Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giáo trình Huấn luyện kỹ năng lâm sàng: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 88 trang )

Bài 11

KHÁM 12 ĐÔI DÂY THẦN KINH SỌ NÃO
MỤC  TIÊU  

1. Thực hiện được cách thăm khám cơ bản 12 đôi dây thần kinh sọ não
2. Nhận định được đáp ứng bình thường và bất thường
ĐỐI  TƯỢNG,  ĐỊA  ĐIỂM,  PHÂN  BỐ  THỜI  GIAN  

–   Đối tượng: sinh viên Y2 – YLT2
–   Địa điểm: Trung tâm huấn luyện kỹ năng lâm sàng – Bệnh viện mô phỏng
–   Phân bố thời gian: 90 phút
+   Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 02 phút
+   Giới thiệu nội dung bài giảng và xem video hướng dẫn thăm khám: 28 phút
+   Thực hành kỹ năng thăm khám theo nhóm: 50 phút
+   Giảng viên tổng kết cuối buổi: 10 phút
NỘI  DUNG  

1. ĐẠI CƯƠNG
Các dây thần kinh sọ não được chia ra:
–   3 đôi chi phối cảm giác (I, II, VIII)
–   3 đôi chi phối vận động (III, IV, VI, XI, XII)
–   4 đôi hỗn hợp, vừa cảm giác vừa vận động (V, VII, IX, X)
2. NGUYÊN TẮC THĂM KHÁM
Cần khám từng dây và có hệ thống theo thứ tự kế tiếp nhau.
Trước khi khám, cần khai thác bệnh sử xem bệnh nhân có than phiền gì không, tai,
mắt, mũi bệnh nhân có bị bít tắc, viêm hay không.
3. TIẾN HÀNH KHÁM
3.1. Dây thần kinh số I - Dây thần kinh khứu giác
Trung tâm của khứu giác nằm trong thái dương. Các sợi thần kinh khứu giác từ niêm
mạc mũi qua sàng xương bướm, tạo thành hành khứu giác, rồi dưới hình dáng một dải khứu


giác đi vào mặt dưới của não. Thần kinh khứu giác chi phối khứu giác ở niêm mạc mũi.
–   Dụng cụ khám: các loại lọ dầu nhỏ nhiều mùi khác nhau.
–   Tư thế bệnh nhân và người khám: ngồi đối diện nhau
+   Yêu cầu bệnh nhân ngậm miệng và nhắm mắt lại
+   Người khám khám từng bên mũi một: bịt một bên mũi và cho ngửi dầu gió,
dầu thơm mùi vừa phải, không nồng nặc quá, hỏi xem bệnh nhân có cảm nhận
được mùi không? Làm tương tự với bên còn lại. Cần đánh lạc hướng bệnh
nhân bằng thay đổi mùi của chai dầu.

119  


–   Kết quả:
+   Người bình thường nhận diện mùi rất nhanh
+   Bệnh nhân có thể mất hay giảm cảm nhận mùi, có thể tăng cảm nhận mùi, có
thể ảo khứu
–   Nguyên nhân:
+   Giảm hay mất khứu giác: viêm mũi, tổn thương dây sọ I, u trong não chèn ép
hành khứu, viêm màng não mủ, lao màng não…
+   Tăng: phụ nữ có thai, hysterie
+   Ảo khứu: động kinh thùy thái dương, tâm thần phân liệt…
3.2. Dây thần kinh số II - Dây thần kinh thị giác
Cần xác định được ba thành phần: thị lực, thị trường, đáy mắt
3.2.1. Khám thị lực

Hình  11.1.  Bảng  đo  thị  lực  

–   Đo thị lực theo bảng thị lực: bệnh nhân ngồi cách bảng 6m, người khám khám
từng bên mắt một, bảo bệnh nhân đọc từng chữ đến dòng nhỏ nhất còn có thể đọc
được, đánh giá thị lực từ 1 đến 10/10.

–   Đo thị lực tương đối: thường được thực hiện trên lâm sàng, người khám đưa cho
bệnh nhân quyển sách hay tờ báo, yêu cầu bệnh nhân đọc; hoặc đưa ngón tay ra và
hỏi bệnh nhân mấy ngón ở vài khoảng cách khác nhau.
3.2.2. Khám thị trường
Thị trường là khoảng cách không gian mà bệnh nhân thấy được khi nhìn vào một
điểm cố định phía trước.
Thị trường chính xác: khám bằng máy đo, có thể nhận định được vị trí, kích thước,
hình dáng của điểm mù và các ám điểm bất thường. Qua các tổn thương thị trường lúc
khám, ta xác định vị trí nào tổn thương trên đường thị giác.
Thị trường tương đối: so sánh với thị trường người khám.
–   Cách khám: yêu cầu bệnh nhân ngồi đối diện với người khám, khoảng cách 1 mét,
người khám che một mắt mình lại bằng tấm bìa cứng, yêu cầu bệnh nhân làm
tương tự với mắt bên đối diện. Hai người nhìn thẳng vào con ngươi của nhau và
cố định nhãn cầu, người khám đưa đầu ngón tay từ ngoài vào trong sang gốc mũi
hay thái dương, di chuyển lên xuống để xác định cả bốn góc thị trường của mình,
120  


đầu ngón tay luôn ở giữa khoảng cách người khám và bệnh nhân, người khám yêu
cầu bệnh nhân cho biết ngay khi thấy đầu ngón tay. Làm tương tự với các phía
còn lại.
–   Bình thường, thị trường của bệnh nhân trùng hợp tương đối với thị trường của
người khám. Nếu người khám đã thấy mà bệnh nhân chưa thấy thì bệnh nhân bị
thu hẹp thị trường.
–   Dây thần kinh của hai mắt chéo nhau tại một giao thoa hình chữ X, phía sau tuyến
yên trước khi chạy dọc theo bao trong của não đến trung tâm thị giác trên thùy
chẩm. Tín hiệu từ bộ phận nhận sáng nửa trong của võng mạc chạy chéo qua và
phối hợp với tín hiệu của nửa ngoài võng mạc trong mắt bên kia.
–   Bất thường: xảy ra các trường hợp sau:


Hình  11.2.  Tổn  thương  hệ  thống  thị  giác  

+   Mất hoàn toàn thị trường một bên mắt (mù một mắt): tổn thương dây thị cùng
bên mắt đó do chấn thương, viêm thị thần kinh, u chèn ép dây thị.
+   Mất một nửa thị trường cùng bên (bán manh đồng danh): tổn thương này quan
trọng và thường gặp, bệnh nhân không nhìn được ở phía thái dương bên này và
phía mũi bên kia. là do bất bình thường trong hệ thần kinh sau chỗ giao thoa.
Nguyên nhân do tai biến mạch máu não, dị dạng mạch máu, u não, chấn
thương.
+   Mất hai bên ngoài (bán manh thái dương): là do tổn thương trong hệ thần kinh
tại vùng giao thoa, thường do u tuyến yên, u màng não, u sọ hầu.
+   Ngoài ra, còn có các trường hợp như: ám điểm trung tâm (không nhìn thấy
được giữa thị trường), góc manh trên đồng danh, góc manh dưới đồng danh.
3.2.3. Khám đáy mắt
Dùng đèn soi đáy mắt, khám trong điều kiện ánh sáng mờ và đồng tử giãn.
Khi khám đáy mắt, đầu tiên đi tìm gai thị, là nơi tập trung của các mạch máu. Quan
sát màu sắc gai thị, độ sáng bờ gai thị và kích thước gai thị. Quan sát các mạch máu ra vào
gai thị, tĩnh mạch thường có kích thước to hơn và đậm hơn động mạch. Các đường đi của
mạch máu liên tục hay đứt đoạn, có hiện tượng bắt chéo động mạch tĩnh mạch hay không,
có xuất huyết hay xuất tiết không.

121  


3.3. Dây thần kinh số III - Dây thần kinh vận nhãn chung
Điều khiển cơ thẳng trong, thẳng trên, thẳng dưới và cơ chéo dưới, đưa nhãn cầu lên
trên, xuống dưới và nhìn vào trong.
 
 
 

 
 
 
Hình  11.3.  Đèn  soi  đáy  mắt  

Hình  11.4.  Đáy  mắt  bình  thường  

Tư thế bệnh nhân tốt nhất nên ngồi đối diện với người khám, người khám quan sát
bệnh nhân.
–   Xem bệnh nhân có sụp mi không? Yêu cầu bệnh nhân mở mắt, nếu không thực
hiện được: liệt dây III phần cơ nâng mi (mở mắt), làm tương tự với mắt còn lại.
–   Khám vận động nhãn cầu: (khám chung với dây IV, VI)
–   Khám đồng tử:
+   Nhìn dưới ánh sáng tự nhiên quan sát hình dạng (tròn đều), kích thước (bình
thường 2-3mm)
+   Phản xạ đồng tử: chiếu đèn pin, nên đưa từ thái dương vào, xem hai đồng tử có
co lại hay không, khám hai bên. Bình thường: đồng tử có phản xạ với ánh sáng
–   Khám độ hội tụ của hai nhãn cầu và điều tiết hai đồng tử khi nhìn gần: cho bệnh
nhân nhìn cố định ở đầu bút hay đầu ngón tay của người khám cách khoảng 2m,
người khám sẽ đưa từ từ đầu bút về phía giữa mũi bệnh nhân cách 6cm. Bình
thường hai nhãn cầu hội tụ về phía mũi và hai đồng tử co nhỏ lại hơn. Bất thường:
co đồng tử, giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng.
3.4. Dây thần kinh số IV - Dây thần kinh ròng rọc
hay dây thần kinh cảm động
Điều khiển cơ chéo trên và đưa mắt nhìn vào
trong và xuống dưới.
–   Bệnh nhân ngồi đối diện với người khám
–   Người khám yêu cầu bệnh nhân nhìn xuống
và vào trong. Bệnh nhân không thực hiện
được: liệt dây IV.

3.5. Dây thần kinh số VI - Dây thần kinh
vận nhãn ngoài
Điều khiển cơ thẳng ngoài đưa nhãn cầu
ra ngoài

122  

       Hình  11.5.  Khám  phản  xạ  ánh  sáng  


–   Bệnh nhân ngồi đối diện với người khám
–   Yêu cầu bệnh nhân giữ cố định đầu, cổ, mắt thì nhìn theo đầu bút hay ngón tay
của người khám di chuyển từ trong ra ngoài thái dương. Nếu mắt bên nào không
thực hiện được, thì dây VI bên đó bị liệt. Thường nếu bị liệt bên nào thì nhãn cầu
nhìn về phía mũi.
Thực tế trên lâm sàng, thường khám phối hợp dây III, IV, VI. Cả ba đôi dây thần
kinh này có chức năng phối hợp trong vận động nhãn cầu.
–   Yêu cầu bệnh nhân nhìn về trước và cố định đầu cổ. Cho bệnh nhân nhìn theo
ngón tay hay đầu bút (chú ý nhìn theo bằng nhãn cầu không được xoay đầu và cổ).
Vì nhãn cầu vận động được là nhờ hoạt động phối hợp dây II, IV, VI nên liệt phần
dây nào thì nhãn cầu sẽ không liếc nhìn được về phía đó. Yêu cầu bệnh nhân: nhìn
sang phải và trái, nhìn lên sang phải và trái, nhìn xuống sang phải và trái.

Hình  11.6.  Sơ  đồ  hướng  hoạt  động  cơ  mắt  

+   Bất thường: liệt vận nhãn, thường phát hiện sớm qua hiện tượng nhìn đôi.
+   Nếu mắt không đưa ra phía ngoài được: tổn thương dây VI hay cơ thẳng ngoài.
+   Nếu mắt không nhìn vào trong và xuống dưới, do tổn thương dây thần kinh số
IV hoặc tổn thương lại cơ chéo trên.
+   Nếu tổn thương hoàn toàn dây thần kinh số III hoặc tại cơ vận nhãn chung, mắt

bị lác ra ngoài không đưa mắt vào trong và lên xuống, có hiện tượng sụp mi và
giãn đồng tử, nếu đồng tử không giãn thì tổn thương dây III không hoàn toàn.
3.6. Dây thần kinh số V - Dây thần kinh tam thoa (sinh ba)
Thành phần chủ yếu là nhánh cảm giác rất to, nhánh vận động nhỏ đi kèm với nhánh
hàm dưới.
Khám phần cảm giác và vận động
–   Tư thế: bệnh nhân ngồi hoặc đứng đối diện với người khám
–   Cảm giác (dùng kim đầu tù, bông gòn), gồm 3 nhánh: V1 = mũi trán, V2 = mặtmôi trên, V3 = cằm

123  


Hình  11.7.  Sự  phân  bố  cảm  giác  của  dây  thần  kinh  tam  thoa  

+   Phản xạ giác mạc: bệnh nhân mở to mắt, nhìn vào một phía, dùng đuôi bông
gòn se mỏng như sợi chỉ, chạm vào giác mạc phía đuôi mắt cách xa đồng tử,
bệnh nhân chớp cả hai mắt, phản xạ đáp ứng là do dây VII phụ trách (vào dây
V1, ra dây VII). Nếu mất phản xạ trên là dấu hiệu sớm nhất và duy nhất trong u
góc cầu tiểu não, ngoài ra còn có thể gặp trong u vùng xoang tĩnh mạch hang
hoặc khe hốc mắt.

Hình  11.8.  Khám  phản  xạ  giác  mạc  

+   Vận động cơ nhai: quan sát sự cân đối của hai hố thái dương, hai góc hàm. Yêu
cầu bệnh nhân nhai rồi cắn thật chặt hai hàm răng lại. Người khám quan sát và
sờ vào vùng cơ nhai và cảm nhận cơ này hằn lên và co cứng dưới tay, sau đó
yêu cầu bệnh nhân há miệng, nếu liệt bên nào thì hàm đưa về phía đó.
+   Phản xạ cằm: bệnh nhân hơi hé miệng, người khám để ngón trỏ trái nơi cằm
bệnh nhân, gần môi dưới, gõ nhẹ vào ngón tay mình, cằm hơi giật nhẹ lên.
Phản xạ này có thể không thấy ở người bình thường. Mất phản xạ: tổn thương

nhánh vận động vùng cầu não. Tăng phản xạ: (phản xạ rung giật cằm): liệt giả
hành não, bệnh xơ cứng rải rác.

124  


Hình  11.9.  Vị  trí  giải  phẫu  các  cơ  nhai  

 Hình  11.10.  Khám  phản  xạ  cằm  

3.7. Dây thần kinh số VII - Dây thần kinh mặt
Chi phối cảm giác và vận động.
–   Quan sát mặt bệnh nhân có cân đối không, có nếp nhăn trán và rãnh mũi má
không? Nhân trung bị lệch không? Mắt nhắm có kín không?

 
Hình  11.11.  Hình  ảnh  của  người  liệt  dây  thần  kinh  VII  

125  


–   Tư thế: bệnh nhân có thể nằm hoặc tốt nhất là nên ngồi đối diện với người khám.
+   Khám cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi: mặn, ngọt, chua, đắng. Yêu cầu bệnh nhân
thè lưỡi ra khỏi miệng và giữ yên. Người khám cho muối, đường tiếp xúc với đầu
lưỡi, rồi hỏi cảm nhận vị giác của bệnh nhân: còn, giảm hay mất vị giác.
+   Khám vận động cơ mặt: người khám quan sát mặt bệnh nhân có cân đối
không? Chú ý nếp nhăn trán, rãnh mũi má còn rõ không, nhân trung có bị lệch
sang bên không? Yêu cầu bệnh nhân:
–   Nhướn mày - Nhăn trán: Bên nào bị liệt không thực hiện được.
+   Nhắm lại từng mắt rồi cả hai mắt xem có kín không? Nếu ta dùng tay banh mắt

ra bên liệt sẽ thực hiện dễ dàng hơn. Trường hợp liệt VII ngoại biên có dấu
Charles Bell (mắt nhắm không kín một bên, còn khe hở, nhìn thấy nhãn cầu
đưa lên trên, một phần tròng đen và tròng trắng).
–   Nhe răng, cười, phồng má, huýt sáo… bên liệt sẽ không thực hiện được.

Hình  11.12.  Khám  vận  động  cơ  mặt  

+   Trường hợp đặc biệt, khi bệnh nhân ở trạng thái lơ mơ hay hôn mê, ta dùng hai
ngón cái ấn vào hai góc hàm bệnh nhân, bệnh nhân đau sẽ nhăn mặt, bên liệt sẽ
không nhăn và cử động được (dấu hiệu Pierre Marie và Foix).
3.8. Dây thần kinh số VIII - Dây thần kinh tiền đình ốc tai
3.8.1. Cách khám thính lực cơ bản
Bệnh nhân ngồi, người khám đứng phía sau bệnh nhân và dùng đồng hồ đưa từ sau
đến gần tai bệnh nhân và bảo khi nào bệnh nhân nghe tiếng “tíc tắc” thì cho biết. So sánh
với sức nghe của người bình thường để đánh giá thính lực của bệnh nhân.
Người khám nói chuyện bình thường và nói thì thầm với bệnh nhân, bình thường thì
bệnh nhân nghe rõ và trả lời đúng.
Nghiệm pháp nghe âm thoa: dùng dụng cụ rung âm thoa, xem thời gian dẫn truyền
qua không khí và qua xương, bình thường tỉ lệ thời gian dẫn truyền qua không khí/ thời
gian dẫn truyền qua xương là 3/1.

Hình  11.13.  Nghiệm  pháp  nghe  âm  thoa  
126  


–   Nghiệm pháp Rinne (Rinne’s test): rung âm thoa áp vào một bên tai, bịt tai còn
lại. Nếu bệnh nhân nghe tiếng rung âm thoa thì đặt âm thoa vào mấu xương chũm
cùng bên với tai. Khi nào bệnh nhân không còn nghe tiếng rung âm thoa, lại đặt
trở về tai. Người bình thường tai vẫn còn nghe tiếng rung âm thoa. Trong viêm tai
giữa, lúc này không còn nghe tiếng rung âm thoa nữa.


Hình  11.14.  Rinne’s  test  

–   Nghiệm pháp Weber (Weber’s test): âm thoa đặt lên giữa đỉnh đầu vùng trán,
bệnh nhân không điếc sẽ nghe tiếng rung lan khắp đầu và nghe cả hai tai. Trong
điếc do thần kinh, chỉ nghe được trong tai bình thường. Trong viêm tai giữa mạn
tính, tai bên bệnh lại nghe rõ hơn bên lành.
3.8.2. Cách khám tiền đình cơ bản
–   Dấu hiệu Romberg: cho bệnh nhân đứng thẳng, chạm sát hai bàn chân vào nhau,
quan sát khả năng duy trì thăng bằng khi bệnh nhân mở mắt và nhắm mắt. Trong
trường hợp giảm tiền đình ngoại biên một bên thì khi nhắm mắt, bệnh nhân sẽ
chao nghiêng và ngã về bên bệnh. Nếu bị hội chứng tiền đình trung ương, thì
chiều hướng ngã không rõ rệt nhưng thường ngã về phía sau hơn.
–   Nghiệm pháp bước đi hình sao: cho bệnh nhân nhắm mắt và bước đi, cứ năm
bước tiến lên thì lùi lại năm bước. Nếu bị giảm chức năng tiền đình một bên, bệnh
nhân sẽ lệch về bên bị bệnh khi bước tới và lệch về bên bình thường khi bước lùi,
bước đi như hình ngôi sao.
–   Ngoài ra, còn khám nghiệm pháp giơ thẳng hai tay, rung giật nhãn cầu, nghiệm
pháp nhiệt, nghiệm pháp ghế quay để đánh giá các rối loạn tiền đình.

Hình  11.15.  Weber’s  test  

127  


3.9. Dây thần kinh số IX - Dây thần kinh lưỡi hầu
–   Khám cảm giác vị giác ở 1/3 sau lưỡi (khó đánh giá, bệnh nhân dễ có phản xạ nôn
nên khó thực hiện trên lâm sàng)
–   Khám vận động màn hầu: bệnh nhân ngồi đối diện với người khám, dùng đèn pin
chiếu sáng, yêu cầu bệnh nhân há miệng rộng, phát âm “A”, “Ê”. Bình thường hai

bên màn hầu đều vén lên, bên nào liệt sẽ không vén. Có thể dùng cây đè lưỡi áp
vào đáy lưỡi, khi có phản xạ nôn thì màn hầu sẽ vén lên.

Hình  11.16.  Khám  dây  thần  kinh  số  IX  

3.10. Dây thần kinh số X - Dây thần kinh phế vị (Thần kinh lang thang)
Dây chi phối hỗn hợp: cảm giác, vận động, thực vật.
Phần vận động có kết hợp với dây IX trong hoạt động của màn hầu. Ngoài ra, còn có
hoạt động của dây thanh âm. Nếu bị liệt, bệnh nhân sẽ có tiếng nói bất thường hay không
nói được do dây X quặt ngược bị chèn ép hay tổn thương.
3.11. Dây thần kinh số XI - Dây gai phụ
Vận động cơ ức đòn chũm và cơ thang. Khi khám,
bệnh nhân nên ngồi.
–   Khám cơ ức đòn chũm: yêu cầu bệnh nhân
quay đầu qua lại, người khám đứng sau lưng,
một tay giữ vai, một tay giữ hàm mặt thật chặt,
cưỡng lại sự quay đầu của bệnh nhân. Bình
thường, cơ ức đòn chũm bên quay sẽ co lại và
hằn lên. Sau đó khám bên đối diện.
Hình  11.17.  Khám  cơ  ức  đòn  chủm  
–   Khám cơ thang: Yêu cầu bệnh nhân nâng
từng vai lên, sau đó nâng cả hai vai, bên nào
không thực hiện được bên đó bị liệt.

Hình  11.18.  Khám  cơ  thang  
128  


3.12. Dây thần kinh số XII - Dây hạ thiệt
Người khám yêu cầu bệnh nhân thè lưỡi lè ra ngoài, quan sát lưỡi có teo bên nào

không? Sau đó, bệnh nhân đưa lưỡi sang trái, sang phải. Nếu bị liệt, lưỡi sẽ đưa ra một bên
và không đưa được sang bên đối diện và teo lưỡi.

Hình  11.19.  Bệnh  nhân  bị  liệt  dây  XII  

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   Dự án Đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng tiền lâm sàng tại 8 trường khoa Y Việt Nam (2009).
Thăm khám 12 đôi dây thần kinh sọ. Kỹ năng y khoa cơ bản. NXB Y học TPHCM, trang
265-271.
2.   Lê Văn Thành (1992). Bệnh học nội thần kinh. Đại học Y Dược TP.HCM.
3.   Chris Hatton, Roger Blackwood (2011). Clinical Skills. Blackwell, 4th edition.
4.   Paul O’ Neil (2015). Macleods Clinical OSCEs, Churchill LivingStone.

129  


BẢNG KIỂM
0 điểm: Không thực hiện

2 điểm: Gần đầy đủ: trên 50%

1 điểm: Không đầy đủ: dưới 50%

3 điểm: Thực hiện kỹ, thao tác đúng, đầy đủ

STT  

NỘI  DUNG  

0  đ  


1  đ  

2  đ  

3  đ  

1  

Khám  dây  I:  
-­  Hỏi  bệnh  nhân  có  bệnh  lý  gì  về  mũi  không  
-­  Cho  bệnh  nhân  nhắm  mắt  lại,  khám  từng  bên  mũi  
 
-­   Thay   đổi   các   loại   mùi   (dầu   gió,   nước   hoa…),   hỏi  
bệnh  nhân  có  nhận  biết  được  sự  thay  đổi  không  
-­  Đánh  giá  kết  quả  và  giải  thích  cho  bệnh  nhân  

 

 

 

2  

Khám  dây  II:  
-­  Hỏi  bệnh  nhân  có  bị  bệnh  lý  gì  về  mắt  không  
-­  Khám  thị  lực:  Cho  bệnh  nhân  đọc  sách,  bảng  chữ  
và  đánh  giá  thị  lực  tương  đối  
-­   Khám   thị   trường   theo   các   hướng,   có   hướng   dẫn  

 
bệnh  nhân  trước  khi  thăm  khám  để  bệnh  nhân  hợp  
tác  tốt,  đánh  giá  sau  khi  khám  xong  
-­  Soi  đáy  mắt,  mô  tả  
-­  Đánh  giá  kết  quả  sau  khám  và  giải  thích  cho  bệnh  
nhân  

 

 

 

3  

Khám  dây  III:  
-­  Hỏi  bệnh  nhân  có  bệnh  lý  về  mắt  không  
-­  Quan  sát  xem  bệnh  nhân  có  sụp  mi  không  
-­  Khám  phản  xạ  đồng  tử  bằng  đèn  pin  
-­   Khám   vận   động   nhãn   cầu   kết   hợp   các   dây   thần    
kinh  III,  IV,  VI;;  có  hướng  dẫn  bệnh  nhân  trước  khi  
tiến  hành  thăm  khám  để  bệnh  nhân  hợp  tác  tốt.  
-­  Đánh  giá  kết  quả  sau  khám  và  giải  thích  cho  bệnh  
nhân.  

 

 

 


4  

Khám  dây  IV  (khám  chung  với  dây  III  và  VI)  

 

 

 

 

5  

Khám  dây  VI  (khám  chung  với  dây  III  và  IV)  

 

 

 

 

6  

Khám  dây  V:  
-­  Hỏi  bệnh  sử  bệnh  nhân  
-­  Khám  cảm  giác  ba  nhánh  dây  thần  kinh  số  V,  khám  

 
phản  xạ  giác  mạc  
-­  Khám  vận  động  cơ  nhai,  phản  xạ  cằm  
-­   Đánh   giá   kết   quả   sau   khi   khám   và   giải   thích   cho  
bệnh  nhân.  

 

 

 

130  


STT  

NỘI  DUNG  

0  đ  

1  đ  

2  đ  

3  đ  

7  

Khám  dây  VII:  

-­  Hỏi  bệnh  sử  bệnh  nhân  
-­   Quan   sát   nét   mặt   bệnh   nhân,   có   cân   đối   hay  
không,   các   nếp   nhăn   trên   mặt,   nhân   trung   có   bị  
lệch  không  
 
-­  Khám  cảm  giác  vị  giác  2/3  trước  lưỡi  
-­   Khám   vận   động   cơ   mặt:   yêu   cầu   bệnh   nhân   nhăn  
trán,  nhướng  mày,  nhắm  mắt,  phồng  má,  chu  môi,  
nhe  răng,  huýt  sáo  
-­   Đánh   giá   kết   quả   sau   khi   khám   và   giải   thích   cho  
bệnh  nhân.  

 

 

 

8  

Khám  dây  VIII:  
-­  Hỏi  bệnh  nhân  có  bệnh  lý  về  tai  không  
-­   Khám   thính   giác:   cho   bệnh   nhân   nghe   tiếng   động  
xa  gần,  tiếng  đồng  hồ,  rung  âm  thoa  
 
-­  Khám  thăng  bằng.  
-­   Đánh   giá   kết   quả   sau   khi   khám   và   giải   thích   cho  
bệnh  nhân  

 


 

 

9  

Khám  dây  IX:  
-­  Hỏi  bệnh  sử  bệnh  nhân  
-­  Mô  tả  khám  cảm  giác  vị  giác  (1/3  lưỡi  sau  do  thực  
tế  khó  thực  hiện  trên  lâm  sàng)  
-­  Khám  vận  động  cơ  màn  hầu:  cho  bệnh  nhân  nói  A,    
Ê  liên  tục,  quan  sát  màn  hầu  xem  có  nâng  đều  hai  
bên  không.  
-­   Đánh   giá   kết   quả   sau   khi   khám   và   giải   thích   cho  
bệnh  nhân.  

 

 

 

10  

Khám  dây  X  
-­  Hỏi  bệnh  sử  bệnh  nhân  
-­  Cho  bệnh  nhân  nói  chuyện  để  xem  hoạt  động  của    
dây  thanh  âm  
-­   Đánh   giá   kết   quả   sau   khi   khám   và   giải   thích   cho  

bệnh  nhân.  

 

 

 

11  

Khám  dây  XI:  
-­  Hỏi  bệnh  sử  bệnh  nhân  
-­  Khám  vận  động  cơ  ức  đòn  chũm  
 
-­  Khám  vận  động  cơ  thang  
-­   Đánh   giá   kết   quả   sau   khi   khám   và   giải   thích   cho  
bệnh  nhân.  

 

 

 

12  

Khám  dây  XII:  
-­  Hỏi  bệnh  sử  bệnh  nhân  
-­   Cho   bệnh   nhân   thực   hiện   các   động   tác   vận   động  
cơ   lưỡi   như   đưa   lưỡi   ra   ngoài,   bên   trái,   bên   phải,    

lên  trên.  
-­   Đánh   giá   kết   quả   sau   khi   khám   và   giải   thích   cho  
bệnh  nhân.  

 

 

 

Tổng điểm:…………./ 36 điểm

131  


Bài 12

KHÁM CẢM GIÁC VÀ PHẢN XẠ
MỤC  TIÊU  

1. Biết được nguyên tắc khám cảm giác.
2. Biết được nguyên tắc khám phản xạ.
3. Nhận định được đáp ứng bình thường.
4. Thực hiện được cách thăm khám cảm giác.
5. Thực hiện được cách thăm khám cơ bản phản xạ.
ĐỐI  TƯỢNG,  ĐỊA  ĐIỂM  PHÂN  BỐ  THỜI  GIAN  

–   Đối tượng: sinh viên Y2 – YLT2
–   Địa điểm: Trung tâm huấn luyện kỹ năng lâm sàng – Bệnh viện mô phỏng
–   Phân bố thời gian: 90 phút

+   Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 02 phút
+   Giới thiệu nội dung bài giảng và xem video hướng dẫn thăm khám: 28 phút
+   Thực hành kỹ năng thăm khám theo nhóm: 50 phút
+   Giảng viên tổng kết cuối buổi: 10 phút
NỘI  DUNG  

1. KHÁM CẢM GIÁC
–   Khám cảm giác gồm hai loại
+   Cảm giác thô sơ: cảm giác đau, cảm giác sờ, cảm giác khớp và tư thế, cảm giác
nóng lạnh
+   Cảm giác vỏ não: xác định khoảng cách giữa hai điểm kích thích, nhận biết chữ
viết, nhận biết đồ vật bằng phương pháp sờ
–   Dụng cụ thăm khám bao gồm: kim gút đầu tù, ống nước nóng, ống nước lạnh,
bông gòn, âm thoa

Hình  12.1.  Các  dụng  cụ  khám  phản  xạ  gân  cơ,  cảm  giác  

132  


1.1. Nguyên tắc thăm khám
Kết quả thăm khám phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của bệnh nhân, cần phải tuân thủ
các đặc điểm sau:
–   Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác tốt
–   Không khám lúc bệnh nhân mệt mỏi, có thể khám thành nhiều đợt
–   Khi khám không nên hỏi “có”, “không” mà hỏi “thấy gì”, “như thế nào”
–   Khám hai bên để so sánh
–   Bệnh nhân nên nhắm mắt trong khi thăm khám cảm giác.
1.2. Cảm giác thô sơ
1.2.1. Cảm giác đau

–   Dùng kim châm nhẹ trên da
–   Yêu cầu bệnh nhân nói vị trí, tính chất kích thích
–   Các vùng không đau được đánh dấu phân biệt với các vùng khác và so sánh với sơ
đồ cảm giác.

Hình  12.2.  Khám  cảm  giác  đau  

1.2.2. Cảm giác nóng lạnh
–   Dùng các ống nghiệm đựng nước nóng, lạnh đã xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế,
lần lượt đặt trên da trong ít giây.
–   Đáp ứng bình thường: bệnh nhân có thể phân biệt được.
1.2.3. Cảm giác sờ
Dùng miếng bông gòn quẹt nhẹ trên da, yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt trả lời có và
nói rõ vị trí chính xác mỗi khi cảm thấy sờ.
1.2.4. Cảm giác tư thế khớp
–   Bệnh nhân nằm nhắm mắt, tư thế thoải mái, mềm cơ
–   Người khám cầm nhẹ từng ngón tay, từng ngón chân bệnh nhân bằng ngón cái,
ngón trỏ ở hai cạnh, sau đó bẻ gập xuống hoặc đưa lên nhẹ nhàng
–   Yêu cầu bệnh nhân trả lời vị trí ngón nào, bẻ lên hay xuống.

Hình  12.3.  Khám  cảm  giác  tư  thế  khớp  

133  


1.2.5. Cảm giác rung
–   Đặt âm thoa ở chỗ lồi của xương như xương
mắt cá, xương bánh chè…
–   Giải thích cho bệnh nhân chú ý thời gian
cảm giác rung.

–   Có thể đánh giá bằng cách so sánh ngưỡng
cảm thụ của bệnh nhân và người khám. Nếu
thời gian của người khám dài hơn tức là
ngưỡng cảm thụ của bệnh nhân giảm.
1.3. Cảm giác vỏ não
1.3.1. Xác định khoảng cách hai điểm kích thích
Hình  12.4.  Dụng  cụ  âm  thoa  
–   Dùng dụng cụ có mũi nhọn hoặc dùng hai
ngón tay chấm hai điểm
–   Yêu cầu bệnh nhân xác định khoảng cách hai điểm kích thích.
–   Có thể điều chỉnh khoảng cách từ 2 mm đến vài cm.
1.3.2. Nhận biết chữ viết
Dùng đầu ngón tay người khám viết các chữ cái lên các phần cơ thể của bệnh nhân.
Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt đọc đúng các chữ số. Lần lượt khám hai bên để so sánh. Vị
trí thường làm ở lòng bàn tay.

Hình  12.5.  Khám  cảm  giác  nhận  biết  chữ  viết  

1.3.3. Nhận biết đồ vật qua sờ
Đặt vật quen thuộc vào lòng bàn tay cho bệnh nhân sờ. Yêu cầu nói được tên vật,
hình dáng, kích thước, chất liệu.
2. KHÁM PHẢN XẠ
Dụng cụ thăm khám: búa gõ phản xạ.
2.1. Nguyên tắc thăm khám phản xạ gân cơ
–   Bệnh nhân nằm hay ngồi, các chi ở tư thế thoải mái
–   Bộc lộ vùng cần thăm khám, tránh gõ qua lớp quần áo
–   Dùng búa phản xạ gõ gọn từng cái đúng vào gân cơ, chủ yếu dùng trọng lượng
của búa gõ xuống, không dùng sức mạnh để gõ.
–   Gõ từng cặp phản xạ đối xứng nhau theo trình tự nhất định tránh bỏ sót.
–   Đáp ứng của phản xạ gân cơ có 5 mức độ như sau:


134  


•  

0:

Mất phản xạ, có thể là bệnh của hệ thần kinh

•  

+:

Phản xạ giảm độ nhạy, có thể gặp ở người bình thường hay có bệnh

•  

++:

Phản xạ bình thường

•  

+++:

Phản xạ nhạy rõ, có thể gặp ở người bình thường quá nhạy cảm hay
ở người có bệnh lý tháp

•  


++++: Phản xạ rất nhạy, thường có dấu đa động.

2.2. Kỹ thuật
Cầm búa bằng ngón tay 1, 2, 3 ở khoảng 1/3 dưới cán búa, gõ bằng lực của búa và
lực của cổ tay.
2.3. Phản xạ gân cơ (sâu)
2.3.1. Phản xạ chi trên

Hình  12.6.  Các  điểm  khám  phản  xạ  gân  cơ  chi  trên  

–   Phản xạ cơ nhị đầu cánh tay
+   Tư thế: bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi, khớp khuỷu ở tư thế gấp 900, cẳng tay
ngửa lên trên.
+   Nơi gõ: người khám đặt ngón tay cái lên gân cơ nhị đầu ở nếp gấp cẳng tay,
dùng búa gõ lên tay cái của người khám.
+   Đáp ứng: co cơ nhị đầu làm gấp cẳng tay. Cung phản xạ: C5-C6.
–   Phản xạ gân cơ tam đầu
+   Tư thế: bệnh nhân có thể nằm ngửa hoặc ngồi, cánh tay thư giãn, khớp khuỷu
gập 900, bàn tay người khám đỡ phần giữa cánh tay bệnh nhân.
+   Nơi gõ: gân cơ tam đầu.
+   Đáp ứng: co cơ tam đầu làm duỗi cẳng tay. Cung phản xạ: C7-C8.

 

135  


 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
Hình  12.7.  Cách  khám  phản  xạ  gân  cơ  nhị  đầu  

Hình  12.8.  Các  tư  thế  khám  phản  xạ  gân  cơ  tam  đầu  

–   Phản xạ trâm quay
+   Tư thế: khớp khuỷu gấp nhẹ, cẳng tay nửa sấp, bờ xương quay hướng lên trên.
+   Nơi gõ: dùng búa phản xạ gõ vào đầu mỏm trâm quay.
+   Đáp ứng: co cơ ngửa dài, cơ nhị đầu làm cẳng tay gấp xoay cẳng tay, co cơ
ngón cái. Cung phản xạ: C5-C6.

Hình  12.9.  Khám  phản  xạ  trâm  quay  

136  


–   Phản xạ trâm trụ
+   Tư thế: Khớp khuỷu bệnh nhân nửa gấp, cẳng tay ngửa nhẹ.
+   Nơi gõ: Đầu dưới xương trụ sát mấu trâm.
+   Đáp ứng: Úp sấp cẳng tay đột ngột (cổ tay chuyển trong). Cung phản xạ: C8.
2.3.2. Phản xạ chi dưới
–   Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi (dưới xương bánh chè)
+   Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, khớp gối nửa gấp (1200), người khám luồn bàn

tay trái hay cẳng tay trái xuống dưới khoeo chân bệnh nhân và hơi nâng chân
bệnh nhân lên.
+   Hoặc ở tư thế ngồi, hai cẳng chân bệnh nhân buông thõng xuống thành giường
thẳng góc với đùi, hai bàn chân không được chạm xuống mặt đất.
+   Nơi gõ: Gân cơ tứ đầu đùi ngay phía dưới xương bánh chè. Cung phản xạ:
L3-L4.
+   Nghiệm pháp Jendrassik: Biện pháp tăng cường phản xạ gân cơ, cho bệnh nhân
nắm hai tay chặt vào nhau, bệnh nhân tập trung vào chi trên, người khám gõ
vào gân cơ tứ đầu đùi.

 
 
 
 
 
Hình  12.10.  Khám  phản  xạ  gân  cơ  tứ  đầu  đùi  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình  12.11.  Cách  khám  phản  xạ  gối  tư  thế  nằm  
 

 
 
 
 

137  


 

Hình  12.12.  Các  cách  khám  phản  xạ  gối  tư  thế  ngồi  và  nghiệm  pháp  Jendrassik  

–   Phản xạ gân gót (gân Achille)
+   Tư thế: Bệnh nhân nằm ngửa, xoay đùi ra ngoài, khớp háng và khớp gối hơi co,
người khám đỡ cho bàn chân vuông góc với cẳng chân, hoặc bệnh nhân quỳ
gối, hoặc nằm sấp, cẳng chân thẳng góc với giường.
+   Nơi gõ: gân gót giữa mắt cá trong và mắt cá ngoài.
+   Đáp ứng: cơ tam đầu cẳng chân co làm gập bàn chân về phía gan chân. Cung
phản xạ: S1-S2.

Hình  12.13.  Các  cách  khám  phản  xạ  gân  gót  

2.4. Phản xạ da (phản xạ nông)

Hình  12.14.  Các  vị  trí  khám  phản  xạ  da  

138  


–   Cung phản xạ

+   Da bụng trên: D8-D9
+   Da bụng giữa: D10
+   Da bụng dưới: D11
–   Phản xạ da bụng
+   Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co để da bụng không bị căng.
+   Kích thích: kích thích thành bụng bằng kim đầu tù, vạch nhanh từ phía ngoài
bụng hướng vào trong.
+   Đáp ứng: cơ bụng co giật mạnh, rốn bị kéo theo lệch về phía bị kích thích.
–   Phản xạ đùi bìu
+   Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa
+   Kích thích: dùng đầu kim tù vạch nhẹ phần trên và mặt trong đùi theo chiều từ
trên xuống.
+   Đáp ứng: Đùi co nhanh, co cơ bìu đẩy tinh hoàn lên trên. Cung phản xạ: L1
–   Phản xạ da gan bàn chân
+   Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa
+   Kích thích: dùng đầu kim tù vạch từ bờ ngoài (phía ngón V) gót chân vòng lên
phía ngón I, khi gần cuối nhấn mạnh hơn một chút.
+   Đáp ứng bình thường: ngón I và 4 ngón còn lại gấp về phía lòng bàn chân.
Cung phản xạ: S1-S2.
+   Bệnh lý: ngón cái từ từ duỗi lên, các ngón còn lại xòe ra như nan quạt: dấu hiệu
Babinski (+), chỉ có trong tổn thương bó tháp.
+   Đáp ứng ba co: đáp ứng Babinski, có thêm gập lưng bàn chân, gập gối và gập
hông.

Hình  12.15.  Cách  khám  phản  xạ  da  gan  bàn  chân  (tìm  dấu  Babinski)  
A:  Cách  khám  

 

B:  Dấu  Babinski  âm  tính  


 

C:  Dấu  Babinski  dương  tính  

139  


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   Chris Hatton, Roger Blackwood (2011). Clinical Skills. Blackwell, 4th edition.
2.   Dự án Đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng tiền lâm sàng tại 8 trường khoa Y Việt Nam (2009).
Thăm khám 12 đôi dây thần kinh sọ. Kỹ năng y khoa cơ bản. NXB Y học TPHCM, trang
265-271.
3.   Lê Văn Thành (1992). Bệnh học nội thần kinh. Đại học Y Dược TP.HCM.
4.   Paul O’ Neil (2015). Macleods Clinical OSCEs, Churchiil LivingStone.

BẢNG KIỂM
0 điểm: Không thực hiện

2 điểm: Gần đầy đủ: trên 50%

1 điểm: Không đầy đủ: dưới 50%

3 điểm: Thực hiện kỹ, thao tác đúng, đầy đủ

STT  

NỘI  DUNG  

0  đ  


1  đ  

2  đ  

3  đ  

Khám  cảm  giác  thô  sơ  

1  

-­  Khám  cảm  giác  nóng  lạnh  

 

 

 

 

-­  Khám  cảm  giác  sờ  

 

 

 

 


-­  Khám  cảm  giác  tư  thế  khớp  

 

 

 

 

-­  Khám  cảm  giác  rung  

 

 

 

 

-­  Khám  nhận  biết  khoảng  cách  giữa  hai  vật  

 

 

 

 


-­  Nhận  biết  chữ  viết,  đồ  vật  bằng  cách  sờ  

 

 

 

 

-­    Khám  phản  xạ  gân  cơ  nhị  đầu  

 

 

 

 

-­  Khám  phản  xạ  gân  cơ  tam  đầu  

 

 

 

 


-­    Khám  phản  xạ  trâm  quay  

 

 

 

 

-­  Khám  phản  xạ  trâm  trụ  

 

 

 

 

-­  Khám  phản  xạ  gối  

 

 

 

 


-­  Khám  phản  xạ  gót  

 

 

 

 

-­  Khám  phản  xạ  da  bụng  

 

 

 

 

-­  Khám  phản  xạ  da  bìu  

 

 

 

 


-­  Khám  phản  xạ  da  gan  bàn  chân  

 

 

 

 

Khám  cảm  giác  vỏ  não  
2  

Khám  phản  xạ  chi  trên  

3  

Khám  phản  xạ  chi  dưới  
4  

Khám  phản  xạ  da  
5  

Tổng điểm:…………./45 điểm

140  


Bài 13


PHÂN TÍCH CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY
MỤC  TIÊU  

1. Nêu được các loại xét nghiệm thường quy.
2. Nêu được giá trị bình thường và bất thường của công thức máu.
3. Nêu được giá trị bình thường và bất thường của tổng phân tích nước tiểu.
4. Thực hành phân tích một số kết quả công thức máu và nước tiểu.
ĐỐI  TƯỢNG,  ĐỊA  ĐIỂM,  PHÂN  BỐ  THỜI  GIAN  

–   Đối tượng: sinh viên Y2 – YLT2
–   Địa điểm: Trung tâm huấn luyện kỹ năng lâm sàng – Bệnh viện mô phỏng
–   Phân bố thời gian: 180 phút
+   Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 05 phút
+   Giới thiệu nội dung bài giảng: 45 phút
+   Thực hành đọc kết quả công thức máu và tổng phân tích nước tiểu: 120 phút
+   Giảng viên tổng kết cuối buổi: 10 phút
NỘI  DUNG  

1. ĐẠI CƯƠNG
Xét nghiệm thường quy là những xét nghiệm mà bệnh nhân được thực hiện khi đến
bệnh viện để khám hay điều trị bệnh. Những xét nghiệm này có thể gợi ý một vài thông tin
về sự thay đổi sức khỏe ban đầu, từ đó bác sĩ sẽ tiếp tục đề nghị một số xét nghiệm chuyên
sâu liên quan đến bệnh, giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế tối đa những
thương tổn và biến chứng gây ra của một số bệnh.
Các xét nghiệm thường quy được thực hiện bao gồm
–   Công thức máu
–   Tổng phân tích nước tiểu
–   Đường huyết
–   BUN- Creatinin/máu

–   X-quang tim phổi thẳng
–   Siêu âm bụng tổng quát
–   Xét nghiệm soi phân
–   Điện tâm đồ, bilan mỡ: chỉ thực hiện thường quy ở một số đối tượng
Ngoài các xét nghiệm thường quy kể trên, tuỳ theo giới tính, tuổi tác, yếu tố nguy cơ
gia đình, bản thân, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế… mà có những xét nghiệm thêm khác
nhau ở từng đối tượng.

141  


2. CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA CÔNG THỨC MÁU
Công thức máu còn gọi là huyết đồ, đây là một xét nghiệm thường quy đơn giản
được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa, cung cấp thông tin gợi ý ban đầu
cho chúng ta nhiều giá trị bệnh lý thường gặp như bệnh nhiễm trùng, ung thư máu, thiếu
máu, giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết...
Các trị số của công thức máu bình thường thay đổi theo tình trạng sinh lý, máy xét
nghiệm, lứa tuổi, giới tính, hoạt động thể chất của cơ thể.
Xét nghiệm công thức máu là đếm số lượng và tỉ lệ từng loại tế bào có trong máu.
Thường xét nghiệm này được thực hiện bằng máy đếm tự động, cho kết quả nhanh trong
vòng một phút. Kết quả công thức máu gồm 15 thông số chính. Người ta tính số lượng
từng loại tế bào như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu.
Bảng  13.1.  Các  giá  trị  của  công  thức  máu  
STT  

THÔNG  SỐ  
BẠCH  CẦU  

1  


(WBC  =  White  blood  cell)  
Số  lượng  Bạch  cầu  

2  

3  

BÌNH  
THƯỜNG  
5,2-­10,8  
9

x10 /L  

Bạch  cầu  đa  nhân  trung  tính   60-­66%  
(NEU  =  Neutrophile)  
(1700-­
7000)  
Có  chức  năng  thực  bào  
Bạch  cầu  lympho  

15-­20%  

(LYM  =  Lymphocyte)  

(1000-­
4000)  

Có  chức  năng  miễn  dịch  
Bạch  cầu  đơn  nhân  

4  

5  
6  

142  

(MONO  =  Monocyte)  

2-­2,5%  

Là  dạng  chưa  trưởng  thành   (100-­1000)  
của  đại  thực  bào  

TĂNG  

GIẢM  

Nhiễm   trùng,   dị   Nhiễm   trùng   nặng,  
ứng,   viêm,   bệnh   suy  tuỷ,  AIDS,  thiếu  
bạch  cầu…    
vitamin  kéo  dài…  
Nhiễm   trùng   cấp   Nhiễm   trùng   cơ   hội  
tính,  ung  thư    
nặng,  nhiễm  độc  
Hội  chứng  suy  giảm  
Nhiễm   siêu   vi,   ung  
miễn  dịch  mắc  phải,  
thư  máu,  lao…  
thương  hàn  nặng  

Hội   chứng   tăng  
đơn   nhân   nhiễm  
 
khuẩn,   bệnh   mãn  
tính  

Bạch  cầu  ái  toan  

1-­2%  

(EOS  =  Eosonophile)  

(50)  

Nhiễm   ký   sinh  
 
trùng,  dị  ứng    

Bạch  cầu  ái  kiềm                        
(BASO  =  Basophile)  

0,5-­1%  

Nhiễm  độc  

 


STT  


7  

8  

THÔNG  SỐ  
HỒNG  CẦU  
(RBC  =  Red  blood  cell)  

Hemoglobin  
(Hb)  

BÌNH  
THƯỜNG  

TĂNG  

GIẢM  

Thiếu   máu   (thiếu  
Mất   nước,   đa   hồng   sắt,   vitamin   B12,  
Nữ:  3,8-­  4,9  
cầu  
acid   folic,   tán  
12
(x10 /  L)  
huyết,  suy  tủy…)  
Nam:  4,1-­5,4  

Nam:   14-­
18g/dL  

Nữ:  
12-­
16g/dL  

 

Thiếu  
máu  
(thường   kèm   số  
lượng   hồng   cầu  
và   dung   tích   hồng  
cầu  thấp)  

Dung  tích  hồng  cầu  
(Hct  =  Hematocrit  )  
9  

10  

Nam:  
52%  

45-­

Mất   nước,   đa   hồng  
Thiếu  máu  
là   tỉ   lệ   giữa   thể   tích   hồng  
cầu  
cầu   so   với   thể   tích   máu   Nữ:  37-­47%  
toàn  phần  

80-­94  fL.  
Thể   tích   trung   bình   hồng  
Thiếu   máu   hồng  
Thiếu   máu  
cầu  
cầu  nhỏ  khi    
hồng  
cầu  
(MCV   =   Mean   Corpus   bình   thể   tích   Thiếu  máu  hồng  cầu   MCV<  80fl  
Volume)  
(giảm   sản   to   khi   MCV   >100fL  
(thiếu  
sắt,  
Phân  biệt  thể  tích  hồng  cầu   xuất   do   ung   (thiếu  B12,  acid  folic)   thalassemie)    
nhỏ,  bình  thường  hay  lớn)  =   thư,   suy   tuỷ,  
 
Hct/RBC,  đơn  vị  femtolit,  fL   tán   huyết,  
xuất  huyết)  
Lượng   Hb   trung   bình   trong  
hồng  cầu  

11  

27-­32  pg  
Thiếu   máu   hồng   ưu  
(MCH   =   Mean   Corpuscular  
Thiếu   máu   sắc   (hồng   cầu   hình  
Hb)  
cầu,  to)  
đẳng  sắc  

=  Hb/RBC,  đơn  vị  picogram  
(pg)  

Thiếu   máu   hồng  
cầu   nhỏ   nhược  
sắc   (thiếu   sắt,  
thalassemie)  

12  

Nồng   độ   Hb   trung   bình  
trong  hồng  cầu  
32-­36  g/dL  
Thiếu   máu   nhược  
Thiếu   máu   hồng   ưu  
(MCHC  =  Mean  corpuscular   Thiếu   máu  
sắc   (thiếu   sắt,  
sắc  (hình  cầu)  
hemoglobin  concentration)  
thalassemie)  
đẳng  sắc  
=  Hb/Hct,  đơn  vị  g/dL.  

13  

Hồng   cầu   lưới:   là   hồng   cầu  
được   phóng   thích   từ   tuỷ   0,5-­1,5%.  
xương  

Thiếu   máu   do   tăng   Thiếu   máu   do  

phá   hủy   hồng   cầu   giảm   sản   sinh   tại  
hay  mất  máu    
tủy    

Phân  bố  thể  tích  hồng  cầu  

Thiếu   máu   kích  
thước   hồng   cầu  
không   đều   do   thiếu  
máu   thiếu   sắt,   thiếu  
vitamin   B12,   hội    
chứng   loạn   sinh   tủy,  
thalassemie…  

(RDW=Red  cell  distribution)  
14  

15  

sự   thay   đổi   kích   thước   của   11-­15%  
hồng  cầu,  số  càng  lớn  là  do  
sự  thay  đổi  kích  thước  càng  
nhiều  
TIỂU  CẦU  
(PLT=  Platelet)  

150-­400  
x  109/L.  
(5-­11  fL)  


Xuất   huyết   giảm  
Thiếu  máu,  tăng  sinh   tiểu   cầu,   lách   to,  
tuỷ,  cắt  lách…  
sốt   xuất   huyết,   xơ  
gan…  

143  


×