Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bước đầu áp dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể tại đơn vị phẫu thuật tim hở Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 5 -2010 đến 12-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.26 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG KỸ THUẬT TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ
TẠI ĐƠN VỊ PHẪU THUẬT TIM HỞ - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
TỪ 5 -2010 ĐẾN 12-2010
Nguyễn Đăng Khoa*, Võ Quốc Bảo*, Nguyễn Phước An*, Huỳnh Thị Ánh Tuyết*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm các bệnh nhi được phẫu thuật tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Mô tả kỹ
thuật tuần hoàn ngoài cơ thể bước đầu áp dụng tại đơn vị phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Nhi Đồng 2
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhi được phẫu thuật tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài
cơ thể từ tháng 5/2010 đến 12/2010. Phương pháp nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2010, có 69 bệnh nhi tim bẩm sinh được phẫu thuật tim hở có hỗ
trợ tuần hoàn ngoài cơ thể (CEC), trong đó thông liên thất 59%, tứ chứng Fallop 25%, thông liên nhĩ 4% và các
dị tật khác 12%. Số bệnh nhi được hạ thân nhiệt ở 32ºC có 45 ca, 28ºC có 4 ca và 37ºC có 20 ca. Trong 69 ca
được chúng tôi theo dõi thì 100% các ca tim đập lại tự động mà không dùng đến máy shock điện sau khi mở kẹp
động mạch chủ.
Kết luận: Kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể đã được áp dụng hiệu quả trong phẫu thuật các bệnh lý tim bẩm
sinh thường gặp ở trẻ em tại đơn vị phẫu thuật tim hở bệnh viện Nhi Đồng 2.
Từ khóa: Tuần hoàn ngoài cơ thể, tim bẩm sinh, hạ thân nhiệt.

ABSTRACT
PRACTIC EXTRACOPOREAL TECHNOLOGY AT PEDIATRIC CARDIAC SURGERY UNIT –
CHILDREN’S HOSPITAL 2 FROM MAY 2010 TO DECEMBER 2010
Nguyen Đang Khoa,Vo Quoc Bao, Nguyen Phuoc An, Huynh Thi Anh Tuyet * Y Hoc TP. Ho Chi
Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 12 - 15
Objective: To describe characteristics of pediatric patients supported by cardiopulmonary bypass.
Methods: Cross sectional survey. All pediatric patients who received CPB support from may 2010 to
December 2010.


Results: Sixty nine patients were followed. CIV 59%, TOF 25%, CIA 4% and other congienital heart
defects 12%. Forty five cases assigne to mild hypothermic, four cases to moderate hypothermic and twenty
cases to normalthermic. 100% cas with the heart beating automatiaclly after opening the clamp aortic.
Conclusions: This approach allows to primarily evaluate the use of cardiopulmonary bypass in open heart
surgery.
Key words: Cardiopulmonary bypass, congienital heart defect, hypothermic.
hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo
ĐẶT VẤN ĐỀ
(Cardiopulmonary bypass viết tắt là CPB) hay
Tháng 2-2010, đơn vị phẫu thuật tim hở tại
còn gọi là kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể
bệnh viện Nhi Đồng 2 được thành lập. Quá
(Extracorporeal Circulation viết tắt là ECC). Kỹ
trình phẫu thuật tim hở được tiến hành với sự
* Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: Bs. Nguyễn Đăng Khoa

12

ĐT: 0902941909

Email:

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
thuật tuần hoàn ngoài cơ thể làm tim ngưng
đập tạm thời trong khi phẫu thuật viên chỉnh
sửa các dị tật trên quả tim.


Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm bệnh nhi được phẫu thuật
tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể: giới
tính, tuổi, cân nặng, tật tim bẩm sinh.và các
phương pháp đã sử dụng trong kỹ thuật tuần
hoàn ngoài cơ thể: hạ thân nhiệt, cardioplegia,
lọc máu chuyên biệt.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân phẫu thuật tim hở có hỗ
trợ tuần hoàn ngoài cơ thể từ 05- 12/2010.
Cỡ mẫu: Lấy trọn trong thời gian nghiên
cứu.
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu không xác
suất.

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ
Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2010, 69 bệnh
nhi tim bẩm sinh được phẩu thuật tim hở có hỗ
trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Lứa tuổi chiếm đa số
là dưới 24 tháng tuổi chiếm 55%, tuổi thấp nhất
là 3 tháng tuổi và lớn nhất là 14 tuổi. Trong đó
nam giới chiếm 49% và nữ giới chiếm 51%.

Bảng 1: Số lượng bệnh nhi tim bẩm sinh được phẩu
thuật tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể theo
nhóm tuổi
Nhóm tuổi <24 tháng 2 - 5 tuổi 5 -10 tuổi > 10 tuổi
Số lượng

38

16

11

4

Phần trăm

55

23

16

6

Để thực hiện tuần hoàn ngoài cơ thể, các
chuyên viên (perfusionist) cần biết cân nặng của
bệnh nhi để có thể lựa chọn các dụng cụ tuơng
thích (oxygenator, pack, cannule...), tính ra tốc
độ của bơm chính cũng như tốc độ của bơm
thuốc làm liệt tim.

Cân nặng của bệnh nhân được tuần hoàn
ngoài cơ thể dưới 10 kg chiếm 49%, 10 đến 20 kg
là 42% và từ 20 kg trở lên là 9%.

Hình 1: Sơ đồ mô tả hệ thống lắp tuần hoàn ngoài cơ thể đang được áp dụng tại trung tâm phẫu thuật tim hở tại
bệnh viện Nhi Đồng 2. Hình vẽ được trích dẫn từ sách Practice Cardiopulmonary Bypass của tác giả Glenn
P.Gravlee.

Chuyên Đề Ngoại Nhi

13


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

Đặc tính dị tật tim bẩm sinh của trẻ phẫu
thuật tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể :
tật tim bẩm sinh thông liên thất (CIV) chiếm
đa số với 59%, tứ chứng Fallop (TOF) chiếm
25%, thông liên nhĩ chiếm 4% và các dị tật tim
bẩm sinh khác như tim một thất, hở van 3 lá,
không động mạch phổi, hẹp đường ra thất
phải chiếm 12%.
Bảng 2: Đặc tính dị tật tim bẩm sinh của trẻ được
phẫu thuật tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể

gian này có thể kéo dài đến 20 phút(4).
Sau khi thực hiện các thao tác chỉnh sửa các

dị tật trong buồng tim, người phẫu thuật viên sẽ
mở kẹp động mạch chủ, đây cũng là lúc tim
được bơm máu nuôi và có nhịp đập lại. Trong 69
ca theo dõi của chúng tôi thì 100% các ca tim đập
lại tự động mà không dùng đến máy shock điện
sau khi mở kẹp động mạch chủ.

Cardioplegia

Hạ thân nhiệt trong phẫu thuật tim hở

Dung dịch làm liệt tim sẽ được bơm theo
nhều cách thức khác nhau Antegrade,
Retrograde.. Mỗi phương pháp này phải đảm
bảo nồng độ cần thiết các chất liệt tim đến tế bào
cơ tim.

Trong phẫu thuật tim hở, chúng tôi sử
dụng máy trao đổi nhiệt để quản lý thân nhiệt
của bệnh nhi. Việc hạ thân nhiệt làm giảm quá
trình chuyển hóa của não bộ, giảm tiêu thụ
năng lượng (mức độ chuyển hóa của não bộ
giảm 5-7% khi hạ nhiệt độ của cơ thể giảm 1
độ Celsius). Việc hạ thân nhiệt đồng thời giúp
bảo vệ các cơ quan.

Các bệnh nhi được phẫu thuật trong báo cáo
chúng tôi sử dung phương pháp Antegrad.
Dung dịch liệt tim sẽ được bơm vào gốc động
mạch chủ. Phương pháp này có hai lợi điểm thứ

nhất là thực hiện đơn giản với chỉ một kim bơm
vào gốc động mạch chủ, thứ hai là dung dịch liệt
tim sẽ theo vận tốc tự nhiên của dòng máu mạch
vành đến tế bào cơ tim(3).

Tuy nhiên, việc hạ nhiệt độ thấp khiến cho tế
bào cơ tim có thể phóng thích calci nội bào làm
tăng nguy cơ tim không đập lại trong giai đọan
làm ấm(2).

Lọc máu chuyên biệt

Dị tật tim

CIV

TOF

CIA

Khác

Số lượng

41

17

3


8

Phần trăm

59

25

4

12

Ở trẻ em, hạ thân nhiệt trong phẫu thuật tim
hở thường duy trì ở nhiệt độ từ 28 đến 320 C tùy
vào mức độ phức tạp của dị tật tim, thời gian
duy trì liệt tim. Ở nhiệt độ cơ thể càng thấp thì
thời gian liệt tim càng được kéo dài. Số bệnh nhi
được hạ thân nhiệt ở 320 C có 45 ca, 280 C có 4 ca
và 370 C có 20 ca.
Số lần bơm cardioplegia để làm liệt tim tùy
thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là giúp
cho phẫu thuật viên thực hiện chỉnh sửa các dị
tật. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của dị tật hệ
tim mạch, mức hạ thân nhiệt, số lần làm liệt tim
mà thời gian tuần hoàn ngòai cơ thể và thời gian
kẹp động mạch có thể diễn ra dài hay ngắn(3).
Với nhiệt độ cơ thể 320 C thì thời gian làm liệt
tim cho mỗi lần bơm dung dịch cardioplegia
trung bình 15 phút, với thân nhiệt 280 C thì thời


14

Năm 1991, Naik và cộng sự mô tả một kĩ
thuật mới ở trẻ bệnh nhi, sau khi kết thúc chạy
tuần hoàn ngòai cơ thể, phần thể tích máu còn
chứa trong hệ thống dây dẫn ngòai cơ thể được
lọc qua một màng lọc sinh học sau đó được bơm
ngược trở lại vào cơ thể bệnh nhân thông qua
cannule còn gắn kết với dây dẫn ngòai cơ thể.
Họ gọi kĩ thuật này là lọc máu chuyên biệt hay
còn gọi là MUF (Modified Untrafiltration)(1).
Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực
của MUF ở những bệnh nhi được phẫu tim hở.
Đặc biệt kỹ thuật này cho thấy làm giảm lượng
máu mất và lượng máu truyền hoàn hồi. Các
nghiên cứu cũng cho thấy MUF làm tăng áp lực
động mạc chủ và sức co bóp của tim, lọai bỏ các
chất trung gian của phản ứng viêm, cải thiện
chức năng của phổi, giảm nhu cầu thông khí,
giảm số ngày nằm tại khoa hồi sức(1).
Với sự hỗ trợ của chuyên viên đến từ Ailen
và Viện tim, chúng tôi đã thực hiện phương

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
pháp này trên 7 bệnh nhi trong 69 bệnh nhi
được phẫu thuật tim hở có chạy máy tim phổi
nhân tạo.


BÀN LUẬN
Bệnh nhi được phẫu thuật tim hở tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 có những dị tật tim bẩm sinh
thường gặp. Lứa tuổi bệnh nhi được phẫu thuật
tim hở tương đối phù hợp, chủ yếu trong tuổi
nhũ nhi.

KẾT LUẬN
Với sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc bệnh viện,
sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia từ Viện
tim và đoàn Bác sĩ Ireland, nhóm bác sĩ- kỹ thuật
viên của khoa Hồi Sức bệnh viện Nhi Đồng 2 đã
bước đầu áp dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ
thể ở bệnh nhi phẫu thuật tim bẩm sinh, và đã
được những kết quả khả quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hạ thân nhiệt được áp dụng trong kỹ thuật
tuần hoàn ngòai cơ thể, trong đó chúng tôi chủ

2.

yếu để hạ thân nhiệt ở mức hạ trung bình để
đảm bảo thời gian ngưng tim phù hợp với các

3.


cuộc mổ. Phương pháp lọc máu chuyên biệt
được áp dụng trên những ca bệnh khó nhằm
tăng sức co bóp cơ tim, giảm quá tải dịch, giảm

Nghiên cứu Y học

4.

Davies MJ (1998). Modified Ultrafiltration improves left
ventricular systolic function in infant after cardiacpulponary
bypass Thorac Surg;13:105-109.
Glenn PG, Richard FD (2008). Historical development of
cardiopulmonary bypass in Minnesota, Cardiopulmonary
bypass principles and practice; 1 :3-5.
Ricardo AM, Victor OM (2010). The effects of
cardiopulmonary bypass following pediatric cardiac
surgery,Critical Care of Children with Heart Disease: 106-108.
Tabbutt S, Nicolson SC (2006). Intra temperature monitoring
in a after cardiac surgery J Thorac Cardiovasc Surg;131:614620.

tỷ lệ cao áp phổi.

Chuyên Đề Ngoại Nhi

15



×