Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

So sánh hiệu quả vô cảm và ức chế vận động của gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng lipocain với ropivacain trong phẫu thuật xương đòn và chi trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.49 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

SO SÁNH HIỆU QUẢ VÔ CẢM VÀ ỨC CHẾ VẬN ĐỘNG CỦA
GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY BẰNG LIDOCAIN VỚI
ROPIVACAIN TRONG PHẪU THUẬT XƯƠNG ĐÒN VÀ CHI TRÊN
Nguyễn Thị Chiên*; Nguyễn Mạnh Cường**; Nguyễn Trung Kiên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh hiệu quả vô cảm và ức chế vận động của gây tê đám rối thần kinh cánh
tay (ĐRTKCT) bằng lidocain và ropivacain trong phẫu thuật xương đòn và chi trên. Đối tượng
và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 60 bệnh nhân (BN) phẫu thuật xương đòn và chi
trên được gây tê ĐRTKCT, chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm R: 30 BN dùng ropivacain;
nhóm L: 30 BN dùng lidocain. Theo dõi thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác và vận động, thời
gian ức chế cảm giác và vận động, huyết động, hô hấp, tác dụng không mong muốn. Kết quả:
nhóm R có thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác dài hơn nhóm L (12,5 ± 1,57 phút so với 9,4 ±
1,8 phút, p < 0,05), thời gian tiềm tàng ức chế vận động của nhóm R dài hơn nhóm L (16,1 ±
1,57 phút so với 13,7 ± 2,2 phút, p < 0,05). Nhưng thời gian vô cảm của nhóm R (521,4 ± 58,36
phút) dài hơn so với nhóm L (182,8 ± 20,4 phút, p < 0,05), thời gian ức chế vận động của nhóm
R dài hơn nhóm L (398,9 ± 59,3 phút so với 141,2 ± 21,5 phút, p < 0,05). Mức độ ức chế cảm
giác chủ yếu ở mức 2 và 3 ở cả 2 nhóm. Kết luận: phương pháp gây tê ĐRTKCT bằng lidocain
và ropivacain mang lại hiệu quả vô cảm tốt cho phẫu thuật xương đòn và chi trên, trong đó sử
dụng ropivacain có tác dụng giảm đau và thời gian ức chế vận động kéo dài hơn so với lidocain.
* Từ khóa: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay; Ropivacain; Lidocain; Hiệu quả vô cảm;
Ức chế vận động.

Comparing the Effectiveness of Sensation and Motor Block of
Brachial Plexus Block by Lidocanine with Ropivacaine for Clavicle
and Upper Limp Surgery
Summary
Objectives: To compare the effectiveness of sensation and motor block of brachial plexus
block by lidocaine with ropivacaine in clavicleand upper limb surgery. Subjects and methods: A
prospective study was conducted on 60 patients with operation of clavicle and upper limbs


under brachial plexus block, were divided randomly into 2 groups: group R: 30 patients with
ropivacaine; group L: 30 patients with lidocaine. Onset of sensation and movement block and
duration of sensation and movement block; hemodynamics, respiration and side effects were
recorded. Results: Onset of sensory block ingroup R was longer than group L(12.5 ± 1.57 mins
vs. 9.4 ± 1.8 mins, p < 0.05), onset of motor blockin group R was also longer than group L (16.1
± 1.57 vs. 13.7 ± 2.2 mins, p < 0.05). However, duration of sensation and movement block of
group R were significantly longer than group L (521.4 ± 58.36 vs.182.8 ± 20.4 mins, p < 0.05),
* Bệnh viện Quân y 105
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên ()
Ngày nhận bài: 07/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 26/09/2017

140


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
(398.9 ± 59.3 vs. 141.2 ± 21.5 mins, p < 0.05), respectively. Sensory block levels were mainly at
2 and 3 in two groups. Conclusion: Brachial plexus block using lidocaine and ropivacaine had a
good analgesic effectiveness on clavicle and upper limbs surgery, in which ropivacaine had
longer analgesic efficacy and longer motor block duration than lidocaine.
* Keywords: Brachial plexus block; Ropivacaine; Lidocaine; Sensation effectiveness;
Motor block.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều phương pháp vô cảm có thể
áp dụng cho phẫu thuật chi trên và xương
đòn như: gây mê, gây tê tại chỗ, tê tĩnh
mạch, tê ĐRTKCT. Mỗi phương pháp có
ưu nhược điểm khác nhau, nhưng

phương pháp gây tê ĐRTKCT có nhiều
ưu điểm và được áp dụng rộng rãi nhất,
hậu phẫu nhẹ nhàng và có thể áp dụng
giảm đau sau mổ tốt. Thuốc tê thường
được sử dụng trong gây tê ĐRTKCT là
lidocain, bupivacain, ropivacain. Trong đó,
lidocain là loại thuốc tê có thời gian tác
dụng trung bình và ít tác dụng giảm đau
sau mổ, còn bupivacain là thuốc tê có tác
dụng mạnh, kéo dài nhưng độc tính cao.
Bên cạnh đó, ropivacain là thuốc thế hệ
mới có thời gian tác dụng dài và an toàn
trên tim mạch và thần kinh. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: So
sánh hiệu quả vô cảm và ức chế vận
động của gây tê ĐRTKCT bằng lidocain
và ropivacain trong phẫu thuật chi trên và
xương đòn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
60 BN phẫu thuật xương đòn và chi
trên tại Bệnh viện Quân y 105 từ tháng 10
- 2016 đến 3 - 2017, chia ngẫu nhiên

thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 BN. Nhóm R:
gây tê ĐRTKCT bằng ropivacain; nhóm L:
gây tê ĐRTKCT bằng lidocain.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm

sàng ngẫu nhiên có đối chứng.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có chỉ định
phẫu thuật xương đòn và chi trên, ≥ 16
tuổi, không phân biệt nam, nữ, ASA I, II.
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN có chống chỉ
định gây tê ĐRTKCT bằng lidocain và
ropivacain, dị ứng với thuốc tê, nhiễm
trùng, sẹo co kéo gây biến dạng vùng
chọc kim gây tê, liệt cơ hoành, dây thần
kinh quặt ngoặc bên đối diện, rối loạn
đông máu, mắc bệnh cấp tính, bệnh
truyền nhiễm, tâm phế mạn, suy hô hấp
hoặc bệnh tâm thần.
- Thuốc và phương tiện nghiên cứu:
ropivacain 0,5% ống 50 mg/10 ml (Hãng
Astra-Zeneca, Úc); lidocain 2% ống
40 mg/2 ml (Xí nghiệp Dược phẩm Trung
ương I, Việt Nam); monitor Nihon Konden; thước đo độ đau VAS; thuốc và
phương tiện cấp cứu.
* Phương pháp tiến hành:
- Chuẩn bị BN: khám trước mổ, đánh
giá tình trạng và giải thích cho BN, bổ
sung đầy đủ xét nghiệm, hướng dẫn BN
141


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
sử dụng thước VAS, cho BN uống
seduxen 5 mg, 2 viên lúc 22 giờ ngày
trước phẫu thuật.

- Tại phòng mổ: lắp theo dõi trên
monitor Nihon - Kohden: tần số mạch,
huyết áp, điện tim, tần số thở, SpO2,đặt
đường truyền tĩnh mạch kim 18 G truyền
dịch tinh thể, thở oxy.
- Gây tê ĐRTKCT: nhóm R dùng
lopivacain liều 2 mg/kg, nhóm L dùng
lidocain liều 7 mg/kg, cả 2 nhóm kết hợp
với adrenalin 150 µg pha với nước cất
vừa đủ 25 ml.
- Đặc điểm chung: tuổi, giới, chiều cao,
cân nặng, thời gian phẫu thuật.
- Đánh giá hiệu quả vô cảm:
+ Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác:
từ lúc tiêm thuốc tê đến lúc mất cảm giác
đau, đánh giá bằng phương pháp châm
kim (Pin - Prick).
+ Thời gian vô cảm: tính từ khi đạt
được mức tê phẫu thuật (mức độ 2) đến
khi bắt đầu xuất hiện lại cảm giác đau
trên vùng phẫu thuật.
+ Mức độ ức chế cảm giác đau: theo
phân độ Vester - Andersen (1984): độ 0
(BN thấy đau như bên tay không được
gây tê khi châm kim trên da), độ 1 (khi
châm kim trên da BN còn thấy đau,
nhưng ít hơn so với bên tay không được
gây tê), độ 2 (khi châm kim trên da BN
cảm giác như có vật tù chạm vào da),
độ 3 (khi châm kim trên da BN không thấy

cảm giác gì). Độ 2 và độ 3 được xem là
mức tê phẫu thuật.
142

+ Chất lượng ức chế cảm giác theo
tiêu chuẩn của Martin: tốt (BN thoải mái
không đau trong suốt quá trình phẫu
thuật), trung bình (đau nhẹ, chỉ cần tiêm
tĩnh mạch fentanyl liều 50 - 100 µg và
cuộc phẫu thuật vẫn tiếp tục), kém (không
thể phẫu thuật tiếp được, phải chuyển
phương pháp gây mê).
+ Thời gian giảm đau sau phẫu thuật:
tính từ khi kết thúc phẫu thuật đến khi BN
thấy đau tại vùng mổ tương ứng với điểm
VAS ≥ 4.
+ Thời gian giảm đau hiệu quả: từ khi
mất cảm giác đau đến khi BN thấy đau tại
vùng mổ tương ứng với điểm VAS ≥ 4.
- Đánh giá tác dụng ức chế vận động:
+ Thời gian tiềm tàng ức chế vận
động: tính từ lúc tiêm thuốc tê đến khi
xuất hiện ức chế vận động độ 1.
+ Mức độ ức chế vận động: đánh giá
theo phân độ của Vester - Andersen: độ 0
(chức năng cơ bình thường), độ 1 (chức
năng cơ giảm so với trước lúc gây tê),
độ 2 (chức năng cơ rất yếu), độ 3 (ức chế
vận động hoàn toàn).
+ Thời gian hồi phục vận động: tính từ

khi xuất hiện ức chế vận động độ 1 cho
đến khi chức năng cơ bình thường.
- Theo dõi mạch, huyết áp, tần số thở,
độ bão hoà oxy máu qua nhịp mạch trước
và sau gây tê, theo dõi tác dụng không
mong muốn và biến chứng gây tê.
- Phân tích và xử lý số liệu theo
phương pháp thống kê y học bằng phần
mềm SPSS 16.0. Khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Bảng 1:
Nhóm R

Nhóm L

37,43 ± 13,46

38,97 ± 14,46

Giới (nam/nữ)

22/8

20/10


Chiều cao (cm)

163,9 ± 6,0

162,4 ± 9,7

Cân nặng (kg)

56,6 ± 7,4

56,1 ± 9,5

Thời gian phẫu thuật(phút)

48,4 ± 18,1

48,5 ± 18,3

Đặc điểm
Tuổi (năm)

p

> 0,05

Đặc điểm về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng và thời gian phẫu thuật giữa hai nhóm
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số
BN là nam (73,3%) trong độ tuổi lao động (20 - 55 tuổi), tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Bính [2]: nam 87,5% và độ tuổi từ 20 - 50; của Anupreet Kaur và CS [5]:
tuổi từ 18 - 55. Đặc điểm này phù hợp với độ tuổi thường gặp trong bệnh lý chấn

thương.
Thời gian phẫu thuật trung bình nhóm R 48,4 ± 18,1 phút, nhóm L 48,5 ± 18,3 phút.
Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào đặc điểm tổn thương, phương pháp phẫu thuật và
trình độ phẫu thuật viên. Đa số thời gian phẫu thuật của cả hai nhóm trong khoảng 40 60 phút. Như vậy, thời gian phẫu thuật phù hợp với thời gian tác dụng của lidocain và
ropivacain.
2. Hiệu quả vô cảm.
Bảng 2:
Chỉ tiêu

Nhóm R

Nhóm L

p

12,5 ± 1,57

9,4 ± 1,8

> 0,05

521,4 ± 58,36

182,8 ± 20,4

< 0,05

Mức độ ức chế cảm giác (mức độ 2/3)

1/29


4/26

Chất lượng ức chế cảm giác (tốt/ trung bình)

29/1

28/2

> 0,05

Thời gian giảm đau sau phẫu thuật (phút)

529,3 ± 62,0

164,9 ± 35,3

< 0,05

Thời gian giảm đau hiệu quả (phút)

593,4 ± 53,9

224,4 ± 25,9

< 0,05

Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác (phút)
Thời gian vô cảm (phút)


Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác
của nhóm R là 12,5 ± 1,57 phút, phù hợp
với nghiên cứu của R Mageswaran, Y.C
Choy [6] (13,5 ± 2,9 phút) khi dùng 30 ml
ropivacain 0,5% trong gây tê ĐRTKCT;

của Usha Bafna và CS [8] là 11,4 ± 3,4
phút khi dùng 28 ml ropivacain 0,5% trong
gây tê ĐRTKCT.
Kết quả của chúng tôi trong nhóm L
(9,4 + 1,8 phút) phù hợp với nghiên cứu
143


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
của Bạch Minh Thu [1] (9,75 phút). Thời
gian chờ tác dụng vô cảm của nhóm R
dài hơn nhóm L, nguyên nhân do
ropivacain có pKa (8,0) cao hơn Pka của
lidocain (7,7). Do đó, trong điều kiện pH
sinh lý, lidocain ở dạng không ion hóa
nhiều hơn ropivacain, là dạng qua được
màng tế bào thần kinh. Vì vậy, sau khi
gây tê bằng ropivacain, cần thời gian chờ
đợi lâu hơn trước khi có thể tiến hành
phẫu thuật.
Thời gian vô cảm ở nhóm R (521,4 ±
58,36 phút) trong nghiên cứu này phù
hợp với kết quả của Usha Bafna và CS
(488 ± 65,04 phút) [8]. Ở nhóm L, thời

gian vô cảm 182,8 ± 20,4 phút. Kết quả
của chúng tôi tương tự nghiên cứu của
Bạch Minh Thu [1] 147 ± 51,4 phút,
Nguyễn Văn Hạc [3] 150 ± 7,0 phút. Như
vậy, nhóm R có thời gian vô cảm dài hơn
nhóm L có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trong nghiên cứu này khi dùng ropivacain
kết hợp với adrenalin gây tê ĐRTKCT,
thời gian vô cảm trung bình 521,4 phút,
trong khi thời gian phẫu thuật dài nhất
125 phút. Vì vậy, sử dụng ropivacain gây
tê ĐRTKCT không những đảm bảo tốt
thời gian cho phẫu thuật chi trên mà còn
kéo dài thời gian giảm đau sau phẫu thuật
cho BN. Đây là lợi thế rất lớn của

ropivacain không chỉ so với lidocain mà
còn với các thuốc tê khác.
Mức độ ức chế cảm giác ở hai nhóm
đều đạt ở độ 2, độ 3 với chất lượng vô
cảm tốt ở nhóm R là 96,7%, nhóm L
93,3%. Như vậy, sử dụng lidocain hay
ropivacain đều bảo đảm vô cảm tốt cho
phẫu thuật xương đòn và chi trên.
Thời gian giảm đau sau phẫu thuật của
nhóm R (529,3 ± 62,0 phút) dài hơn của
nhóm L (164,9 ± 35,3 phút) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Do đó, sử dụng
ropivacain trong gây tê ĐRTKCT cho
phẫu thuật chi trên không những đảm bảo

vô cảm cho phẫu thuật mà còn có thời
gian giảm đau sau mổ dài đáng kể.
Thời gian giảm đau hiệu quả: là chỉ
tiêu đánh giá thời gian tác dụng của thuốc
tê và hiệu quả giảm đau sau mổ của kỹ
thuật. Thời gian này của nhóm R (593,4 ±
53,94 phút) tương đương với kết quả của
Santosh Kumar [7] (557 ± 52 phút). Thời
gian giảm đau hiệu quả của nhóm R dài
hơn của nhóm L (224,4 ± 25,9 phút) có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05). Khác biệt này
do ropivacain là thuốc tê thế hệ mới, có
khả năng hòa tan cao hơn trong lipid nên
tăng tiềm lực tác dụng, đồng thời tăng
gắn kết với protein nên kéo dài thời gian
tác dụng so với lidocain.

3. Tác dụng ức chế vận động.
Bảng 3:
Chỉ tiêu
Thời gian tiềm tàng ức chế vận động (phút)
Mức độ ức chế vận động (mức độ 2/3)
Thời gian phục hồi vận động (phút)

Nhóm R

Nhóm L

p


16,1 ± 1,57

13,7 ± 2,2

< 0,05

17/13

14/16

< 0,05

398,9 ± 59,3

141,2 ± 21,5

< 0,05

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian tiềm tàng ức chế vận động nhóm R (16,1
± 1,57 phút) phù hợp với kết quả của R Mageswaran, Y.C Choy [6] (19,0 ± 2,7 phút).
Thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở nhóm R dài hơn của nhóm L (13,7 ± 2,2 phút)
do lidocain phân bố nhanh hơn qua màng tế bào thần kinh so với ropivacain.
144


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Mức độ ức chế vận động ở nhóm R độ 2 17/30 (56,7%), độ 3 13/30 (43,3%), ở
nhóm L: độ 2 14/30 (46,7%), độ 3 16/30 (53,3%). Khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
Thời gian phục hồi vận động của nhóm R 398,9 ± 59,3 phút, kết quả này phù hợp

với Santosh Kumar [7] 456,62 ± 54,29 phút. Nhóm L, thời gian trung bình 141,2 ± 21,5
phút, tương đương kết quả của Phạm Văn Quỳnh [4] 125,8 ± 10,16 phút. Như vậy,
thời gian ức chế vận động nhóm R dài hơn nhóm L, đây là một bất lợi vì ức chế vận
động sau mổ gây cảm giác khó chịu cho BN.
4. Ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp.
- Thay đổi về tần số mạch:

Biểu đồ 1: Thay đổi mạch.
- Thay đổi về huyết áp trung bình:

Biểu đồ 2: Thay đổi huyết áp trung bình.
* Ảnh hưởng trên huyết động: tần số mạch, huyết áp trung bình ở các thời điểm sau
gây tê tăng so với ban đầu nhưng không đáng kể, nguyên nhân có thể do tâm lý, kích
thích đau khi gây tê và việc sử dụng adrenalin cùng với thuốc tê.
145


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
- Thay đổi về tần số thở:

Biểu đồ 3: Thay đổi tần số thở.
- Thay đổi về độ bão hòa oxy mạch nảy:

Biểu đồ 4: Thay đổi SpO2.
* Ảnh hưởng trên hô hấp: trong suốt thời gian vô cảm, nhịp thở và SpO2 luôn trong
giới hạn sinh lý bình thường ở cả 2 nhóm.
5. Biến chứng và tác dụng không mong muốn.
Bảng 4:
Chỉ tiêu


Nhóm R

Nhóm L

Liệt thần kinh quặt ngược

1/30

0/30

Hội chứng Claude Bernard Horner

1/30

2/30

Chọc vào mạch máu

2/30

1/30

146

p
> 0,05


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Có 2 BN chọc vào mạch máu ở nhóm

R và 1 BN ở nhóm L, đây là tình huống có
thể gặp khi gây tê ĐRTKCT do giải phẫu
ĐRTKCT đi gần mạch máu. Tuy nhiên, có
thể điều chỉnh lại vị trí kim và hút cẩn thận
trước khi tiêm thuốc để tránh tiêm thuốc
vào mạch máu. Hội chứng Claude
Bernard - Horner nhóm R 1 BN, nhóm L
2 BN; liệt dây thần kinh quặt ngược gặp
1 BN ở nhóm R, các BN này đều phục hồi
hoàn toàn.
Không có trường hợp nào ngộ độc
thuốc tê, tổn thương thần kinh sau gây tê
và nhiễm khuẩn ở vùng gây tê sau phẫu
thuật.
KẾT LUẬN
Gây tê ĐRTKCT bằng ropivacain và
lidocain đều đảm bảo vô cảm cho phẫu
thuật. Tuy nhiên, ropivacain có thời gian
giảm đau hiệu quả (521,4 ± 58,36 phút)
dài hơn có ý nghĩa so với nhóm lidocain
(224,4 ± 25,9 phút) (p < 0,05) nên kéo dài
thời gian giảm đau sau mổ, tuy nhiên thời
gian ức chế vận động cũng kéo dài hơn
(398,9 ± 59,3 phút so với 141,2 ± 21,5
phút). Do vậy, ít ảnh hưởng lên tuần hoàn
và hô hấp, biến chứng và tác dụng không
mong muốn nhẹ và thoáng qua.

2. Nguyễn Ngọc Bính. Nghiên cứu hiệu
quả của gây tê ĐRTKCT đường gian cơ bậc

thang bằng lidocain phối hợp với sulfentanyl
trong phẫu thuật chi trên. Luận văn Bác sỹ
Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2011.
3. Nguyễn Văn Hạc. Đánh giá hiệu quả
của phương pháp gây tê ĐRTKCT qua đường
gian cơ bậc thang bằng lidocain 1%. Luận
văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
2001.
4. Phạm Văn Quỳnh. Nghiên cứu gây tê
ĐRTKCT đường gian cơ bậc thang bằng
lidocain phối hợp với dexamethason trong
phẫu thuật chi trên. Luận văn Bác sỹ Chuyên
khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2013.
5. Anupreet Kaur, Raj Bahadur singh, P.K
Tripathi
et
al.
Comparison
between
bupivacaine and ropivacaine in patients
undergoing forearm surgeries under axillary
brachial plexus block: a prospective
randomized study. Journal of Clinical and
Diagnostic Research. 2015, 9 (1), UC01UC06.
6. R Mageswaran, Y.C Choy. Comparison
of 0.5% ropivacaine and 0,5% levo bupivacaine for inftraclavicular brachial plexus
block. Med J Malaysia. 2010, 65 (4).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


7. Santosh Kumar, Urmila Palaria, Ajay K
Sinha et al. Comparative evaluation of
ropivacaine
with
dexmethasone
in
supraclavicular brachial plexus block for
postoperative analgesia. Anesth Essays Res.
2014, 8 (2), pp.202-208.

1. Bạch Minh Thu. Gây tê ĐRTKCT liên tục
bằng phương pháp luồn catheter vào bao
mạch thần kinh nách qua đường cạnh động
mạch nách. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường
Đại học Y Hà Nội. 1997.

8. Usha bafna, Naresh Yadav, Mamta
Khandelwal et al. Comparison of 0.5%
ropivacaine alone and in combination with
clonidine in supraclavicular brachial plexus
block. Indian Journal of Pain. 2015, 29 (1).

147



×