Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỉ lệ bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.74 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

TỈ LỆ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TỪ 18 ĐẾN 60 TUỔI  
TẠI TỈNH BÀ RỊA‐VŨNG TÀU 
Nguyễn Tấn Thanh Tuyền*, Đỗ Văn Dũng** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nạn bạo hành gia đình (BHGĐ) đã và đang là vấn đề nghiêm trọng hiện nay, nó không chỉ ảnh 
hưởng đến cá nhân bị bạo hành, những thành viên trong gia đình mà còn gây ra những tác động, hậu quả tiêu 
cực cho xã hội. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phụ nữ bị bạo hành gia đình do chồng hoặc bạn tình gây ra và các yếu tố liên quan ở 
phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi tại tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu trong năm 2013 
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả 
Kết quả nghiên cứu: Tình trạng bạo lực xảy ra nhiều ở phụ nữ lứa tuổi 18 – 29, đa số họ ở nhà và thiếu 
kinh  nghiệm  trong  cuộc  sống  hôn  nhân.  Phụ  nữ  bị  bạo  hành  tinh  thần  cao  hơn  nhiều  so  với  thể  xác 
(48,5%>14,8%). Bạo hành tình dục chỉ có 2%. Quát mắng, nạt nộ, đập phá đồ đạc, tát, ném, xô đẩy, đánh là 
những hình thức bạo hành thường xảy ra. Hầu hết các tình huống dẫn đến bạo hành là do người chồng nghiện 
hút, cờ bạc, uống rượu. Phụ nữ nghèo và phụ thuộc chồng có khả năng bị bạo hành cao hơn. 
Kết  luận: Mặc dù ở nước ta Luật Phòng, chống bạo hành gia đình đã có hiệu lực, nhưng hiện tượng bạo 
hành vẫn chưa thuyên giảm, đặc biệt là bạo hành tinh thần. Tỉnh cần tạo công ăn việc làm để phụ nữ không phụ 
thuộc kinh tế vào chồng và tăng cường giáo dục để mọi người hiểu biết, ý thức, và có thái độ đúng về vấn đề bình 
đẳng giới. 
Từ khóa: bạo hành, gia đình, phụ nữ, Vũng Tàu 

SUMMARY 
PERCENTAGE OF DOMESTIC VIOLENCE AGAINST WOMEN AGED 18 TO 60 YEARS IN BA RIA‐
VUNG TAU PROVINCE 


Nguyen Tan Thanh Tuyen, Do Van Dung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 463 – 468 
Background: Domestic violence has been aserious problem these days. It affects not only the individual sand 
their family members, but also causes serious consequences and negative impacts for community. 
Objective: To determine the percentage of women aged 18 to 60 years, living in Ba Ria‐Vung Tau in 2013 
and abused by their husbands or intimate partners; and associated factors.  
Method: A descriptive cross‐sectional study was conducted. 
Results:  The  highest  rate  of  violence  was  among  women  aged  18‐29  years  because  most  of  them  are 
housewives  and  lack  of  marriage  experiences.  There  was  a  much  higher  rate  of  psychological  violence  against 
women (48.5%) than physical violence (14.8%) while sexual violence is only about 2%. Domestic violence acts 
are  usually shouting, fulminatory, smashing,  slapping,  throwing  objects,  shoving  and hitting.  Addiction  to 
drugs,  gambling,  and  alcohol  of  a  man  was  a  common  excuse  for  violence.  Women  who  have  poor  economic 
conditions remains economically dependent on their husbands/partners are at higher risk of violence.  
Conclusions:  Although  the  Law  on  Domestic  Violence  Prevention  and  Control  has  promulgated,  but 


 Trung tâm CSSKSS Tỉnh BR‐VT   **Đại học Y Dược TP. HCM 
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Tấn Thanh Tuyền   ĐT: 01289888111 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

 Email:  

463


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014


 
domestic violence is still challenging, particularly in psychological violence. Hence, local authorities need to create 
more job opportunities for women and education campaigns about gender equity. 
Key word: Domesticviolence, violence, violence against women. 

ĐẶT VẤNĐỀ 
Bạo  hành  gia  đình  đối  với  phụ  nữ  đã  được 
Chính phủ thừa nhận như là một vấn đề nghiêm 
trọng tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Việt 
Nam  đã  thể  hiện  cam  kết  mạnh  mẽ  nhằm  thúc 
đẩy  bình  đẳng  giới  và  chấm  dứt  bạo  hành  đối 
với  phụ  nữ  thông  qua  việc  phê  chuẩn  một  số 
hiệp  định  quốc  tế  cơ  bản  về  quyền  con  người, 
bao gồm cả những hiệp định về quyền dân sự và 
chính  trị  kinh  tế,  văn  hóa  và  xã  hội  phân  biệt 
chủng tộc, bình đẳng giới và quyền trẻ em(1).Tuy 
nhiên, các kiến thức và nhận thức về BHGĐ của 
người dân  và những người  có  trách  nhiệm  vẫn 
còn hạn chế. Một trong những yếu tố góp phần 
vào tình trạng này là do BHGĐ vẫn bị coi là một 
vấn đề riêng tư mà xã hội không nên can thiệp 
và  bạo  hành  được  chấp  nhận  như  một  hành  vi 
bình thường 
Bà Rịa ‐ Vũng Tàu là cửa ngõ phía Đông về 
cả  đường  thủy  và  đường  bộ  của  miền  Đông 
Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với 
TP  Hồ  Chí  Minh  ở  phía  Tây,  với  tỉnh  Bình 
Thuận  ở  phía  Đông,  còn  phía  Nam  giáp  Biển 
Đông, với diện tích 1.975,15 km2, có bờ biển dài 
305,4 km. Hiện nay tỉnh có 8 đơn vị hành chính 

gồm 01 thành phố, 01 thị  xã,  05  huyện trên đất 
liền và 01 huyện đảo. Dân số toàn tỉnh 1.050.000 
người, số phụ nữ tuổi 15‐ 49 tuổi 256.000 người 
trong đó có 171.200 người có chồng. 
Ngành  du  lịch  phát  triển  cùng  với  sự  phát 
triển của các khu công nghiệp, hàng năm thu hút 
hàng chục ngàn lao động tự do, lao động thời vụ 
đến  từ  nhiều  ngành  trong  cả  nước.  Năm  2012, 
các cơ quan chức năng trên địa bàn toàn tỉnh đã 
phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, 
giáo  dục  đạo  đức,  lối  sống  trong  gia  đình  về 
phòng,  chống  BHGĐ.  Nhiều  hoạt  động  tuyên 
truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình 
về  phòng,  chống  BHGĐ  đã  được  tổ  chức.  Tuy 
nhiên,  cho  đến  nay  trên  địa  bàn  toàn  tỉnh  vẫn 

464

chưa có nghiên cứu quy mô rộng nào được thực 
hiện để xác định tỉ lệ phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã 
và đang gánh chịu những hành vi bạo hành do 
chính chồng hoặc bạn tình gây ra. Cũng như việc 
xác định các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tỉ lệ 
này  để  định  hướng  và  có  những  chính  sách 
phòng chống hợp lý.

Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỉ lệ bị bạo hành gia đình. 
Xác định mối liên quan bạo hành với các đặc 
tính của phụ nữ. 


ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương  pháp  nghiên  cứu:  Nghiên  cứu  cắt 
ngang mô tả. 
Thời gian nghiên cứu: năm 2013 
Đối  tượng:  Tất  cả  các  phụ  nữ  có  chồng  (bao 
gồm những trường hợp ly thân, ly hôn, góa), đang 
hoặc đã từng chung sống với bạn tình không hôn 
thú, độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi tại Bà Rịa. 
Cỡ  mẫu:  Theo  công  thức  ước  lượng  một  tỷ 
lệ. Dùng kỹ thuật chọn mẫu cụm và lấy 
p = 0,58 là trị số ước đoán tỉ lệ phụ nữ bị bạo 
hành theo tổng báo cáo của Nghiên cứu quốc gia 
về BHGĐ đối với phụ nữ tại Việt Nam của Tổng 
cục  thống  kê,  tỉ  lệ  phụ  nữ  từng  bị  ít  nhất  một 
trong ba loại bạo hành thể xác, tình dục và tình 
thần trong cuộc đời với k = 2, cỡ mẫu của nghiên 
cứu là 750 

KẾT QUẢ 
Đặc tính mẫu nghiên cứu (N=750) 
Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu 
Đặc tính mẫu
Nhóm tuổi
Từ 18 đến 29 tuổi
Từ 30 đến 39 tuổi
Từ 40 đến 49 tuổi
Từ 50 đến 60 tuổi
Trình độ học vấn
Mù chữ


Tần số

Tỉ lệ (%)

310
235
116
89

41,3
31,3
15,5
11,9

28

3,7

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Đặc tính mẫu
Cấp 1
Cấp II

Cấp 3
Trên cấp 3
Nghề nghiệp
Nội trợ, thất nghiệp
Lao động chân tay
Lao động trí óc
Có phụ thuộc kinh tế vào chồng
Có sinh hoạt trong Hội phụ nữ

Tần số
137
238
210
137

Tỉ lệ (%)
18,3
31,7
28,0
18,3

315
264
171
484
146

42,0
35,2
22,8

64,5
19,5

tham  gia  sinh  hoạt  trong  Hội  phụ  nữ  khá  thấp 
chỉ khoảng 20% (Bảng 1). 

Tỉ lệ bạo hành gia đình  
Phụ nữ bị bạo hành gia đình là 381 (49,2%), 
trong đó, bạo hành tinh thần là 364 (48,5%), bạo 
hành thể xác là 111 (14,8%) và bạo hành tình dục 
là 15 (2%). 
Bạo hành thể xác (n= 111) chiếm đa số là tát 
hoặc ném vật gì đó với 92,5% kế đến là đẩy, xô 
thứ  gì  vào  người,  kéo  tóc  (30,2%),  đánh,  đấm 
hoặc  đánh  bằng  vật  (32,1%); gây thương tích  là 
22,6%.  Bạo  hành  tinh  thần  (n=  364)  đa  số  là  bị 
quát mắng, đập phá đồ đạc với 86,6%, kế đến là 
sỉ  nhục,  lăng  mạ  (18,8%)  và  coi  thường,  làm  bẽ 
mặt (10,4%), gây tổn thương tâm lý là 17,3%. 

Độ tuổi phụ nữ còn khá trẻ, trong đó độ tuổi 
từ  18‐29  tuổi  gần  42%.  Trình  độ  học  vấn  cấp  II 
chiếm đa số, tuy nhiên tỉ lệ phụ nữ có học vấn từ 
cấp 3 trở lên chiếm khá cao (46,3%). Có 23% lao 
động trí óc, tỉ lệ phụ nữ nội trợ, thất nghiệp và 
về hưu chiếm khá cao đến 42%. 65% phụ nữ vẫn 
còn  lệ  thuộc  vào  kinh  tế  của  chồng.  Phụ  nữ  có 
Bảng 2: Mối liên quan giữa BHGĐ 12 tháng qua với đặc điểm dân số xã hội (n = 750) 
Đặc tính mẫu
Trình độ học vấn


Mù chữ và cấp 1
Cấp II và cấp 3
Trên cấp 3
Lao động chân tay
Lao động trí óc
Nội trợ, thất nghiệp
Sống cùng chồng
Sống cùng bạn tình
Ly thân, ly hôn
Nghèo
Không nghèo

Không

Nghề nghiệp

Tình trạng hôn
nhân
Tình trạng kinh tế
Phụ thuộc kinh tế
chồng

BHGĐ 12 tháng qua
Có (%)
Không (%)
51 (30,9)
114 (69,1)
143 (31,9)
305 (68,1)

24 (17,5)
113 (82,5)
99 (37,5)
165 (62,5)
36 (21,1)
135 (78,9)
83 (26,4)
232 (73,6)
205 (28,7)
509 (71,3)
7 (50,0)
7 (50,0)
6 (27,3)
16 (72,7)
35 (47,9)
38 (52,1)
183 (27,1)
494 (72,9)
155 (32,0)
329 (68,0)
63 (23,7)
203 (76,3)

P

PR (KTC 95%)

0,043
0,884
0,001


1
1,03 (0,79-1,34)
0,57 (0,36-0,87)
1
0,56 (0,40-0,78)
0,70 (0,55-0,89)
1
1,74 (1,02-2,97)
0,95 (0,48-1,89)
1,77 (1,35-2,32)

0,016

1,35 (1,05-1,74)

0,812
0,009
0,001
0,004

1,74 lần phụ nữ sống cùng chồng (p=0,043). Phụ 
Phụ  nữ  có  học  vấn  trên  cấp  3  bị  BHGĐ  chỉ 
nữ nghèo bị BHGĐ gấp 1,77 lần phụ nữ không 
bằng  0,57  lần  phụ  nữ  có  học  vấn  là  mù  chữ  và 
nghèo  (p=  0,001).  Phụ  nữ  phụ  thuộc  kinh  tế 
cấp 1 (p= 0,009). Phụ nữ lao động trí óc bị BHGĐ 
chồng bị BHGĐ gấp 1,35 lần phụ nữ không phụ 
chỉ bằng 0,56 lần phụ nữ lao động chân tay (p= 
thuộc kinh tế (p= 0,016). 

0,001). Phụ nữ sống cùng bạn tình bị BHGĐ gấp 
Bảng 3: Mối liên quan giữa BHGĐ với đặc điểm dân số xã hội của chồng (n =750) 
Đặc tính mẫu
Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

Mù chữ, Cấp 1
Cấp II, Cấp 3
Trên cấp 3
Lao động chân tay
Lao động trí óc
Nội trợ

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

BHGĐ 12 tháng qua
Có (%)
Không(%)
42 (33,3)
84 (66,7)
148 (31,8)
318 (68,2)
28 (17,7)
130 (82,3)
160 (31,8)
344 (68,2)
43 (20,9)
163 (79,1)
15 (37,5)

25 (62,5)

P
0,735
0,003
0,005
0,437

PR (KTC 95%)
1
0,95 (0,72-1,26)
0,53 (0,35-0,81)
1
0,66 (0,49-0,88)
1,18 (0,78-1,79)

465


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Đặc tính mẫu
Hút thuốc lá
Uống rượu, bia
Nghiện hút, cờ bạc
Có hành động bạo hành
với người khác



Không

Không

Không

Không

BHGĐ 12 tháng qua
Có (%)
Không(%)
145 (33,1)
293 (66,9)
73 (23,4)
239 (76,6)
157 (32,3)
329 (67,7)
61 (23,1)
203 (76,9)
23 (74,2)
8 (25,8)
195 (27,1)
524 (72,9)
154 (60,6)
100 (39,4)
64 (12,9)
432 (87,1)


Chồng  hút  thuốc  lá  có  BHGĐ  cao  hơn  1,41 
lần  chồng  không  hút  thuốc  lá  (p=0,004).  Chông 
nghiện  hút,  cờ  bạc  có  BHGĐ  cao  hơn  2,73  lần 
chồng  không  nghiện  hút,  cờ  bạc  (p<0,001). 
Chồng  có  hành  động  bạo  hành  với  người  khác 
có  BHGĐ  cao hơn 4,69  lần  chồng không  không 
bạo hành với người khác (p<0,001). 

BÀN LUẬN 
Tỉ lệ bạo hành gia đình 
Kết  quả  này  phù  hợp  với  Nghiên  cứu  đa 
quốc gia của WHO được bắt đầu từ năm 1997 về 
bạo  hành  đối  với  phụ  nữ,  hậu  quả  và  nguyên 
nhân sâu xa của bạo hành đối với phụ nữ ở các 
quốc gia khác biệt về văn hóa và địa lý. Nghiên 
cứu được triển khai chính thức từ năm 2000 đến 
2005 ở 11 quốc gia.Tỉ lệ phụ nữ từng bị bạo hành 
thể  xác  hay  tình  dục  do  chồng  trong  cuộc  đời 
chiếm  từ  15  đến  71%  ở  các  quốc  gia  tham  gia 
nghiên  cứu  của  WHO(1).  Tại  Việt  Nam,  tỉ  lệ  bị 
bạo hành thể xác do người chồng gây ra cho phụ 
nữ  Việt  Nam  từng  kết  hôn  là  32%  bị  bạo  hành 
thể  xác  trong  cuộc  đời.  Đối  với  bạo  hành  tình 
dục: trong số những phụ nữ từng kết hôn, tỉ lệ 
bạo hành trong cuộc đời 10%. Đối với bạo hành 
tinh thần trong cuộc đời là 54%. Có đến 58% phụ 
nữ  từng  kết  hôn  cho  biết  rằng  họ  đã  từng  bị  ít 
nhất  1  trong  3  loại  bạo  hành  trong  cuộc  đời  và 
27% cho biết họ từng bị cả ba loại bạo hành trên 
trong vòng 12 tháng trước điều tra(5).  

Tỉ lệ bạo hành tình dục thấp (2%).Theo nhận 
định của Bà Henrica A.F.M. Jansen “Mặc dù bạo 
hành  gia  đình  là  một  hiện  tượng  rất  phổ  biến 
nhưng vấn đề này vẫn bị giấu diếm nhiều”.Ðiều 
đáng quan tâm nữa là phụ nữ‐nạn nhân của bạo 

466

P

PR (KTC 95%)

<0,001

2,73 (2,15-3,48)

<0,001

4,69 (3,66-6,03)

hành gia đình có tâm lý cam chịu, không muốn 
tố  cáo,  sợ  “vạch  áo  cho  người  xem  lưng”.Điều 
này có thể làm cho số liệu thống kê không đúng 
với  tình  hình  thực  tế,  ảnh  hưởng  đến  tầm  nhìn 
khách quan và đánh giá tầm quan trọng của việc 
phòng chống bạo hành gia đình trong xã hội(5). 
Bạo hành về tinh thần (chửi bới, lăng mạ, xỉ 
nhục)  không  để  lại  vết  thương  trên  cơ  thể  như 
bạo hành thể xác, nhưng lại làm cho người phụ 
nữ tê liệt về tinh thần, bị trầm cảm kéo dài, tổn 

hại  nghiêm  trọng  đến  thần  kinh  và  thể  xác. 
Không ít phụ nữ sau đó đã phải điều trị lâu dài 
tại  các  bệnh  viện  tâm  thần,  tốn  kém  thời  gian, 
tiền bạc mà khả năng hoàn toàn bình phục là rất 
khó,  khả  năng  tái  phát  bệnh  là  rất  cao.Theo 
WHO, phụ nữ đã trải qua bạo hành gia đình có 
nguy  cơ  gia  tăng  bệnh  trầm  cảm  và  hành  vi  tự 
tử,  tổn  thương  về  thể  chất,  rối  loạn  tâm  thần, 
mang  thai  ngoài  ý  muốn,  HIV  và  các  bệnh  lây 
truyền qua đường tình dục(4,6).  
Nguyên  nhân  được  cho  là  do  tư  tưởng  gia 
trưởng, trọng nam khinh nữ và tính cam chịu, an 
phận  của  chị  em  phụ  nữ.  Chính  quyền  địa 
phương nên đưa việc hoà giải tại cộng đồng hay 
xử  phạt  hành  chính  thỏa  đáng,  để  răn  đe  và 
nâng  cao  nhận thức  cho người  dân. Phát  thanh 
tuyên  truyền  về  nội  dung  phòng,  chống  bạo 
hành  gia  đình  và  thực  hiện  bình  đẳng  giới  là 
điều cần thiết để ngăn chặn BHGĐ trong xã hội 
hiện nay. 

Các yếu tố liên quan đến bạo hành 
Bạo hành gia đình là một hiện tượng xã hội, 
nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, văn 
hóa,  xã  hội  khác  nhau…  Điều  dễ  nhận  thấy  là 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 


Nghiên cứu Y học

 
bạo hành  trong  gia  đình  có  xu hướng  phổ  biến 
hơn  ở  cộng  đồng  có  mức  sống  và  dân  trí 
thấp(2).Thật vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, 
có mối liên quan giữa bạo hành phụ nữ với trình 
độ học vấn của phụ nữ. Cụ thể là, những phụ nữ 
có  trình  độ  học  vấn  từ  cấp  3  trở  lên  có  tỉ  lệ 
BHGĐ  12  tháng  qua  chỉ  bằng  0,57  lần  (KTC: 
0,36‐0,87)  so  với  nhóm  phụ  nữ  có  trình  độ  học 
vấn từ cấp 1 trở xuống. 

cứu của chúng tôi đã cung cấp thêm bằng chứng 
để  làm  sáng  tỏ  hơn  những  nhận  định  trên. 
Chúng  tôi  đã  tìm  thấy  có  mối  liên  quan  có  ý 
nghĩa thống kê giữa tỉ lệ BHGĐ 12 tháng qua với 
việc  hút  thuốc  lá  (p=0,004),  uống  rượu,  bia 
(p=0,008) và nghiện hút/cờ bạc (p<0,001), có hành 
động  bạo  hành  với  người  khác  (p<0,001)  của 
người chồng. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan 
giữa  phụ  nữ  bị  bạo  hành  gia  đình  với  nghề 
nghiệp  của  họ.  Phụ  nữ  lao  động  trí  óc  có  tỉ  lệ 
BHGĐ 12 tháng qua chỉ bằng 0,56 lần (KTC: 0,4‐
0,78)  so  với  nhóm  phụ  nữ  lao  động  chân  tay. 
Theo  một  số  đề  tài  khác  cũng  tiến  hành  nghiên 
cứu  nhiều  nhân  tố  có  liên  quan  đến  BHGĐ,  và 

nhận  thấy  các  hành  vi  bạo  hành  thường  xảy  ra 
trong gia đình không có mối tương quan đối với 
tôn giáo, nhưng lại có mối liên quan với từng loại 
nghề nghiệp khác nhau và trình độ học vấn(3). 

 Phụ  nữ  bị  bạo  hành  gia  đình  còn  cao 
(49,2%), đặc biệt là bạo hành tinh thần 48,5% và 
bạo hành thể xác 14,8%. 

Phụ nữ nghèo và phụ thuộc kinh tế chồng có 
khả  năng  bị  bạo  lực  gia  đình  cao  hơn  với 
p<0,001. Chính sức mạnh kinh tế làm yếu tố nền 
tảng  của  đời  sống  xã  hội,  có  một  sự  thật  rằng 
người chi phối nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế 
thì  làm  chủ,  và  do  vậy  để  duy  trì  chế  độ  nam 
quyền,  phụ  quyền  thì  bất  bình  đẳng  cũng  bắt 
đầu xuất hiện giữa nam và nữ trong gia đình và 
ngoài  xã  hội.  Nhưng  cũng  không  thể  coi  đói 
nghèo là yếu tố lớn nhất đẻ ra nạn bạo hành gia 
đình,  bởi  lẽ  có  rất  nhiều  cặp  vợ  chồng  quanh 
năm  nghèo  đói  nhưng  vẫn  sống  với  nhau  hòa 
thuận và đầm ấm. 
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các 
tệ  nạn  xã  hội  và  bạo  hành  giới  trong  gia  đình. 
Những  mặt  trái  của  quan  hệ  thị  trường  đã  tác 
động xấu đến quan hệ giới trong gia đình, như 
đề cao một cách thái quá những giá trị vật chất 
mà coi nhẹ giá trị tình cảm, đạo đức. Những mối 
quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân cũng là lý do 
của  bạo  hành  gia  đình,  với  nam  giới  thì  còn  có 

những  tác  động  của  các  tệ  nạn  xã  hội  (cờ  bạc, 
nghiện  hút,  rượu…).  Thật  vậy,  kết  quả  nghiên 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

KẾT LUẬN  

Tình  trạng  bạo  hành  gia  đình  có  mối  liên 
quan  với  trình  độ  học  vấn  thấp,  nhóm  nghề 
nghiệp lao động chân tay, thất nghiệp, tình trạng 
gia đình không hôn nhân; Gia đình nghèo, phụ 
thuộc  kinh  tế  vào  chồng,  ở  nhà  thuê/mướn; 
chồng  là  những  người  nghiện  thuốc  lá,  rượu, 
bia, hút sách, cờ bạc; chồng có tính hay gây hấn 
và thích bạo hành. 

KHUYẾN NGHỊ 
Tạo công ăn việc làm để phụ nữ có tiếng nói 
hơn về mặt kinh tế xã hội.
Tăng cường giáo dục để mọi người hiểu biết, ý 
thức, và có thái độ đúng về vấn đề bình đẳng giới; 
Hội phụ nữ cần quan tâm hơn đối với những 
gia đình có chồng nghiện rượu, bia, hút sách, cờ 
bạc, hoặc có tính hay gây hấn và thích bạo hành 
cùng  với  những  gia  đình  có  hoàn  cảnh  kinh  tế 
khó khăn. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.


Garcia‐Moreno  C,  Jansen  HA, Ellsberg  M, Heise  L, Watts 
CH; WHO  Multi‐country  Study  on  Womenʹs  Health  and 
Domestic Violence against Women Study Team (2005) WHO 
Multi‐country  Study  on  Women’s  Health  and  Domestic 
Violence against Women. World Health Origanization. Geneva. 
Pp. 77‐98. 

2.

Hoàng Bá Thịnh (2003) ʺBạo hành trong gia đình ‐ Thực trạng 
và giải phápʺ. Tạp chí lý luận chính trị. 3. 65‐69. 

3.

Nguyễn Thị Hoàng Mai (2008) ʺThực trạng và giải pháp giảm 
bạo  hành  gia  đình  đối  với  phụ  nữ  tại  thành  phố Đà Nẵngʺ. 
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 
lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng.Tr. 56‐78. 

467


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
4.

Quỹ  Dân  số  Liên  Hợp  Quốc  (2007)  Phòng,  chống  bạo  hành 

gia đình: Hiện trạng, nhu cầu và các ưu tiên can thiệp ở Phú 
Thọ và Bến Tre, Việt Nam.Tr. 78‐90. 

5.

Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) Báo cáo tóm tắt Kết quả 
từ nghiên cứu quốc gia về Bạo hành gia đình với phụ nữ Việt 
Nam. Tr. 13‐56. 

6.

Vung  ND,  Ostergren  PO,  Krantz  G  (2008)  Intimate  partner 
violence  against  women  in  rural  Vietnam‐‐different  socio‐
demographic  factors  are  associated  with  different  forms  of 

violence:  need  for  new  intervention  guidelines?.  BMC Public 
Health, 19 (2), 178‐182. 
 

Ngày nhận bài báo:    

 

11/5/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:   17/6/2014 
Ngày bài báo được đăng:  

 


14/11/2014 

 

 
 

 
 

468

 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 



×