Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật điều trị gãy xương hàm dưới nhiều tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI NHIỀU ĐƯỜNG
Nguyễn Tăng*; Lê Đức Tuấn*; Nguyễn Hồng Hà**
TÓM TẮT
Mục tiêu: giới thiệu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật gãy
xương hàm dưới (XHD) nhiều đường. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 47 bệnh
nhân (BN) gãy XHD nhiều đường, điều trị phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo
hình, Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 09 - 2014 đến 04 - 2017.
Kết quả: nam 74,5%; nữ 25,5%, độ tuổi 19 - 39 chiếm 70,2%, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn
giao thông (97,9%). Trong đó, gãy 2 đường 87,2% và vị trí đường gãy vùng cằm chiếm tỷ lệ
cao nhất (53,26%). Phim CT-scanner được sử dụng nhiều nhất (45/47 BN) và có giá trị chẩn
đoán cao (100%). Phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít với đường mổ chủ yếu trong miệng
80,46%. Kết quả gần: tốt 74,1%; khá 25,9%. Kết quả xa sau 6 tháng: tốt 89,3%; khá 3/28 BN
(10,7%), không có kết quả kém. Kết luận: nhờ phát triển của phẫu thuật hàm mặt, chẩn đoán
hình ảnh đã cho phép chẩn đoán sớm, chính xác, điều trị kịp thời gãy XHD nhiều đường bằng
kết hợp xương nẹp vít cho kết quả tốt cả về chức năng và thẩm mỹ.
* Từ khóa: Gãy xương hàm dưới; Đặc điểm lâm sàng; Kết quả phẫu thuật.

Study on the Clinical Characteristics and the Result of Treatment
of Multiple Focales Fractures of the Mandibular
Summary
Objectives: To investigate the clinical characters and the result of treatment of multiple
focales fractures of the mandibular. Subjects and methods: A analysis of 47 patients who had
surgical treatment at Department of Maxillofacial, 103 Hospital and Vietduc Hospital from 09 2014 to 04 - 2017. Results: The percentage of male was 74.5%, female was 25.5%. Most
fractures occurred in individuals aged between 19 to 39, the main cause was traffic accident
(97.7%). Double fractures occurred in 87.2% of patients and mandibular symphysis was the
most frequent (53.26%). CT-scanner was used in 45/47 cases with high sensitivity and
specificity. Open reduction by oral approach and fixation with plate and screws 80.46%. Result
after 6 months follow-up: good 89.3%, average 10.7% and no bad results. Conclusion: With the


innovation in surgical technique, application of CT-scanner allows precise and early diagnosis,
the result of treatment of multiple fracture of mandibular are good in both functional and
aesthetic aspect.
* Keywords: Mandibular fructure; Clinical characters; Operative results.
* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hồng Hà ()
Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/09/2017

128


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương hàm mặt nói chung và
chấn thương gãy XHD nói riêng là cấp
cứu hay gặp. Gãy XHD có xu hướng
ngày càng nặng và phức tạp về số đường
gãy, độ di lệch và tỷ lệ kết hợp với các
tổn thương của đa chấn thương như sọ
não, ngực, bụng, gãy nhiều chi. Nguyên
nhân chủ yếu của gãy XHD là do tai nạn
giao thông, đặc biệt là tai nạn xe máy
[1, 2, 3].
Có nhiều nghiên cứu về lâm sàng và
điều trị gãy XHD, tuy nhiên còn rất ít đề
tài về gãy XHD nhiều đường [4, 5]. Hiện
nay, chẩn đoán hình ảnh, nhất là CTscanner phát triển, giúp đánh giá đầy đủ
tích chất, mức độ, vị trí tổn thương XHD.

Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ trong phẫu
thuật hàm mặt, phương tiện kết hợp
xương nẹp vít cho phép phẫu thuật viên
đạt được kết quả tốt trong điều trị loại tổn
thương phức tạp này. Từ những lý do
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm: Giới thiệu một số đặc điểm lâm
sàng và kết quả phẫu thuật điều trị gãy
XHD nhiều đường.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
47 BN gãy XHD nhiều đường điều trị
tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo
hình, Bệnh viện Quân y 103 và Khoa
Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình, Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức. Thời gian từ
tháng 09 - 2014 đến 04 - 2017. BN đủ hồ
sơ bệnh án và được theo dõi trước,
trong, sau phẫu thuật ít nhất sau 6 tháng.

2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu trên lâm sàng theo phương
pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu.
- Hồi cứu: 20 BN từ tháng 9 - 2014 đến
8 - 2016: hẹn BN tái khám, lấy phương
tiện kết xương và nghiên cứu hồ sơ bệnh
án cũ.
- Tiến cứu: 27 BN từ tháng 9 - 2016
đến 04 - 2017, thu thập theo mẫu bệnh án

nghiên cứu.
* Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng:
Các yếu tố dịch tễ học, tuổi, giới,
nguyên nhân. Chấn thương kết hợp như:
sọ não, chi, bụng, ngực... Khám các triệu
chứng: sưng nề, bầm tím, biến dạng,
điểm đau chói, di động bất thường…
Chẩn đoán hình ảnh dựa vào X quang
thường quy và phim CT-scanner. Phân
loại gãy XHD theo Nguyễn Hoành Đức
[1] : gãy một đường, hai đường, đối xứng,
không đối xứng, ba đường hoặc gãy vụn
thành nhiều mảnh.
* Điều trị phẫu thuật: gây mê nội khí
quản qua đường mũi. Đường mổ trong
miệng hoặc ngoài miệng: bộc lộ ổ gãy,
nắn chỉnh về giải phẫu mức tối đa, kết
hợp xương nẹp vit, cố định hai hàm bằng
cung Tiguersted, nút Ivy hoặc vít neo
chặn.
* Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật:
- Kết quả gần: đánh giá sau phẫu thuật
1 - 3 tuần trên 27 BN tiến cứu dựa vào
tình trạng vết mổ, tình trạng kết hợp
xương (trên phim mặt thẳng), khớp cắn.
- Kết quả xa: đánh giá sau phẫu thuật
6 tháng trên 20 BN hồi cứu và 8 BN tiến
cứu đủ thời gian 6 tháng, dựa trên tiêu
chí phục hồi về giải phẫu, chức năng và
thẩm mỹ.

129


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
+ Tốt: xương liền tốt, khớp cắn đúng,
ăn nhai bình thường, há miệng > 3 cm,
mặt cân đối, sẹo mờ đẹp.
+ Khá: xương liền tốt, khớp cắn di lệch
ít, ăn nhai được, há miệng 2 cm ≤ 3 cm, mặt biến dạng ít, sẹo rõ có thể
sửa lại.
+ Kém: chậm liền xương, khớp cắn sai
nhiều, ăn nhai khó, há miệng < 1 cm, mặt
biến dạng rõ, cần phẫu thuật lại.
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống
kê y học bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng gãy
XHD nhiều đường.
Trong 47 BN gãy XHD nhiều đường,
có 33 BN ở độ tuổi trưởng thành (19 - 39)
(70,2%). Đây là nhóm tuổi chính tham gia
vào nhiều hoạt động xã hội, tham gia giao
thông và là lao động chính của gia đình.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lý
Hán Thành [5], Phạm Thị Hà Xuyên [6],
Trương Nhựt Khuê [4], Trần Quốc Khánh
[3]. Trong nghiên cứu này, không gặp
trường hợp nào < 6 tuổi và ≥ 60 tuổi.
Chấn thương chủ yếu gặp ở nam

(74,5%), nữ 25,5%, như vậy BN nam gấp
3 lần BN nữ. Tỷ lệ nam/nữ = 3/1.
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao
thông (97,9%), trong đó tai nạn xe máy
93,7%, chỉ có 2,1% tai nạn sinh hoạt do bị
đánh. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đức
(1983) [1], vào những năm 70 của thế kỷ
XX thấy tai nạn giao thông chỉ chiếm
33,64%, cuối những năm 80, đầu những
130

năm 90, tỷ lệ này theo nghiên cứu của
Nguyễn Thế Dũng (1996) [2] tại Nha
Trang, Khánh Hòa đã tăng lên 58,68%,
đến nghiên cứu của Trương Nhựt Khuê
(2012) [4] tai nạn giao thông gây chấn
thương gãy XHD chiếm 89,12%, trong đó
tai nạn xe máy 86,21%.
Tại nhiều nước phát triển, nguyên
nhân tai nạn giao thông và bạo lực là
nguyên nhân thường gặp nhất trong chấn
thương hàm mặt. Theo Joseph E Cillo và
CS (2006) tại Mỹ nguyên nhân bạo lực là
chủ yếu (77%), tai nạn xe máy 14% [7].
Tại Phần Lan và Canada, nguyên nhân
bạo lực chiếm tỷ lệ cao: 36,9% và 53,9%
[8].
Triệu chứng lâm sàng như sưng nề,
bầm tím và đau chói gặp 100% BN, sai
khớp cắn 97,9%, dấu hiệu cử động bất

thường 91,5%, đoạn gãy di lệch 80,9% và
hạn chế há miệng 64,6%. Trong 47 BN
nghiên cứu, 45 BN chụp CT-scanner,
2 BN chụp Panorama cho kết quả rõ.
1 BN chụp cả Panorama và CT-scanner,
2 BN chụp mặt thẳng + CT-scanner. Kết
quả chẩn đoán số lượng và vị trí ổ gãy
trên CT có kiểm chứng trong phẫu thuật
với độ chính xác 100%. Như vậy, triệu
chứng lâm sàng có vai trò quan trọng
trong chẩn đoán sơ bộ vị trí ổ gãy xương.
Hiểu được tính tất yếu và quy luật các
triệu chứng giúp người thầy thuốc nắm
vấn đề một cách hệ thống, điều đó rất
hữu ích trong công tác khám, chẩn đoán
và điều trị. Với trường hợp khó xác định
tổn thương trên lâm sàng, nên sử dụng
phim X quang để hỗ trợ chẩn đoán.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Bảng 1: Gãy XHD theo số lượng đường
gãy (n = 47).
Số lượng đường gãy

n

Tỷ lệ %

Gãy hai đường


41

87,2

Gãy ba đường

2

4,3

Gãy vụn thành nhiều mảnh

4

8,5

47

100

Tổng

Trong 44 BN có 92 đường gãy,
49 đường gãy vùng cằm chiếm tỷ lệ cao
nhất (53,26%); tiếp theo là góc hàm
(22,82%); lồi cầu thấp nhất (11,95%);
thân xương và ngành lên (6,52% và
4,34%); mỏm vẹt 1,08%.
Các tổn thương kết hợp: tỷ lệ gãy XHD

đơn thuần chiếm 21,8%. Tỷ lệ kết hợp với
gãy xương tầng giữa mặt 39,2%. Gãy
XHD nhiều đường trên BN chấn thương
sọ não 21,8%, các chấn thương khác 17,2%.
2. Phương pháp phẫu thuật.
Tất cả 47 BN (100%) được điều trị
bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp
xương bằng nẹp vít. Tỷ lệ cố định hai
hàm sau phẫu thuật 74,5%, là những BN
gãy phức tạp, gãy di lệch nhiều, gãy phối
hợp với gãy xương tầng giữa mặt. Phẫu
thuật viên cần chỉ định chính xác phương
pháp mổ, đường mổ, sử dụng nẹp để
đảm bảo đúng vị trí giải phẫu, đảm bảo
chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh.
Sau phẫu thuật kết hợp XHD, cần đảm
bảo bất động xương gãy tốt, vì kết hợp
xương chưa thực sự vững chắc, tránh di
lệch thứ phát đường gãy nên cố định hai
hàm.
3. Kết quả phẫu thuật.
Kết quả gần trên cả 3 phương diện
phục hồi vết mổ, khớp cắn và giải phẫu,
tốt 74,1%, khá 25,9%, không trường hợp

nào có kết quả kém. Kết quả xa sau
6 tháng: tốt 25/28 BN (89,3%), khá
10,7%, không có kết quả kém, không có
BN bị tai biến, biến chứng.
Đánh giá kết quả điều trị chủ yếu dựa

vào tình trạng vết mổ, khớp cắn và hình
ảnh X quang của BN 1 - 3 tuần sau phẫu
thuật. Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Vương Ngọc Thanh
(2005) và Trần Quốc Khánh (2013)
(p > 0,05) [3].
Sau 6 tháng, việc đánh giá kết quả về
giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ cho BN
cho kết quả chính xác hơn, vì những tổn
thương phần mềm đã ổn định, ổ xương
gãy đã can xơ liền tốt, chức năng của BN
phục hồi trở lại, người bệnh tham gia vào
các hoạt động xã hội tương đối bình
thường. Trong giai đoạn này, nếu có các
biến chứng muộn nên để bác sỹ điều trị
can thiệp.
Kết quả tốt trong nghiên cứu của chúng
tôi phù hợp với nghiên cứu của Vương
Ngọc Thanh (2005) và Trương Nhựt
Khuê (2012) sau 6 tháng điều trị gãy XHD
(p > 0,05), cho thấy phương pháp phẫu
thuật kết xương bằng nẹp vít cho kết quả
tốt đối với hầu hết các trường hợp gãy
XHD nhiều đường phức tạp [3, 4].
KẾT LUẬN
Gãy XHD nhiều đường có tỷ lệ nam
74,5%; nữ 25,5%, độ tuổi 19 - 39 chiếm tỷ
lệ cao nhất (70,2%), nguyên nhân chủ
yếu do tai nạn giao thông (97,9%), trong
đó tai nạn xe máy 93,7%. Gãy 2 đường

87,2% và vị trí đường gãy vùng cằm
chiếm tỷ lệ cao nhất (53,26%). Phẫu thuật
kết hợp xương nẹp vít với đường mổ chủ
yếu trong miệng chiếm 80,46%. Kết quả
gần: tốt 74,1%, khá 25,9%.
131


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Đức. Gãy XHD thời bình
theo dõi, đánh giá kết quả điều trị 11 năm
(1972 - 1982) tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội.
Trường Đại học Y Hà Nội. 1998.
2. Nguyễn Thế Dũng. Lâm sàng và gãy
XHD do va đập. Luận án phó Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội. 1996.
3. Trần Quốc Khánh. Nghiên cứu áp dụng
nẹp vít tự tiêu trong điều trị gãy XHD. Luận án
Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.
4. Trương Nhựt Khuê. Nghiên cứu đặc
điểm gãy XHD và đánh giá kết quả điều trị tại
Bệnh viện Đa khoa TW Cần thơ giai đoạn
2009 - 2010. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện
nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.
2012.
5. Lý Hán Thành. Nhận xét đặc điểm lâm
sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu
thuật gãy XHD phức hợp nhiều đường tại


132

Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội. Luận văn Thạc
sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2002.
6. Phạm Thị Hà Xuyên. Tổng quan điều trị
gãy XHD bằng phương pháp phẫu thuật cố
định chặt. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ
Chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Trường Đại
học Y Hà Nội. 2011.
7. Joseph E Cillo, Edward Ellis III.
Treatment of patients with double unilateral
fractures of the mandible. American
Assaciation of Oral and Maxillofacial
Surgeons. 2007, pp.1461-1469.
8. Oikarinen K, Schutz P, Thalib L.
Differences in the etiology of mandibular
fractures in Kuweit, Canada and Finland. Dent
Traumatol. 2004, 20, pp.241-245.
9. Srikanth Gadicherla, Prem Sasikumar,
Setpal Singh Gill et all. Mandibular fractures
and associated factors at a tertiary care
hospital. Arch Trauma Res. 2016, 5 (4),
p.e30574.



×