Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đặc điểm hình ảnh bệnh sán lá gan nhỏ nhân 15 trường hợp được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.45 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ NHÂN 15
TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Trần Quế Sơn1, Vũ Hoài Linh2
1

Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội
2
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, đặc điểm hình ảnh do sán lá gan nhỏ. Nghiên cứu được thực hiện
bằng phương pháp mô tả 15 trường hợp sán lá gan được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ
1/2000 đến 8/2015, xét nghiệm dương tính với sán lá gan nhỏ, ghi nhận hình ảnh tổn thương trên phim chụp
đường mật, chụp cắt lớp vi tính. Kết quả: nam/nữ = 10/5 bệnh nhân, tuổi trung bình 50,2 ± 9 tuổi (từ 30 đến
70 tuổi). Triệu chứng hay gặp: nhiễm trùng đường mật (80%), sỏi đường mật (46,7%). 5 bệnh nhân có u ở
gan và vùng đầu tụy bao gồm 3 bệnh nhân u đường mật, 1 bệnh nhân u đầu tụy và 1 bệnh nhân u gan.
Đường mật trong gan giãn chủ yếu ở phía ngoại vi là đặc điểm thường gặp trên phim chụp cộng hưởng từ và
cắt lớp vi tính (73,3%), những tổn thương nhỏ, mảnh, giống nhau nằm trong lòng đường mật được thấy ở
phim chụp mật (66,7%) và cắt lớp vi tính (60%), 40% dấu hiệu sỏi đường mật trên phim chụp mật và 46,7%
trên phim chụp cắt lớp vi tính. Kết luận: Chẩn đoán sán lá gan thường bị bỏ qua, bệnh nhân được chẩn đoán
khi thấy sán trong dẫn lưu mật hoặc trong khi mổ ở những bệnh nhân có triệu chứng tắc mật. Khai thác bệnh
sử ăn gỏi cá, rau sống cùng với tổn thương hình ảnh điển hình gơi ý người thầy thuốc chẩn đoán bệnh.
Từ khóa: sán lá gan nhở, đặc điểm hình ảnh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sán lá gan nhỏ là nguyên nhân phổ biến

thường bị bỏ sót và được chẩn đoán khi bệnh

gây bệnh sán lá ở người, gặp chủ yếu ở các


nhân được phẫu thuật hoặc can thiệp thủ
thuật vào đường mật. Ngày nay, các phương

nước Đông Á, dịch tễ học hay gặp ở Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nga, Đài Loan và Việt

tiện chẩn đoán hình ảnh như cộng hưởng từ,
cắt lớp vi tính trở thành công cụ giúp chẩn

Nam [1 - 6]. Do sự tăng lên của tình trạng
nhập cư, du lịch cũng như thói quen ăn rau

đoán nhiều bệnh lý gan mật. Hình ảnh tổn
thương nhu mô gan do sán lá gan nhỏ gây ra

sống không sạch ở một số địa phương nên
bệnh lý sán lá gan ở Việt Nam vẫn còn khá

rất đặc trưng và dễ nhận biết tuy nhiên phần

phổ biến [1; 5; 6; 7]. Sán lá gan thường không

lớn bệnh nhân đều bị chẩn đoán nhầm với
bệnh lý u đường mật gây tắc mật, là bệnh lý

được chẩn đoán hoặc chẩn đoán không chính
xác do hầu hết bệnh nhân không có tiền sử rõ

có chỉ định can thiệp phẫu thuật [8 - 11]. Chẩn
đoán chính xác bệnh lý sán lá gan có thể giúp


ràng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, không
có triệu chứng đặc hiệu ở đường tiêu hóa và

bệnh nhân tránh phẫu thuật mà chỉ cần dùng
thuốc điều trị, do đó chúng tôi mô tả hình ảnh

gan mật, đặc biệt do thầy thuốc chưa có kinh

các trường hợp sán lá gan về đặc điểm lâm

nghiệm khi khám lâm sàng. Bệnh sán lá gan

sàng, tổn thương hình ảnh giúp thầy thuốc có
thể chẩn đoán bệnh lý này.

Địa chỉ liên hệ: Trần Quế Sơn, Bộ môn Ngoại, Trường Đại
học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 10/10/2015
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

122

1. Đối tượng
Từ 1/2000 đến 8/2015 chúng tôi đã phẫu

TCNCYH 99 (1) - 2016



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thuật cho 15 trường hợp bệnh nhân sán lá

hưởng từ (MRI). Phim chụp cắt lớp vi tính ổ

gan được chẩn đoán trước mổ là tắc mật do
nguyên nhân cơ học (sỏi mật, u đường mật, u

bụng quét từ vòm hoành đến tới hết hố chậu,
với độ dày 10 mm, mô tả tổn thương trước và

phần thấp ống mật chủ, u đầu tụy) dựa vào
triệu chứng nhiễm trùng đường mật (đau tức

sau khi tiêm thuốc cản quang.
- Tất cả bệnh nhân ghi nhận về tuổi, giới,

dưới sườn phải, sốt, vàng da), được chụp mật
tụy ngược dòng (ERCP), chụp dẫn lưu mật

chẩn đoán lúc vào viện, tổn thương trên phim
chụp cắt lớp vi tính, phim dựng hình đường

qua da, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng

mật.

từ nhưng tổn thương trong mổ là do sán trong

lòng đường mật. Tất cả đều có xét nghiệm

- Chẩn đoán khối u gan đầu tụy dựa vào
sinh thiết khối u trong mổ. Tất cả phim chụp

miễn dịch dương tính với sán lá gan nhỏ, tìm
thấy ký sinh trùng trong đường mật.

được đọc bởi hai bác sỹ chuyên khoa chẩn
đoán hình ảnh của Bệnh viện Hữu Nghị Việt
Đức.

2. Phương pháp
- Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả các

3. Đạo đức trong nghiên cứu

trường hợp được chẩn đoán trong mổ, có xét
nghiệm miễn dịch dương tính với sán lá gan

Các đối tượng tham gia được giải thích rõ
ràng về mục đích nghiên cứu, tự nguyện tham

nhỏ.
- Tìm tổn thương trên phim dựng hình

gia vào nghiên cứu. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục

đường mật bao gồm chụp mật qua da, chụp


đích nâng cao sức khỏe cộng đồng, không sử

mật tụy ngược dòng (ERCP), chụp cộng

dụng cho mục đích khác.

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Tuổi (năm)
Giới tính (nam : nữ)

50,2 ± 9
10,5

Chẩn đoán lúc nhập viện
Nhiễm trùng đường mật

12 (80%)

Vàng da

11 (73,3%)

Ung thư đại tràng, dạ dày

2 (13,3%)


Tổn thương trong mổ
Viêm đường mật

14 (93,3%)

Áp xe bề mặt

5 (33,3%)

Viêm túi mật cấp

11 (73,3%)

TCNCYH 99 (1) - 2016

123


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đặc điểm
Gan xơ đầu đinh

4 (26,7%)

Sỏi đường mật

7 (46,7%)

Ung thư đường mật


4 (26,7%)

Ung thư gan

1 (6,7%)

Ung thư đầu tụy kèm viêm tụy cấp

1 (6,7%)

15 bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu, độ tuổi trung bình 50,2 ± 9, dao động từ 30 đến 70
tuổi. 14 bệnh nhân được chẩn đoán lúc nhập viện là nhiễm trùng đường mật trong đó 11 bệnh
nhân có biểu hiện vàng da tắc mật. Viêm đường mật và viêm túi mật cấp là triệu chứng thường
gặp ở những bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ với tỷ lệ lần lượt là 93,3% và 73,3%, tiếp đó là sỏi
đường mật 46,7%. Những bệnh nhân bị sỏi đường mật bao gồm 2 bệnh nhân bị sỏi túi mật, 2
bệnh nhân sỏi đường mật trong gan đơn thuần và 3 bệnh nhân có sỏi gan kèm sỏi ống mật chủ.
Những bệnh nhân có khối u ở hệ thống gan mật tụy gặp 4 bệnh nhân bị ung thư đường mật, 1
bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và 1 bệnh nhân ung thư đầu tụy.
Bảng 2. Tổn thương phát hiện trên phim chụp đường mật
Đặc điểm hình ảnh

Dựng hình đường mật

Cắt lớp vi tính

Giãn lan tỏa đường mật trong gan phía ngoại vi

10 (76,9%)

10 (76,9%)


Giãn nhẹ đường mật ngoài gan

4 (30,8%)

4 (30,8%)

Tắc ống mật

3 (23,1%)

3 (23,1%)

Cấu trúc nhỏ, mảnh, dẹt trong lòng đường mật

9 (69,2%)

8 (61,5%)

Hình khuyết trong lòng đường mật/ sỏi mật

6 (46,2%)

5 (38,5%)

Áp xe đường mật

2 (15,4%)

2 (15,4%)


Nang gan

2 (15,4%)

Nốt vôi hóa lan tỏa nhu mô gan

1 (7,7%)

Khối u gan, đường mật, tụy

4 (30,8%)

5 (38,5%)

Dấu hiệu giãn nhẹ lan tỏa, giống nhau của các nhánh đường mật trong gan ra phía ngoại vi
sát bao gan là hình ảnh thường thấy trên phim chụp cắt lớp vi tính (76,9%), cấu trúc nhỏ, dẹt,
mảnh như sợi chỉ nằm trong lòng đường mật (69,2% trên phim dựng hình đường mật và 61,5%
trên phim cắt lớp vi tính), dấu hiệu sỏi đường mật ít hơn (46,2% trên phim dựng hình đường mật
và 38,5% khi chụp cắt lớp vi tính).

124

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

1b


1a

1c

Hình 1. Bệnh nhân chẩn đoán trước mổ u đầu tụy
1a. Trước tiêm thuốc cản quang: giãn đường mật trong gan. 1b. Sau tiêm thuốc cản quang:
cấu trúc nhỏ, mảnh trong lòng đường mật, kèm theo cấu trúc dạng hình trùy, đầu tù do xung
huyết mạch máu. 1c. Ống mật chủ giãn, đầu tụy to nghi ngờ khối u đầu tụy.

2a

2b

2c

Hình 2. Tổn thương trong mổ
2a. Bề mặt nhu mô gan sẹo xơ, đầy nang sán. 2b. Xác sán lá gan trào ra khi mở ống mật chủ.
2c. Sán lá gan nhỏ hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt, dài 6 - 10 mm.

3a

3b

3c

Hình 3. Hình ảnh giãn đường mật trong gan trên phim chụp cắt lớp vi tính
và chụp cộng hưởng từ
TCNCYH 99 (1) - 2016

125



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

4b
4a

4c

Hình 4. Tổn thương trong mổ
(Bệnh nhân Đinh Văn H, nam, 30 tuổi, Hòa Bình). 4a. Nang sán trên bề mặt nhu mô gan.
4b. Sán gây tắc ngã ba đường mật. 4c. Chụp Kehr sau mổ 7 ngày thấy nhiều khuyết sáng, mảnh
trong lòng đường mật

5a

5b
Hình 5. Hình ảnh sán lá gan trên phim chụp mật tụy ngược dòng (ERCP)

5a. Hình sán lá gan ở đường mật gan trái. 5b. Sán lá gan trong đường mật phân thùy sau

IV. BÀN LUẬN
Bệnh sán lá gan nhỏ là một bệnh do nhiễm

các quốc gia châu Á thông qua những thực

ký sinh trùng gây bởi loài sán lá gan nhỏ có

phẩm không đảm bảo vệ sinh như rau sống,
thực phẩm chưa nấu chín hoặc ăn gỏi cá


tên khoa học là Clonorchis sinensis (C. sinensis), quá trình lây truyền bệnh thông qua một

chưa được nấu chín [4; 12; 13]. Trên thế giới,
sán lá gan nhỏ thường gặp ở Trung Quốc,

số loài ốc hoặc cá sống trong môi trường
nước bẩn có nhiễm sán, ốc vừa là vật chủ

Triều Tiên, Hồng Kông, Nhật Bản và một số
nước Đông Nam Á như Philippine, Singapo,

vừa là vật trung gian trong quá trình truyền
bệnh [1; 2; 4; 12]. Những trường hợp được

Malaysia và miền Bắc Việt Nam. Tại Việt

báo cáo, phần lớn bệnh lý này bắt nguồn từ
126

Nam, bệnh sán lá gan nhỏ phân bố ít nhất ở
18 tỉnh, thành phố như Nam Định, Ninh Bình,
TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,

hiệu của sán lá gan nhỏ như giãn lan tỏa


Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang,
Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế,

đường mật trong gan, dầy thành đường mật
và cấu trúc đậm âm không kèm bóng cản nằm

Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk.
Gia Lai, có nơi tỷ lệ nhiễm tới 37% như ở

trong lòng đường mật chính và túi mật [9; 14;
15]. Những dấu hiệu này có độ nhạy và độ

Nam Định, Phú Yên [5; 6; 7].
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có

đặc hiệu không cao do phần lớn các đặc điểm
này không được ghi nhận trước mổ ở hầu hết

liên quan đến tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng, mức

bệnh nhân nhưng ở bệnh nhân có nhiều cấu

độ nhiễm trùng đường mật cũng như tần suất
tiếp xúc với vật trung gian gây bệnh. Phần lớn

trúc tăng âm trong đường mật và túi mật thì
bệnh nhân đó thường ở trong tình trạng nhiễm

bệnh nhân thường không có triệu chứng hoặc
triệu chứng không điển hình như đau thượng


sán rất nặng. Trên phim chụp dựng hình
đường mật, tổn thương thường gặp là giãn

vị, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, chán ăn,
buồn nôn, sốt hoặc tiêu chảy. Một số trường

nhẹ đường mật trong gan đến các nhánh phía
ngoại vi mà không giãn đường mật chính

hợp nặng hơn có triệu chứng vàng da tắc mật,

ngoài gan, đồng thời nhìn thấy những cấu trúc

viêm mủ đường mật hay xơ gan [4; 13]. Triệu
chứng nhiễm trùng thường gặp nhất do sán lá

nhỏ, mảnh nằm trong lòng các nhánh đường
mật trong gan (ảnh 3c, 4c, 5a, b).

gan nhỏ sống lâu, phát triển nhanh, lan tỏa
trong nhu mô và các nhánh đường mật.

Chụp cắt lớp vi tính cũng có thể chẩn đoán
được bệnh sán lá gan nhỏ với hình ảnh tổn

Những nghiên cứu gần đây, hầu hết bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng

thương tương tự như phim dựng hình đường

mật (cộng hưởng từ, chụp mật tụy ngược

đường mật, vàng da tắc mật do mật độ sán lá

dòng hay chụp Kehr) với đặc điểm tổn thương

gan rất lớn gây viêm mủ, áp xe nhiễm trùng,
tắc ống dẫn mật trong và ngoài gan, điều này

hình đồng dạng, lan tỏa giống hình ống, giãn
các nhánh đường mật trong gan ra phía ngoại

khiến nhiều bệnh nhân được chỉ định mổ với
chẩn đoán tắc mật do u đường mật hoặc u

vi sát bao gan nhưng không giãn đường mật
ngoài gan, không gây tắc mật. Những bệnh

đầu tụy. Khi phẫu thuật có thể thấy rất nhiều
sán từ trong đường mật trào ra khi mở ống

nhân nhiễm sán lá gan nặng, có thể thấy hình
ảnh con sán nhỏ dẹt như chiếc lá nằm trong

mật chủ (ảnh 2b, 4b).

lòng đường mật dài từ vài mm đến 10 mm

Ở những người sống trong vùng có dịch,
bệnh sán lá gan còn được chẩn đoán khi làm


(ảnh 1a, 1b). Bệnh nhân của chúng tôi khi
được chụp cắt lớp vi tính đều thấy những cấu

các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp
đường mật, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính.

trúc nhỏ, nằm rải rác trong nhu mô gan,
đường mật trong gan giãn lan tỏa như hình

Hình ảnh khi chụp cắt lớp vi tính hay cộng
hưởng từ của những bệnh nhân bị nhiễm sán

ống từ trung tâm ra ngoại vi, một số trường
hợp tổn thương như hình trùy, đầu tù. Tổn

cần được xem xét kỹ lưỡng khi người bệnh

thương này là do những nang sán di chuyển

phản hồi lại những bất thường của tình trạng
bệnh lý bởi những bệnh nhân này có thể có

và nằm trong lòng đường mật lâu dài gây
viêm đường mật, làm đường mật giãn, dày

biến chứng ung thư đường mật hoặc viêm
mủ, áp xe đường mật [8; 9; 14]. Trên hình ảnh

thành và gây tắc mật. Thành đường mật dày

là dấu hiệu cho thấy đường mật ngoại vi bị

siêu âm, chúng ta có thể tìm thấy những dấu

viêm và xơ hóa nhưng dấu hiệu này thường

TCNCYH 99 (1) - 2016

127


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
khó nhận biết trên phim chụp cắt lớp vi tính.

Chính sự phát triển này khiến cho vùng bóng

Tác giả Lee [16] khi nghiên cứu tổn thương
gan ở 10 con chó bị nhiễm sán lá gan nhỏ

Vater bị kích thích viêm thường xuyên và liên
tục. Tuy nhiên trong một báo cáo khác của tác

phát hiện ra rằng sự tăng sinh mạch máu và
xung huyết quanh những đường mật bị nhiễm

giả Kim [20] khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán ở
những bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu

sán trong giai đoạn viêm cấp có thể là nguyên
nhân làm đường mật giãn, thành dày, cấu trúc


hóa, triệu chứng nhiễm trùng đường mật ở 26
trung tâm nghiên cứu của Hàn Quốc đưa ra

hình trùy đầu tù trong lòng đường mật. Những

kết luận viêm túi mật cấp, nhiễm trùng đường

hình ảnh động học khi chụp cắt lớp vi tính có
thể giúp phát hiện những hình ảnh điển hình

mật, ung thư biểu mô tế bào gan, viêm tụy cấp
không có mối tương quan tuyến tính với tình

của nhu mô gan bị nhiễm sán ở trên các phim
khác nhau. Sỏi đường mật trong gan, viêm

trạng nhiễm sán, tuy nhiên ung thư đường
mật thì lại có tương quan.

đường mật, viêm túi mật, tắc mật, viêm mủ
đường mật, viêm tụy cấp và ung thư biểu mô

Chẩn đoán phân biệt hình ảnh của sán trên
phim chụp cắt lớp vi tính với các bệnh của hệ

đường mật là những biến chứng được ghi

thống gan mật như u tuyến chế nhầy đường


nhận ở những bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan
nhỏ [10 - 19]. Những biến chứng này là kết

mật, ung thư đường mật, sỏi đường mật, viêm
mủ đường mật, bệnh Caroli. Với khối u chế

quả của quá trình tế bào biểu mô niêm mạc
đường mật luôn bị kích thích và tổn thương

nhầy đường mật có thể thấy đường mật giãn
lan tỏa hoặc chỉ giãn ở một nhánh hạ phân

mạn tính trong một thời gian dài dẫn đến tế
bào bị dị sản, loạn sản và xơ hóa đường mật.

thùy hoặc phân thùy gan, đồng thời thấy được
khối u hoặc dầy thành đường mật. Với ung

Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp một số

thư đường mật, tổn thương bờ khối thùy múi,

bệnh nhân bị ung thư gan, ung thư đường mật
và ung thư đầu tụy, ngoài ra viêm túi mật và

không rõ nét, ngấm thuốc thì muộn, đường
mật phía ngoại vi giãn và dày lên, co kéo bờ

viêm đường mật gặp ở hầu hết bệnh nhân.
Xác sán chết nằm trong lòng đường mật gây


gan lân cận. Với bệnh sỏi đường mật thường
biểu hiện bằng hội chứng nhiễm trùng có hoặc

nên tình trạng viêm đường mật mạn tính và là
nguyên nhân tạo thành sỏi mật. Theo Choi

không kèm hội chứng tắc mật, hình ảnh chụp
cắt lớp và siêu âm có thể chẩn đoán xác định

[15] có mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán

là sỏi. Viêm mủ đường mật thường có sự xơ

và sự hình thành sỏi đường mật với độ tin cậy
p = 0,0002. Chúng tôi gặp 1 trường hợp có

hóa, cắt cụt ở một hạ phân thùy kèm theo sỏi
và giãn đường mật ngoại vi. Bệnh xơ hóa

những nốt vôi hóa nhu mô gan, những nốt
canxi hóa này có thể do tế bào biểu mô

đường mật có thể thấy dày thành đường mật
lan tỏa. Trong bệnh Caroli đặc trưng bởi sự

đường mật bị loạn dưỡng và tăng sinh. Thêm
vào đó, u đường mật, viêm vùng bóng Vater,

giãn đường mật trong gan hình túi, dạng chùm

nho nằm dọc theo đường mật tập trung về

ung thư bóng Vater, viêm tụy cấp được cho là

phía rốn gan. Do có nhiều nét giống nhau,

có liên quan đến sán lá gan. Chúng tôi cho
rằng những biến chứng này có liên quan đến

nhưng chúng tôi nhấn mạnh dấu hiệu đặc
trưng của sán lá nhỏ trên cắt lớp vi tính là

chu kỳ sinh sản của sán lá gan nhỏ: ấu trùng
sán được ăn vào sau đó di chuyển đến tá

những cấu trúc hình ống, đồng dạng, đường
mật trong gan giãn nhẹ từ trung tâm nhu mô

tràng và chui qua bóng Vater lên đường mật.

gan ra phía ngoại vi, không giãn đường mật

128

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chính phía ngoài gan là những dấu hiệu đặc


sinensis and clonorchiasis, an update.

trưng khác với các bệnh lý khác của đường
mật. Những bệnh nhân có hình ảnh đặc trưng,

Parasitology international, 61(1), 17 - 24.
5. Bộ Y tế (2004). Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị bệnh sán lá gan nhỏ, sán lá phổi,
sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn. 1450/2004/

tiền sử ăn gỏi cá, rau sống kết hợp với triệu
chứng lâm sàng của bệnh lý gan mật có thể
giúp các thầy thuốc nghi ngờ và có thể chẩn
đoán ra bệnh lý nhiễm sán lá gan nhỏ khi

QĐ-BYT2004.

chưa phẫu thuật.

Nguyễn Thị Hoàng Yến và cộng sự (2012).
Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ
do Clonorchis sinensis. Tạp chí Khoa học và

V. KẾT LUẬN
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường
đến viện với triệu chứng nhiễm trùng đường
mật, tắc mật và viêm túi mật cấp. Sán kèm
theo có sỏi đường mật (46,7%), ung thư
đường mật. Đặc điểm hình ảnh hay gặp là
giãn lan tỏa đường mật trong gan ra phía bao

gan, thấy những cấu trúc nhỏ dẹt trong lòng
đường mật, đường mật ngoài gan giãn nhẹ.

Lời cảm ơn
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ban
giám đốc, khoa chẩn đoán hình ảnh, phòng
lưu trữ hồ sơ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã
tạo mọi thuận lợi để chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trần Anh, Nguyễn Khắc Lực
(2013). Nhiễm giun sán từ động vật sang
người được chẩn đoán tại Bệnh viện 103
(2009 - 2012). Tạp chí Y dược học Quân sự, 4

6. Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ,

Phát triển, 10, 142 - 147.
7. Trương Tiến Lập, Nguyễn Văn Đề,
Phạm Văn Trọng (2010). Nghiên cứu can
thiệp phòng chống sán lá gan nhỏ tại vùng lưu
hành bệnh ở Nam Định. Tạp chí Y học thực
hành, 717(5), 74 - 77.
8. Choi B.I., Kim T.K., Han J.K (2007)
MRI of clonorchiasis and cholangiocarcinoma.
Journal of magnetic resonance imaging :
JMRI, 8(2), 359 - 366.
9. Choi D., Hong S.T (2007). Imaging diagnosis of clonorchiasis. The Korean journal
of parasitology, 45(2), 77 - 85.

10. Lai C.H., Chin C., Chung H.C et al
(2007). Clonorchiasis-associated perforated
eosinophilic cholecystitis. The American journal of tropical medicine and hygiene, 76(2),
396 - 398.
11. Sun Q., Liu X., Hao Y et al (2014). A
misdiagnosis of clonorchiasis as gallstone,
leading to an unnecessary cholecystectomy: a

(4), 1 - 6.
2. Sithithaworn P., Andrews R.H., Nguyen

case report. The American journal of emer-

V.D et al (2012). The current status of opisthorchiasis and clonorchiasis in the Mekong Basin.

12. Rim H.J (2005). Clonorchiasis: an
update. Journal of helminthology, 79(3), 269 - 281.

Parasitology international, 61(1), 10 - 16.
3. Qian M.B., Chen Y.D., Liang S et al
(2012). The global epidemiology of clonorchiasis and its relation with cholangiocarcinoma.
Infectious diseases of poverty, 1(1), 4 - 9
4. Hong S.T., Fang Y (2012). Clonorchis

TCNCYH 99 (1) - 2016

gency medicine, 32(11), 1442 - 1445.

13. Wang K.X., Zhang R.B., Cui Y.B et al
(2004). Clinical and epidemiological features

of patients with clonorchiasis. World journal of
gastroenterology: WJG, 10(3), 446 - 448.
14. Choi B.I., Han J.K., Hong S.T et al
(2004). Clonorchiasis and cholangiocarci

129


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
noma: etiologic relationship and imaging diag-

clonorchiasis. Korean journal of radiology, 8

nosis. Clinical microbiology reviews, 17(3),
540 - 552.

(1), 70 - 73.

15. Choi D., Lim J.H., Lee K.T et al
(2008). Gallstones and Clonorchis sinensis
infection: a hospital-based case-control study
in Korea. Journal of gastroenterology and
hepatology, 23(8), 399 - 404.
16. Lee K.H., Hong S.T., Han J.K., et al
(2003). Experimental clonorchiasis in dogs:
CT findings before and after treatment. Radiology, 228(1), 131 - 138.
17 Jang Y.J., Byun J.H., Yoon S.E et al
(2007). Hepatic parasitic abscess caused by
clonorchiasis: unusual CT findings of


18. Kim Y., H (2003). Extrahepatic
cholangiocarcinoma associated with clonorchiasis: CT evaluation. Abdominal imaging, 28
(1), 68 - 71.
19. Liu L.X., Harinasuta K.T (1996). Liver
and intestinal flukes. Gastroenterology clinics
of North America, 25(3), 627 - 636.
20 Kim H.G., Han J., Kim M.H et al
(2009). Prevalence of clonorchiasis in patients
with gastrointestinal disease: a Korean nationwide multicenter survey. World journal of gastroenterology: WJG, 15(1), 86 - 94.

Summary
IMAGING FINDINGS OF LIVER CLONORCHIASIS BASED ON
15 PATIENTS OPERATED AT VIET DUC HOSPITAL
The objective of this study was to analyze the hepatic imaging findings concerning clinical data
on clonorchiasis. A retrospective study was conducted on 15 patients underwent operation at Viet
Duc Hospital from 1/2000 to 8/2015, clonorchiasis-positive in human immunodeficiency test.
We analyzed their medical records and imaging findings by cholangiography and computed
tomography (CT). The results: male/female ratio was 10/5 patients, ranging in age from 30 to 70
years (mean ± standard deviation, 50.2 ± 9). The most common diagnosis was biliary tract
infection (80%) and biliary lithiasis (46.7%). Five hepatopancreatobiliary tumors were detected,
including three cholagiocarcinomas, one pancreatic head cancer and one hepatocellular
carcinoma. Mild dilation of peripheral intrahepatic ducts up to the subcapsular region of the liver
was the most common findings on cholangiography and CT-scanner, followed by uniform, leaflike,
filamentous, tiny intraductal filling defects (66.7%) on cholangiography and 60% on CT-scanner).
Biliary lithiasis signs was found 40% on cholangiography and 46.7% on computed tomography. In
conclusions: the diagnosis of clonorchiasis is often delayed and it is usually identified incidentally
by biliary drainage or surgery in symptomatic patients with obstructive jaundice. The characteristic
imaging finding with a history of raw freshwater fish consumption and the presence of hepatobiliary symptoms can help the doctor to suspect or diagnose clonorchiasis.
Keywords: clonorchiasis, hepatic imaging


130

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN
BẰNG ACT ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN CÂU LẠC BỘ HEN
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Bùi Thị Hương1, Bùi Văn Dân1, Hoàng Thị Lâm2
1

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 2Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ kiểm soát hen theo ACT (Asthma Control Test) của bệnh nhân ở câu
lạc bộ hen phế quản. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành với 30 bệnh nhân của câu lạc bộ hen
bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015. Các bệnh nhân tham
gia được phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn và được tự đánh giá mức độ kiểm soát bệnh bằng ACT. Đo
chức năng hô hấp được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Điểm trung bình của nhóm kiểm soát bệnh tốt
là 21,92 và nhóm không kiểm soát được bệnh là 13,46 (p < 0,01). 56,67% bệnh nhân của câu lạc bộ kiểm
soát tốt bệnh hen của mình. Nhóm bệnh nhân không có viêm mũi dị ứng kiểm soát cơn hen tốt hơn so với
nhóm có viêm mũi dị ứng, p < 0,05). ACT test có giá trị dự đoán tương đối chỉ số FEV1 của bệnh nhân hen
(p < 0,05). ACT là test đơn giản có giá trị cao trong đánh giá kiểm soát hen phế quản
Từ khóa: ACT, hen phế quản, câu lạc bộ bệnh nhân hen

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là bệnh mạn tính thường
gặp ở mọi lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), ước tính có khoảng 300 triệu người

trên thế giới hiện nay đang mắc hen, dự đoán
con số này sẽ tăng lên 400 triệu người vào
năm 2025 [1]. Tỷ lệ hen phế quản ở nội thành
và ngoại thành Hà nội là 5,6% và 3,9%, hen
phế quản liên quan chặt chẽ với viêm mũi dị
ứng [2; 3]. Hiện nay, chi phí cho điều trị bệnh
hen phế quản bằng cả 2 bệnh lao và HIV/
AIDS cộng lại. Thiệt hại do hen phế quản
không chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp cho
điều trị mà còn do giảm khả năng lao động,
giảm hoạt động thể lực, tăng số ngày nghỉ
học, nghỉ việc. Khi không được kiểm soát, hen
phế quản có thể trở nên nặng hơn, ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng
Địa chỉ liên hệ: Hoàng Thị Lâm, Bộ môn Dị ứng - Miễn
dịch Lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 24/9/2015
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016

TCNCYH 99 (1) - 2016

cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân, hậu quả
có thể dẫn đến tử vong. Hen trở thành một
gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân, gia đình
mà cho cả toàn xã hội. Do vậy, việc kiểm soát
hen phế quản là một yếu tố then chốt trong
quản lý điều trị những người bệnh hen. Việc
điều trị hen không phải hướng tới điều trị khỏi
mà là kiểm soát bệnh tốt. Mặc dù hen phế

quản hoàn toàn có thể kiểm soát được nhưng
mới chỉ có 5% số bệnh nhân đạt được các
tiêu chí kiểm soát bệnh của GINA (2004) [4].
Nước ta chỉ có 39,7% người trưởng thành đạt
được kiểm soát hen. Kiểm soát hen là một
hoạt động quan trọng đối với bệnh nhân hen
phế quản, có thể đánh giá việc kiểm soát hen
bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
ACT (Asthma Control Test) là một bảng câu
hỏi đơn giản, dễ áp dụng và hiệu quả, không
cần sử dụng thông số chức năng hô hấp,
được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Năm 2012, tiến hành nghiên cứu tại
thành phố Hồ Chí Minh cho biết ACT test có ý
nghĩa trong việc đánh giá mức độ kiểm soát
hen phế quản của bệnh nhân điều trị ngoại trú

131



×