Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NCDT triet li trong sang tao hoi hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.52 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI: TÍNH TRIẾT LÝ TRONG SÁNG TẠO HỘI HỌA,
THỂ HIỆN QUA CÁCH DÙNG BÚT
CỦA NGHỆ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
I. PHẦN I:
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Giá trị khoa học và ý nghĩa của đề tài
6. Kết cấu của tiểu luận
II. PHẦN II: NỘI DUNG
1. Sự ra đời hội họa phương Đông và phương Tây
2. Quan niệm, triết lý sáng tạo nghệ thuật qua cách dùng bút của hội hoạ
phương Đông và phương Tây
2.1 Quan niệm của hoạ sĩ phương Đông
3. Các thủ pháp nghệ thuật riêng biệt tạo dựng dưới ngọn bút đặc trưng của
phương Đông và phương Tây
3.1 Đặc trưng triết lý nghệ thuật phương Đông qua thủ pháp nghệ thuật
3.1.1 Trường phái tả thực (realistic style) và tả ý (impressionistic
style) của nghệ thuật Trung Quốc
3.1.2 Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản
3.2 Đặc trưng trường phái phương Tây qua thư pháp nghệ thuật
3.2.1 Trường phái cổ điển Phục Hưng (classical renaussance)
3.2.2 Trường phái ấn tượng (impressionism)
4. Quan niệm dịch lý trong sử dụng màu, giấy của hội họa Trung Quốc
4.1 Quan niệm dịch lý trong sử dụng màu
4.2 Quan niệm dịch lý trong sử dụng giấy, lụa
4.3 Mối quan hệ tương tác giữa bút và mực
5. Tư tưởng trong tác phẩm của hội họa phương Tây
5.1 Thời kỳ cổ điển (classical)
5.2 Thời kỳ ấn tượng (impressionism)


6. Nhận thức đánh giá về quan niệm sử dụng bút trong sáng tạo nghệ thuật
phương Đông và phương Tây dẫn đến ý thức sáng tạo của bản thân
III. PHẦN III: KẾT LUẬN
IV. PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO, HÌNH ẢNH MINH HỌA
1
I. PHẦN I:
1. Lý do chọn đề tài:
Sáng tạo nghệ thuật là hoạt động mang tính “con người”. Thông qua hình
thức đó người họa sĩ thể hiện được tầm tư duy, ý tưởng (idea) và quan niệm thẩm
mỹ của mình với đời sống hiện thực. Ngày nay khi khoa học phát triển nghệ thuật
vẫn có một vị trí xứng đáng của nó, đóng góp cho con người nhận thức được cái
đẹp, cái tinh tuý bay bổng mà do nghệ thuật đem đến.
Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền từ đời sống thực tiễn, tiến bộ
của con người của mỗi dân tộc khác nhau, quyết định sự khám phá thế giới của
mình theo trình độ và khả năng riêng biệt, mang dấu ấn cá nhân, cộng đồng, dân
tộc. Ngày nay khi xã hội phát triển, toàn cầu hóa đang lan rộng, giá trị riêng biệt đó
vẫn là vốn quý, tài sản của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng người.
Thế kỷ 20 đằng sau phát súng bùng nổ của khoa học kỹ thuật, kéo theo sự
thay đổi về phương pháp sáng tạo nghệ thuật, tác động rất lớn cho nhận thức thẩm
mỹ của đại chúng. Trong đó phương pháp dùng bút trong sáng tạo nghệ thuật, tạo
dựng cho nền nghệ thuật nhiều quan điểm, triết lý sáng tạo khác nhau. Ngọn bút
không dừng lại ở tính kỹ thuật, mà từ xa xưa trong hội họa Trung Hoa thể hiện cả
sinh mệnh, triết lý sống, sáng tạo của cả con người nghệ sĩ. Để chứng minh, làm rõ
mọi giá trị của các thời đại qua tác phẩm nghệ thuật sẽ lý giải điều nào, góp ích
cho quá trình nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy của bản thân tác giả.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài tiểu luận:
Là một người sáng tạo nghệ thuật, giảng dạy nghệ thuật, trong suốt quá trình
làm việc tác giả nhận thức sự thiếu sót nếu như phân tích một trường phái nghệ
thuật ra đời, hay đánh giá một thiên hướng nghệ thuật của một tác giả, chúng ta
không nhìn nhận sự vận động đó dưới góc nhìn của công năng sử dụng bút.

Nhận thức từ chính công việc của tác giả là mấu chốt vấn đề quan trọng để
nhận thức lý luận về sự vận động trong sáng tạo nghệ thuật. Qua đó tác giả sẽ kết
hợp nghiên cứu đánh giá trên những công trình của các tác giả từ Đông đến Tây
như: “Những Nền Tảng Mỹ Thuật” của OCVIRR – STINSON – WIGG – BONE –
CAYTON. “Chu Dịch Và Mỹ Học” của tác giả Lưu Công Ký - Phạm Minh Hoa.
“Tâm Lý Văn Nghệ” của tác giả Chu Quang Tiềm. “Triết Lý Phương Đông” của
tác giả Nguyễn Duy Cần. “Đại Tượng Vô Hình” của Frangois Tullien. “Sơ Đồ Tư
Duy” của tác giả Tony & Barrybazan. “Câu Chuyện Nghệ Thuật Hội Họa” của tác
giả Bcekett. “Những Nền Nghệ Thuật Ngoài Phương Tây” tác giả… “Nghệ thuật
 Qua Hội Hoạ” của tác giả W.HOLMES – CH.HORIONA. “Bốn Bài Giảng Mỹ
Học” tác giả Lý Trạch Hậu. “70 Nhà Danh Họa Bậc Thầy Thế Giới” tác giả…
“Image And Idea” (Hình Ảnh Và Ý Tưởng) tác giả Edmund Burke Feldman. “Phê
Phán Năng Lực Phán Đoán” tác giả ImmanuclRan – Bùi Văn Nam Sơn dịch và
chú giải. “Mỹ Học Heghel” T1 – T2 tác giả biên dịch: Phan Ngọc – và tham khảo
nhiều tác phẩm hội họa khác nhau. Từ đó tác giả sẽ rút ra những vấn đề cơ bản để
đánh giá, so sánh, tìm ra bản chất, nguyên lý của sự vận động trong quá trình sáng
tạo nghệ thuật.
Quá trình nghiên cứu là quá trình thẩm định, đánh giá và học hỏi. Vì vậy vấn
đề nghiên cứu của tiểu luận này vừa mang tính khách quan và nặng tính chủ quan
của tác giả cho nên việc khoa học, chính xác là những vấn đề còn thiếu sót.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
Mỗi trường phái nghệ thuật, mỗi thiên hướng sáng tạo nghệ thuật của tác giả
đó là kết quả của quá trình tư duy, những con người nghệ sĩ tiêu biểu, tạo dựng cho
2
thời đại nhiều tên tuổi, tác phẩm giá trị như: Lêôna da vince – Mikenlay, Raphacl,
Rodin, Thạch Đào - Tề Bạch Thạnh - Từ Bi Hồng - … cho chúng ta nhận thức giá
trị thẩm mỹ, quan niệm triết lý sống trong từng tác phẩm.
- Thẩm định nguyên lý vận hành của bút tạo dựng riêng biệt (Thần y trong
tác phẩm).
- So sánh làm rõ bản chất giá trị thẩm mỹ của các trường phái nghệ thuật

phương Tây và phương Đông.
- Đánh giá giá trị, tài năng của các tác giả qua cách sử dụng bút, mực.
- Ý niệm, triết lý sống thể hiện qua cách sử dụng bút trong sáng tạo nghệ
thuật.
- Làm rõ sự ảnh hưởng qua lại của nghệ thuật phương Đông và phương Tây
qua cách sử dụng bút.
- Đóng góp thêm phương diện lý luận về phương pháp sáng tạo, học tập
nghệ thuật cho đồng nghiệp, sinh viên nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm kiếm tư liệu, sử dụng thông tin, phân tích, so sánh làm rõ từ những giá trị
lịch sử.
Thẩm định, đánh giá, xem xét, so sánh tác phẩm của nghệ thuật phương Tây
và phương Đông qua phương pháp nghệ thuật học.
Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, so sánh, chắc lọc giá trị tiêu
biểu hình thành qua các tác phẩm từ cổ điển đến hiện đại.
Minh chứng bằng tác phẩm của tác giả biểu thị sự đánh giá thẩm định, có tính
khoa học… v.v.
5. Giá trị khoa học và ý nghĩa của đề tài:
Tác giả sẽ đi từ cái chung đến cái riêng lẻ, sau đó tập hợp khái quát trên cơ sở
của các luận điểm có tính khoa học, nhận định những giá trị thẩm mỹ hình thành từ
cổ đến hiện đại, qua phương pháp sử dụng bút, tạo dựng bộ mặt tác phẩm mang
âm hưởng riêng biệt.
Hệ thống, nguyên nhân hình thành bút pháp, kỹ thuật, đối tượng miêu tả riêng
biệt dưới sự quyết định của cách thể hiện bút trong đời sống sáng tác của họa sĩ
phương Tây và phương Đông. Từ đó cho người thưởng ngoạn một cái nhìn sắc bén
về tư duy, triết lý sáng tạo của từng họa sĩ.
Thông qua đề tài, tác giả mong muốn đóng góp một phần về lý luận phương
pháp thể hiện bút, làm tiền đề cho giảng dạy nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật, góp
thêm tiếng nói trong lĩnh vực mỹ thuật của Việt Nam.
6. Kết cấu của tiểu luận:

Tiểu luận gồm có 4 phần:
Phần I: Mở đầu, nêu lên phương pháp nghiên cứu, giá trị khoa học và đóng
góp của tiểu luận.
Phần II: Phần nội dung, làm rõ có tính khoa học, phương pháp so sánh, minh
chứng, diễn giải để tìm ra nguyên nhân, bản chất tồn tại của “bút lông tròn” và
“bút dẹp” tạo ra quan niệm sáng tạo khác nhau trong vấn đề sử dụng, khai thác đặc
trưng của từng loại bút. Từ đó quyết định giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng trong tác
phẩm.
Phần III: Kết luận, đúc kết lại quá trình nghiên cứu tìm ra phương pháp giải
quyết hiện tại cho nghệ thuật Việt Nam, và những đóng góp của bản thân trong quá
trình nổ lực sáng tạo, nghiên cứu tìm ra bản chất vận động của nghệ thuật.
Phần IV: Tài liệu tham khảo và ảnh minh họa.
3
II. PHẦN II: NỘI DUNG
1. Lịch sử ra đời của ngôn ngữ hội họa ở phương Tây và phương
Đông:
Lịch sử phát triển của loài người trải qua hàng triệu năm, nhưng từ khi con
người nguyên thủy còn sơ khai với nhận thức với thế giới tự nhiên, chữ viết thì
ngôn ngữ hội họa ra đời rất sớm. Với những phát hiện gần đây nhất của giới khảo
cổ về Châu và Nam Phi Châu (Tanzanic) niên đại biểu hiện đầu tiên của nghệ thuật
thời tiền sử được xác định khoảng 50.000 năm cách đây. Nhưng sự xuất hiện chữ
viết đầu tiên chỉ 5000 năm ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Như vậy loài người biểu đạt ngôn ngữ khá sớm so với chữ viết thể hiện năng
lực tái hiện biểu đạt hình tượng, mà ở đó họ đã khắc họa những hình ảnh tồn tại
xung quanh cuộc sống hoang dã của con người hiện đại (homosapiens). Mặc dầu
những hình vẽ trên các hang động  nhu cầu khác nhau chưa ai khẳng định
được những sự biểu hiện ngôn ngữ vẽ sớm hơn của chữ viết mà theo Văn Ngọc
“Nhân loại trải qua 45.000 năm! Hiện tượng này đã cho thấy rằng nếu khắc, vẽ là
những khả năng gần như bẩm sinh của người hiện đại (honospiens) cách đây
50.000 năm, thì việc sáng tạo ra chữ viết với họ là việc không phải dễ dàng, phải

chăng vì ngôn ngữ vẽ không hoàn toàn giống như ngôn ngữ viết, là cả công trình
tập thể ngay từ đầu đòi hỏi quy tắc chặt chẽ, phức tạp mà mọi người phải tuân
theo, và nhất là nó cần thời gian để kiểm nghiệm và đi đến một sự đồng thuận”.
Như vậy khái niệm biểu hiện hội họa đối với người tiền sử là một nhu cầu trong
sinh hoạt cuộc sống, như là một năng lực bẩm sinh khi con người  với cuộc
sống và tái hiện lại với các hành vi của cuộc sống. Khi họ vẽ những con bò tót
trong hang động đòi hỏi họ nhận thức trực giác,  cuộc sống của con bò tót,
sau đó hình ảnh đó  vào bộ não của con người hiện đại, làm cho nhu cầu khát
vọng biểu đạt hình ảnh đó vào đá vào vách hang… Như những hình ảnh chú bò tót
trong hang động Chauvet Andèchè (Pháp) niên đại – 34.000 năm (xen minh họa).
Họ khắc họa bố cục , các hình ảnh bò tót tạo thành một bố cục chằng chịt
hình vẽ hình trước chồng lên hình sau cho nên, những ý thức  quy tắc bố cục,
thẩm mỹmà như một số nhà khảo cổ khẳng định đó là như căng thẳng của
người tiền sử.
Địa hình cư trú của người tiền sử thường xuất hiện những điểm hoang sơ, sa
mạc hẻo lánh, ít người lui tới, “có phải lời lẽ đó là những vùng là các bộ tộc săn
bắn sơ khai đã từng đi qua vì nhu cầu sinh tồn”. Những vung Xibêri , và những
vùng nhiệt đới nóng ẩm, rừng cây rậm rạp, như Brazil, châu thổ sông Công gô ở
Phi châu, hoại vùng Đông Nam Á và ở đó xuất hiện nhiều  trong hang động của
người tiền sử…
Nhu cầu biểu hiện ngôn ngữ của con người hiện đại ngay buổi ban đầu đã thể
hiện. Công cụ sử dụng được thể hiện buổi ban đầu không phải dạng bút vẽ, bảng
vẽ như các hoạ sĩ thời Đường, Phục Hưng…mà họ dùng những màu khoáng chất
tự nhiên, rồi dùng than vạch lên những hang động nhỏ họ trú ẩn… Chính ngôn ngữ
sự biểu hiện đầu tiên của năng lực con người là vạch biểu thị một giá trị nhận thức
cuộc sống riêng biệt của ngưòi tiền sử, mà trong giai đoạn thế kỷ 20 có một số hoạ
sĩ đã nghiên cứu hình thức biểu hiện đó khai thác trong tác phẩm hội họa.
Hành động vẽ của người tiền sử biểu hiện một nội dung tư tưởng triết lý gì ?
Liệu chức năng thẩm mỹ là nhu cầu bậc nhất của người tiền sử hay không? Hay là
nhu cầu tâm ling tín ngưỡng …

4
Về quan điểm này có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau, có các nhà khảo
cổ cho rằng “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, họ cho rằng nghệ thuật của người tiền sử
là vì mục đích thẩm mỹ những người đứng đầu chủ thuyết này là Edouand Lantet
(1801 – 1871), Edouand Piche (1827 – 1906), Gabnicl de Montiiet (1821 – 1898)
và Edouand Catailhae (1845 – 1921). Họ đều thống nhất và cho rằng người hiện
đại (homosapiens) có khả năng cảm xúc và có nhu cầu giải trí…
Một giả thuyết thứ hai cho rằng hình trên các hang động của người nguyên
thủy có một phép màu nào đó lên việc săn bắn cũng như sự sinh con đẻ cái của
người phụ nữ, giả thuyết này do Salomon Reinach (1858 – 1932).
Một giả thuyết đáng quan tâm và đáng ghi nhận của Goenges – Huquet (1876
– 1965) một nhà tâm lý Tâm lý học, ông ta so sánh các bức vẽ trong hang động là
một biểu hiện tương tự như những đứa trẻ con vẽ tranh. Ông ta đưa ra mối quan hệ
những ký hiệu cho trẻ con hay người tiền sử vẽ ra không có mục đích, không có
nội dung nhất định.Vì nhận định giả thuyết này có nhiều bác bỏ, bởi lẽ các hình thể
trong các hang động thể hiện một nhận thức có chiều sâu về tạo hình, biểu hiện sự
tìm kiếm sự vật cấu trúc phức tạp, chứ không ngây ngô như trẻ con hay nói cách
khác đây là những tác phẩm của những họa sĩ nguyên thủy có tài năng xuất chúng.
Luguet cho rằng “sự ham mê sáng tạo của người tiền sử là sự thôi thúc nội tâm”,
“biến những hình ảnh ảo trong đầu thành những hình ảnh cụ thể” (xen minh họa).
Tuy cuộc tranh luận chưa đến hồi kết thúc các giả thuyết đưa ra vừa có tính
chính xác khoa học, và luận điểm của mỗi tác giả, nhưng nhìn chung lại, sự nhận
thức chủ thể của bài viết này có cái nhìn riêng, để đánh giá về nghệ thuật tiền sử
trên cơ sở suy đoán về góc độ chuyên môn.
Tác giả phản bác lại quan điểm của nhóm tác giả cho “Nghệ thuật vị nghệ
thuật” của Edouand Lantet… đánh giá và nêu ra những luận điểm hơi quá với góc
độ người tiền sử, họ cho rằng “người tiền sử có cảm xúc, có nhu cầu giải trí”. Tác
giả thứ hai của Reinach cho rằng xuất phát từ tín ngưỡng, phép màu nào đó lên
việc săn bắn cũng lên sự sinh sản của người phụ nữ, và cuối cùng là của nhà tâm lý
học Luquet (1876 – 1905) cho rằng nghệ thuật nguyên thủy như là sự biểu hiện của

đứa trẻ thơ, và sáng tạo nghệ thuật như là sự thôi thúc nội tâm… Vì nhận định này
có phần khách quan và đúng với một số tranh của một số bộ tộc như các mặt người
ở hang Đồng Nội của Hòa Bình, Việt Nam là chẳng hạn, nhưng nó không thể đúng
với một số tranh hang động tại Chauvet. Andèche (Pháp) người Tây Ban Nha…
Bởi tính duy lý, chính xác trong từng chi tiết của hình tượng, chứ không phải là
. Đối với nhận thức đánh giá cá nhân, sự biểu hiện  hang động của
người tiền sử là một hành động xuất phát khát vọng nội tâm của việc săn bắt hái
lượm, bởi công cụ của người nguyên thủy dùng chủ yếu “vạch” bằng nguyên liệu
đá, than, và màu khoáng chất khác có sẵn trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.
Họ không lý giải bản chất của tự nhiên, và hành động thôi thúc vạch ra những hình
tượng “bò tót”, “người đi săn” như là sự tái hiện khát vọng thôi thúc của bản thân,
đó là hành động biểu hiện điều gì đó trao đổi giữa người này và người khác, và
cũng là sự  óc quan sát của từng cá nhân con người hiện đại.
Vậy loài người biết thể hiện bức xúc nội tâm cách đây 50.000 năm đồng thời
đánh dấu cho sử dụng công cụ vẽ đầu tiên của loài người bằng cách “vạch” trên
những hang động được sáng tạo bởi những hình tượng có giá trị đến cuộc sống
ngày nay.
3. Các thủ pháp nghệ thuật riêng biệt đặc trưng của hội hoạ phương
Đông và phương Tây.
5
Trong sự phát triển của xã hội loài người, lịch sử nghệ thuật cũng có những
bức phá, sáng tạo cao theo những mô hình xã hội đặc trưng của từng quốc gia, dân
tộc, vùng, miền…
Giá trị duy nhất của nghệ thuật đó là yếu tố đặc trưng mang thủ pháp riêng
biệt, đặt dấu ấn, phong cách trong sáng tạo, tác phẩm. Ở đó chứa đựng tâm hồn
sáng tạo của người nghệ sĩ, biểu hiện được quan niệm xã hội, triết lý sống cá nhân,
bản thể của người nghệ sĩ… Sự khác biệt trong quan hệ cộng đồng, lối sống cá
nhân, đạo đức luân lý của xã hội, đặt vai trò quan trọng trong kiểu thức sáng tạo
của người nghệ sĩ, biểu lộ được hơi thở, triết lý sống tầng thức chiêm nghiệm về
không gian vũ trụ,con người.

3.1 Đặc trưng triết lý của phương Đông qua thủ pháp sáng tạo nghệ
thuật.
Trong suốt quá trình lịch sử, nền nghệ thuật phương Đông đặc biệt là
nghệ thuật Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, thể hiện được tầng sâu triết lý về
“thiên, địa, nhân” sự huyền ảo trong quan niệm sống, triết lý sáng tạo đã tác động
đến nghệ thuật phương Đông, làm cho nền nghệ thuật này giàu chất triết lý sáng
tạo về thời gian, về hư vô giữa cuộc sống trần gian.
Mặc dầu sự phát triển nghệ thuật ở phương Đông thiếu tính đồng đều
và dẫn đến sự “cưỡng bức văn hóa” của một số nền mỹ thuật lớn như Ấn Độ áp
đặt mô thức, quan niệm thẩm mỹ cho một số nước lân cận như Campuchia, Thái
Lan, Myanma và dân tộc Chăm ở Việt Nam.
Tuy nhiên thành tựu rực rỡ của văn hóa Ấn Độ đã in dấu vết vàng son
rực rỡ qua các công trình điêu khắc, kiến trúc như: “Đại Bảo Tháp” (Stupa)
Sanchi, Ấn Độ thế kỷ 3 trước CN và “Torana” (Cổng vào) phía Đông thế kỷ thứ 1
trước CN, “Tượng Nữ Dạ Xoa” (Yakshi) thế kỷ thứ 1 trước CN. (minh học
H1,H2,H3)… Đó là thành tựu rực rỡ  cho một nền nghệ thuật lấy điêu khắc làm
chủ đạo trong việc  lên một tầng thức thẩm mỹ dựa theo ý niệm của tôn giáo
tâm linh và huyền thoại. Mặt khác ở Trung Quốc và Nhật Bản, nghệ thuật phát
triển rực rỡ vẫn là thể loại tranh “thủy mặc” và tranh khắc gỗ và các dòng tranh
mang âm hưởng của các giáo phái “thiền” , cho nên tạo dựng thủ pháp nghệ
thuật có tính đặc trưng mang phong cách tiêu biểu. Những họa sĩ đã làm nên tên
tuổi vĩ đại cho nghệ thuật Trung Quốc như Thạch Đào – Văn Thủy Minh – Đông
. Thời hiện đại gồm có  Thùy - Tề Bạch Thạnh - Từ Bi Hồng – Yeyusnan –
LuozhongLi… Nhật Bản tuy về lịch sử hội họa có ảnh hưởng đôi chút về dòng
giáo lý của nền nghệ thuật Trung Quốc nhưng càng về sau các nghệ sĩ Nhật Bản đã
vạch ra hướng đi mới giàu triết lý, suy tư về dòng đời mà được chứng nghiệm bởi
thế giới quan của con người Nhật Bản, chẳng hạn như: SennoRikya – Hon
amikoetsu – Kitagada Utamaro – Katsushi Kahokusai – Hasimoto sadehide - , và
điều đáng chú ý những tác giả vào thế kỷ 19 của Nhật Bản đã tác động đến nền
nghệ thuật của phương Tây, đặc biệt là các họa sĩ Ấn Tượng (Impressionism) như

Vincen van gogh, Gaugin – Cozane – Pissanô… tìm ra nguyên lý vận động của
màu sắc tương phản dẫn đến sự khai phá ra một cuộc cách mạng nghệ thuật ở
phương Tây giữa thế kỷ 19.
3.1.1 Trường phái tả thực (Realistic Style) - tả ý (Impressionistic
style) của nghệ thuật thư họa Trung Quốc
Nghệ thuật hội họa Trung Hoa trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau như đặc trưng hai trường phái tạo lên bộ mặt của hội họa Trung Hoa là tả
thực (Realistic style) và tả ý (Impressionistic style). Hai trào lưu nghệ thuật này
6

×