Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng vận động của bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.85 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÁC DỤNG HỖ TRỢ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
CỦA BÀI THUỐC KHƯƠNG HOẠT NHŨ HƯƠNG THANG
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP GIAI ĐOẠN II
Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Thị Vân Anh2, Lưu Thị Hạnh1
1

Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng cải thiện chức năng vận động của bài thuốc Khương hoạt nhũ
hương thang trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn II và tìm hiểu tác dụng không mong muốn trên lâm
sàng. Kết quả cho thấy, nhóm nghiên cứu có tác dụng cải thiện chức năng vận động tốt hơn nhóm chứng:
Sau điều trị, thời gian cứng khớp buổi sáng của nhóm nghiên cứu là 28,33 ± 15,22, thấp hơn ở nhóm chứng
là 45,00 ± 29,21 (p < 0,05); chỉ số Lee của nhóm nghiên cứu là 4,83 ± 2,89, thấp hơn ở nhóm chứng là
10,53 ± 7,24 (p < 0,05). Trong quá trình nghiên cứu không thấy tác dụng phụ trên lâm sàng và cận lâm sàng
ở nhóm nghiên cứu. Bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng vận
động và an toàn trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn II.
Từ khóa: Khương hoạt nhũ hương thang, viêm khớp dạng thấp, chức năng vận động 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là một bệnh đặc trưng bởi viêm nhiều
khớp có đối xứng, thường kèm theo cứng
khớp buổi sáng và sự có mặt của yếu tố dạng
thấp trong huyết thanh. Viêm khớp dạng thấp
là một bệnh mang tính xã hội vì sự phổ biến
và chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh nội
khoa nói riêng và các bệnh về khớp nói
chung. Điều trị viêm khớp dạng thấp phải phối
kết hợp nhiều phương pháp: nội khoa (y học
hiện đại, y học cổ truyền), vật lý trị liệu, phục


hồi chức năng, ngoại khoa [1]. Bệnh tiến triển
nhiều đợt làm ảnh hưởng đến chức năng vận
động của bệnh nhân lâu ngày thành tàn phế.
Trong y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp là
thuộc chứng Tý [2]. Ngoại tà gây bế tắc kinh
lạc làm cân cơ không được nuôi dưỡng, lâu
ngày sinh ra chân tay co quắp. Y học cổ
truyền đã dùng nhiều bài thuốc cổ phương để

điều trị như: Quế chi thược dược tri mẫu
thang (Kim quỹ yếu lược), Quyên tý thang (Y
học tâm ngộ), Độc hoạt ký sinh thang (Thiên
kim phương). Bài thuốc Khương hoạt nhũ
hương thang có nguồn gốc trong Y tông kim
giám [3] gồm các vị thuốc trừ phong thấp,
hành khí hoạt huyết, bổ can thận đã được
dùng từ rất lâu đời và cho hiệu quả giảm sưng
giảm đau, bổ thận, mạnh gân cốt rất tốt nhưng
chưa có nghiên cứu đánh giá có hệ thống kết
quả mà nó đem lại. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
đề tài này với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng cải thiện chức năng
vận động của bài thuốc “Khương hoạt nhũ
hương thang” trong điều trị bệnh viêm khớp
dạng thấp giai đoạn II (Thể nhiệt tý).
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn
của bài thuốc.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
1. Chất liệu nghiên cứu


Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa Y học Cổ
truyền, Trường Đại học Y Hà Nội.
Email:
Ngày nhận: 29/11/2012
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

TCNCYH 82 (2) - 2013

Các vị thuốc được bào chế theo tiêu chuẩn
cơ sở dựa vào dược điển Việt Nam IV tại
khoa Dược của bệnh viện Y học Cổ truyền
Trung ương.
133


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1.1. Bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang gồm
Khương hoạt

12g

Phòng phong

8g

4g

Độc hoạt


12g

Kinh giới

12g

Tục đoạn

12g

12g

Xích thược

12g

Xuyên khung

12g

Trần bì

8g

Đào nhân

8g

Hồng hoa


12g

Đan bì

12g

Đương quy

Nhũ hương

Thuốc được dùng dưới dạng thuốc sắc tại
khoa Dược, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung
ương. Thuốc được sắc theo quy trình bằng
thiết bị Kyung Seo Machine của Hàn Quốc.
Thời gian sắc 1 lần cho 10 thang là 2 giờ,
được đổ 5,1 đến 5,3 lít nước, ở nhiệt độ
1200C, được đóng thành 20 túi, uống trong 10
ngày, mỗi ngày 2 túi, chia 2 lần (sáng – chiều).
1.2. Mobic (Meloxicam)
Viên nén 7,5 mg của hãng sản xuất
Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co.,
KG – Đức. Liều dùng: Mobic 7,5mg x 2 viên/
ngày, uống sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống
lúc no.
1.3. Barole (Rabeprazole)
Viên nang 20mg của nhà sản xuất Mega
Lifescienes (Australia) PTY LTD – Australia.
Liều dùng: Barole 20mg x 1 viên/ngày,
uống lúc 20h.
2. Đối tượng

Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác
định viêm khớp dạng thấp giai đoạn II, thể
nhiệt tý tại khoa Nội, bệnh viên Y học Cổ
truyền Trung ương từ tháng 11/2011 đến
tháng 07/2012.
2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y
học hiện đại
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định
viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn ACR
1987 [4] và chẩn đoán giai đoạn II theo Steinbroker.
134

- Bệnh nhân tham gia đủ thời gian nghiên
cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y
học cổ truyền: Chứng Tý thể nhiệt tý [2].
3. Phương pháp
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm
lâm sàng, ghép cặp tương đồng (về tuổi, giới,
mức độ hoạt động bệnh), so sánh trước và
sau điều trị, có đối chứng.
- Nhóm nghiên cứu: Dùng Mobic 7,5mg x 2
viên/ngày; Barole 20mg x 1 viên/ngày và bài
thuốc Khương hoạt nhũ hương thang x 1
thang/ngày, trong 30 ngày.
- Nhóm chứng: Chỉ dùng đơn thuần thuốc
y học hiện đại như trên.
3.2. Chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian cứng khớp buổi sáng.
- Chỉ số Lee.

- Các tác dụng không mong muốn trên lâm
sàng: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sẩn
ngứa, rối loạn tiêu hóa.
- Các tác dụng không mong muốn trên cận
lâm sáng: sự thay đổi các chỉ số huyết học,
sinh hóa máu, sinh hóa nước tiểu.
3.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
- Đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng
vận động thông qua sự giảm thời gian cứng
khớp buổi sáng, sự giảm chỉ số Lee.
- Đánh giá tác dụng không mong muốn của
bài thuốc trên lâm sàng dựa trên sự xuất hiện
TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, buồn
nôn, sẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa. Tác dụng
không mong muốn trên cận lâm sàng dựa vào
dự thay đổi các chỉ số: số lượng hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu, urê, creatinin, AST, ALT,

protein niệu, tế bào niệu.
3.4. Xử lý số liệu
Sử dụng chương trình xử lý số liệu theo
phần mềm SPSS 16.0.

III. KẾT QUẢ
1. Hiệu quả cải thiện chức năng vận động
1.1. Hiệu quả cải thiện thời gian cứng khớp buổi sáng

Bảng 1. Thay đổi thời gian cứng khớp buổi sáng tại các thời điểm nghiên cứu
Thời gian cứng khớp buổi sang (phút)
Thời điểm đánh giá

 
p

Nhóm nghiên cứu 
(n1 = 30)

Nhóm chứng 
(n2 = 30)

T0

74,30 ± 29,20

68,00 ± 28,88

> 0,05

T1

65,00 ± 28,01

63,33 ± 27,11

> 0,05

< 0,05


< 0,05

49,83 ± 24,41

50,33 ± 26,72

< 0,05

< 0,05

40,17 ± 21,56

48,00 ± 28,85

< 0,05

< 0,05

28,33 ± 15,22

45,00 ± 29,21

< 0,05

< 0,05

p (T1 - T0)
T2
p (T4 - T0)

T3
p (T3 - T0)
T4
p (T4 - T0)

> 0,05

> 0,05

< 0,05

Tại thời điểm trước khi điều trị, thời gian cứng khớp buổi sáng trung bình giữa 2 nhóm là như
nhau với p > 0,05. Sau điều trị đều có sự giảm thời gian cứng khớp buổi sáng ở cả 2 nhóm có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Tại các thời điểm T1, T2 và T3, thời gian cứng khớp buổi sáng trung
bình của 2 nhóm là như nhau với p > 0,05. Tại thời điểm T4, thời gian cứng khớp buổi sáng
trung bình của nhóm nghiên cứu nhỏ hơn ở nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
1.2. Hiệu quả cải thiện chức năng vận động theo chỉ số Lee  
Tại thời điểm bắt đầu điều trị, chỉ số Lee trung bình giữa 2 nhóm là tương đương nhau với
p > 0,05. Sau khi điều trị, cả 2 nhóm đều cải thiện chức năng vận động, mức độ cải thiện chức
năng vận động giữa các thời điểm theo dõi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tại các thời điểm
nghiên cứu T1 và T2, chỉ số trung bình Lee của cả 2 nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05.
Tại thời điểm T3 và T4, chỉ số trung bình Lee của 2 nhóm có sự khác biệt, giảm nhiều ở nhóm
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 2).
TCNCYH 82 (2) - 2013

135


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Bảng 2. Thay đổi chỉ số Lee tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số Lee
Thời điểm đánh giá

 
p

Nhóm nghiên cứu 
(n1 = 30)

Nhóm chứng 
(n2 = 30)

T0

17,50 ± 7,11

16,30 ± 7,43

> 0,05

T1

14,80 ± 5,83

15,30 ± 7,92

> 0,05

< 0,05


< 0,05

11,53 ± 4,63

13,93 ± 7,08

< 0,05

< 0,05

8,07 ± 3,75

12,47 ± 6,98

< 0,05

< 0,05

4,83 ± 2,89

10,53 ± 7,24

< 0,05

< 0,05

p (T1 - T0)
T2
p (T4 - T0)

T3
p (T3 - T0)
T4
p (T4 - T0)

> 0,05

< 0,05

< 0,05

2. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn
2.1. Trên lâm sàng
Trong quá trình theo dõi, ở nhóm nghiên cứu không có trường hợp nào xuất hiện tác dụng
không mong muốn trên lâm sàng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa.
Ở nhóm chứng thấy xuất hiện 01 trường hợp buồn nôn, chiếm 3,33%.
2.2. Trên cận lâm sàng
Bảng 3. Sự thay đổi các chỉ số huyết học
Nhóm nghiên cứu
(n1 = 30)

Chỉ số

Nhóm chứng
(n2 = 30)

p(NC-C)

T0


T4

p(T4-T0)

T0

T4

p(T4-T0)

Hội chứng (T/l)

4,21 ±
0,51

4,26 ±
0,45

> 0,05

4,20 ±
0,43

4,19 ±
0,43

> 0,05

> 0,05


BC (G/l)

6,69 ±
1,99

6,15 ±
1,37

> 0,05

6,63 ±
1,46

6,61 ±
1,11

> 0,05

> 0,05

Hb (g/dl)

12,12 ±
1,32

12,21 ±
1,29

> 0,05


12,26 ±
1,28

12,20 ±
1,26

> 0,05

> 0,05

TC (G/l)

345,69 ±
155,02

364,43 ±
115,11

> 0,05

368,40 ±
77,74

379,20
± 54,52

> 0,05

> 0,05


136

TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hemoglobin giữa 2 nhóm trước và sau điều trị
không có sự khác biệt với p > 0,05.
Bảng 4. Sự thay đổi các chỉ số sinh hoá máu

Chỉ số

Nhóm nghiên cứu (n1 = 30)

Nhóm chứng (n2 = 30)

p(NC-C)

T0

T4

p(T4-T0)

T0

T4

p(T4-T0)


AST 
(u/l -370)

19,07 ±
7,55

18,17 ±
6,37

> 0,05

21,27 ±
6,72

21,43 ±
6,22

> 0,05

> 0,05

ALT 
(u/l -370)

23,13 ±
13,57

21,20 ±
9,87


> 0,05

24,53 ±
8,81

22,80 ±
7,28

> 0,05

> 0,05

Ure (mmol/l)

4,24 ±
1,34

4,52 ±
1,12

> 0,05

4,72 ±
1,07

4,73 ±
0,97

> 0,05


> 0,05

Creatinin
(µmol/l)

72,50 ±
16,20

72,00 ±
13,51

> 0,05

71,86 ±
20,08

77,97 ±
15,32

> 0,05

> 0,05

Các chỉ số sinh hóa bao gồm urê, creatinin, AST, ALT của 2 nhóm không có sự khác biệt
trước và sau điều trị với p > 0,05.
Thành phần bất thường trong nước tiểu: không thấy có sự xuất hiện của protein và tế bào
niệu trước và sau điều trị ở cả 2 nhóm.

IV. BÀN LUẬN
Hiệu quả cải thiện chức năng vận động

Cứng khớp buổi sáng là cảm giác khó cử
động sau một khoảng thời gian không hoạt
động. Thời gian cứng khớp buổi sáng được
tính từ khi bắt đầu ngủ dậy đến khi hết cảm
giác khó vận động. Cứng khớp buổi sáng trên
1 giờ là một trong những tiêu chuẩn để chẩn
đoán bệnh viêm khớp dạng thấp theo ACR
1987.
Kết quả của chúng tôi theo bảng 1 cho
thấy tại thời điểm T0, trung bình thời gian
cứng khớp buổi sáng của 2 nhóm là tương
đương, trong đó nhóm nghiên cứu là 74,50 ±
29,20 (phút) và của nhóm chứng là 68,00 ±
28,88 (phút). Qua các thời điểm đánh giá
nhận thấy, trung bình thời gian cứng khớp
buổi sáng giảm dần có ý nghĩa thống kê với
TCNCYH 82 (2) - 2013

p < 0,05 ở cả 2 nhóm. Đến thời điểm T4, trung
bình thời gian cứng khớp buổi sáng của nhóm
nghiên cứu là 28,33 ± 15,22 (phút), nhóm
chứng là 45,00 ± 29,21 (phút), sự khác biệt
giữa thời gian cứng khớp của 2 nhóm có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo Nguyễn Thị
Lan Trang (2004), nhóm nghiên cứu trước
điều trị có thời gian cứng khớp buổi sáng
trung bình là 81,0 ± 11,2 (phút), sau dùng viên
nang thấp khớp trong 30 ngày thời gian cứng
khớp buổi sáng trung bình còn 22,5 ± 10,5
(phút), giảm có ý nghĩa thống kê so với trước

điều trị là 81,0 ± 11,2 (phút) [5].
Như vậy, nhóm nghiên cứu có dùng thêm
bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang làm
giảm thời gian cứng khớp buổi sáng hơn so
với nhóm chứng chỉ dùng đơn thuần thuốc y
học hiện đại.
137


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
qua bộ câu hỏi được xây dựng chung cho việc
đánh giá chức năng vận động của bệnh nhân.
Chức năng vận động của bệnh nhân bị ảnh
hưởng bởi yếu tố đau và các tổn thương tại
khớp và phần mềm quanh khớp. Tác dụng
giảm đau chống viêm của thuốc làm cải thiện
chức năng vận động, khẳng định vai trò của
bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang
trong cải thiện chức năng vận động ở bệnh
nhân viêm khớp dạng thấp.

Tác dụng làm giảm thời gian cứng khớp
buổi sáng của bài thuốc giúp bệnh nhân hoạt
động tốt hơn, tránh được bất động khớp kéo
dài dẫn đến cứng khớp. Tác dụng này còn có
ý nghĩa lớn đối với hoạt động của người bệnh
trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang có
vai trò quan trọng trong cải thiện chức năng

vận động của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
giai đoạn II. Bảng 2 chỉ ra có sự giảm đáng kể
chỉ số trung bình Lee qua các thời điểm: Tại
thời điểm bắt đầu nghiên cứu, nhóm nghiên
cứu có chỉ số trung bình Lee là 17,50 ± 7,11
(điểm), nhóm chứng là 16,30 ± 7,43 (điểm), tại
thời điểm T3 và T4 trung bình chỉ số Lee của
2 nhóm đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05, trong đó, nhóm nghiên cứu là
4,83 ± 3,21 (điểm) và nhóm chứng là 10,53 ±
7,24 (điểm), giảm nhiều hơn ở nhóm nghiên
cứu. Theo Nguyễn Thị Lan Trang (2004), việc
sử dụng viên nang Thấp khớp với thành phần
gồm các vị thuốc khu phong trừ thấp, thông
kinh hoạt lạc cũng làm giảm chỉ số Lee trung
bình trước điều trị từ 13,30 ± 1,90 (điểm)
xuống còn 3,6 ± 1,7 (điểm) [5].
Bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang
có các vị thuốc Đương quy giúp bổ huyết, Tục
đoạn có tác dụng bổ can thận tăng cường bồi
bổ cho các khớp trong cơ thể; có các vị thuốc
hoạt huyết mạnh Nhũ hương, Đào nhân, Hồng
hoa, Xích thược, Xuyên khung, Đan bì để khứ
ứ tiêu sưng, Trần bì có tác dụng hành khí, khí
hành thì huyết hành, giúp khí huyết lưu thông
giảm đau. Lại có Khương hoạt, Độc hoạt,
Phòng phong có tác dụng phát tán phong
thấp, giảm đau. Do đó, bài thuốc Khương hoạt
nhũ hương thang có tác dụng cải thiện chức
năng vận động các khớp cho bệnh nhân [6].


Bảng 3 và 4 trong nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy, số lượng HC, BC, TC, Hb, AST,
ALT, urê, creatinin máu của nhóm nghiên cứu
sau điều trị so với trước điều trị và so với
nhóm chứng không có sự khác biệt (p> 0,05)
và không thấy xuất hiện thành phần bất
thường trong nước tiểu sau điều trị. Mặt khác,
khi xem xét sự thay đổi các chỉ số huyết học
và sinh hóa trên từng bệnh nhân cho thấy các
trường hợp có sự biến đổi đều nằm trong giới
hạn cho phép. Bài thuốc Khương hoạt nhũ
hương thang không làm ảnh hưởng đến các
chỉ số này trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp giai đoạn II.

Chỉ số Lee để đánh giá khả năng thực hiện
một số động tác trong sinh hoạt hằng ngày

Như vậy, bài thuốc Khương hoạt nhũ
hương thang là bài thuốc có tính an toàn cao.

138

Về tác dụng không mong muốn của bài
thuốc: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy trong thời gian điều trị 1 tháng, ở nhóm
nghiên cứu là nhóm sử dụng phác đồ điều trị
y học hiện đại và bài thuốc Khương hoạt nhũ
hương thang không thấy xuất hiện trường hợp

nào có biểu hiện tác dụng không mong muốn
trên lâm sàng như đau đầu, chóng mặt, buồn
nôn, sẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa. Do vậy bài
thuốc Khương hoạt nhũ hương thang được
kết luận là bài thuốc an toàn. Theo nghiên cứu
của chúng tôi, nhóm chứng xuất hiện 1 trường
hợp (3,33%) có biểu hiện buồn nôn, đây có
thể là tác dụng phụ của thuốc Mobic.

TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

V. KẾT LUẬN
Bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang
có tác dụng cải thiện chức năng vận động tốt:
Thời gian cứng khớp buổi sáng và chỉ số Lee
của nhóm nghiên cứu đều cải thiện hơn so với
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
sau 4 tuần điều trị.
Bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang
là bài thuốc có tính an toàn cao, trong quá
trình nghiên cứu không thấy tác dụng không
mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011). Viêm
khớp dạng thấp, Bệnh học cơ xương khớp nội
khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,

9 - 35.

2. Trường đại học Y Hà Nội (2012). Bệnh
học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y
học, 152 - 160.
3. 吴谦 (2008). 医宗金鉴. 人民军医出版社.
卷七十.
4. Arnett FC, Edworthy SM, Bloch DA et
al (1988). The American Rheumatism Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid arthritis. Arthritis Rheum;
31, 315 - 324.
5. Nguyễn Thị Lan Trang (2004). Đánh
giá tác dụng điều trị của viên nang Thấp khớp
trong bệnh viêm khớp dạng thấp, Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ y học.
6. Trương Thụ Sinh, Vương Chí Lan
(dịch giả Dương Trọng Hiếu) (1992). Trung
dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, 113 - 233.

Summary
THE EFFECTS OF “KHUONG HOAT NHU HUONG DECOCTION”
ON RECOVERING MOTOR FUNCTIONS IN RHEUMATOID
ARTHRITIS PATIENTS
The Objective of the study was to evaluate the effects of “Khuong hoat nhu huong decoction”
on motor functions and its side effects in treating type II rheumatoid arthritis patients. Results:
Patients treated with the “Khuong hoat nhu huong decoction” responded much better in term of
reducing pain and inflammation than the control groups. After treatment, morning stiffness time in
treated patients (28.33 ± 15.22 second or minutes or hours?) was significantly (p < 0.05) lower
than patients in the control group (45.00 ± 29.21- please put time here). Measurements of the Lee
index was also significantly lower (p < 0.05) in the treated patient group (4.83 ± 2.89) than in
control group (10.53 ± 7.24). The side effects were reported during and after treatment. Conclusions: These data suggested that “Khuong hoat nhu huong decoction” treatment provided significant comfort to stage II for rheumatoid arthritis patients with little or no side effects.

Keywords: Khuong hoat nhu huong decoction, rheumatoid arthritis, motor function

TCNCYH 82 (2) - 2013

139



×