Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đặc điểm bệnh tiêu chảy nhiễm trùng do echerichia coli

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.18 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

ĐẶC ĐIỂM BỆNH TIÊU CHẢY NHIỄM TRÙNG DO ECHERICHIA COLI
Nguyễn Thị Kim Thoa*, Nguyễn Thị Xuân Thu*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh tiêu chảy nhiễm trùng do Echerichia coli ở trẻ em.
Đối tượng phương pháp: Hồi cứu mô tả 111 trường hợp nhập khoa Nội Tổng Quát 1, bệnh viện Nhi
Đồng 1, TPHCM viện từ 1/10/2007 – 1/7/2009.
Kết quả: Tuổi trung bình 13,5 ± 10,2 tháng (1tháng - 4 tuổi), gồm có 65 trẻ trai và 46 trẻ gái. Các triệu
chứng lâm sàng thường gặp là tiêu chảy (80,2%) phân có máu (31,5%) hay có đàm (27,9%), sốt (84,7%) và nôn
ói (73,9%). Những triệu chứng khác là viêm hô hấp trên (17,1%), bụng chướng (4,5%), đau bụng (12,6%). Bệnh
cảnh thường nặng, 23,4% có mất nước lúc nhập viện, toan máu (2,7%), hạ đường huyết (27,9%), co giật
(30,5%), rối lọan điện giải (9%) là những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị. Các dấu nhiễm độc, nhiễm
trùng nổi bật như co giật (30,5%), li bì, rối loạn tri giác (28%), rối loạn điện giải (9%). Thời gian điều trị trung
bình 11,3 ± 4,2 ngày (3-25 ngày). Tỉ lệ tiêu chảy kéo dài là 21,6%
Kết luận: Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng do E. coli xảy ra ở trẻ em nhỏ, thường ở tuổi nhũ nhi. Diễn tiến
nặng (30,5%) hoặc tiêu chảy kéo dài (21,6%) có ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Cần chú ý
tăng cường dinh dưỡng và thực hiện rộng rãi xét nghiệm PCR để xác định type vi khuẩn để có chiến lược kháng
sinh và dự phòng thích hợp.
Từ khóa: tiêu chảy nhiễm trùng, echerichia coli

ABSTRACT
CLINICAL FEATURES OF E.COLI INFECTIOUS DIARRHEA
Nguyen Thi Kim Thoa, Nguyen Thi Xuan Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 66 - 69
Aims: To determine clinical features of E.coli infectious diarrhea.
Method: The retrospective study is analysed of 111 cases of E. coli infectious diarrhea admitted in Children
Hospital No1 between 1/10/2007 and 1/7/2009.


Results: Mean age of patients is 13.5 ± 10,2 months (ranged from 1 m.o. to 4 y.o), 65 boys and 46 girls. The
most common symptoms, in decreasing order, are watery diarrhea (80.2%), containing blood (31.5%), mucus
(27.9%), fever (84.7%), and vomiting (73.9%). Upper respiratory infection (17.1%), distension (5.0%) and pain
in the abdomen (12.6%). 23.4% had dehydration on admission, acidosis (2.7%), hypoglycemia (27.9%),
seizures(30.5%), electrolyte disorder (9.0%) were severe clinical signs. Mean time of treatment is 11.3 ± 4,2 days
(3-25 days); 21.6% has persistent diarrhea.
Conclusion: The E. coli infectious diarrhea occurs in children, mostly infants. This result was found with
remarkably high rate of severe form (30.5%) or persistent diarrhea (21.6%). These findings suggest considerable
nutrition support during treatment. It is necessary to carry out the PCR test to identify the type of bacteria in
order that appropriate antibiotic and preventive strategies can be developed.
Keywords: E.coli, infectious diarrhea
* Khoa Nội tổng quát 1, Bệnh viện Nhi Đồng 1

Tác giả liên lạc:BSCK2 Nguyễn Thị Kim Thoa, ĐT: 0903320677, Email:

66

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trực khuẩn Echerichia coli (E. coli) hay còn
gọi là trực khuẩn đại tràng là một tác nhân gây
tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em tại các nước
đang phát triển, thường qua đường phân –
miệng. Mắc bệnh khi trẻ ăn uống phải thức ăn
nước uống bị lây nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp
với nguồn lây. Trong thực hành tiêu chảy
nhiễm trùng do E. coli là bệnh hay gặp ở trẻ

em, chẩn đoán thường muộn dẫn đến diễn tiến
kéo dài, kèm biến chứng đã trở thành mối quan
tâm của các Bác sĩ điều trị. Do vậy chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc
điểm các trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng do
E. coli ở trẻ em qua đó đề xuất những biện pháp
giúp điều trị bệnh nhi ngày càng tốt hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu hàng lọat

Đối tượng nghiên cứu
Trẻ nhỏ hơn 15 tuổi bị tiêu chảy kéo dài trên 3
ngày, kết quả cấy phân E. Coli dương tính được
chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, nhập viện khoa
Nội Tổng Quát 1 bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày
1/10/2007 đến 1/7/2009. Mẫu phân được lấy tại
thời điểm mới nhập khoa, gửi cấy tại khoa Xét
nghiệm bệnh viện Nhi đồng 1. Loại trừ những
trường hợp bệnh mãn tính, dị tật bẩm sinh hoặc
có bệnh lý khác đi kèm.
Các số liệu thu thập gồm tuổi, phái, tiền căn,
các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng. Phân tích,
xử lý thống kê tính giá trị trung vị tuổi, ngày
bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ phần trăm các đặc
điểm lâm sàng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ ngày 1/10/2007 đến 1/7/2009 có 111

trường hợp được đưa vào nghiên cứu có các đặc
điểm sau:
Bảng1: Đặc điểm dịch tễ học
Đặc điểm
Tuổi TB*
Nhóm tuổi:

Số ca (%)
13,5 ± 10,2 th (1 th – 4 tuổi)

Chuyên Đề Nhi Khoa

Đặc điểm
≤ 12 tháng
2 tuổi
3 tuổi
4 tuổi
Phái:
Nam
Nữ
Địa chỉ: TP
Tỉnh
Tiền căn tiêu chảy
Suy dinh dưỡng
Béo phì
TC kéo dài >15 ngày
Xuất viện
Thời gian điều trị*

Nghiên cứu Y học

Số ca (%)
56 (50,5)
37 (33,3)
8 (7,2)
6 (5,4)
65 (58,6)
46 (41,4)
77 (69,4)
34 (31,6)
77 (69,4)
3 (2,7)
3 (2,7)
24 (21,6)
111 (100)
11,3 ± 4,2 ngày (3-25 ngày)

* Số trung vị, độ lệch chuẩn và khoảng trị.

Bảng 2: Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
Triệu chứng
lâm sàng
Sốt

Số Tỉ lệ % Thay đổi cận
ca
lâm sàng
94 84,7 Bạch cầu tăng >
15000
Tiêu chảy
89 80,2 CRP tăng cao

Tiêu máu
35 31,5
Thiếu máu
Tiêu đàm máu 31 27,9 Soi phân: HC
(+)
Nôn ói
82 73,9 Soi phân: BC
(+)
Co giật
34 30,5 Soi phân: HC&
BC (+)
Có mất nước
26 23,4 Siêu âm viêm
ruột
Li bì
19 17,1 Siêu âm viêm dạ
dày ruột
Đau bụng
14 12,6 Hạ đường huyết
Viêm hô hấp trên 19 17,1 Rối loạn Natri
máu
Rối loạn tri giác 11
9,9
Rối loạn Kali
máu
Bụng chướng
5
4,5
Toan máu
Bỏ ăn

6
5,4
Trụy tim mạch
2
1,8
Lồng ruột
1
0,9

Số Tỉ lệ %
ca
14 12,6
27
3
35

24,6
2,7
31,5

21

18,9

50

45,0

15


13,5

3

2,7

31
8

27,9
7,2

2

1,8

2

1,8

Bảng 3: Tỉ lệ kháng thuốc của vi trùng e.coli
Kháng sinh
Ampicillin
Sulfamethoxazole Trimethoprim
Nalidixic acid
Gentamycin
Chloramphenicol
Cefuroxime

Số ca kháng

94
93
64
59
59
55

Tỉ lệ %
84,7
83,8
57,7
53,2
53,2
49,5

67


Nghiên cứu Y học
Kháng sinh
Cefotaxime
Ciprofloxacin
Pefloxacin

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Số ca kháng
51
40
21


Tỉ lệ %
45,9
36,0
18,9

BÀN LUẬN
Nghiên cứu trên 111 trường hợp tiêu chảy
nhiễm trùng E. coli điều trị tại khoa Nội Tổng
Quát 1 bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 1/10/2007
đến 1/7/2009 chúng tôi nhận thấy bệnh thường
gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ nam nhiều hơn nữ,
tập trung 6 - 12 tháng chiếm đến tỉ lệ 50,5%. Trẻ
suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ thấp (2,7%). Tiêu
phân bất thường (88,3%), dai dẳng (69,4%) và sốt
(84,7%) là lý do nhập viện chiếm đa số.
Các triệu chứng lâm sàng điển hình là tiêu
chảy (80,2%), phân có thể có máu (31,5%) hay có
đàm (27,9%). Số lần tiêu chảy trong đợt bệnh
thay đổi từ vài lần (17,1%) đến hơn 10 lần trong
ngày (23,4%). Triệu chứng sốt phổ biến (84,7%).
Được giải thích do cơ chế gây bệnh là vi trùng
xâm nhập nên có sốt và số lần đi cầu không
nhiều lắm(8,5). Nôn ói chiếm 73,9% các trường
hợp. Những triệu chứng khác là viêm hô hấp
trên (17,1%), đau bụng (12,6%), bụng chướng
(5%) chiếm tỉ lệ thấp.
Những thay đổi cận lâm sàng biểu hiện tình
trạng nhiễm trùng không cao. 12,6% có tăng
bạch cầu trong máu với tỉ lệ đa nhân trung tính
chiếm ưu thế, CRP tăng cũng chiếm tỉ lệ thấp

(24,6%). Hình ảnh viêm ruột trên siêu âm ghi
nhận trên 13,5% các trường hợp. Kết quả soi
phân phát hiện hồng cầu, bạch cầu có tỉ lệ dương
tính cao, đến 85 ca (76,6%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến khoảng
1/3 các trường hợp diễn tiến bệnh nghiêm trọng,
26 ca có mất nước lúc nhập viện (23,4%). Co giật
(30,5%), hạ đường huyết (27,9%), rối loạn điện
giải (9%), toan máu (2,7%), nhiễm trùng huyết
(2,7%) là những biến chứng xảy ra trong quá
trình điều trị. Ngoài ra bệnh còn có thể diễn tiến
tiêu chảy kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn
(21,6%). Thời gian điều trị dài, trung bình là 11,3
± 4,2 ngày (3-25 ngày) cho thấy cần lưu ý điều trị

68

tòan diện vì bệnh ảnh hưởng không chỉ đến sức
khỏe mà cả sự phát triển của trẻ nữa.
Kết quả kháng sinh đồ E. coli kháng cao với
Ampicillin và Sulfamethoxazole-Trimethoprim,
> 80%. Tỉ lệ kháng hơn 50% với Nalidixic acid,
Gentamycin, Chloramphenicol. Kết quả điều trị
đa số các trường hợp đáp ứng tốt với Ceftriaxone,
Cefotaxime, Ciprofloxacin. Có 4 trường hợp phải
đổi qua Tienam đều đáp ứng tốt. Nhưng với kết
quả kháng sinh đồ kháng cao, 21 trường hợp
(18,9%) kháng cả với Pefloxacin cho thấy cần lưu
tâm đến quyết định chọn lựa kháng sinh thích
hợp trong tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu các trường hợp tiêu chảy nhiễm
trùng E. coli điều trị tại khoa Nội Tổng Quát 1
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 1/10/2007 đến
1/7/2009 chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Trẻ nhũ nhi nhập viện trong bệnh cảnh tiêu
chảy có sốt nghi ngờ tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu
chảy có biến chứng hoặc dai dẳng cần nghĩ đến
tác nhân E. coli để điều trị tích cực và thích hợp
sớm, ngăn ngừa biến chứng nặng và diễn tiến kéo
dài. Cần thiết thực hiện rộng rãi xét nghiệm PCR
để xác định type vi khuẩn và có chiến lược điều trị
kháng sinh thích hợp, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi.
Để tăng cường hiệu quả dự phòng tiêu
chảy nhiễm trùng ở trẻ em, cần thông tin rộng
rãi trong cộng đồng tuân thủ an tòan vệ sinh
thực phẩm, vệ sinh ăn uống và nước sinh họat.
Hướng dẫn cho các bậc phụ huynh có con nhỏ
và cô nuôi dạy trẻ thực hành tốt rửa tay giúp
hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với nguy cơ lây
bệnh để phòng tránh cho trẻ mắc bệnh cũng
như bị tái nhiễm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.


Bhutta ZA (2011), Acute Gastroenteritis in children, Nelson
Texbook of Pediatrics, 19th E, p. 1323 – 1338.
Caicedo RA (2011), Diarrhea, Rudolph’s Pediatrics, 22nd E,p.
1381 – 1384.
Guarino A and Branski D (2011), Chronic diarrhea, Nelson
Texbook of Pediatrics, 19th E, p. 1339 – 1346.
Lê Thị Phan Oanh (2007), Bệnh tiêu chảy, Nhi khoa chương
trình Đại học, ĐHYDTPHCM, P. 191 – 214.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
5.

6.

7.

Nataro JP and Pickering LK (2006), Diarrheagenic Escherichia
Coli. Oski’s Pediatrics principles and Practice, 4th E, p. 1063 –
1068.
Nguyễn Gia Khánh, Ngô Thị Thi, Nguyễn Thị Hiến Thanh,
Nguyễn Thị Việt Hà (2002), Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở
trẻ em dưới 5 tuổi tại Viện Nhi, Nhi khoa tập 10,, t. 242 – 245.
Noel RJ (2006), Infectious diarrhea, Robert Willie, Jeffrey
S.Hyams, Pediatric Gastrointestinal liver disease, 3rd ED, p.
557 – 575.

Chuyên Đề Nhi Khoa


8.
9.
10.

Nghiên cứu Y học

Pavia AT (2011), Salmonella, Shigella, and Escherichia coli,
Rudolph’s Pediatrics, 22nd E, p. 1082 – 1089.
Theresa J. Ochoa and Thomas G. Cleary, Escherichia coli,
Nelson Texbook of Pediatrics, 19th E, 2011, p. 961 – 965.
Yetman RJ. & Mazur LJ (2006), Diarrhea, Current pediatric
therapy 18th E,, p.7-9.

69



×