Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá tình trạng dung nạp Glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.3 KB, 6 trang )

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 141 - 146

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DUNG NẠP GLUCOSE MÁU
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Phạm Thị Ngọc Anh, Nguyễn Kim Lương*
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 286 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Đa khoa trung ươngThái Nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp
nguyên phát và nhận xét một số yếu tố nguy cơ với tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát .
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đái tháo đường chiếm 9,79%, rối loạn dung nạp glucose chiếm 22,73%,
suy giảm dung nạp glucose là 8,39% và tỷ lệ rối loạn glucose máu là 40,01%. Yếu tố béo phì, tăng
chỉ số vòng bụng/vòng hông là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Kết luận: Đánh giá tình trạng dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp là việc làm cần thiết
nhằm phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.
Từ khoá: Dung nạp glucose, suy giảm dung nạp glucose, tăng huyết áp nguyên phát, yếu tố nguy
cơ, béo phì, chỉ số vòng bụng/vòng hông

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đái tháo đường týp 2 là bệnh nội tiết thường
gặp do sự kháng insulin, giảm tiết insulin,
hoặc kết hợp cả hai làm tăng glucose máu lâu
ngày, rối loạn chuyển hóa các chất
carbohydrat, protid, lipid, gây nhiều biến


chứng cấp và mạn tính ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống, đe dọa tính mạng người
bệnh. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng trẻ
hóa và gia tăng. Ước tính năm 2025 thế giới
sẽ có khoảng 380 triệu người bị đái tháo
đường[48] và tỷ lệ toàn cầu khoảng 5,4% dân
số. Ở Việt Nam theo điều tra năm 2003 tỷ lệ
mắc đái tháo đường từ 2,7 - 3% dân số.
Đái tháo đường tiến triển thầm lặng nhiều
năm, khi được chẩn đoán 80% đã có kháng
insulin và 50% đã có biến chứng. Vì vậy việc
phát hiện sớm, điều trị sớm để hạn chế biến
chứng là hết sức cấp thiết.
Tăng huyết áp nguyên phát là bệnh thường
gặp hiện nay. Theo thống kê trên thế giới năm
2000 tỷ lệ tăng huyết áp là 26,4% và sẽ tăng
đến 29,2% vào năm 2025, phần lớn là tăng
huyết áp nguyên phát. Theo nghiên cứu ở một
số nước Châu Âu, tăng huyết áp nguyên phát
có tỷ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo
*

Tel: 0982852165

đường có đến 33,31% thậm trí 51,6%. Bệnh
viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên là nơi
điều trị ngoại trú hàng nghìn bệnh nhân tăng
huyết áp nguyên phát thuộc các tỉnh miền núi
phía Bắc, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm mục tiêu: Xác định tình trạng

dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng
huyết áp nguyên phát và nhận xét một số
yếu tố nguy cơ với tình trạng dung nạp
glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp
nguyên phát.
ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU



PHƯƠNG

PHÁP

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán là tăng huyết áp
nguyên phát theo tiêu chuẩn của JNC VI –
1997, đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không nhịn
ăn từ 9 giờ tối hôm trước, đang dùng thuốc lợi
tiểu Thiazid, thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn β,
corticoid, có bệnh nội tiết, suy gan, suy thận,
hẹp động mạch thận.
Phương pháp nghiên cứu
a) Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang
mô tả, tiến cứu.
141

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên





Phạm Thị Ngọc Anh và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

b)Phương pháp chọn mẫu
* Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
P (1 − p )
n = Z 2 α 
d2
1− 2 


Trong đó:
- p là tỷ lệ giảm dung nạp glucose ước đoán là
23% = 0,23.
- d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu
được từ mẫu và tỷ lệ quần thể là 0,05 nghĩa là
độ chính xác tuyệt đối lấy bằng 0,05.
Với α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% →
Z α = 1,96.
(1− )
2 mẫu cần nghiên cứu là 272
=> Cỡ
* Chọn mẫu
Mỗi ngày chọn lấy 13 bệnh nhân đã được lập

sổ tăng huyết áp đến khám, tham gia vào
nghiên cứu, lấy theo số thứ tự 1,3,5,7,9....của
số thứ tự bệnh nhân đến khám tại phòng khám
tăng huyết áp. Tiến hành lấy mẫu hàng ngày
đủ trong 1 tháng liên tục.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Hành chính
- Cân, đo chiều cao, vòng bụng bệnh nhân,
tính BMI.
- Định luợng glucose (G) huyết tương lúc đói
(Go).
- Định lượng glucose mao mạch sau 2 giờ làm
nghiệm pháp tăng đường huyết (G2).
Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn bệnh nhân đến khám.
- Đo chỉ số nhân trắc
Tính tỷ lệ vòng bụng/vòng hông (B/H) tăng:
> 0,9 (với nam), > 0,85 (với nữ), chỉ số vòng

81(05): 141 - 146

bụng cho người châu Á tăng vòng bụng khi
vòng bụng > 90 (với nam), vòng bụng > 80
(với nữ).
Tính chỉ số BMI (Body mass index)
Phân loại thể trạng tính theo chỉ số BMI
(WHO – 2000):
Thể trạng
Thể trạng gầy
Thể trạng bình thường

Quá cân
Béo độ I
Béo độ II

BMI (Kg/m2)
18,5
18,5 – 22,9
23 – 24,9
25 – 29,9
≥ 30

Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn gluccose
máu (WHO 2007):
Chẩn đoán

Glucose máu (mmol/l)

Đái tháo đường
(ĐTĐ)
Rối loạn dung nạp
glucose
(RLDNG)
Rối loạn glucose
máu lúc đói
(RLGMLĐ)

Go ≥ 7,0 hoặc G2 ≥ 11,1
Go < 7,0 và G2 ≥ 7,8
6,1 ≤ Go < 7,0 và G2 < 7,8


- Tình trạng dung nạp glucose máu: Bao gồm
cả người có rối loạn dung nạp glucose bình
thường với người có ĐTĐ, RLDNG và
GDNGLĐ.
- Gọi là các rối loạn dung nạp bao gồm số
ĐTĐ, số RLDNG và số GDNGLĐ.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm EPI – INFO, STATA để
xử lý số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Phân bố độ tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu
Nam

Giới
Độ tuổi
< 30
40 - 49
50 - 59
60 - 69
≥ 70
Tổng
p

n
2
13
22
31
33

101

Nữ
%
0,7
4,55
7,69
10,84
11,54
35,32

n
2
19
63
73
28
185
p < 0,05

%
0,7
6,64
22,03
25,52
9,79
64,68

Tổng %
0,70

11,19
29,72
36,36
21,33
100

Nhận xét: Tăng huyết áp ở người trưởng thành gặp ở mọi độ tuổi, gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60 69 chiếm 36,36%. Tỷ lệ nữ/nam là 1,8/1, tỷ lệ nữ cao hơn nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thông
kế với p < 0,05.
142

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Phạm Thị Ngọc Anh và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 141 - 146

Bảng 2. Tỷ lệ các rối loạn dung nạp glucose máu theo tuổi của đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi

BT
n
2
20
52

58
37
169

< 40
40- 49
50- 59
60- 69
≥ 70
Tổng
P

%
50
62,5
61,18
55,77
60,66
59,09

Dung nạp glucose
GDNGLĐ
RLDNG
n
%
n
%
1
25
0

0
4
12,50
6
18,75
5
5,88
20
23,53
6
5,77
28
26,92
8
13,11
11
18,03
24
8,39
65
22,73
p > 0,05

Tổng

ĐTĐ
n
1
2
8

12
5
28

%
25
6,25
9,41
11,54
8,20
9,79

n
4
26
82
102
72
286

Nhận xét: Tăng huyết áp ở độ tuổi < 40 rất ít gặp (1,4%). RLDNG tăng rõ rệt từ độ tuổi 50
(23,53% ở độ tuổi 50 - 59 , 26,92% độ tuổi 60 - 69). Tỷ lệ ĐTĐ tăng dần từ độ tuổi dưới 40 đến
69, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
Bảng 3. Tỷ lệ các rối loạn dung nạp glucose máu theo giới của đối tượng nghiên cứu

Giới

Dung nạp Glucose
GDNGLĐ
RLDNG

n
%
n
%
11
10,89
24
23,76
13
7,03
41
22,16
24
8,39
65
22,73
> 0,05

BT
n
55
114
169

Nam
Nữ
Tổng
p

%

54,46
61,62
59,09

ĐTĐ
n
11
17
28

Tổng

%
10,89
9,19
9,79

n
101
185
286

%
100
100
100

Nhận xét: Ở nam giới tỷ lệ GDNGLĐ gặp 10,89%, RLDNG là 23,765, ĐTĐ là 10,89%. Nữ giới
GDNGLĐ là 7,03%, RLDNG là 22,16%, ĐTĐ là 9,19%, Tỷ lệ các RLDNG không có sự khác
biệt về giới (p > 0,05).

Bảng 4. Tỷ lệ rối loạn glucose máu theo BMI của đối tượng nghiên cứu
Dung nạp Glucose
BMI
Gầy
Bình thường
Quá cân
Béo I
Tổng
P

BT(1)
n
3
90
45
31
169

%
50,00
66,18
54,88
50,00
59,09

GDNGLĐ(2)
n
1
13
6

4
24

RLDNG(3)

%
n
16,67
2
9,55
28
7,32
24
6,45
11
8,39
65
p1-2 > 0,05; p1-3 > 0,05;

ĐTĐ(4)

%
n
33,33
0
20,59
5
29,27
7
17,74

16
22,73
28
p1-4 < 0,05

%
00
3,68
8,53
25,81
9,79

Tổng
n
6
136
82
61
286

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có BMI ở mức gầy: GDNGLĐ 16,67%, RLDNG 33,33%, ĐTĐ
0%. Đối tượng nghiên cứu quá cân: GDNGLĐ 7,32%, RLDNG 29,27%, ĐTĐ 8,53%. Đối tượng
nghiên cứu béo độ I: GDNGLĐ 6,45%, RLDNG 17,74%, ĐTĐ 25,81%. Tỷ lệ ĐTĐ tăng lên ở
người quá cân, đặc biệt cao nhất ở nhóm người béo độ I (25,81%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
143

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên





Phạm Thị Ngọc Anh và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 141 - 146

Bảng 5. Tỷ lệ rối loạn glucose máu ở đối tượng nghiên cứu theo tỷ lệ vòng bụng/vòng hông
B/H
Có tăng
Bình thường
Tổng
P

BT(1)
n
%
18
17,48
151
82,51
169
59,09

Dung nạp Glucose
GDNGLĐ(2)
RLDNG(3)
ĐTĐ(4)
n

%
n
%
n
%
25
24,27
48
46,60
12
11,65
3
1,64
17
9,29
12
6,56
28
9,79
65
22,73
24
8,39
p1-2 < 0,01, p1-3 < 0,01, p1-4 < 0,01

Tổng
n
103
183
286


Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông, GDNGLĐ là 11,65%,
RLDNG chiếm 46,60%, ĐTĐ chiếm 24,27% cao hơn so với người có tỷ lệ vòng bụng/vòng hông
bình thường (GDNGLĐ là 6,56%, RLDNG là 9,29%, ĐTĐ chiếm 1,64%). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê p < 0,01.
Bảng 6. Liên quan giữa các rối loạn dung nạp glucose máu với chỉ số BMI
Dung nạp glucose
BMI
BMI ≥ 23
BMI < 23
P
X2
OR

Dung nạp glucose bình
thường (n)
76
93

Rối loạn dung nạp glucose
(n)
68
49
< 0,05
4,78
1,70

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23: Dung nạp glucose bình thường (52,78%), các
RLDNG (47,22%). Đối tượng nghiên cứu có BMI < 23: Dung nạp glucose bình thường
(65,49%), các RLDNG (34,51%). Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23 có nguy cơ các rối loạn

dung nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần người BMI < 23. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0.05.
Bảng 7. Liên quan giữa các rối loạn dung nạp glucose máu
với chỉ số vòng bụng/vòng hông ở đối tượng nghiên cứu

Chỉ số vòng bụng/vòng hông
Tăng
Bình thường
P
X2
OR

Dung nạp glucose Dung nạp glucose bình
Rối loạn dung nạp
thường (n)
glucose (n)
18
85
151
32
< 0,05
5,50
1,83

Nhận xét: Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tăng chỉ số vòng bụng/vòng hông, tăng nguy cơ
các rối loạn dung nạp glucose máu gấp 1.83 lần so với người tăng huyết áp nguyên phát có chỉ số
vòng bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05.
Quách Hữu Trung và Cs (41,22%), Trần Hữu
BÀN LUẬN
Dàng (31,5%), Huỳnh Văn Minh (24,07%).

Tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh
Nghiên cứu một số tác giả nước ngoài cho
nhân tăng huyết áp nguyên phát
thấy tỷ lệ này dao động từ 30% - 50%. Nhưng
Trong 286 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị
tỷ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là
nội trú tại bệnh viện ĐKTƯTN. Sau nghiệm
8,39%
thấp hơn một số nghiên cứu khác như:
pháp dung nạp glucose chúng tôi phát hiện
Trần
Hữu
Dàng là 31,5%, hay một số tác giả
được 28/286 trường hợp ĐTĐ, 65 trường hợp
Châu Âu tỷ lệ này dao động trong khoảng
RLDNG, 24 trường hợp RLGMLĐ, tất cả
16,67% - 25%, có lẽ do đối tượng trong
bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose
chiếm tỷ lệ cao 40,01%. Một số tác giả:
nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân tăng
144

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Phạm Thị Ngọc Anh và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


huyết áp điều trị ngoại trú thường xuyên được
sàng lọc ĐTĐ bằng xét nghiệm glucose máu
lúc đói nên tỷ lệ ĐTĐ thấp hơn trong các
nghiên cứu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát chưa được sàng lọc ĐTĐ. Tỷ lệ
RLGMLĐ chiếm 8,39% và RLDNG phát
hiện sau nghiệm pháp dung nạp thường gặp,
chiếm 22,73%%. Như vậy nếu chỉ quan tâm
điều trị sàng lọc ĐTĐ cho bệnh nhân tăng
huyết áp bằng glucose máu lúc đói mà không
làm nghiệm pháp dung nạp glucose thì tỷ lệ
lớn bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có
ĐTĐ, RLDNG hay RLGMLĐ không được
điều trị từ giai đoạn sớm. Các nghiên cứu gần
đây cho thấy có một tỷ khá lớn các trường
hợp tăng huyết áp và rối loạn glucose máu
nhất là ĐTĐ týp 2 có cùng một nguyên nhân
đó là kháng insulin độc lập với béo phì trong
bối cảnh hội chứng chuyển hoá.
* Theo BMI
Ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát:
Người có BMI bình thường thì tình trạng
dung nạp glucose bình thường chiếm tỷ lệ
66,18% cao hơn so với bệnh nhân tăng huyết
áp có BMI ≥ 23 (52,78%). Nếu tính chung tỷ
lệ giảm dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng
huyết áp có chỉ số BMI bình thường chỉ
chiếm 33,82%, trong khi đó nhóm có béo thì
tỷ lệ này là 47,22%, sự khác biệt này có ý

nghĩa thống kê. Kết quả trên đây cho thấy nếu
bệnh nhận tăng huyết áp có béo thì nguy cơ
giảm dung nạp glucose cao. Béo đã trở thành
nguy cơ gây ĐTĐ và tăng huyết áp.
Người gầy chưa có trường hợp nào bị ĐTĐ
tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ RLDNG ở các
nhóm BMI thường gặp, trong nhóm người
quá cân RLDNG (29,27%) cao hơn có ý
nghĩa với các nhóm có tăng chỉ số khối cơ thể
khác. ĐTĐ ở người có BMI bình thường rất ít
gặp 3,68%. Tỷ lệ ĐTĐ tăng lên ở người quá
cân (8,53%), đặc biệt cao nhất ở nhóm người
béo độ I (25,81%). Như vậy tỷ lệ ĐTĐ tăng
lên theo chỉ số khối cơ thể. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Bệnh nhân thừa
cân và béo phì (BMI ≥ 23) ở bệnh nhân tăng
huyết áp nguyên phát có nguy cơ rối loạn dung

81(05): 141 - 146

nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần bệnh nhân
THANP không tăng chỉ số khối cơ thể (BMI
< 23), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0.05.
Nhiều tác giả Tạ Văn Bình, Huỳnh Văn Minh,
Trần Hữu Dàng cũng thấy tăng chỉ số BMI có
mối liên quan chặt chẽ với ĐTĐ. Điều này
được giải thích bởi hiện tượng thừa cân, tăng
khối lượng tế bào mỡ, tăng acid béo tự do dẫn
đến đề kháng insulin là nguyên nhân của rối

loạn chuyển hoá glucose và ĐTĐ.
* Theo B/M
Dung nạp glucose bình thường ở bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát, không tăng tỷ lệ
vòng bụng/vòng hông chiếm tỷ lệ rất cao
82,51%. Ở người có tăng tỷ lệ vòng
bụng/vòng hông, tỷ lệ ĐTĐ thường gặp
chiếm 24,27%, RLDNG chiếm tỷ lệ cao
46,60%, RLGMLĐ là 11, 65% cao hơn có ý
nghĩa với người không tăng tỷ lệ vòng
bụng/vòng hông (ĐTĐ rất ít gặp, chiếm
1,64%%, RLDNG là 9,29%, RLGMLĐ là
6,56%), P < 0,05. Giá trị trung bình của vòng
bụng/vòng hông ở người tăng huyết áp có
ĐTĐ là 0,92 ± 0,04 cao hơn người dung nạp
glucose bình thường là 0,90 ± 0,06, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát tăng chỉ số
vòng bụng/vòng hông, tăng nguy cơ rối loạn
glucose máu gấp 1.83 lần so với người tăng
huyết áp nguyên phát có chỉ số vòng
bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05.
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tương tự
như nghiên cứu của nhiều tác giả Tạ Văn
Bình, Lê Trung Đức Sơn, tăng chỉ số vòng
bụng/vòng hông có liên quan đến ĐTĐ.
Dư thừa lượng mỡ ở bụng đặc biệt là ứ đọng
mỡ bao quanh vùng bụng và mỡ bao quanh
cơ quan trong ổ bụng là những yếu tố nguy cơ
của bệnh ĐTĐ, độc lập với mức độ béo phì.

Trước đây mô mỡ chỉ được xem là nơi dự trữ
mỡ cho cơ thể, gần đây hơn, người ta thấy tế
bào mỡ là một tổ chức trong cơ thể giữ vai trò
quan trọng trong điều hoà chuyển hoá năng
lượng và liên quan đến tình trạng đề kháng
insulin một trong những nguyên nhân đưa đến
ĐTĐ. Điều này giải thích cho kết quả người bị
ĐTĐ có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cũng như tỷ số
vòng bụng/vòng hông cao hơn bình thường.
145

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Phạm Thị Ngọc Anh và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾT LUẬN
* Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát
Ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tỷ lệ
ĐTĐ: 9,79%, RLDNG: 22,79%, RLGMLĐ:
8,39%. Tổng cộng có rối loạn dung nạp
glucose là 40,01%.
* Một số yếu tố nguy cơ với tình trạng

dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết
áp nguyên phát
Tỷ lệ ĐTĐ ở người quá cân: 8,53%, người
béo độ I: 25,81%. tăng huyết áp nguyên phát
có thừa cân và béo phì (BMI ≥ 23) có nguy cơ
rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 1.7
lần bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
không tăng chỉ số khối cơ thể (BMI < 23), sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Ở đối tượng nghiên cứu có tăng tỷ lệ vòng
bụng/vòng hông, tỷ lệ ĐTĐ thường gặp
chiếm 24,27%, RLDNG chiếm tỷ lệ cao
46,60%, RLGMLĐ là 11, 65% cao hơn có ý
nghĩa với người không tăng tỷ lệ vòng
bụng/vòng hông, p < 0,05. tăng huyết áp
nguyên phát có tăng vòng bụng/vòng hông,
tăng nguy cơ rối loạn glucose máu gấp 1.83
lần so với tăng huyết áp nguyên phát có vòng
bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05.

81(05): 141 - 146

[1].Tạ Văn Bình và Cs (2005), “Thực trạng bệnh
Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở bốn thành
phố lớn ở Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài
nghiên cứu khoa học, Đại hội Nội tiết và Đái tháo
đường Quốc gia Việt Nam (III), Tạp trí Y học thực
hành, tr 37 – 52.
[2].Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền
tảng bệnh Đái tháo đường – tăng glucose máu,

Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
[3].Trần Hữu Dàng (2007), “Tỷ lệ Đái tháo đường
và giảm dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết
áp”, Hội nghi tim mạch Miền Trung mở rộng, tr
100 -103.
[4].Huỳnh Văn Minh (1996), Nghiên cứu sự kháng
insulin, một số yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp
nguyên phát, Luận văn Phó tiến sỹ khoa học Y
Dược, Đại học Y khoa Hà Nội.
[5].Lê Trung Đức Sơn (2009), “Đặc điểm nhân
trắc của người Việt Nam mắc bệnh Đái tháo
đường týp 2 và hội chứng chuyển hoá”, Báo cáo
khoa học hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường
Quốc gia Việt Nam (V), Tạp trí Y học thực hành, tr
66 – 71.
[6].American Diabetes Association (2004)
Screening for type 2 diabetes (Position Statement).
Diabetes Care, 27 (Suppl.1): S11-S14.
[7]. Jermendy G, et al. (2004), "Is it time to use the
new lower limit of impaired fasting glucose (IFG)
among the ATP III criteria for diagnosis of the
metabolic syndrome? Prevalence rate of the
metabolic syndrome using old and new lower
limits of IFG in obese and/or hypertensive subjects.",
Diabetes Nutr Metab, 17 (3), pp. 169-170.

ABSTRACT
EVALUTE GLUCOSE TOLERANCE IN PATIENTS
WITH PRIMARY HYPERTENSION
Pham Thi Ngoc Anh, Nguyen Kim Luong*

Thai Nguyen National General Hospital

The cross session study was carried out on 286 primary hypertension out patienst treated at Thai
Nguyen national general hospital.
Objective: The purpose of this study was to evaluate glucose tolerace in primary hypertension
and to investigate risk factors for subsequent diabetes mellitus.
Results: Prevalence of diabetes was 9.79%, impaired glucose tolerance was 22.73%, impaired
fasting glucose was 8.39% and total unusual glucoses was 40.01%. Obesity, hight waits to hip
ratio, were the main risk factors of diabetes.
Conclusions: Evalute glucose tolerance in patients with primary hypertension is necessary to
detect early diabetes mellitus.
Keywords: Glucose tolerace, impaired glucose tolerance, primary hypertension,risk factor,
obesity, hight waits to hip ratio
*

Tel: 0982852165

146

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên





×