Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tìm hiểu vai trò của bạch cầu, C creatinin protein, procalcitonin trong chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.42 KB, 7 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA BẠCH CẦU, C REACTIVE PROTEIN,
PROCALCITONIN TRONG CHẨN ĐOÁN
BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT
Đào Văn Thắng*; Nguyễn Văn Dương**; Hoàng Tiến Tuyên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định số lượng bạch cầu, nồng độ C reactive protein, nồng độ procalcitonin và
vai trò của chúng trong chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: nghiên
cứu tiến cứu có đối chứng giữa 40 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với 20 bệnh nhân sốt xuất
huyết và 20 bệnh nhân nhiễm khuẩn tại chỗ được điều trị ở Bệnh viện Quân y 103 từ 01 - 07 - 2016
đến 30 - 06 - 2017. Kết quả: số lượng bạch cầu, nồng độ C reactive protein và procalcitonin
tăng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (15,73 ± 16,38 G/l; 110,68 ± 58,84 mg/l; 19,18 ±
25,22 ng/ml). Tăng procalcitonin, C reactive protein có ý nghĩa trong định hướng chẩn đoán
nhiễm khuẩn huyết (AUC của procalcitonin là 0,870 (p < 0,01), giá trị ngưỡng ≥ 2,5 ng/ml; AUC
của C reactive protein là 0,779 (p < 0,01), giá trị ngưỡng ≥ 60 mg/l. Tăng bạch cầu không có giá
trị định hướng chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết (AUC = 0,568, p > 0,05). Kết luận: số lượng bạch
cầu, nồng độ C reactive protein và procalcitonin tăng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Nồng độ
procalcitonin ≥ 2,5 ng/ml, C reactive protein ≥ 60 mg/l có ý nghĩa định hướng chẩn đoán nhiễm
khuẩn huyết. Bạch cầu tăng không có giá trị định hướng chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.
* Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết; Bạch cầu; C reactive protein; Procalcitonin.

The Role of White Blood Cell, C Reactive Protein, Procalcitonine
in Diagnosing Sepsis
Summary
Objectives: To determine the number of white blood cell, C reactive protein level,
procalcitonin level and their roles in diagnosing sepsis. Subjects and methods: 40 patients with
sepsis, 20 patients with dengue hemorrhagic fever and 20 patients with local infection were
st
th
treated at 103 Military Hospital from July 1 2016 to June 30 2017. Results: There was an


increase in the number of white blood cell, C reactive protein level and procalcitonine level in
sepsis patients (15.73 ± 16.38 G/L; 110.68 ± 58.84 mg/L; 19.18 ± 25.22 ng/mL). The increasing
of C reactive protein and procalcitonine levels had value for directing to diagnose sepsis (AUC
of procalcitonine: 0.870 (p < 0.01); AUC of C reactive protein: 0.779 (p < 0.01), the increasing of
the number of white blood cell did not have value in diagnosing sepsis. Conclusion: Sepsis
patients had higher number of white blood cell, C reactive protein level and procalcitonine level
than normal limit. C reactive protein level ≥ 60 mg/L, procalcitonine level ≥ 2.5 ng/mL had value
for directing to diagnose sepsis. The number of increasing white blood cell did not have value in
diagnosing sepsis.
* Keywords: Sepsis; White blood cell; C reactive protein; Procalcitonine.

* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện tỉnh Nam Định
Người phản hồi (Corresponding): Đào Văn Thắng ()
Ngày nhận bài: 20/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 22/08/2018

45


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là bệnh
nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng.
Hầu hết nguyên nhân gây NKH là do vi
khuẩn. Hiện nay, tử vong do NKH còn rất
cao. Chẩn đoán và điều trị kháng sinh
sớm NKH có vai trò đặc biệt quan trọng
làm giảm tỷ lệ tử vong và chi phí điều trị.
Cho đến nay, việc chẩn đoán xác định NKH

vẫn dựa vào kết quả cấy máu, nhưng kết
quả cấy máu dương tính chiếm tỷ lệ rất
thấp, thời gian trả kết quả cấy máu và
kháng sinh đồ muộn ảnh hưởng lớn tới
điều trị và tính mạng người bệnh. Bạch
cầu, C reactive protein (CRP), procalcitonin
(PCT) đã được một số nhà khoa học
chứng minh có vai trò quan trọng trong
chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi điều trị.
Chính vì vậy, trước nhu cầu thực tế và
tính cấp thiết, chúng tôi nghiên cứu đề tài
này với mục tiêu: Xác định số lượng bạch
cầu, nồng độ CRP, PCT và vai trò của
chúng trong chẩn đoán bệnh NKH.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu.
- 40 bệnh nhân (BN) NKH.
- 40 BN nhóm chứng, trong đó: 20 BN
nhiễm khuẩn tại chỗ; 20 BN sốt xuất
huyết dengue điều trị tại Bệnh viện Quân
y 103 từ 01 - 07 - 2016 đến 30 - 06 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- BN NKH: dựa theo tiêu chuẩn của
ACCP/SCCM (1992).
+ Có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
(SIRS): có 2/4 tiêu chuẩn dưới đây, trong
đó tiêu chuẩn bắt buộc là 1 và/hoặc 4:
46


1) Nhiệt độ tăng > 38°C hoặc < 36°C.
2) Nhịp tim > 90 lần/phút.
3) Nhịp thở > 20 lần/phút.
4) Bạch cầu > 12 G/l hoặc < 4 G/l,
hoặc > 10% bạch cầu non.
+ Kết quả cấy máu: dương tính với vi
khuẩn.
- BN nhiễm khuẩn tại chỗ: có biểu hiện
nhiễm khuẩn tại chỗ kèm cấy bệnh phẩm
tại ổ viêm dương tính và cấy máu âm tính
với vi khuẩn.
- BN sốt xuất huyết dengue: dựa theo
tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành năm 2011.
+ Sốt cấp diễn 2 - 7 ngày.
+ Sống trong vùng dịch.
+ Đau đầu, đau mỏi người, da niêm
mạc xung huyết, xuất huyết hoặc Lacet
(+).
+ Có kháng nguyên NS1 (+) hoặc IgMDENAb (+).
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Tiêu chí chung:
+ Tuổi < 18.
+ Có các bệnh lý kết hợp ảnh hưởng
đến kết quả xét nghiệm CRP, PCT, số
lượng bạch cầu như: bệnh hệ thống,
bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn, bệnh lý
cơ quan tạo máu, BN suy giảm miễn dịch
(ung thư đang điều trị hóa chất, BN đang
điều trị corticoid, bệnh nhiễm trùng mạn
tính (lao, HIV...), bệnh gan...

- Tiêu chí riêng:
+ BN NKH có kết quả cấy máu và cấy
bệnh phẩm ổ nhiễm khuẩn có kết quả
không đồng nhất.
+ BN sốt xuất huyết dengue có bội
nhiễm.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tiến cứu ca bệnh chứng
so sánh với nhóm chứng.
- Tất cả BN nghiên cứu được làm xét
nghiệm:
+ Đếm số lượng bạch cầu trên máy
phân tích huyết học tự động Sysmex - 100
(Nhật Bản) tại Khoa Huyết học, Bệnh viện
Quân y 103. Giá trị bình thường từ 4 - 10 G/l.
+ Định lượng CRP: làm trên máy
Olympus AU 640 (Hãng Bechman Coulter)
tại Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103.
Giá trị bình thường < 8,0 mg/l.
+ Định lượng PCT làm trên máy
Cobas e411 - Roche tại Khoa Vi sinh,

Bệnh viện Quân y 103. Giá trị bình
thường < 0,05 ng/ml.
- Các xét nghiệm trên làm trước khi sử
dụng kháng sinh, kết quả được thu thập
vào mẫu nghiên cứu là kết quả có giá trị

cao nhất.
- Đạo đức nghiên cứu: tất cả BN đều
được giải thích rõ mọi khía cạnh của
nghiên cứu và tự nguyện tham gia.
- Xử lý số liệu: số liệu được quản lý và
xử lý trên phần mềm SpSS 20.0. Các
thuật toán sử dụng: tỷ lệ %, số trung bình,
diện tích dưới đường cong (AUC), độ
nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên
đoán dương (PPV), giá trị tiên đoán âm
(NPV), chỉ số Jouden (Jmax = Se + Sp - 1),
giá trị p.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tuổi trung bình của BN.
Nhóm

NKH
n = 40

Nhiễm khuẩn tại chỗ
n = 20

Sốt xuất huyết dengue
n = 20

59,63 ± 14,13
(82; 20)

42,40 ± 22,51

(84; 18)

46,15 ± 19,38
(83; 20)

Tuổi, giới
± SD (max - min)
Nam (n; %)

22 (55)

10 (50)

13 (65)

Nữ (n; %)

18 (45)

10 (50)

7 (35)

Tuổi, giới giữa các nhóm BN hoàn toàn tương đồng.
Bảng 2: Số lượng trung bình bạch cầu, nồng độ trung bình CRP, PCT ở các nhóm
BN nghiên cứu.
Nhóm

NKH (0)
(n = 40)


Nhiễm khuẩn tại chỗ (1)
(n = 20)

Xuất huyết dengue (2)
(n = 20)

p

Bạch cầu (G/l)
(± SD)
Min - max

15,73 ± 16,38
(2,00 - 33,52)

14,44 ± 7,69
(3,01 - 21,96)

3,70 ± 2,86
(1,57 - 5,6)

(0 - 1) > 0,05
(0 - 2) < 0,01
(1 - 2) < 0,01

CRP (mg/l)
(± SD)
Min - max


110,68 ± 58,84
(3,00 - 200,9)

49,4 ± 56,15
(0,5 - 163,9)

13,75 ± 12,00
(0,4 - 38,41)

(0 - 1) < 0,01
(0 - 2) < 0,01
(1 - 2) < 0,05

PCT (ng/ml)
(± SD)
Min - max

19,18 ± 25,22
(0,68 - 94,66)

1,85 ± 1,1
(0,25 - 3,5)

0,19 ± 0,14
(0,05 - 0,38)

(0 - 1) < 0,05
(0 - 2) < 0,01
(1 - 2) < 0,01


Chỉ tiêu

47


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
Số lượng trung bình bạch cầu ở nhóm BN sốt xuất huyết giảm nhẹ so với ngưỡng
thấp của giá trị bình thường, ngược lại ở nhóm NKH và nhiễm khuẩn tại chỗ đều tăng
trên ngưỡng cao giá trị bình thường, sự khác biệt giữa 2 nhóm này không có ý nghĩa
thống kê. Nồng độ trung bình CRP và PCT ở cả 3 nhóm BN đều tăng, cao nhất ở
nhóm BN NKH, sau đó đến nhóm BN nhiễm khuẩn tại chỗ, tăng nhẹ ở BN sốt xuất
huyết dengue. Mức tăng giữa 3 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3: Phân bố BN NKH theo mức tăng CRP và PCT.
CRP (mg/l); n = 40

PCT (ng/ml); n = 40

<6

6 - 10

> 10 - 30

> 30 - 100

> 100

< 0,5

0,5 - < 2


2 - 10

> 10

n

1

1

2

17

19

1

4

16

19

%

2,5

2,5


5

42,5

47,5

2,5

10,0

40,0

47,5

90% BN NKH có CRP > 30 mg/l (36/40 = 90%), trong khi 87,5% BN có PCT
> 2 ng/ml (35/40 BN).
Bảng 4: AUC của bạch cầu, CRP, PCT ở BN NKH.
Chỉ tiêu

AUC

p

Bạch cầu (G/l)

0,568

> 0,05


CRP (mg/l)

0,779

< 0,01

PCT (ng/ml)

0,870

< 0,01

Biểu đồ 1: AUC của bạch cầu, CRP, PCT ở BN NKH.
Ở BN NKH, AUC của PCT, CRP đủ lớn đáp ứng định hướng chẩn đoán NKH (PCT:
AUC = 0,87; p < 0,001; CRP: AUC = 0,779; p < 0,001).
48


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
Bảng 5: Giá trị ngưỡng CRP, PCT trong chẩn đoán NKH.
PCT

CRP

Điểm cắt

Độ nhạy (Se)

Độ đặc hiệu (Sp)


Điểm cắt

Độ nhạy (Se)

Độ đặc hiệu (Sp)

0,68

1,0

0,474

43,5

0,846

0,632

1,5

0,949

0,684

49

0,821

0,684


2,5

0,846

0,737

60

0,795

0,737

3,5

0,769

0,809

69

0,769

0,746

63,5

0,544

0,895


72

0,744

0,772

Ngưỡng xác định của PCT có giá trị chẩn đoán NKH là 2,5 ng/ml với J max = 0,583.
Tương tự của CRP là 60 mg/l với J max = 0,532.
Bảng 6: Kiểm định giá trị ngưỡng PCT, CRP trong chẩn đoán NKH.
Nhóm
Chỉ tiêu
PCT (ng/ml)

CRP (mg/l)

NKH (1)

Không NKH (2)

n

%

n

%

≥ 2,5

33


82,5

5

12,5

< 2,5

7

17,5

35

87,5

≥ 60

32

80

4

10

< 60

8


20

36

90

BÀN LUẬN
Tại Hội nghị Quốc tế về NKH ở
Canada tháng 5 - 2000, các nhà khoa học
đã chứng minh bạch cầu, PCT, CRP là
các dấu ấn sinh học có giá trị định hướng
chẩn đoán nhiễm khuẩn và NKH. Với
PCT, các nhà khoa học chỉ ra với nồng độ
PCT huyết thanh ở người bình thường
không vượt quá 0,05 ng/ml, ở BN sốt do
virut, nồng độ PCT thường không tăng
hoặc tăng nhẹ < 0,25 ng/ml, ở BN nhiễm
khuẩn cục bộ không nặng, PCT tăng từ
0,5 - 2 ng/ml, ở BN viêm phổi có thể tới
10 ng/ml, ở BN NKH ≥ 2 ng/ml, ở BN sốc
nhiễm khuẩn thường > 10 ng/ml. Với
CRP, nồng độ ≥ 40 mg/l phản ánh viêm
nhiễm khuẩn, > 100 mg/l thường gặp ở
BN NKH. Với bạch cầu, số lượng bạch

p; Se; Sp; PPV; NPV
< 0,01; 0,846; 0,737; 86,8; 83,3

< 0,01; 0,80; 0,900; 0,888; 0,818


cầu thường tăng ở BN sốt nhiễm khuẩn,
tuy nhiên bạch cầu có thể không tăng ở
một số BN nhiễm khuẩn Gram (-) và có
thể giảm nặng ở một số BN NKH nặng do
vi khuẩn Gram (-). Nghiên cứu động học
PCT, CRP, bạch cầu và mối liên quan với
nhiễm khuẩn, các nhà khoa học thấy PCT
có ý nghĩa nhất trong chẩn đoán, tiên
lượng và theo dõi đáp ứng điều trị, CRP
có vai trò trong chẩn đoán, bạch cầu có
vai trò trong theo dõi đánh giá điều trị [4].
Để chứng minh vai trò của PCT, CRP
và bạch cầu trong chẩn đoán bệnh NKH,
chúng tôi đã thiết kế nghiên cứu tiến cứu,
ca bệnh chứng ở nhóm BN NKH có đối
chiếu với 2 nhóm chứng: nhóm BN nhiễm
khuẩn tại chỗ, nhóm BN sốt xuất huyết
dengue. Kết quả nghiên cứu cho thấy số
49


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
lượng trung bình bạch cầu tăng ở nhóm
BN NKH (15,73 ± 16,38 G/l) và nhiễm
khuẩn tại chỗ (14,44 ± 7,69 G/l), giảm nhẹ
ở nhóm sốt xuất huyết dengue (3,7 ± 2,86 G/l).
Sự khác biệt giữa số lượng trung bình
bạch cầu ở 2 nhóm BN nhiễm khuẩn so
với nhóm BN xuất huyết dengue có ý

nghĩa thống kê (p < 0,001), nhưng không
có sự khác biệt giữa nhóm NKH và nhiễm
khuẩn tại chỗ (p > 0,05). Với CRP và
PCT, chúng tôi cũng thấy nồng độ trung
bình của chúng ở cả 3 nhóm đều tăng,
tăng cao nhất ở nhóm BN NKH (110,68 ±
58,84 mg/l; 19,18 ± 25,22 ng/ml), tiếp đến
là nhóm nhiễm khuẩn tại chỗ (49,4 ±
56,15 mg/l; 1,85 ± 1,1 ng/ml) và tăng rất
nhẹ ở nhóm BN sốt xuất huyết dengue
(13,75 ± 12,0 mg/l; 0,19 ± 0,14 ng/ml). Sự
khác biệt về mức tăng nồng độ trung bình
giữa cả 3 nhóm có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Nghiên cứu của Đỗ Tất Thành
(2014) trên BN NKH và sốt xuất huyết
dengue cho thấy số lượng trung bình
bạch cầu, nồng độ trung bình CRP và PCT
cho kết quả lần lượt là: 12,39 ± 6,01 G/l
so với 5,41 ± 2,11 G/l; 176,47 ± 96,76 mg/l
so với 25,25 ± 22,69 mg/l; 25,66 ±
36,76 ng/ml so với 0,23 ± 0,15 ng/ml [1].
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Phương
(2017) ở nhóm BN nhiễm khuẩn có cấy
máu âm tính cũng cho kết quả lần lượt:
16,74 ± 6,78 G/l; 51,72 ± 54,94 mg/l;
3,28 ± 6,12 ng/ml [2]. So sánh với nghiên
cứu của các tác giả trên và đối chiếu với
những công bố trong và ngoài nước,
chúng tôi thấy kết quả này hoàn toàn phù
hợp với nhận định số lượng bạch cầu,

nồng độ PCT và CRP có giá trị định hướng
chẩn đoán nhiễm khuẩn, đặc biệt vai trò
của PCT và CRP trong chẩn đoán NKH.
50

Để tìm ngưỡng có giá trị định hướng
chẩn đoán NKH của CRP và PCT, chúng
tôi phân nhóm BN theo mức tăng của
chúng và nhận thấy hầu hết (90%) BN có
CRP > 30 mg/l; 87,5% BN có PCT > 2 ng/ml.
Để khẳng định giá trị của số lượng bạch
cầu, nồng độ CRP và PCT trong chẩn
đoán và tìm giá trị ngưỡng, chúng tôi sử
dụng lý thuyết ứng dụng đường cong
ROC thông qua xác định AUC. Kết quả
cho thấy CRP, đặc biệt là PCT cho phép
định hướng tốt chẩn đoán với AUC lần
lượt 0,779 và 0,870. Nghiên cứu của
Rodriguez R cho thấy AUC của PCT,
CRP, bạch cầu lần lượt là 0,79; 0,77;
0,67 [5]. Xác định ngưỡng chẩn đoán của
CRP và PCT, chúng tôi sử dụng thuật
toán Jouden max, kết quả cho thấy
ngưỡng giá trị định hướng chẩn đoán của
PCT là 2,5 ng/ml (J max = 0,583); của
CRP là 60 mg/l với J max = 0,532. Kiểm
định thống kê xác định bằng độ nhạy, độ
đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương, tiên
lượng âm của PCT và CRP, chúng tôi
nhận thấy với nồng độ PCT ≥ 2,5 ng/ml

thì độ nhạy là 84,6%, độ đặc hiệu 73,7%,
giá trị dự báo dương 86,8% và p < 0,001.
Với CRP ≥ 60 mg/l cho kết quả tương tự
79,5%; 73,7%; 88,8%. Nghiên cứu của Lê
Văn Trường: ngưỡng chẩn đoán NKH
của PCT là 2,75 ng/ml (độ nhạy 78,6%;
độ đặc hiệu 79,63%) [3], của Nguyễn Việt
Phương: 2,62 ng/ml (độ nhạy 79,02%; độ
đặc hiệu 79,45%) [2]. So sánh với các
nghiên cứu trong và ngoài nước chúng tôi
thấy kết quả này phù hợp. Qua đó giúp
chúng tôi chứng minh một lần nữa vai trò
của PCT, CRP và số lượng bạch cầu
trong định hướng chẩn đoán NKH.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
KẾT LUẬN
Trên cơ sở số liệu thu thập được, sau
khi xử lý, phân tích và đối chiếu với
nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng
tôi rút ra một số kết luận:
- Số lượng bạch cầu, nồng độ CRP và
PCT tăng ở BN NKH (15,73 ± 16,38 G/l;
110,68 ± 58,84 mg/l; 19,18 ± 25,22 ng/ml).
- PCT, CRP tăng có ý nghĩa trong định
hướng chẩn đoán NKH (AUC lần lượt:
0,870 (p < 0,01); 0,779 (p < 0,01)). Ngưỡng
chẩn đoán của PCT ≥ 2,5 ng/ml với độ
nhạy 84,6% và độ đặc hiệu 73,7%;

ngưỡng chẩn đoán của CRP ≥ 60 mg/l
với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là
79,5% và 73,7%. Tăng bạch cầu không
có giá trị định hướng chẩn đoán NKH
(AUC = 0,568, p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Thành. Nghiên cứu giá trị của
một số chỉ số viêm trong hỗ trợ chẩn đoán

NKH. Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Trường
Đại học Y Hà Nội. 2014.
2. Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Hoàng Thành.
Nghiên cứu giá trị xét nghiệm PCT, CRP
trong chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi điều trị
kháng sinh trên BN NKH. Tạp chí Y - Dược
học Quân sự. Học viện Quân y. 8/2017, 42
(6); tr.79-85.
3. Lê Xuân Trường. Giá trị chẩn đoán và
tiên lượng của PCT huyết thanh trong nhiễm
trùng huyết. Tạp chí Y học TP. HCM. 2009,
13, phụ bản số 1, tr.213-221.
4. Marshall J.C, Vincent, J.L et al. Measures,
markers, and mediators: Topwarda staging
system for clinical sepsis. A report of the fifth
Toronto sepsis rountable Toronto, Ontario,
Canada, Octobre 25-26, 2000. Crit Care Med.
2003, 31. pp.1560-1567.
5. Ruiz-Rodriguez J, Rello. J. Predicting
treatment failure in severe sepsis and septic
shock: Looking for the Holy Grail. Crit Care.

2013, 17 (5), p.180.

51



×