Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các yếu tố dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM năm 2006-2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.38 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009

Nghiên cứu Y học

CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI C ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM - NĂM 2006-2007
Võ Minh Quang*, Nguyễn Duy Phong**, Đặng Trần Khiêm**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và biến đổi cận lâm sàng ở các bệnh nhân người
lớn bị nhiễm siêu vi viêm gan C.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca: Tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng khám viêm gan của bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới có Anti-HCV (+), không nhiễm HIV, trong thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng
4/2007.
Kết quả: độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 51.7 ± 12 tuổi (19-81). Phần lớn các bệnh nhân đến
khám khi có triệu chứng lâm sàng: 75,4%. Yếu tố nguy cơ tiêm thuốc và truyền dịch chiếm tỉ lệ 93%. Ngoài
ra, chúng tôi ghi nhận được nguy cơ ở các bệnh nhân được điều trị bằng châm cứu, giác hơi và cắt lễ với tỉ
lệ lần lượt là 27,5%, 21,8% và 16,9% theo thứ tự. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ sống cùng nhà với người
nhiễm siêu vi viêm gan C chiếm tỉ lệ 10,6%. Các triệu chứng cơ năng thường được ghi nhận là những triệu
chứng không đặc hiệu: cảm giác mệt mõi, uể oãi và chán ăn (chiếm tỉ lệ 81% và 69%). Triệu chứng xạm da
xuất hiện ở 25,4% bệnh nhân, trong khi đó, vàng da vàng mắt, dấu sao mạch và phù chân đều được ghi
nhận ở 9,2% bệnh nhân. 5,8% bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan C đồng nhiễm siêu vi B. Tỉ lệ bệnh nhân
có HCV-RNA ≥ 250 copies/ml máu chiếm 86,5%. Trong số 10 bệnh nhân được xác định genotype: 1a và 1b
chiếm đa số (2 và 5 bệnh nhân, theo thứ tự), còn lại 3 trường hợp là 2a, 5a và 6a.
Kết luận: các kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự cần thiết của việc tầm soát nhiễm siêu vi viêm gan C
ở những người lớn trên 50 tuồi, từng tiếp xúc với máu và dịch tiết, từng được truyền dịch, chích thuốc,
châm cứu, giác hơi, cắt lễ.

ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL AND PARACLINICAL CARACTERISTICS


OF VIRAL HEPATITIS C PATIENTS TREATED AT HOSPITAL
FOR TROPICAL DISEASES - HCM CITY IN 2006-2007
Vo Minh Quang, Nguyen Duy Phong, Dang Tran Khiem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 268 - 273
Objectives: We aimed to investigate the epidemiological factors, clinical manifestations and laboratory
findings of Anti-HCV (+) patients treated at Hospital for Tropical Diseaes (HTD).
Method: Case series: All Anti –HCV(+) patients treated at HTD from April 2006 to April 2007.
Results: The mean age of patients is 51.7 ± 12 (range 19-81); 75.4% patients have clinical
manifestations. Risk factors for HCV-infection are injection and transfusion (93%); acupuncture (27.5%);
Glass-cupping (21.8%) and skin-cutting (16.9%); 10.6% patients are living with HCV-infected patients.
Clinical manifestations are malaise and anorexia (81% và 69%); dark skin(25.4%); jaundice, Spider
angiomas and painful swelling of the legs (9.2%); 5.8% co-infected HCV and HBV patients. 86.5% patients
have HCV-DNA ≥ 250 copies/ml. Among 10 patients have result for genotyping: 2 cases of 1a; 5 cases of 1b
and 1 case of 2a, 5a or 6a.
* Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp.HCM ** Đại học Y Dược Tp.HCM

Chuyên Đề Nội Khoa

267


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Detection for HCV-infection is recommended for the patients older than 50 years old, for the
patients who has contact with blood and secrections, was treated by acupuncture, glass-cupping, skin-cutting.

ĐẶT VẤNĐỀ


ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

Viêm gan siêu vi C là một bệnh lý lây
truyền qua đường máu. Bệnh thường gặp ở
những người thường xuyên được truyền máu,
tiêm chích chung kim, sử dụng kim tiêm nhiều
lần. Theo WHO, hiện nay trên thế giới có
khoảng 2-3% dân số (170 - 200 triệu) mang anti
HCV. Việt Nam thuộc vùng có tỉ lệ siêu vi
viêm gan C lưu hành cao: 5-10% dân số(8,11).
Tuy nhiên, gần đây các nghiên cứu ghi nhận
được số bệnh nhân viêm gan C ngày càng gia
tăng(2,8). Nguyên nhân của sự gia tăng này
được ghi nhận là do người nghiện ma túy
bằng đường tiêm chích ngày càng nhiều, dân
số ngày càng tăng trong lúc thói quen tiêm
chích khi bị bệnh của người dân nông thôn
vẫn còn. Bên cạnh đó, việc sử dụng kim tiêm
một lần chưa được thực hiện toàn diện tại
những vùng này. Ngoài ra, việc sử dụng các
dụng cụ cắt lễ, châm cứu chưa được đảm bảo
vô trùng vẫn còn phổ biến. Về lâm sàng, qua
theo dõi và điều trị, các bác sĩ lâm sàng nhận
xét, nhiều bệnh nhân phát hiện mình bị viêm
gan C là do tình cờ chứ không có triệu chứng
của viêm gan như thường thấy(8,11).

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố dịch tễ gồm tiền căn

truyền máu-các sản phẩm của máu, tiêm chích,
quan hệ tình dục, các tiếp xúc thân mật mang
tính gia đình; nghiên cứu các đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng nhằm trả lời câu hỏi: “Đặc
điểm về các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng ở những bệnh nhân viêm gan C đến
khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí
Minh (BVBNĐ) là như thế nào?”

Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả các yếu tố dịch tễ có liên quan đến
nhiễm HCV ở người lớn, không nhiễm HIV.
2. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng ở bệnh nhân người lớn nhiễm HCV,
không nhiễm HIV.

268
Chuyên Đề Nội Khoa

Mô tả hàng loạt ca.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại BVBNĐ từ
tháng 4/2006 đến tháng 4/2007.

Đối tượng và phương pháp chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng
khám viêm gan của BVBNĐ có AntiHCV (+),
không nhiễm HIV, đồng ý tham gia nghiên cứu.


Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân nhiễm HIV

Xử lý số liệu
Nhập số liệu và xử lý thống kê mô tả bằng
phần mềm SPSS 16.0

KẾT QUẢ
Thông tin nền của mẫu nghiên cứu:
Từ tháng 4/2006 đến tháng 4/2007, chúng
tôi ghi nhận được 142 bệnh nhân viêm gan C
đến khám và điều trị tại BVBNĐ với độ tuổi
trung bình là 51,7 ± 12 tuổi (nhỏ nhất là 19 tuổi
và lớn nhất là 81 tuổi). Trong khi đó, bệnh
nhân nam có độ tuồi trung bình là 55,2 (trung
vị=49,5) và bệnh nhân nữ - 53,2 (trung vị=54).
Bảng 1: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo giới
tính, nơi cư ngụ và lý do đến khám bệnh
Nam
Nữ
TP
Hồ
Chí Minh
Nơi cư
trú
Các tỉnh khác
Lý do Có triệu chứng lâm sàng
khám
Người hiến máu
bệnh

Kiểm tra sức khỏe
Giới
tính

Tần số (n) Tỉ lệ (%)
70
49,3
72
50,7
45
31,7
97
78,3
107
75,4
3
2,1
32
22,5

Bệnh nhân nam và nữ chiếm tỉ lệ gần bằng
nhau (lần lượt là 49,3% và 50,7%). Ngoài các
bệnh nhân cư ngụ tại Tp. HCM, chúng tôi ghi
nhận được 78,3% các bệnh nhân đến từ các
tỉnh khác từ Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu,
Long An …cho đến Kiên Giang (trong đó,


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009
nhiều nhất là bệnh nhân ở Tiền Giang: 14,8%).

Phần lớn các bệnh nhân đến khám khi có triệu
chứng lâm sàng, chiếm tỉ lệ 75,4%. Tuy nhiên
có 22,5% bệnh nhân được phát hiện nhiễm siêu
vi viêm gan C qua kiểm tra sức khoẻ tổng
quát, chưa có triệu chứng lâm sàng.

Đặc điểm dịch tễ về nguồn lây, các yếu tố
nguy cơ
Bảng 2: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo các
yếu tố nguy cơ lây nhiễm siêu vi C.
Yếu tố nguy cơ
Tần số Tỉ lệ (%)
Tiêm thuốc – truyền dịch
132
93
Phẫu thuật
47
33,1
Châm cứu
39
27,5
Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân
33
23,3
Giác hơi
31
21,8
Cắt lễ
24
16,9

Cắt móng
20
14,1
Truyền máu – các chế phẩm của máu
17
12
Sống cùng nhà với người nhiễm siêu
15
10,6
vi viêm gan C
Xâm mình
10
7

Phần lớn các bệnh nhân đã từng được tiêm
thuốc và truyền dịch, chiếm tỉ lệ 93%, kế đó là
các bệnh nhân đã từng được phẫu thuật, chiếm
tỉ lệ 33,1%. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận được
nguy cơ ở các bệnh nhân được điều trị bằng:
châm cứu, giác hơi và cắt lễ với tỉ lệ lần lượt là
27,5%, 21,8% và 16,9%. Bệnh nhân có yếu tố
nguy cơ là sống cùng nhà với người nhiễm
siêu vi viêm gan C: 15/142 (chiếm tỉ lệ 10,6%)
đa số là vợ hoặc chồng, còn lại là anh em hay
bà con.

Các biểu hiện lâm sàng
Bảng 2: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo
triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng

Mệt mõi
Chán ăn
Đau vùng gan
Đau nhức cơ thể
Sụt cân
Tiểu vàng
Ngứa da
Táo bón
Sốt

Chuyên Đề Nội Khoa

Tần số
115
98
49
46
28
28
17
12
8

Tỉ lệ, %
81
69
34,5
32,4
19,7
19,7

12
8,5
5,6

Triệu chứng cơ năng
Tiểu ít
Tiêu chảy

Nghiên cứu Y học
Tần số
4
2

Tỉ lệ, %
2,8
1,4

Các triệu chứng cơ năng thường được ghi
nhận là những triệu chứng không đặc hiệu: phần
lớn các bệnh nhân đều có cảm giác mệt mõi, uể
oãi và chán ăn (chiếm tỉ lệ 81% và 69%).
Bảng 4: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo
triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể
Xạm da
Vàng da - mắt
Dấu hiệu sao mạch
Phù chân
Báng bụng
Gan to

Lách to
Xuất huyết dưới da
Xuất huyết tiêu hóa dưới
Khác

Tần số
36
13
13
13
8
5
5
2
1
6

Tỉ lệ
25,4
9,2
9,2
9,2
5,6
3,5
3,5
1,4
0,7
7

Triệu chứng xạm da xuất hiện ở 25,4%

bệnh nhân, trong khi đó, vàng da vàng mắt,
dấu sao mạch và phù chân đều được ghi nhận
ở 9,2% bệnh nhân.

Các xét nghiệm cận lâm sàng
Đặc tính sinh hóa, huyết học
Bảng 5: Trị số trung bình của các xét nghiệm cận
lâm sàng ở bệnh nhân
Các chỉ số
Trung bình Độ lệch
(số lượng
Ghi chú
chuẩn
(min – max)
bệnh nhân)
Dung tích
40,3%
Hct dưới 35%
hồng cầu
5,6
(20 – 52)
16,4%
(n= 142)
Bạch cầu
6.353/mm3
1.797
(n= 142)
(1.900 – 10.100)
40% bệnh nhân
Tiểu cầu

178.000/mm3
65.000 có Tiểu cầu <
(n= 142) (60.000–335.000)
150.000/mm3
AFP
40.5 ng/ml
23 % có AFP
87,8
≥20 ng/ml máu
(n=56)
(1 – 350)
AST
82 UI/l
84% có AST >
60
40UI/l
(n= 142)
(10 – 419)
ALT
100 UI/l
78% có ALT >
87
40UI/l
(n= 142)
(16 – 515)
GGT
132 UI/l
70% có GGT >
173
50UI/l

(n= 142)
(8 – 1.081)
Protid/máu
71g/l
18,9% có protid
6,6
máu <65g/l
(n= 142)
(56 – 86)

269


Y Hc TP. H Chớ Minh * Tp 13 * Ph bn ca S 1 * 2009
Cỏc ch s
(s lng
bnh nhõn)
T l A/G
(n= 142)
Chiu cao
gan (siờu õm)
(n= 106)

Trung bỡnh
(min max)

lch
chun

Ghi chỳ


1,4
(0,5 2,9)

0,5

25% cú A/G <1

11,8cm
(8 17)

1,6

27% cú chiu
cao gan >12cm

Qua kt qu xột nghim mỏu, chỳng tụi ghi
nhn c Hct v Bch cu khụng cú s thay
i nhiu so vi bỡnh thng. Tiu cu cú xu
hng gim vi tr s trung bỡnh l
178.000/mm3 (trong ú, cú 40% bnh nhõn cú
tiu cu di 150.000/mm3).
Giỏ tr trung bỡnh ca AFP l 40 ng/ml cao
hn so vi tr s bỡnh thng. ALT v AST
c ghi nhn tng hu ht cỏc bnh nhõn.
Ch cú 28% bnh nhõn cú gan to chiu cao gan
ln hn 12 cm trờn hỡnh nh siờu õm.
Bng 6: Tn s v t l bnh nhõn phõn b theo keỏt
quaỷ sieõu aõm gan
Kt qu siờu õm gan

Bỡnh thng
Thụ
X gan
Nhim m
Viờm mn
Cú khi u
Tng cng

Tn s
60
32
6
5
2
1
106

T l (%)
56,6
30,2
5,7
4,7
1,9
0,9
100,0

Kt qu siờu õm gan
Chỳng tụi thc hin siờu õm bng tng
quỏt cho 106 bnh nhõn, ghi nhn c 60
bnh nhõn cú kt qu siờu õm gan bỡnh

thng. Trong khi ú, 32 bnh nhõn (chim t
l 30,2%) cú hỡnh nh siờu õm gan cú cu trỳc
thụ v c bit, cú 1 bnh nhõn c phỏt hin
cú khi u gan.
ng nhim vi siờu vi viờm gan B
Chỳng tụi ghi nhn c 7 bnh nhõn cú
HBsAg(+), chim t l 5,8% bnh nhõn nhim
siờu vi viờm gan C.
Kt qu xột nghim HCV RNA
Trong s 52 bnh nhõn c thc hin xột
nghim tỡm HCV-RNA, chỳng tụi xỏc nh
c 45 bnh nhõn cú mt HCV-RNA 250
copies/ml mỏu (chim t l 86,5%). Cú 10 bnh

270
Chuyờn Ni Khoa

Nghiờn cu Y hc

nhõn c xỏc nh genotype: 1a v 1b chim
a s (2 v 5 bnh nhõn, theo th t). Cũn li 3
trng hp l 2a, 5a v 6a. Khụng cú trng
hp no thuc genotype 3 v 4.

BNLUN
c im ca i tng nghiờn cu
Trong 142 trng hp nghiờn cu, t l gia
nam v n tng ng nhau vi tui trung
bỡnh 52 tui. Kt qu ny cao hn so vi nghiờn
cu ca Alter MJ. (65% bnh nhõn viờm gan siờu

vi C tui 30-49). õy ch l tui c
phỏt hin bnh ch khụng phi l tui mc
bnh. Nh vy, cỏc bnh nhõn trong nghiờn cu
ca chỳng tụi ó nhim siờu vi viờm gan C trc
õy nhng cha c phỏt hin. iu ny cng
c th hin rừ qua kt qu kho sỏt lý do n
khỏm bnh: 22,5% bnh nhõn c phỏt hin
nhim siờu vi C qua khỏm tng quỏt, cha cú
biu hin lõm sng.

Cỏc yu t nguy c
Trong cỏc yu t nguy c ghi nhn c,
cú n 93% bnh nhõn tng c tiờm thuc
v truyn dch, k ú l 33,1% bnh nhõn ó
tng trói qua phu thut. T l bnh nhõn cú
quan h tỡnh dc ngoi hụn nhõn, khụng an
ton chim 23,3%. Kt qu ny phự hp vi
kt qu nghiờn cu ca Bengoa J.; Ngo Van
Huy v cs(1).
Ngoi ra, chỳng tụi ghi nhn c nguy c
cỏc bnh nhõn c iu tr bng: chõm cu,
giỏc hi v ct l vi t l ln lt l 27,5%,
21,8% v 16,9%
Trong nghiờn cu ny, chỳng tụi khụng
a vo i tng nghiờn cu cỏc bnh nhõn
tiờm chớch ma tuý. Trờn thc t, bnh nhõn
tiờm chớch ma tuý thng xõm mỡnh, do vy, t
l bnh nhõn cú xõm mỡnh ch chim 7%, thp
hn so vi cỏc nghiờn cu khỏc(1,2,3,4,11). õy l
mt im hn ch ca ti vỡ tiờm chớch ma

tuý c ghi nhn l yu t nguy c thng
gp nht bnh nhõn nhim siờu vi C.
Chỳng tụi cng ghi nhn c 10,6% bnh
nhõn cú ngi thõn nhim HCV sng chung


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009
nhà. Tỉ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên
cứu của Buscarini E. với tỉ lệ 14,9%(3). Tuy
nhiên, kết quả này vẫn cho thấy việc cần thiết
của tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về lây
nhiễm HCV cho những thành viên trong gia
đình có người nhiễm HCV.

Đặc điểm lâm sàng
Đa số các bệnh nhân có những triệu chứng
không đặc hiệu: 81% mệt mõi toàn thân, 69%
chán ăn, 34,5% đau nhức cơ thể…..Các triệu
chứng ngứa da, táo bón, xuất huyết tiêu hoá
được ghi nhận với tỉ lệ thấp. Kết quả thu được
phù hợp với kết quả của các tác giả khác(2,3,5,11).
Các triệu chứng cơ năng không đặc hiệu chiếm
tỉ lệ khá cao ở những bệnh nhân viêm gan siêu
vi C đặt ra vấn đề khó khăn trong việc chẩn
đoán sớm bệnh nhiễm siêu vi viêm gan C.
Chúng tôi ghi nhận được triệu chứng thực
thể thường gặp là: xạm da 25,4% bệnh nhân,
trong khi đó, vàng da vàng mắt, dấu sao mạch
và phù chân đều được ghi nhận ở 9,2% bệnh
nhân. Các biểu hiện lâm sàng qua nghiên cứu

của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác(1,4,11).

Đặc điểm cận lâm sàng
Hầu hết các bệnh nhân đều có ALT, AST
tăng: 78% bệnh nhân có ALT tăng trên 40UI/l
với trị số trung bình là 82 UI/l và 84% bệnh
nhân có AST tăng trên 40UI/l với trị số trung
bình là 100UI/l. Kết quả này khác biệt so với
kết quả nghiên cứu của Hồ Tấn Đạt, Phạm Thị
Thu Thủy(7), khảo sát 327 bệnh nhân viêm gan
siêu vi C với trị số trung bình của ALT và AST
là 53.31 UI/l và 53.95 UI/l theo thứ tự. Như
vậy, tỉ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi có dấu hiệu hoại tử tế bào gan cao
hơn so với nghiên cứu của của Hồ Tấn Đạt,
Phạm Thị Thu Thủy(7).
Qua khảo sát nồng độ GGT trong máu ở
các bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh
nhân có GGT tăng trên 50UI/l với trị số trung
bình là 132 UI/l. Điều này cho thấy đa số bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tổn

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

thương gan mạn tính.
Chúng tôi ghi nhận được các dấu hiệu suy
chức năng gan khác bao gồm: 40% bệnh nhân

có tiểu cầu dưới 150.000/ mm3; 18,9% bệnh
nhân có Protid máu <65 g/l và 25% bệnh nhân
có tỉ lệ A/G<1. Bên cạnh đó, khảo sát về chỉ
điểm sinh hoá máu của xơ gan và ung thư gan
chúng tôi ghi nhận được 23 % bệnh nhân có
AFP ≥20 ng/ml máu.
Khảo sát kết quả siêu âm gan, chúng tôi
ghi nhận được 27% bệnh nhân có chiều cao
gan trên 12 cm. Tổn thương thường gặp là gan
thô với tỉ lệ là 30,2%. Tuy nhiên, đây chỉ là tổn
thương không đặc hiệu. Trong khi đó, hình
ảnh tổn thương gợi ý đến biến chứng của viêm
gan siêu vi C: xơ gan (5,7%); viêm gan mạn
(1,9%), khối u (0,9%) chiếm tỉ lệ không cao,
phù hợp với kết quả không thay đổi nhiều
trong các xét nghiệm sinh hoá về chức năng
gan. Nhằm phát hiện sớm các biến chứng, các
bệnh nhân nhiễm HCV được khuyến cáo làm
siêu âm bụng tổng quát kết hợp với khảo sát
chức năng gan định kỳ mỗi 3 tháng/1 lần(1,4,8,11).

Kết quả xét nghiệm HCV – RNA
Trong số 52 bệnh nhân được thực hiện xét
nghiệm tìm HCV-RNA, chúng tôi xác định
được 86.5% bệnh nhân có mật độ HCV-RNA ≥
250 copies/ml máu. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của González A. và cs: 85% bệnh
nhân có HCV-RNA dương tính trong tổng số
các bệnh nhân có Anti-HCV(+)(5).
Về kiểu gen, chúng tôi ghi nhận được

genotype 1a và 1b chiếm đa số. Kết quả này
khác với nghiên cứu của Bengoa J. và cs, tiến
hành tại Tp. HCM với kết quả genotype chủ
yếu là 1 và 6(1). Trong khi đó, tác giả N.T.T
Thuỷ(7) ghi nhận được kiểu gen HCV 1 chiếm
58,4%, tiếp theo là kiểu gen 6 (23,9%) và kiểu
gen HCV 2 là 13,1%. Tuy nhiên, nghiên cứu
của chúng tôi chỉ xác định được genotype của
10 bệnh nhân, do đó, để khẳng định sự khác
biệt, các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn cần
thiết được tiến hành.

271


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009
KẾT LUẬN

6.

Tuổi trung bình của bệnh nhân viêm gan
siêu vi C đến khám tại BVBNĐ là 51.7 ± 12 tuổi
với tỉ lệ nam và nữ gần bằng nhau.
Các yếu tố nguy cơ được ghi nhận là tiêm
chích, truyền dịch, châm cứu, giác hút, cắt lễ. Các
triệu chứng cơ năng thường gặp ở bệnh nhân
viêm gan siêu vi C là những biểu hiện không
điển hình: mệt mõi, uể oải, chán ăn. Các triệu
chứng thực thể thường gặp là xạm da, vàng da
vàng mắt, sao mạch, phù chân, báng bụng.

Các chỉ số xét nghiệm bệnh lý ghi nhận
được chủ yếu là sự gia tăng ALT, AST, GGT.
Trong khi đó, AFP tăng trên 20 ng/mL chiếm
23% các trường hợp. Hình ảnh siêu âm gan
bình thường ghi nhận được ở 56,6% các trường
hợp. Có 5,8% bệnh nhân đồng nhiễm với siêu
vi viêm gan B.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, cho thấy
sự cần thiết của việc tầm soát nhiễm siêu vi
viêm gan C ở những người lớn trên 50 tuổi,
từng tiếp xúc với máu và dịch tiết, từng được
châm cứu, cắt lễ… Bên cạnh đó, việc bảo đảm
vô trùng các dụng cụ y tế kể cả những dụng cụ
sử dụng trong y học cổ truyền cũng cần được
chú ý hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

Bengoa J., Male JP., Ngo Van Huy, Ho Hoang thao Quyen.
(2007)“Viral hepatitis studies in Vietnam”. Training
Course in Reproductive Health Research - WHO 2007.

Alter JM., Kruszon-Moran D., Nainan OV., et al. (1999).
“The prevalence of Hepatitis C virus infection in The
United States, 1988 through 1994”. N. Eng. J Med.: vol 314:
556-62.
Buscarini E.; Tanzi E.; Zanetti AR.; et al. (1993). “High
prevalence of antibodies to hepatitis C virus among family
members of patients with anti-HCV-positive chronic liver
disease”. Scandinavian journal of gastroenterology.
vol. 28, no4, pp. 343-346.
Chandra M., Khaja M.N., Farees N., et al. (2003).
“Prevalence, risk factors and genotype distribution of
HCV and HBV infection in the tribal population: a
community based study in South India”. Trop.
Gastroenterol. 2003 Oct-Dec; (4): 193-5.
González A, Esteban JI, Madoz P, et al. (1995) “Efficacy of
screening donors for antibodies to the hepatitis C virus to
prevent transfusion-associated hepatitis: final report of a
prospective trial”. Hepatology. 1995 Aug;22 (2):439–445.

272
Chuyên Đề Nội Khoa

7.

8.
9.
10.

11.


Nghiên cứu Y học

Guyader D, Lefeuvre C, Jacquelinet S, Prat M, et al. (1998).
“Epidemiology of hepatitis C virus infection in 1,304 HCV
positive patients: variations according to the origin of
transmission and year of diagnosis”. Gastroenterol Clin
Biol. 1998 Apr; 22(4):375-80.
Hồ Tấn Đạt, Phạm Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Tòng và
cs (2005). “Kiểu gen của siêu vi viêm gan C tại Việt nam”.
Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 10, Số 1, trang 28-34
/>07/pdf/FValse_Research_Bengoa_WHO_2007.pdf
Laueur GM., Wallker BD (2001). “Hepatitis C Infection”.
(Review Article). N.Eng. J. of Med.: vol 345: no.1: 41-52.
Minh TN. (2006). “Khả năng điều trị virus viêm gan siêu
vi C”. />php?cateid=8&id=33
Nguyễn Hữu Chí (2006). “Viêm gan siêu vi cấp”. Bệnh
truyền nhiễm. Nhà xuất bản y học Tp.HCM. Trang 326347.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

273


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009


274
Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học



×