Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Bài giảng Kinh tế y tế: Giá trị tiền tệ theo thời gian - Nguyễn Quỳnh Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.43 KB, 41 trang )

GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO
THỜI GIAN

NGUYỄN QUỲNH ANH
BM KINH TẾ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


MỤC TIÊU CỦA PHẦN HỌC
Nêu được một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng
trong phân tích giá trị tiền tệ theo thời gian
Phân biệt được sự khác nhau giữa giá trị hiện
tại và giá trị tương lai
Ứng dụng các công thức tính giá trị hiện tại và
giá trị tương lai


MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Dòng tiền - Cash Flow
Dòng tiền đơn - Single cash flow
Lãi suất – Interest
Lãi đơn, lãi kép
Giá trị hiện tại - Present value
Giá trị tương lai - Future value


DÒNG TIỀN – CASH FLOW
Dòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ
số tiền mà một đơn vị/tổ chức nhận được hoặc
phải chi ra trong một khoảng thời gian xác định,
hoặc trong một dự án nhất định


Ví dụ: Báo cáo thu chi tiền mặt của phòng khám A
Tháng
Thu phí KCB
Chi vật tư

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

15.000.000

20.000.000

30.000.000

3.000.000

4.000.000

6.000.000


DÒNG TIỀN – CASH FLOW
Việc tính toán dòng tiền có thể được sử dụng vào các
mục đích:
Đánh giá tình trạng kinh doanh
Đánh giá vấn đề với khả năng thanh khoản
Để tính toán tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư

(ROR).
Để kiểm tra thu nhập hay tăng trưởng của một
doanh nghiệp


LÃI SUẤT – INTEREST RATE
Chúng ta hiểu lãi suất theo nghĩa "giá cả" giống như
mọi loại giá cả hàng hóa khác trên thị trường. Điều
khác biệt duy nhất của lãi suất so với các loại giá cả
khác là nó chính là giá của một loại hàng hóa rất trừu
tượng
Chúng ta cần định nghĩa chính xác các hàng hóa và
trên đó lãi suất trở thành giá cả. Đó là giá phải trả
cho "sự trì hoãn thanh toán."


LÃI ĐƠN – Simple interest
Lãi đơn: là cách tính lãi suất chỉ dựa trên phần tiền gốc
Ví dụ: Nếu anh/chị có 10 triệu đồng gửi tiết kiệm với lãi đơn
10%/năm. Số tiền mà anh/chị có được sau 3 năm:
Năm

Tiền gốc

Tiền lãi

Tổng
(gốc + lãi)

2008


10.000.000

1.000.000
(10 triệu x 10%)

11.000.000

2009

11.000.000

1.000.000
(10 triệu x 10%)

12.000.000

2010

12.000.000

1.000.000
(10 triệu x 10%)

13.000.000


LÃI KÉP – Compounding interest
Lãi kép: Là số tiền lãi được xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi
của các thời kỳ trước đó được gộp vào vốn gốc

Ví dụ: Nếu anh/chị có 10 triệu đồng gửi tiết kiệm với lãi kép
10%/năm. Số tiền mà anh/chị có được sau 3 năm:
Năm

Tiền gốc

Tiền lãi

Tổng
(gốc + lãi)

2008

10.000.000

1.000.000
(10 triệu x 10%)

11.000.000

2009

11.000.000

1.100.000
(11 triệu x 10%)

12.100.000

2010


12.100.000

1.210.000
(12.1 triệu x 10%)

13.310.000


GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
TIME VALUE OF MONEY
Ví dụ: Anh/chị nhận được 2 lời đề nghị:
1. Nhận ngay 10.000.000 (Mười triệu đồng)
2. Nhận 10.000.000 (Mười triệu đồng) trong vòng
3 năm
- Anh/chị sẽ lựa chọn lời đề nghị nào?
- Tại sao?


Tại sao?
1- Lạm phát (inflation)
2- Chi phí cơ hội (opportunity cost)
3 - Tính không chắc chắn (uncertainty)


LẠM PHÁT
Lạm phát: là sự tăng lên theo thời gian
của mức giá chung của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất
giá trị thị trường hay giảm sức mua của

đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế
khác thì lạm phát là việc phải dùng số
lượng nội tệ nhiều hơn để đổi lấy một đơn
vị ngoại tệ.


LẠM PHÁT
Ví dụ: Nếu có 10.000 vnđ,
Năm 2000 có thể mua được 20 kim tiêm,
Năm 2008 chỉ có thể mua được 10 kim
tiêm,
Kết luận: lượng tiền như nhau nhưng vì
sức mua của đồng tiền giảm theo thời gian
do lạm phát, do vậy mà lượng hàng hóa
mua được cũng giảm đi.


CHI PHÍ CƠ HỘI
Chi phí Kinh tế (chi phí cơ hội) là những gì chúng ta
phải chấp nhận hi sinh để đạt được mục tiêu đề ra, hay
giá trị của “phần lợi ích tốt nhất” trong các lợi ích bị
“bỏ qua” để thực hiện theo phương án mình lựa chọn
Nếu lựa chọn làm theo phương án A, không thể
làm theo phương án B
Chi phí của việc thực hiện phương án A chính là
giá trị lợi ích bị “bỏ qua” của phương án B


CHI PHÍ CƠ HỘI
Chi phí cơ hội: cơ hội để làm tăng giá trị của khoản

tiền trong tương lai bằng cách đầu tư kiếm lời hoặc
ít nhất là cũng có thể gửi ngân hàng để hưởng lãi.
Ví dụ: Năm 1: 10 triệu gửi ngân hàng, r = 10%/năm,
cuối năm có 10tr x 1.1 = 11 triệu
Năm 2: 11 triệu gửi ngân hàng, r = 10%/năm, cuối
năm 2 có 11tr x 1.1 = 12.1 triệu
Năm 3: 12.1 triệu gửi ngân hàng, r = 15%/năm, cuối
năm 3 có 12.1 x 1.15 = 13.915triệu >>> 10triệu


TÍNH KHÔNG CHẮC CHẮN
Yếu tố chủ quan: thay đổi ý định
Yếu tố khách quan: thiên tai, chiến tranh

KẾT LUẬN:
Lượng tiền mà chúng ta nắm giữ trong
hiện tại sẽ có giá trị hơn so với lượng
tiền tương tự mà ta nắm giữ trong
tương lai vì tiền có khả năng sinh lợi


GIÁ TRỊ HIỆN TẠI – PRESENT VALUE
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI – FUTURE VALUE
Nếu anh/chị đầu tư 10 triệu đồng ngày hôm nay,
và có khả năng thu được 12 triệu đồng sau 1
năm.
1.

10 triệu đồng: là giá trị hiện tại


2.

12 triệu đồng: là giá trị tương lai
Giá trị hiện tại và giá trị tương lai có mối quan hệ
toán học


GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI, GIÁ TRỊ HIỆN
TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI ĐƠN

FVn = PV (1 + r x n)
Giá trị tương lai của 10 triệu đồng gửi tiết
kiệm với lãi suất đơn 10%/năm sau 3 năm
là:

FV3 = 10 triệu đồng x (1 + 10% x 3)
FV3 = 13 triệu đồng


GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA
DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉP
Ví dụ 1:
Nếu anh/chị gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng,
lãi suất kép ngân hàng là 10%, sau 1 năm
anh/chị sẽ có bao nhiêu?
Sau 2 năm, anh/chị sẽ có bao nhiêu?


GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA
DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉP

Ví dụ 1:
Sau 1 năm anh/chị sẽ có bao nhiêu?
10 triệu đồng + 10 triệu đồng x 10% = 11 triệu đồng
10 triệu đồng x ( 1 + 10%) = 11 triệu đồng
Sau 2 năm, anh/chị sẽ có bao nhiêu?
11 triệu đồng + 11 triệu đồng x 10% =
11 triệu đồng x (1 + 10%) = 12,1 triệu đồng, hay
10 triệu đồng x (1 + 10%) x (1 + 10%) = 12,1 triệu đồng


GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA
DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉP
12,1 triệu đồng = 10 x (1.1) x (1.1) = 10 (1.1)^2

FVn = PV (1 + r)^n
Trong đó:
FVn : Giá trị tương lai tại năm/tháng thứ n
PV : Giá trị hiện tại
r : lãi suất kép (lãi suất gộp)


GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA
DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉP
Ví dụ 2:
Giả sử anh/chị có 30 triệu đồng và quyết
định gửi tiết kiệm, lãi suất ngân hàng (lãi
kép) = 15%/năm, sau 20 năm, anh/chị có
bao nhiêu tiền?



GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN
(Single cash flow)
Ví dụ 2:

FVn = PV (1 + r)^n
FV20 = 30 triệu đồng (1 + 0.15)^20


GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA
DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉP
Ví dụ 3
Giả sử anh/chị cần 1 khoản tiền 100 triệu đồng
sau 5 năm nữa để lấy vợ hay chồng cho con,
vậy số tiền anh/chị cần gửi tiết kiệm ngay hôm
nay là bao nhiêu? (lãi suất kép gửi dài hạn là
10%/năm)


TÓM TẮT
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI

PV

FV
LÃI SUẤT ĐƠN PV = -------------(1 + r x n)

LÃI SUẤT KÉP

FV
PV = ---------------(1 + r)^n


GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI

FV

FV = PV (1 + r x n)

FV = PV (1 + r)^n


BÀI TẬP THỰC HÀNH
Thực hành 1:
Anh XZY hiện đang có 100 triệu đồng và định gửi tiết
kiệm 3 năm. Anh đến ngân hàng A và biết, họ tính lãi
theo phương pháp lãi đơn 15%/năm, trong khi ngân
hàng B thì tính lãi theo phương pháp lãi kép 14%/năm,
cả 2 ngân hàng đều yêu cầu rút gốc và lãi cuối kỳ gửi.
Theo anh/chị, anh XYZ nên gửi tiền ở ngân hàng nào?


×