Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu nồng độ Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non tại khoa nhi bệnh viện trung ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.28 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ RETINOL HUYẾT THANH
Ở TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON TẠI KHOA NHI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nguyễn Thị Cự
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vitamin A rất quan trọng đối với sự trưởng thành chức năng phổi ở trẻ sơ sinh. Thế giới
có nhiều nghiên cứu về tình trạng vitamin A ở trẻ sơ sinh, đặc biệt sơ sinh đẻ non có tình trạng thiếu
hụt dự trữ vitamin A trong cơ thể. Nghiên cứu bổ sung vitamin A cho trẻ có cân nặng lúc sinh rất thấp
đã cho thấy có một sự giảm có ý nghĩa về tỷ tử vong, nhu cầu oxy sau sinh và bệnh lý võng mạc do
sinh non (Retinopathy of prematurity:ROP). Mục tiêu của đề tài này nhằm khảo sát nồng độ Retinol
huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng: Gồm 52 trẻ sơ sinh
đẻ non điều trị tại khoa Nhi BVTW Huế trong thời gian từ tháng 05/2011 – tháng 05/2012. Phương
pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang. Kết quả: Nồng độ trung bình Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh
đẻ non là: 0,37 ± 0,41µmol/L. Tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ non có nồng độ Retinol <0,7µmol/L là 86,5%. Có
mối liên quan nồng độ retinol huyết thanh và tuổi thai. Nhóm trẻ có tuổi thai càng thấp thì nồng độ
Retinol huyết thanh càng thấp (p<0,01). Có sự liên quan về nồng độ Retinol huyết thanh và cân nặng
trẻ sơ sinh. Trẻ càng thấp cân thì nồng độ Retinol huyết thanh càng thấp (p<0,05). Có sự tương quan
thuận khá chặt giữa nồng độ retinol huyết tương với chiều dài lúc sinh, hệ số tương quan r = 0,55,
p<0,0001. Trẻ bị nhiễm trùng có nồng độ Retinol huyết thanh thấp hơn so với nhóm không bị nhiễm
trùng (p<0,05). Tỷ lệ trẻ sơ sinh ở nông thôn có nồng độ Retinol huyết thanh thấp là 83,3%, cao hơn
so với nhóm trẻ ở thành thị (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có một sự thiếu hụt vitamin A
ở trẻ đẻ non. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có nồng độ Retinol huyết thanh thấp <0,7µmol/L là 86,5%. Những yếu
tố liên quan đến nồng độ Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non: tuổi thai, cân nặng sơ sinh, chiều
dài sơ sinh, nhiễm trùng sơ sinh.
Từ khóa: retinol, trẻ đẻ non, vitamin A.
Abstract
INVESTIGATING SERUM RETINOL CONCENTRATIONS IN PRETERM INFANTS
IN THE PEDIATRICS DEPARTMENT AT HUE CENTRAL HOSPITAL
Nguyen Thi Cu
Hue University of Medicine and Pharmacy


Background: Vitamin A is very important for the growth of lung function in infants. There are many
international studies on vitamin A status in newborns, especially in premature infants having deficiency
of reserved vitamin A in the body. Research on vitamin A supplementation for children with very
low birth weight showed a significant reduction in mortality rate, the need of oxygen after birth and
retinopathy of prematurity (ROP). The objective of this topic is to examine serum retinol concentrations
in premature babies and learn a number of factors involved. Subjects: 52 preterm infants treated in
the Pediatrics department at Hue Central Hospital from May 2011 to May 2012. Research Method:
cross-sectional survey. Results: The average concentration of serum retinol levels in premature babies
was: 0.37 ± 0.41 μmol/L. The percentage of preterm infants with retinol concentrations <0.7 μmol/L
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Cự, email:
- Ngày nhận bài: 16/5/2013 * Ngày đồng ý đăng: 26/6/2013 * Ngày xuất bản: 27/8/2013
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 16

29


was 86.5%. There was correlation between serum retinol concentrations and gestational age. The group
of children with lower gestational age has lower serum retinol concentrations (p <0.01). There was
correlation between levels of serum retinol and newborn weight. The lower the weight is, the lower
serum retinol concentrations (p <0.05). There was a fairly close positive correlation between plasma
retinol concentrations with birth length, the correlation coefficient was r = 0.55, p <0.0001. Babies
with infection exhibited lower serum retinol concentrations than those without infection (p <0.05).
Percentage of infants in rural areas with low serum retinol concentration was 83.3%, higher than that
of those in urban areas (p <0.05). Conclusion: The study revealed a lack of vitamin A in premature
infants. Percentage of babies with low serum retinol concentrations (<0.7 μmol/L) was 86.5%. Factors
associated with serum retinol concentrations in premature infants are: gestational age, birth weight, birth
length, neonatal infection.
Keywords: Retinol, premature infants, vitamin A.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vitamin A là một trong những vi chất dinh

dưỡng quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe
của trẻ em. Vitamin A có vai trò trong phát triển
và biệt hóa tế bào, chức năng thị giác, tăng trưởng,
sinh sản, đáp ứng miễn dịch và tạo máu… Ngoài
ra, vitamin A rất quan trọng đối với sự trưởng thành
chức năng phổi ở trẻ sơ sinh [8]. Bổ sung vitamin
A làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong sơ sinh, làm tăng
tỷ lệ sống của trẻ lên 23% so với trẻ không được
bổ sung [1]. Thế giới có nhiều nghiên cứu về tình
trạng vitamin A ở trẻ sơ sinh, đặc biệt sơ sinh đẻ
non có tình trạng thiếu hụt dự trữ vitamin A trong
cơ thể [2],[6]. Nghiên cứu bổ sung vitamin A cho
trẻ có cân nặng lúc sinh rất thấp đã cho thấy có
một sự giảm có ý nghĩa về tỷ tử vong, nhu cầu oxy
sau sinh và bệnh lý võng mạc do sinh non (ROP)
[4]. Nước ta, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về
tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ sơ sinh, cũng như
lợi ích của việc bổ sung vitamin A cho đối tượng
này. Mục tiêu:
1. Xác định nồng độ Retinol huyết thanh ở trẻ
sơ sinh đẻ non.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nồng
độ Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng: Gồm 52 trẻ sơ sinh đẻ non điều
trị tại Phòng Sơ sinh Khoa Nhi Bệnh viện TW Huế
trong khoảng thời gian từ tháng 05/2011 – tháng
05/2012. Tiêu chuẩn chọn: trẻ đẻ non < 37 tuần.
Được lấy mẫu máu làm xét nghiệm Retinol huyết

thanh trong ngày đầu tiên vào viện và chưa được

30

bú mẹ hay sữa công thức cũng như sử dụng các
chế phẩm có chứa vitamin A.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả cắt ngang có theo dõi dọc.
Phương pháp thu thập mẫu:
- Thu thập máu làm xét nghiệm Retinol huyết
thanh: Trẻ thỏa mãn đủ tiêu chuẩn chọn sẽ được
lấy 1 ml máu tĩnh mạch trong vòng 48 giờ sau
sinh. Máu được thu vào bơm tiêm vô trùng, sau đó
chuyển vào ống nghiệm 5ml. Máu lấy ra phải được
bảo quản lạnh, tránh ánh sáng và được quay ly tâm
tách huyết thanh sau 3-4 giờ và bảo quản ở nhiệt
độ -300C cho đến khi phân tích vitamin A. Định
lượng vitamin A trong huyết thanh bằng phương
pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC: hyperformance
liqIUd chromatography) theo khuyến nghị của
WHO tại Labo “Nghiên cứu và ứng dụng Vi chất
dinh dưỡng”, Viện Dinh dưỡng Hà Nội. Phân loại
nồng độ Retinol huyết thanh ra 3 mức độ theo quy
định của WHO: 0,7- 2,8 µmol/L: bình thường;
<0,7 µmol/L: thấp; <0,35 µmol/L: rất thấp [13]
- Thu thập các yếu tố liên quan: Cân nặng,
chiều dài, tuổi thai, giới, các bệnh lý của trẻ sơ
sinh (trẻ sẽ được theo dõi cho đến khi ra viện hoặc
tử vong), địa dư, bệnh nhiễm trùng của mẹ.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học

sử dụng phần mềm MedCal 10.0
3. KẾT QUẢ
3.1. Nồng độ Retinol huyết thanh trẻ sơ sinh
đẻ non
Nồng độ trung bình Retinol huyết thanh ở
trẻ sơ sinh đẻ non là 0,37 ± 0,41 µmol/L. Chỉ có
13,5% trẻ trong nghiên cứu có nồng độ retinol

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 16


huyết thanh bình thường. 48% trẻ có nồng độ
retinol huyết thanh rất thấp, 38,5% trẻ có nồng độ
retinol huyết thanh thấp.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến nồng độ
Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non
3.2.1. Liên quan nồng độ retinol huyết thanh
ở trẻ sơ sinh đẻ non theo tuổi thai
Bảng 3.1. Nồng độ retinol huyết thanh trung bình
ở trẻ sơ sinh đẻ non theo tuổi thai
Tuổi thai (tuần)

x ± SD (µmol/L)

<28 (n=2)

0,08 ± 0,00

28-32 (n=19)


0,33 ± 0,11

33-37 (n=31)

0,74 ± 0,56

p
<0,01

Có mối liên quan nồng độ retinol huyết thanh
và tuổi thai. Nhóm trẻ có tuổi thai càng thấp thì
nồng độ Retinol huyết thanh càng thấp (p<0,01)
Liên quan nồng độ retinol huyết thanh theo
giới tính: Nồng độ retinol huyết thanh ở trẻ sơ
sinh đẻ non giới nam là 0,42 ± 0,20 µmol/l, giới
nữ là 0,33 ± 0,64 µmol/l . Không có sự khác biệt
về giới về nồng độ retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh
đẻ non.
3.2.2. Liên quan nồng độ retinol huyết thanh
ở trẻ sơ sinh đẻ non theo cân nặng lúc sinh, chiều
dài sơ sinh và cân nặng theo tuổi thai:
Bảng 3.2. Liên quan nồng độ retinol huyết
thanh và cân nặng lúc sinh
Cân nặng

Retinol

x ± SD

<1000 (n=2)


0,08 ± 0,00

1000-1499 (n=16)

0,27 ± 0,09

1500-2499 (n=34)

0,46 ± 0,47

p<0,05

Có sự liên quan về nồng độ Retinol huyết thanh
và cân nặng trẻ sơ sinh. Trẻ càng thấp cân thì nồng
độ Retinol huyết thanh càng thấp (p<0,05).
- Liên quan nồng độ retinol huyết thanh
trung bình với cân nặng theo tuổi thai: Không
có sự khác biệt so với nhóm sơ sinh có cân nặng
tương ứng với tuổi thai (p>0,05). Nồng độ retinol
huyết thanh trung bình ở nhóm sơ sinh có cân nặng
thấp so với tuổi thai 0,33 ± 0,26 µmol/L, nhóm cân
nặng tương ứng tuổi thai là 0,39 ± 0,49 µmol/L.
- Tương quan giữa nồng độ retinol huyết
thanh với chiều dài trẻ: Có sự tương quan thuận khá
chặt chẽ giữa nồng độ retinol huyết tương với chiều

dài lúc sinh, hệ số tương quan r = 0,55; p<0,0001,
phương trình tương quan y = 0,082x - 2,89.
3.2.3. Liên quan nồng độ retinol huyết thanh

ở trẻ sơ sinh đẻ non theo bệnh lý của trẻ
Bảng 3.3. Nồng độ retinol huyết thanh trung bình
theo bệnh lí nhiễm trùng sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh x ± SD (µmol/L)
Không (n=25)

0,69 ± 0,57

Có (n=27)

0,37 ± 0,24

p<0,05

Có sự liên quan nồng độ retinol huyết thanh
và bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh. Nhóm trẻ sơ sinh
có bệnh lý NTSS có nồng độ Retinol huyết thanh
thấp hơn so với nhóm không có NTSS (p<0,05).
- Nồng độ retinol huyết thanh trung bình với
bệnh lí suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: Không có sự
khác biệt về nồng độ Retinol huyết thanh trung
bình giữa nhóm trẻ sơ sinh có hoặc không có SHH.
3.2.4. Liên quan nồng độ Retinol huyết thanh
trẻ sơ sinh đẻ non theo địa dư và bệnh lý mẹ
- Nồng độ retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh
đẻ non theo địa dư: nồng độ Retinol huyết thanh
ở trẻ sơ sinh nông thôn 0,41 ± 0,26 µmol/L, thành
thị 0,53 ± 0,47µmol/L. Không có sự khác biệt về
nồng độ trung bình Retinol huyết thanh ở trẻ sơ
sinh đẻ non theo địa dư. Có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ

SSĐN có nồng độ Retinol huyết thanh thấp theo
địa dư : Tỷ lệ trẻ sơ sinh ở nông thôn có nồng độ
Retinol huyết thanh thấp là 83,3%, cao hơn so với
nhóm trẻ ở thành thị (50,0%) (p<0,05).
- Nồng độ retinol huyết thanh với nhiễm
trùng của mẹ: Không có sự khác biệt về nồng độ
Retinol huyết thanh trung bình ở nhóm trẻ sơ sinh
đẻ non mẹ có bị nhiễm trùng hoặc không.
4. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu nồng độ Retinol huyết thanh
và một số yếu tố liên quan ở 52 trẻ sơ sinh đẻ non
cho thấy:
4.1. Nồng độ Retinol huyết thanh trẻ sơ sinh
đẻ non
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ Retinol
huyết thanh trung bình ở nhóm nghiên cứu là 0,37
± 0,41 µmol/L .Chỉ có 13,5% trẻ sơ sinh đẻ non có
nồng độ Retinol huyết thanh ở mức độ bình thường
theo khuyến cáo của WHO. 48,0% trẻ có nồng độ
Retinol huyết thanh rất thấp (<0,35 µmol/L).

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 16

31


Nghiên cứu của A. Coutsoudis về nồng độ
Retinol huyết thanh tại Nam Phi ở 54 trẻ sơ
sinh đẻ non và 24 trẻ đủ tháng cho thấy nồng độ
Retinol huyết thanh ở trẻ đẻ non thấp hơn có ý

nghĩa so với trẻ đủ tháng (9,81+0,58 µg/dL so
với 15,58 ±1,00 µg/dL). Tỷ lệ trẻ đẻ non bị thiếu
vitamin A trong huyết thanh là 57% trong khi
nhóm đủ tháng là 13% [3]
Nghiên cứu của S Kositamongkol tại Thái Lan
ở 35 trẻ đẻ non từ 28-32 tuần cho thấy tỷ lệ thiếu
vitamin A vào thời điểm sau sinh là 67,7%, 19%
trẻ có nồng độ Retinol huyết thanh rất thấp [6].
Một nghiên cứu khác của Woodruff và cộng
sự thực hiện trên 83 SSĐN có tuổi thai < 36 tuần
(tuổi thai trung bình 31,5 ± 2,6 tuần và cân nặng
trung bình 1624 ± 524g) cho kết quả nồng độ
retinol HT chỉ ở mức thấp từ 0,087 µmol/l đến
0,72 µmol/l [12].
Zachman nghiên cứu trên nhóm SSĐN tuổi thai
trung bình 32,2 tuần cho kết quả nồng độ retinol
HT trung bình là 0,52 ± 0,03 µmol/l so với nhóm
SSĐT là 0,78 ± 0,03 µmol/l [14].
Tương tự như trên, hầu hết các nghiên cứu cho
thấy rằng trẻ sơ sinh đẻ non dưới 36 tuần thai có
nồng độ retinol huyết tương thấp hơn so với trẻ sơ
sinh đủ tháng. Như vậy, đa số các nghiên cứu đều
đưa ra bằng chứng cho thấy tình trạng thiếu hụt
retinol ở trẻ sơ sinh đẻ non. Điều này là do ở trẻ sơ
sinh đẻ non có tình trạng thiếu hụt các kho dự trữ
trong cơ thể, không chỉ vitamin A mà còn rất nhiều
yếu tố khác. Sự vận chuyển vitamin A từ mẹ qua
thai nhi chủ yếu xảy ra trong 3 tháng cuối của thai
kì cho nên ở trẻ chưa đủ tháng tình trạng thiếu hụt
vitamin A trong cơ thể là điều tất yếu.

4.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng
Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non
4.2.1. Liên quan Retinol huyết thanh và trẻ
sơ sinh
Bảng 3.1 cho thấy có sự liên quan về nồng độ
Retinol huyết thanh vào thời điểm sau sinh ở trẻ sơ
sinh đẻ non với tuổi thai. Trẻ có tuổi thai càng thấp
thì nồng độ Retinol huyết thanh càng thấp.
Chan V. nghiên cứu nồng độ retinol huyết
tương ở 13 trẻ sơ sinh đủ tháng và 26 trẻ sơ sinh
đẻ non cũng ghi nhận nồng độ retinol HT ở SSĐN
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với SSĐT, đồng
thời có sự tương quan thuận giữa nồng độ retinol

32

huyết tương với tuổi thai (nồng độ retinol huyết
tương = 0,024 * tuổi thai (tuần) - 0,23; r = 0,39,
p < 0,02) [2].
Shah và Rajalakshmi nghiên cứu trên 209 trẻ
sơ sinh cũng đưa ra kết luận rằng có sự tương
quan thuận giữa nồng độ retinol huyết tương
trong máu tĩnh mạch rốn và tuổi thai với r = 0,45
và p < 0,001[10].
Howells và Ghebremeskel cũng tìm thấy sự
tương quan giữa nồng độ retinol huyết tương ở trẻ
sơ sinh với tuổi thai [5], [7].
Retinol vận chuyển từ mẹ qua nhau thai được
kiểm soát chặt chẽ, mặc dù cơ chế của vấn đề này
vẫn chưa được xác định nhưng lượng retinol cung

cấp cho thai nhi luôn được duy trì một cách hằng
định và sự tích lũy retinol của bào thai chủ yếu xảy
ra trong giai đoạn thứ ba của thời kì thai nghén, có
lẽ chính vì vậy mà có sự tương quan giữa nồng độ
retinol huyết tương ở trẻ sơ sinh với tuổi thai.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên
quan về nồng độ Retinol huyết thanh và cân nặng
trẻ sơ sinh. Trẻ càng thấp cân thì nồng độ Retinol
huyết thanh càng thấp (p<0,05).
Nghiên cứu của Coutsoudis và cộng sự cũng
tìm thấy mối tương quan thuận giữa nồng độ
retinol huyết tương ở trẻ sơ sinh và cân nặng lúc
sinh với r = 0,39 và p = 0,0004 [3].
Ghebremeskel cũng tìm thấy sự tương quan
giữa nồng độ retinol HT với cân nặng lúc sinh
(r = 0,42; p = 0,0001) [5].
Vitamin A đã được chứng minh là cần thiết cho
sự tăng trưởng ở trẻ em. Sự tương quan giữa tình
trạng vitamin A trong cơ thể với cân nặng ở trẻ sơ
sinh cho thấy vai trò của vitamin A trong quá trình
tăng trưởng và phát triển phôi thai.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có sự tương quan thuận khá chặt chẽ giữa nồng
độ retinol huyết thanh với chiều dài lúc sinh, hệ
số tương quan r = 0,55, p<0,0001, phương trình
tương quan y = 0,082x – 2,89.
Nghiên cứu của Ghebremeskel cũng tìm thấy
mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa
nồng độ retinol huyết tương của trẻ sơ sinh với
chiều dài lúc sinh (r = 0,32 và p = 0,004) [5].

Rondó cũng tìm thấy sự tương quan giữa nồng
độ retinol trong máu cuống rốn với chiều dài lúc
sinh với r = 0,2 và p < 0,001[9].

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 16


Như vậy, nồng độ retinol huyết thanh không
chỉ tương quan thuận với tuổi thai mà còn có mối
tương quan thuận với cả cân nặng và chiều dài
lúc sinh của trẻ sơ sinh. Những dữ liệu này cho
thấy những trẻ có cân nặng hoặc chiều dài thấp
có nồng độ retinol huyết thanh thấp hơn so với
những trẻ có cân nặng hoặc chiều dài cao hơn.
Điều này nói lên vai trò của vitamin A đối với sự
tăng trưởng.
Vitamin A là vi chất có vai trò trong duy trì cấu
trúc và chức năng của hệ thống miễn dịch. Thiếu
vitamin A mãn tính làm giảm sức đề kháng đối với
nhiễm khuẩn đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp,
bệnh tiêu chảy, sởi,… và việc bổ sung vitamin A
là cách hữu hiệu để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ
lệ tử vong. Kết quả của chúng tôi cho thấy nồng
độ retinol huyết thanh trung bình của nhóm SSĐN
có nhiễm trùng sơ sinh trong nghiên cứu là 0,37
± 0,24 µmol/l, trong khi đó nồng độ retinol HT
trung bình của nhóm SSĐN không có nhiễm trùng
sơ sinh là 0,69 ± 0,57 µmol/l. Nồng độ retinol
HT trung bình của nhóm SSĐN có nhiễm trùng
sơ sinh thấp hơn so với nhóm SSĐN không có

nhiễm trùng sơ sinh và sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy, theo kết quả
nghiên cứu của chúng tôi, có sự liên quan giữa
nồng độ retinol HT trung bình ở SSĐN với bệnh
lí nhiễm trùng sơ sinh. Nồng độ retinol HT thấp
ở nhóm có NTSS có lẽ là do có sự tăng tiêu thụ
vitamin A trong cơ thể để tăng cường miễn dịch,
đáp ứng chống lại quá trình viêm nhiễm làm giảm
nồng độ retinol HT. Hay cũng có thể nói rằng trẻ
SSĐN có nồng độ retinol HT thấp có khả năng bị

NTSS cao hơn trẻ SSĐN có nồng độ retinol HT
bình thường. Điều này nói lên khả năng ảnh hưởng
tăng cường hoạt động miễn dịch của vitamin A.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ
có gia đình sinh sống ở nông thôn có tỷ lệ nồng
độ trung bình Retinol huyết thanh thấp cao hơn so
với gia đình sống ở thành thị. Không có sự khác
biệt về nồng độ trung bình retinol HT giữa 2 nhóm
nhưng nhóm trẻ sống ở nông thôn có tỷ lệ thiếu
vitamin A HT cao hơn so với nhóm thành thị. Kết
quả này có lẽ do sự thiếu hụt vitamin A của phụ nữ
nông thôn do chế độ ăn nghèo nàn?
Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về
phân bố nồng độ retinol huyết tương của SSĐN
trong nghiên cứu giữa nhóm mẹ có nhiễm trùng
trong thai kì và nhóm mẹ không có nhiễm trùng
(p > 0,05). Sự vận chuyển retinol qua nhau thai duy
trì hằng định và không phụ thuộc vào tình trạng
vitamin A của bà mẹ cho đến khi dự trữ vitamin

A của bà mẹ bị cạn kiệt hoàn toàn. Như vậy tình
trạng vitamin A của SSĐN không phụ thuộc vào
tình trạng vitamin A của bà mẹ chính vì vậy mà
tình trạng nhiễm trùng trong thai kì của mẹ không
có sự liên quan với nồng độ retinol huyết tương
của SSĐN.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một sự
thiếu hụt vitamin A ở trẻ đẻ non. Tỷ lệ trẻ sơ sinh
có nồng độ Retinol HT thấp <0,7µmol/L là 86,5%.
Những yếu tố liên quan đến nồng độ Retinol huyết
thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non: tuổi thai, cân nặng sơ
sinh, chiều dài sơ sinh, nhiễm trùng sơ sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beaton G.H., Martorell R., Aronson K.J. et al
(1993), Effectiveness of vitamin A supplementation
in the control of young child morbidity and
mortality in developing countries, Nutrition policy
discussion, 13, pp. 1-153.
2. Chan V., Greenough A., Cheeseman P. et al (1993),
Vitamin A status in preterm and term infants at
birth, J Perinat Med, 21(1), pp.59-62.
3. Coutsoudis A., Adhikari M., Coovadia H.M.
(1995), Serum Vitamin A (Retinol) concentrations
and association with respiratory disease in
premature infants, Journal of Tropical Pediatrics,
41(4), pp. 230-233.

4. Darlow BA, Graham PJ. (2007), Vitamin A

supplementation to prevent mortality and short
and long-term morbidity in very low birthweight
infants. Cochrane Database Syst Rev 2007; (4):
CD000501].
5. Ghebremeskel K., Burns L., Burden T.J. et al
(1994), Vitamin A and related essential nutrients
in cord blood: relationships with anthropometric
measurements at birth, Early Human Development,
39, pp. 177-188.
6. S
Kositamongkol,
U
Suthutvoravut,
N
Chongviriyaphan, B Feungpean and P Nuntnarumit
(2011), Vitamin A and E status in very low birth

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 16

33


weight infants, Journal of Perinatology, 31, 471–476
7. Howells D.W., Levin G.E., Brown I.R. et al (1984),
Plasma retinol and retinol-binding protein in preterm infants born small for gestational age or of
appropriate weight for age, Hum Nutr Clin Nutr,
38(2), pp. 107-111.
8. Mactier H., Weaver L.T. (2005), Vitamin A and
preterm infants: what we know, what we don’t
know, and what we need to know, Arch Dis Child

Fetal Neonatal Ed, 90, pp. F103–F108.
9. Rondó P.H.C., Abbott R., Tomkins A.M. (2001),
Vitamin A and neonatal anthropometry, Journal of
Tropical Pediatrics, 47(5), pp. 307-310.
10. Shah R.S., Rajalakshmi R. (1984), Vitamin A status
of the newborn in relation to gestational age, body
weight, and maternal nutritional status, Am J Clin
Nutr, 40, pp. 794-800.

34

11. Weinman A.R.M., Jorge S.M., Martins A.R. et
al (2007), Assessment of vitamin A nutritional
status in newborn preterm infants, Nutrition, 23,
pp. 454-460.
12. Woodruff
C.W., Latham C.B., Mactier H.
et al (1987), Vitamin A status of preterm
infants:correlation between plasma retinol
concentration and retinol dose response, Am J Clin
Nutr, 46, pp. 985-988.
13. World Health Organization (1996), Indicators for
assessing vitamin A deficiency and their application
in monitoring and evaluating intervention
programmes, WHO/NUT/96.10.
14. Zachman Richard D. (1989), Retinol (vitamin A)
and the neonate: special problems of the human
premature infant, The American Journal of Clinical
Nutrition, 50, pp. 413-424.


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 16



×