số các ông

chồng không chịu dùng BCS vì họ nghĩ rằng họ
đã nhiễm HIV rồi nên không cần phòng bệnh
nữa mà người vợ không thể cãi lại như trong ý
kiến người vợ sau đây: “… chồng em không chịu
dùng bao vì anh ấy bảo cả hai vợ chồng đều đã mắc
bệnh nên không cần phải dùng BCS, em không biết
phải làm gì để chồng em đổi ý…” Điều này cũng
tương tự như nghiên cứu của Jacqueline Rose
Chinkonde (1) . Nghiên cứu này cho thấy một
thái độ và hành vi của người vợ và người chồng
ở Malawi đối với việc dùng bao cao su khác
hẳn. Người chồng cho rằng đã nhiễm bệnh rồi
thì trước sau gì cũng chết. Vì thế không cần
ngừa nữa. Còn vợ ngại không dám cãi lời chồng
vì sợ mất hạnh phúc gia đình, một phần là trong
xã hội của các nước Phi Châu, sự bình đẳng giới
không được tôn trọng.
Bảng 2: Đánh giá thái độ liên quan đến HIV trước và
sau khi ĐTNC tham gia chương trình PLTMC
NỘI DUNG
Đồng ý báo tin mình
bị nhiễm HIV

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

Trước
Sau

Không


Không
113
76
183 6 (3,2%)
(59,8%) (40,2%) (96,8%)

359


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Trước
Sau

Không

Không
Đồng ý được cấp thẻ
188
1 (0,5%) 188 1 (0,5%)
(99,5%)
(99,5%)
Đồng ý tuân thủ theo
186
3 (1,6%) 186 3 (1,6%)
qui định của chương (98,4%)
(98,4%)
trình

Mẹ đồng ý đưa con
189
0
189
0
đến BV NĐ sau sanh
để xét nghiệm
Đồng ý cho con đi
189
0
189
0
chủng ngừa
Đồng ý vận động
113
76
177
12
chồng làm XN HIV (59,8%) (40,2%) (93,6%) (6,4%)
Đồng ý cho con bú
189
0
189
0
sữa thay thế
Đồng ý dùng BCS để
127
62
177
12

ngừa phòng lây
(67,2%) (32,8%) (93,6%) (6,4%)
truyền qua QHTD
NỘI DUNG

Chỉ có 35% ĐTNC tái khám theo đúng hẹn.
Trong khi đó 65% cần được nhắc nhở mới đưa
con đi làm xét nghiệm PCR . Ngoại trừ 4 trường
hợp mất dấu từ khi ra viện sau sanh và 1 trường
hợp cương quyết không cho con làm xét
nghiệm, tất cả các trường hợp còn lại đều đưa
con đi làm xét nghiệm [Bảng 3].

Tuy nhiên, đến thời điểm 6 tháng sau thì có
7 trường hợp không còn liên lạc được, nâng số
mất dấu lên 5,5%. Có thể là vì sau thời điểm này
bệnh viện Hùng Vương không còn mối ràng
buộc nào với họ nữa. Còn hơn 95% ĐTNC vẫn
quan hệ hợp tác với Bệnh viện trong điều kiện
không còn những hỗ trợ tài chánh hay vật chất
là một thành công lớn của chương trình nếu so
với tỷ lệ mất dấu trước đây khoảng 30% (5).
Bảng 3: Đánh giá Thực hành liên quan đến HIV
sau khi ĐTNC tham gia chương trình PLTMC
Nội Dung
Báo tin mình bị nhiễm HIV
Nhận thẻ
Tái khám đúng hẹn
Mẹ đưa con đến BV NĐ sau
sanh để xét nghiệm

Cho con đi chủng ngừa
Chồng làm XN HIV
Cho con bú sữa thay thế
Mẹ Có uống ARV
Dùng BCS để phòng lây truyền
qua QHTD


182 (96,3%)
188 (99,5%)
66 (35%)
188 (99,5%)

Không
7 (3,7%)
1 (0,5%)
123 (65%)
1 (0,5%)

189
0
171 (90,5%) 18 (9,5%)
189
0
181 (95,8%) 8 (4,2%)
176 (93,1%) 13 (6,9%)

Đánh giá chung sự thay đổi về kiến thức và hành vi của ĐTNC
Bảng 4: Đánh giá sự thay đổi về kiến thức và hành vi của đối tượng nghiên cứu
Kết quả đánh giá

Thời điểm XN HIV (+)
Tốt
Trước khi có thai (Nhóm 1) 80 (80,8%)
Khi khám thai (Nhóm 2)
59 (82%)
Khi chuyển dạ (Nhóm 3) 23 (79,3%)
Tổng cộng
162/189
(85,7%)

Khá
3 (3%)
1 (1,4%)
1 (3,4%)
5/189
(2,6%)

TBình
1 (1%)
1 (1,4%)
0
2/189
(1,1%)

Kém
12 12,1% )
7 (1,4%)
1 (3,4%)
20/189
(10,6%)


Mất dấu
3 (3%)
4 (5,6%)
4 (13,8%)
11
(5,5%)

Tổng cộng
99
72
29
200

(Fisher hiệu chỉnh ) P = 0,455 (Tỷ lệ % tính theo hang)

Đa số ĐTNC (85,7%) được đánh giá là có
sự thay đổi về kiến thức và hành vi tốt. Đánh
giá có sự chuyển biến khá là 2,6%, trung bình
là 1,1% và có 10,6% xếp loại kém là những đối
tượng không thông báo tình trạng bị nhiễm
HIV cho chồng biết , không cho con làm xét
nghiệm PCR , không dùng BCS khi QHTD dù
điểm đạt không phải là kém. Đặc biệt là 76
ĐTNC (38%) làm tốt việc vận động chồng làm
xét nghiệm HIV, qua đó phát hiện được 41/76
(55,2%) dương tính và 34/76 (44,8%) âm tính .
Trong số được đánh giá là chuyển biến tốt thì

360


nhóm biết nhiễm HIV khi có thai có chuyển
biến tốt nhiều nhất (82%), kế tiếp là nhóm biết
nhiễm trước khi thai (80,8%) và cuối cùng là
nhóm chỉ mới biết nhiễm HIV khi chuyển dạ
(79,3%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P=0,455). Điều này có thể là
do nhóm thứ 3 ít có thời gian để được tham
vấn kỹ so với 2 nhóm 1 và 2 cũng như số mất
dấu nhiều nhất thuộc nhóm 3 (13,8%) so với 2
nhóm kia (3% và 5,6%). Có một điểm đáng
lưu ý là số ĐTNC biết nhiễm trước khi có thai
được đánh giá kém chiếm tỷ lệ rất cao (12,1%).

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Có 3 người đã biết nhiễm HIV nhưng không
chịu uống ARV sớm mà chờ đến lúc chuyển
dạ mới uống. Lý do là họ muốn dấu chồng.
Những đối tượng này sau khi vào chương
trình, được tư vấn và vận động tích cực thì họ
mới báo cho chồng biết và vận động chồng
làm xét nghiệm. Chỉ khi làm xét nghiệm lúc
chuyển dạ cho biết họ nhiễm HIV thì họ mới
bộc lộ tình trạng nhiễm bệnh của mình cho
CB y tế biết. Chính sự dấu diếm này đã làm
tăng số trường hợp nhiễm mới trong báo cáo
thống kê. Như vậy, sự hiểu biết nhiều vẫn

chưa hẳn giúp người ta sửa đổi hành vi cho
đúng.
Tất cả những người được phỏng vấn đều
biểu lộ thái độ lạc quan và đánh giá chương
trình đã đem lại niềm tin và sự hiểu biết thấu
đáo về căn bệnh của họ nên họ không cảm
thấy chán đời, họ tin rằng họ có thể sống lâu
nếu họ biết tổ chức cuộc sống lành mạnh. Họ
đã phát biểu “….Chương trình PLTMC đã rất có
ích và rất tốt vì vậy, tôi tuân thủ uống thuốc đầy
đủ theo những hướng dẫn của các cô phụ trách
chương trình…” Đây là thành công lớn của
chương trình PLTMC tại Tp Hồ chí Minh.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu Y học

HIV/AIDS từ mẹ sang con tại bệnh viện Hùng
Vương được đánh giá là có sự thay đổi về
kiến thức và hành vi tốt là 85,7% (KTC 95%:
0,74-0,86). Xếp loại khá là 2,6%, trung bình là
1,1%. Đánh giá kém có 10,6% (KTC 95%: 0,06 –
0,15) là những người có hiểu biết nhưng
không thực hành theo sự hiểu biết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

Chinkonde JR, Sundby J, Martinson F (2009) “The
prevention
of
mother-to-child
HIV
transmission
programme in Lilongwe.Malawi: Why do so many women
drop out” Reproductive Health Matters 2009; 17(33): 143151.
Joint United Nations Programme on HIV/AIDS ( 2009) AIDS
epidemic update.
Palella FJ, Delaney KM, Moorman AC, Loveless MO, Fuhrer J,
Satten GA, Aschman DJ and Holmberg SD (1998). "Declining
morbidity and mortality among patients with advanced human
immunodeficiency virus infection". N. Engl. J. Med. 338 (13):
853–860.
Trương Trọng Hoàng, Lê thị Kim Phượng. Phạm thị Hải
Ly, Nguyễn thị Kim Chi, Lê Trường Giang (2010) “Khảo sát
kiến thức , thái độ, hành vi về HIV/AIDS và dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con của PNMT và phụ nữ tuổi sinh
đẻ tại Tp Hồ Chí Minh năm 2009” Các công trình nghiên
cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Y học thực
hành số 742+743 Tháng 12/2010 Tr 231-234
Vũ Thị Nhung (2010). “Đánh giá tình hình phụ nữ mang
thai nhiễm HIV tại Bệnh viện Hùng Vương 2005-2008” Các

công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn
2006-2010, Y học thực hành số 742+743 Tháng 12/2010 Tr
377- 380.

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sau khi tham
gia chương trình phòng ngừa lây truyền

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

361



×