Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu vai trò của D-dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.67 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ D-DIMER TRONG CHẨN ĐOÁN
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH NÃO
Phạm Ngọc Hoa*; Lê Văn Minh*; Phan Việt Nga**; Trần Thanh Tùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá vai trò của D-dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não (HKTMN).
Đối tượng: 58 bệnh nhân (BN) ≥ 16 tuổi đƣợc chẩn đoán HKTMN tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 1 - 2010 đến 5 - 2012. Trong nhóm tham chiếu, chọn ngẫu nhiên 57 ngƣời khám sức
khỏe định kỳ tại Phòng khám, Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả
cắt ngang. Kết quả: nồng độ trung bình của D-dimer ở nhóm bệnh cao hơn nhiều so với nhóm
tham chiếu (1.890,92 ± 309,03 so với 146,19 ± 15,55 µg/l). Nếu chọn điểm ngƣỡng D-dimer
≥ 302 µg/l, ở nhóm bệnh có 91,33% và nhóm tham chiếu có 10,6% dƣơng tính với xét nghiệm
D-dimer. Có tƣơng quan nghịch về nồng độ của D-dimer với thang điểm Glasgow và thời điểm
của bệnh HKTMN. Kết luận: D-dimer có giá trị cao trong chẩn đoán HKTMN. Có tƣơng quan
nghịch về nồng đồ của D-dimer với thang điểm Glasgow và thời điểm của bệnh HKTMN.
* Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch não; Xét nghiệm D-dimer.

Studying the Role of D-dimer Measurement in Diagnosis of Cerebral
Venous Thrombosis
Summary
Objective: To evaluate the role of D-dimer test in diagnosis of cerebral venous thrombosis.
Subjects: 58 patients ≥ 16 years of age were diagnosed cerebral venous thrombosis at Choray
Hospital during January, 2010 to May, 2012. In the control group, we randomly selected 57
patients with a periodic health examination at Choray Hospital. Methods: The prospective,
cross-sectional descriptive study. Results: The mean ± SD titers of D-dimer test in patients with
cerebral venous thrombosis was higher than control group (1,890.92 ± 309.03 vs 146.19 ±
15.55 µg/L), which were statistically meaningful (p < 0.000). If we selected the cut off level of
D-dimer test at 302 µg/L, positive D-dimer test was found in 91.33% of thrombotic and 10.6% of
non-thrombotic patients. There was a significant negative correlation between D-dimer levels
and duration of symptoms and Glasgow coma scale. Conclusions: D-dimer test has high


sensitivity value. There was a significant negative correlation between D-dimer levels and
duration of symptoms and Glasgow coma scale.
* Key words: Cerebral venous thrombosis; D-dimer test.

* Bệnh viện Chợ Rẫy
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Phan Việt Nga ()
Ngày nhận bài: 30/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/02/2015
Ngày bài báo được đăng: 06/03/2015

23


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết khối tĩnh mạch não chiếm tỷ lệ
0,5% của bệnh đột quỵ. Theo một số
nghiên cứu ở Anh, tỷ lệ bệnh HKTMN là
4/1 triệu dân, ở các nƣớc đang phát triển
có khoảng 4,5 BN HKTMN/10.000 dân.
Đo nồng độ D-dimer, một sản phẩm
của sự thoái hóa fibrin, đã đƣợc chứng
minh là một công cụ chẩn đoán rất hữu
ích trong việc quản lý BN nghi ngờ huyết
khối tĩnh mạch sâu và/hoặc thuyên tắc
phổi. Trong công bố gần đây của Hiệp hội
Tim mạch và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ,
các tác giả cho rằng khi lƣợng D-dimer
bình thƣờng có thể trợ giúp xác định BN

với một xác suất thấp bị HKTMN. Tuy
nhiên, mức độ chắc chắn và bằng chứng
về các đề xuất này chƣa cao, chỉ có một
vài nghiên cứu về vấn đề này nên kết
luận không rõ ràng. Hiện nay, ở nƣớc ta
chƣa có một nghiên cứu nào công bố
về giá trị của D-dimer trong chẩn đoán
HKTMN. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu
tại Việt Nam về vai trò của D-dimer trong
HKTMN. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm: Đánh giá vai trò của D-dimer trong
chẩn đoán HKTMN.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
58 BN ≥ 16 tuổi đƣợc chẩn đoán HKTMN
tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 - 2010
đến 5 - 2012. Nhóm tham chiếu chọn ngẫu
nhiên 57 ngƣời khám sức khỏe định kỳ
tại Phòng khám, Bệnh viện Chợ Rẫy.
24

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Dùng kỹ thuật đo độ đục miễn dịch ngƣng
kết vi hạt (Microlatex Immunoturbidimetric
Assays). Đây là phƣơng pháp xét nghiệm
mới và chính xác hơn so với các phƣơng
pháp trƣớc đây. Phƣơng pháp này đƣợc
xem nhƣ kết hợp giữa ƣu điểm của xét

nghiệm ELISA nên chính xác, nhanh chóng
và đơn giản.
Bệnh phẩm: huyết tƣơng của BN.
Quy trình: lấy máu tĩnh mạch BN, cho
máu vào trong tuýp có sẵn tại mỗi khoa,
sau đó đƣa tới Phòng Xét nghiệm Sinh
hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy. Máy: ACL 7000
(sản xuất tại Thành phố Milan, Ý). Kết quả:
đơn vị tính µg/l hay ng/ml.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Nồng độ D-dimer (µg/l) của BN
nghiên cứu.
D-DIMER (µg/l)
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Số quan sát

NHÓM BỆNH

NHÓM
THAM CHIẾU

1.890,92

146,19

309,03

15,55


58

57

Khoảng tin cậy 95% 1.272,95 - 2.509

115,03 - 177,35

(T-test phương sai không đồng nhất:
t = -5,63; p = 0,000)


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

Khác biệt có ý nghĩa thống kế về nồng
độ trung bình của D-dimer ở nhóm bệnh
cao hơn nhóm chứng (1.890,92 ± 309,03
so với 146,19 ± 15,55), p < 0,000.
Bảng 2: D-dimer tại ngƣỡng ≥ 302 µg/l.
D-DIMER
(µg/l)

SỐ BN

Nhóm
bệnh

Nhóm
tham chiếu


TỔNG
SỐ

≥ 302

53

6

<302

5

51

56

Tổng

58

57

115

59

(2 = 75,22; p = 0,000)
Tại ngƣỡng D-dimer ≥ 302 µg/l, nhóm

bệnh có 91,33% BN dƣơng tính với xét
nghiệm D-dimer, trong khi ở nhóm tham
chiếu sẽ 10,53% dƣơng tính giả với xét
nghiệm D-dimer, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,000.
Bảng 3: Nồng độ d-Dimer theo thang
điểm Glasgow.
MỨC ĐỘ RỐI LOẠN
Ý THỨC

SỐ
BN

Không (Glasgow 15)

36

Nhẹ (Glasgow 9 - 14)

18

Nặng (Glasgow ≤ 8)

4

Tổng

58

X ± SD


1.817,15 ±
111,15
1.946,72 ±
209,24
2.303,78 ±
209,35
1.890,92 ±
309,03

p

0,0146

Khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng
độ trung bình của D-dimer ở các mức độ

(Spearman rank correlation rs = -0,56;
p = 0,0146)
Biểu đồ 1: Tƣơng quan giữa nồng độ
D-dimer với thang điểm Glasgow.
Có mối tƣơng quan nghịch giữa nồng
độ D-dimer với thang điểm Glasgow.
Bảng 4: Nồng độ D-dimer theo nhóm tuổi.
N h ã m

S èBN

X ± SD


≤ 20

4

2.012,2 ± 420,34

21 - 30

12

1.765,71 ± 145,67

31 - 40

23

1.904,43 ± 324,39

41 - 50

11

1.988,55 ± 339,45

51 - 60

6

1.863,76 ± 412,09


≥ 60

2

1.788,77 ± 246,76

Tổng số

58

1.890,92 ± 309,03

Glasgow khác nhau, điểm Glasgow càng
thấp, nồng độ D-dimer có khuynh hƣớng

(F Anova = 0,376; p = 0,211)

càng cao.

Khác biệt không có ý nghĩa thống kê
về nồng độ trung bình của D-dimer với
các nhóm tuổi khác nhau.

25


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

Bảng 5: Nồng độ D-dimer theo tổn thƣơng
nhu mô não trên chụp cộng hƣởng từ.

SỐ BN

X ± SD



48

1.812,29 ± 211,45

Không

9

1.798,55 ± 233,11

Tổng số

57

1.810,12 ± 213,14

TỔN THƢƠNG
NHU MÔ NÃO

THỜI ĐIỂM BỆNH

(  2 = 2,57; p = 0,329)
BN có tổn thƣơng nhu mô não trên
chụp cộng hƣởng từ có nồng độ trung

bình D-dimer cao hơn nhóm không bị tổn
thƣơng. Tuy nhiên, khác biệt không có ý
nghĩa thống kê về nồng độ trung bình của
D-Dimer với tổn thƣơng nhu mô não.
Bảng 6: Nồng độ D-dimer theo giới tính.
S èBN

X ± SD

Nam

25

1.875,99 ± 432,32

Nữ

33

1.902,23 ± 124,56

Tổng số

58

1.890,92 ± 309,03

G ií i

BN có dấu hiệu tổn thƣơng thần kinh

trên lâm sàng có nồng độ trung bình
D-dimer cao hơn nhóm không dấu hiệu
tổn thƣơng thần kinh trên lâm sàng. Tuy
nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống
kê giữa hai nhóm.
Bảng 8: Nồng độ D-dimer theo số ngày
diễn tiến.
SỐ BN

X ± SD

Ngày 1 - 7

24

2.003,18 ± 398,54

Ngày 8 - 14

28

1.871,73 ± 275,58

> 14 ngày

6

1.531,43 ± 561

Tổng số


58

1.890,92 ± 309,03

(p = 0,025)
Nồng đồ D-dimer có khuynh hƣớng giảm
dần với thời gian diễn tiến của bệnh, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.

(  2 = 4,25; p = 0,372)
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về
nồng độ trung bình của D-dimer với giới.
Bảng 7: Nồng độ D-dimer với dấu hiệu
tổn thƣơng thần kinh.
CÓ DẤU HIỆU TỔN
THƢƠNG NÃO KHU TRÚ

(Spearman rank correlation rs = -0,76;

SỐ
BN

X ± SD



45

1.917,63 ± 343,11


Không

13

1.798,45 ± 298,32

Tổng số

58

1.890,92 ± 309,03

(  2 = 1,56; p = 0,156)
26

p = 0,025)
Biểu đồ 2: Tƣơng quan giữa D-dimer với
thời gian diễn biến bệnh.
Có mối tƣơng quan nghịch, nồng độ
D-dimer càng thấp khi thời gian diễn tiến
bệnh kéo dài hơn.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

BÀN LUẬN
1. So sánh nồng độ trung bình D-dimer.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xét
nghiệm đo nồng độ D-dimer trong máu

thực hiện trên 58 BN nhóm bệnh trƣớc
điều trị thuốc kháng đông và nhóm tham
chiếu (57 ngƣời tự nguyện) thực hiện
xét nghiệm này. So sánh nồng độ trung
bình với các tác giả trong và ngoài nƣớc.
Bảng 9: Nồng độ D-dimer theo một số
nghiên cứu [X ± SD (µg/l)].
NGHIÊN
CỨU
Bành Quốc Đại
Kosinski
Crassard
Ghaffarpour
Chúng tôi

NHÓM
BỆNH
1.159,8 ±
327,01
2.052 ±
1286
1521 ±
938
1.380 ±
920
1.890,92 ±
309,03

THAM
CHIẾU

680,29 ±
457,74
375 ±
368
*
388 ±
205
146,19 ±
15,55

p
0,0003
0,001
*
= 0,001
< 0,000

(*Không báo cáo)
Nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
trung bình D-dimer ở nhóm bệnh cao hơn
nhiều so với nhóm tham chiếu (1.890,92
so với 146,19), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,000). Thời điểm xét
nghiệm trung bình trên BN sau khởi phát
là 10,24 ± 9,67.
Nồng độ D-dimer nhóm bệnh trong
nghiên cứu này thấp hơn của Kosinski và
CS, nhƣng cao hơn của Bành Quốc Đại,
Crassard, Ghaffarpour, còn nồng độ
D-dimer trong nhóm tham chiếu lại thấp

nhất so với 4 tác giả.
27

Điều này cho thấy, trong nƣớc chƣa có
nghiên cứu về giá trị xét nghiệm D-dimer
trên BN HKTMN, nên chúng tôi so sánh
với nghiên cứu của Bành Quốc Đại về giá
trị của D-dimer trên 15 BN có huyết khối
tĩnh mạch sâu điều trị tại Bệnh viện Chợ
Rẫy. Nồng độ trung bình của nhóm bệnh
cao hơn so với nghiên cứu của Bành
Quốc Đại (1.890,92 so với 1.159,8), còn
ở nhóm chứng thấp hơn so với Bành Quốc
Đại (146,19 so với 680,29). Sự khác biệt
này có thể do hai loại bệnh khác nhau,
đặc biệt là trong nhóm chứng của Bành
Quốc Đại chọn từ những BN đang nằm
điều trị trong các khoa nội tại Bệnh viện
Chợ Rẫy với thời gian nằm viện ít nhất
7 ngày, điều này cũng khác với nhóm
chứng trong nghiên cứu của chúng tôi,
đó là những ngƣời khỏe mạnh.
So sánh kết quả nghiên cứu của Kosinski,
Crassard, Ghaffarpour, chúng tôi thấy
nồng độ trung bình của nhóm bệnh của
chúng tôi thấp hơn so với Kosinski
(1.890,92 so với 2.052), nhƣng cao hơn
của Crassard (1.890,92 so với 1.521)
và Ghaffarpour (1.890,92 so với 1.380),
còn nồng độ trung bình của nhóm tham

chiếu trong nghiên cứu này thấp hơn
so với Kosinski (146,19 so với 375) và
Ghaffarpour (146,19 so với 388). Chúng
tôi nhận thấy, độ lệch chuẩn trong nhóm
bệnh của Kosinski (1.286), Crassard (938)
và Ghaffarpour (920) rất cao (1.286).
Sự khác biệt nồng độ D-dimer trong
nghiên cứu này so với các tác giả có thể
giải thích: thứ nhất, bản chất đo nồng độ


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

D-dimer là đánh giá gián tiếp phân hủy
fibrinogen của cục huyết khối, trên lâm
sàng tổn thƣơng huyết khối rất đa dạng,
nên nồng độ D-dimer cũng biến thiên theo
rất lớn; thứ hai, HKTMN là bệnh ít gặp,
cỡ mẫu trong các nghiên cứu chƣa đủ
lớn; thứ 3, nồng độ D-dimer có thể thay
đổi tùy thuộc vào thời điểm đo, bệnh lý
kèm theo và kỹ thuật xét nghiệm.
2. Nhận xét một số điểm ngƣỡng
nồng độ D-dimer.
Nghiên cứu cho thấy: tại ngƣỡng nồng
độ D-dimer trong máu ≥ 302 µg/l, nhóm
bệnh có 91,33% BN dƣơng tính với xét
nghiệm D-dimer, nhóm tham chiếu là
10,53% dƣơng tính giả với xét nghiệm Ddimer, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
= 0,000). Kết quả này tƣơng đƣơng với

nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu chúng tôi chọn ngƣỡng ≥ 280 µg/l
để chẩn đoán HKTMN và so sánh với
ngƣỡng chọn ban đầu là ≥ 302 µg/l. Khi
đó, nhóm bệnh có 93,1% BN dƣơng tính
với xét nghiệm D-dimer, trong khi đó ở
nhóm tham chiếu là 17,64% dƣơng tính
giả với xét nghiệm D-dimer. Nếu chọn tại
điểm ngƣỡng này, tỷ lệ dƣơng tính với
xét nghiệm D-dimer sẽ tăng nhẹ (từ 91,33
tăng lên 93,1), nhƣng khả năng dƣơng
tính giả tăng lên (từ 10,53% lên 17,64%).
Tƣơng tự, nếu chọn ngƣỡng < 302 µg/l,
khả năng dƣơng tính giả cao hơn, trong
đó tỷ lệ dƣơng tính thật cũng không cải
thiện đáng kể.
Nếu chọn ngƣỡng ≥ 424 µg/l để chẩn
đoán HKTMN, khi đó, tại ngƣỡng này,
nhóm bệnh có 79,3% BN dƣơng tính với
xét nghiệm D-dimer, ở nhóm tham chiếu
28

là 1,75% dƣơng tính giả. Tại ngƣỡng này,
tỷ lệ dƣơng tính với xét nghiệm D-dimer
giảm xuống nhiều (từ 91,33% giảm còn
79,3%). Nhƣ vậy, khả năng bỏ sót bệnh
càng cao.
3. Mối liên quan nồng độ D-dimer
huyết tƣơng với đặc điểm BN.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 58 BN

đƣợc đo nồng độ D-dimer. Để nghiên cứu
xem nồng độ D-dimer huyết tƣơng có
thay đổi theo giới tính, nhóm tuổi, tổn
thƣơng nhu mô não trên chụp cộng
hƣởng từ, dấu hiệu tổn thƣơng thần kinh
trên lâm sàng (yếu liệt chi, liệt dây thần
kinh sọ, rối loạn cảm giác khu trú), thang
điểm Glasgow hay thời điểm bệnh HKTMN
nhƣ thế nào. Chúng tôi nhận thấy, không
có khác biệt về nồng độ của D-dimer theo
giới và nhóm tuổi. Nồng độ D-dimer trong
nhóm bệnh có tổn thƣơng nhu mô não
trên chụp cộng hƣởng từ cũng nhƣ nhóm
BN có dấu hiệu tổn thƣơng thần kinh có
khuynh hƣớng cao hơn nhóm bình thƣờng,
khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,005).
Có mối tƣơng quan nghịch giữa nồng
độ D-dimer với thang điểm Glasgow, BN
càng nặng, điểm Glasgow càng thấp thì
nồng độ D-dimer càng tăng cao (với rs =
-0,56; p = 0,0146). Cụ thể, 4 BN có thang
điểm Glasgow ≤ 8, nồng độ D-dimer trung
bình cao nhất (2.303,78 ± 209,35); 18 BN
có thang điểm Glasgow từ 9 - 14, nồng độ
D-dimer thấp hơn (1.946,72 ± 209,24);
nhóm BN có Glasgow 15, nồng độ D-dimer
thấp nhất (1.817,15 ± 111,15).



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

Sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về mối
tƣơng quan nghịch giữa nồng độ D-dimer
với thời điểm của bệnh, với rs = -0,76;
p = 0,025. Trong tuần đầu của bệnh,
nồng độ D-dimer cao nhất (2.003,18 ±
398,54), ngày thứ 8 tới ngày thứ 14 của
bệnh, nồng độ D-dimer hơi giảm hơn
(1.871,73 ± 275,58). Sau 2 tuần, nồng độ
trung bình D-dimer giảm hơn nhiều so với
hai tuần đầu (1.531,43 ± 561), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kosinski và CS không đề cập đến thay
đổi nồng độ D-dimer với thang điểm
Glasgow, nhƣng kết quả cho thấy trong
35 BN HKTMN, nồng độ D-dimer tƣơng
quan nghịch với diễn tiến của bệnh,
Spearman rank rs = 0,58, p < 0,001.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát, phân tích 59 BN HKTMN
và 57 ngƣời khỏe mạnh trong thời gian
nghiên cứu từ tháng 1 - 2010 đến 5 - 2012,
chúng tôi có kết luận:
- Xét nghiệm nồng độ D-dimer có vai
trò định hƣớng chẩn đoán HKTMN. Tại
điểm ngƣỡng nồng độ D-dimer ≥ 302 µg/l
có vai trò định hƣớng chẩn đoán tốt đối
với HKTMN.

- Nồng độ D-dimer biến đổi không liên
quan với giới tính, nhóm tuổi, tổn thƣơng
nhu mô não trên cộng hƣởng từ và dấu
29

hiệu tổn thƣơng thần kinh trên lâm sàng.
Tuy nhiên, có tƣơng quan nghịch về nồng
đồ của D-dimer với thang điểm Glasgow
và thời gian diễn tiến của bệnh HKTMN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bành Quốc Đại. Khảo sát D-dimer trên
nhóm BN nội khoa có nguy cơ huyết khối tĩnh
mạch sâu. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học
Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh. 2007, tr.75.
2. Trần Thanh Tùng. Tỷ lệ các yếu tố tăng
đông trên BN huyết khối tĩnh mạch sâu tại
Bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn CKII. Đại học
Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh. 2008, tr.87.
3. Crassard I, Soria C, Tzourio C, Woimant
F, Drouet L, Ducros A et al. A negative
D-dimer assay does not rule out cerebral
venous thrombosis: A eeries of seventy-three
patients. Stroke. 2005, 36 (8), pp.1716-1719.
4. Crippa L, D'Angelo S.V, Tomassini L,
Rizzi B, D'Alessandro G, D'Angelo A. The
utility and cost-effectiveness of D-dimer
measurements in the diagnosis of deep
vein thrombosis. Haematologica. 1997, 82 (4),
pp.446-451.

5. Gouda T. Evaluation of plasma D-dimer
assay as a diagnostic biomarker for cerebral
venous thrombosis. Egypt J Neurol Psychiatry
Neurosurg. 2010, 47 (2), pp.331-336.
6. Kosinski C.M, Mull M, Schwarz M, Koch
B, Biniek R, Schlafer J et al. Do normal D-dimer
levels reliably exclude cerebral sinus thrombosis?.
Stroke. 2004, 35 (12), pp.2820-2825.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

30



×