Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá kết quả phân tích tổn thương nhiễm sắc thể tủy ở các nhóm bệnh máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong 3 năm (2010-2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.96 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TỔN THƢƠNG NHIỄM SẮC THỂ
TỦY Ở CÁC NHÓM BỆNH MÁU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG TRONG 3 NĂM (2010 - 2012)
Lê Xuân Hải*; Hoàng Thị Hồng*
TÓM TẮT
Nghiên cứu hồi cứu 4.776 kết quả xét nghiệm nhiÔm s¾c thÓ (NST) tủy được thực hiện
tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương từ tháng 4 - 2010 đến 4 - 2012 nhằm đánh
giá tình hình chỉ định xét nghiệm công thức NST và kết quả phân tích công thức NST tủy.
Kết quả: tỷ lệ cấy NST thành công đạt 87,8%; nhóm bệnh nhân (BN) có chẩn đoán tăng
sinh lympho và lơ-xê-mi cấp có tỷ lệ cấy NST thất bại nhiều nhất; tỷ lệ gặp tổn thương NST
chung 30,3%. Tổn thương có NST Ph1 15,5%, chủ yếu gặp ở nhóm BN lơ-xê-mi kinh dòng
bạch cầu hạt; tổn thương khác là 14,8%, trong đó, nhóm BN chẩn đoán lơ-xê-mi cấp có tỷ
lệ tổn thương NST cao nhất.
* Từ khóa: Bệnh máu; Tổn thương nhiễm sắc thể tủy.

Evaluation of analysis of abnormal chromosome in
hematological disease in national institute of
hematology and transfusion in 3 years (2010 - 2012)
SUMMARY
A retrospective study of 4,776 bone marrow aspirate karyotype was analysed in National Institute of
Hematology anh Blood Transfusion from April, 2010 to December, 2012 to evaluate the situation of test
orderring and the results of bone marrow aspirate karyotype. Results: proportion of bone marrow aspirate
karyotyping success was 87,8%; the most frequency of unsuccessful of bone marrow aspirate karyotyping
were in patients with lymphocytic proliferative disease and acute leukemia. Proportion of abnormal chromosome
apperance was 30.3%. Ph1 chromosome apperance was 15.5%, chronic myeloid leukemia was common.
Other abnormal chromosome finding was 14.8%, the most frequency was in acute leukemia.
* Key words: Hematological disease; Abnormal chromosome of bone marrow.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân tích NST là một kỹ thuật có nhiều


ứng dụng trong y học. Đặc biệt, đối với
bệnh máu, phân tích NST tủy có vai trò
quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng
và theo dõi đáp ứng điều trị bệnh. Để phân

tích công thức NST hay kiểu nhân trong bệnh
máu cần nuôi cấy mẫu dịch hút tủy xương
sao cho các tế bào non có nhân tăng sinh,
phân bào và cố định giữ ở trạng thái gian kỳ
(metaphase), là trạng thái có thể quan sát
phân tích được bất thường về số lượng và

* Viện Huyết học Truyền máu TW
Người phản hồi (Corresponding): Lê Xuân Hải


51


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
cấu trúc NST. So với xét nghiệm công thức
NST máu ngoại vi, công thức NST tủy phức
tạp, khó làm hơn và tỷ lệ thành công cũng
thấp hơn. Tỷ lệ thành công cấy NST tủy phụ
thuộc nhiều vào loại tế bào ung thư, liệu
trình điều trị hóa chất, điều kiện trang thiết
bị labo, tay nghề kỹ thuật viên…[5, 7].
Nhiều phân loại bệnh máu hiện nay sử
dụng kết hợp phương pháp hình thái, miễn
dịch học và phương pháp di truyền tế bào.

Các phân loại bệnh máu mới như WHO
2001, WHO 2008 đều nêu rõ tầm quan
trọng của tổn thương đột biến trong phân
loại và tiên lượng bệnh. Hiện nay, tại Viện
Huyết học - Truyền máu TW, kỹ thuật cấy
tủy ngắn hạn, phân tích NST tủy được dùng
thường quy đối với BN bị bệnh máu, đặc
biệt là nhóm bệnh máu ác tính. Tuy nhiên,
chưa có đề tài mang tính tổng kết về kết
quả thực hiện phân tích NST. Việc đánh giá
các kết quả đã đạt được làm cơ sở cho việc
phát triển xét nghiệm sau này cũng như
định hướng công tác nghiên cứu khoa học
dựa trên các nhóm bệnh lý hay gặp tổn
thương NST.
Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm mục đích: Đánh giá
tỷ lệ thành công và thất bại trong nuôi cấy
NST, tỷ lệ bắt gặp tổn thương NST tủy từ
tháng 4 - 2010 đến 12 - 2012, qua đó đưa
ra những kiến nghị để từng bước nâng cao
chất lượng xét nghiệm NST tủy.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
4.776 xét nghiệm NST tủy thực hiện tại
Khoa Miễn dịch - Di truyền và Sinh học phân
tử, Viện Huyết học - Truyền máu TW từ tháng
4 - 2010 đến 12 - 2012.


2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu,
mô tả cắt ngang.
- Vật liệu nghiên cứu: dữ liệu kết quả
NST được lưu trữ trong hồ sơ NST tủy tại
Khoa Miễn dịch - Di truyền & Sinh học phân
tử, Viện Huyết học - Truyền máu TW.
* Các kỹ thuật áp dụng:
- Kỹ thuật cấy ngắn hạn, nuôi cấy tủy
24 giờ.
- Chuẩn bị tiêu bản và nhuộm Giêmsa,
nhuộm băng G.
- Phân tích NST theo danh pháp quốc tế
ISCN 2005 và quy định về xác định dòng tế
bào bất thường: mỗi xét nghiệm NST phân
tích tối thiểu 20 cụm phân bào, tối đa 40
cụm, chỉ tính các bất thường khi phát hiện
thấy ở tối thiểu 3 cụm phân bào.
* Nội dung nghiên cứu:
- Tình hình thực hiện xét nghiệm NST:
tỷ lệ xét nghiệm phân tích NST tủy theo các
nhóm bệnh.
- Đánh giá kết quả cấy và phân tích
NST (1):
+ Đánh giá kết quả cấy NST tủy thành
công: theo tổng số lượng xét nghiệm NST
thực hiện trong thời gian nghiên cứu.
+ Mô tả tỷ lệ phát hiện bất thường NST,
tỷ lệ bất thường trong từng nhóm bệnh:
theo từng BN cụ thể, tính theo lần xét nghiệm

NST tủy đầu tiên của mỗi BN trong thời gian
nghiên cứu.
- Phân tích, xử lý số liệu trên phần mềm
SPSS 16.0 và Microsoft Office Excel 2007.

53


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Tình hình thực hiện xét nghiệm
NST tủy.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ phân bố xét nghiệm NST
tủy theo các nhóm bệnh.
Nhóm BN có chẩn đoán lơ-xê-mi cấp
chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,5% tổng số xét
nghiệm, đứng thứ hai là nhóm có chẩn
đoán lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt với
20,5%. Đây là hai nhóm bệnh chiếm tỷ lệ
cao trong mô hình bệnh tật tại Viện Huyết
học - Truyền máu TW, đồng thời cũng là hai
nhóm bệnh có chỉ định làm xét nghiệm NST
tủy nhiều nhất, vì di truyền học tế bào là
một trong những tiêu chí quan trọng trong
chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi đáp ứng
điều trị các bệnh này. Đối với BN lơ-xê-mi
kinh dòng bạch cầu hạt, kết quả NST tủy
còn là tiêu chí để lựa chọn thuốc điều trị

nhắm đích cho BN. Những BN có chẩn
đoán thuộc hai nhóm bệnh trên đều được
làm xét nghiệm NST tủy khi vào viện lần
đầu và định kỳ theo dõi trong và sau quá
trình điều trị hóa chất. Vì vậy, số lượng NST
tủy của hai nhóm bệnh này chiếm tỷ lệ cao
nhất. Kết quả thống kê cũng cho thấy,
nhóm có chẩn đoán bệnh máu lành tính
cũng chiếm tỷ lệ khá cao (14,2%). Nhóm
bệnh ít được chỉ định là rối loạn sinh tủy,
tăng sinh lympho, u lympho và hội chứng
tăng sinh tủy mạn.

2. Đánh giá kết quả cấy và phân tích
NST tủy.
* Tỷ lệ cấy NST tủy thành công:

Biểu đồ 2: Tỷ lệ cấy NST tủy thành công
qua các năm.
Tỷ lệ cấy NST tủy thành công năm 2010
còn thấp (79,1%). Tuy nhiên, tỷ lệ cấy thành
công tăng dần và tương đối ổn định trong
các năm 2011 (92,4%) và 2012 (92%). Tỷ lệ
cấy NST tủy thành công chung cho cả 3
năm là 87,8%. Nuôi cấy NST tủy thành công
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời
gian từ khi lấy dịch tủy cho đến khi nuôi
cấy, số lượng tế bào tủy, mức độ biệt hóa
của tế bào, môi trường nuôi cấy, các yếu tố
phát triển và biệt hóa tế bào, nhiệt độ phòng

nuôi cấy, độ pH của môi trường nuôi cấy,
độ ẩm và nồng độ CO2 trong tủ nuôi cấy [5].
Ngoài ra, dù được nuôi cấy ngắn hạn, nhưng
quá trình nuôi cấy cũng phải kéo dài 24 giờ,
nếu mẫu dịch hút tủy xương bị nhiễm khuẩn
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nuôi cấy. Vì
vậy, chất lượng nuôi cấy NST rất dễ bị
ảnh hưởng, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại,
ổn định và sự thành thạo của kỹ thuật viên.
Chất lượng nuôi cấy NST cũng đã dần được
nâng cao, tỷ lệ cấy NST từ năm 2011 đến
nay đều > 90% và giữ ở mức khá ổn định.
* Tỷ lệ cấy NST tủy thất bại theo chẩn đoán:

54


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
Bảng 1: Tỷ lệ cấy NST tủy thất bại theo
chẩn đoán.
KHÔNG
MITOSE


MITOSE

n (%)

n (%)


Lơ-xê-mi cấp

359
(15,8%)

1.908
(84,2%)

2.267

Lơ-xê-mi kinh dòng bạch
cầu hạt

61
(6,2%)

920
(93,8%)

981

Tăng sinh tủy mạn (PV,
ET, PIMF)

16
(5,3%)

284
(94,7%)


300

Rối loạn sinh tủy

13
(9,4%)

124
(90,6%)

137

U lympho

18
(8,0%)

206
(92%)

224

Tăng sinh lympho (CLL,
MM, Waldenstrome)

34
(18,2%)

153
(81,8%)


187

Nhóm khác (suy tủy, xuất
huyết giảm tiểu cầu,
thiếu máu, bệnh khác…)

82
(12,1%)

598
(87,9%)

680

583
(12,2%)

4,193
(87,8%)

4,776

MITOSE
NHÓM BỆNH

Chung

TỔNG
n


Với nhóm bệnh khác như u lympho, nhóm
bệnh máu lành tính, tủy xương hầu như
không bị ảnh hưởng nên chất lượng nuôi
cấy vẫn đạt kết quả khá tốt. Đặc biệt, nhóm
tăng sinh tủy mạn và nhóm lơ-xê-mi kinh
dòng bạch cầu hạt có biểu hiện tăng sinh
đủ các lứa tuổi tế bào trong tủy xương nên
tỷ lệ cấy thành công cao, tỷ lệ cấy NST tủy
thất bại thấp nhất (5,3% và 6,2%). Hiện
nay, chúng tôi chưa dùng các chất kích
thích sinh trưởng trong quá trình nuôi cấy.
Do vậy, có thể kết quả nuôi cấy NST chưa
thực sự tốt. Kết quả này giúp cải tiến
hướng tới nuôi cấy NST tủy theo từng
nhóm bệnh cụ thể, có bổ sung các chất kích
thích sinh trưởng phù hợp để kết quả tốt
hơn.
3. Kết quả phân tích NST.
Bảng 2: Kết quả phân tích NST theo nhóm
bệnh (n = 2.978).
KẾT QUẢ NST

Khi nghiên cứu tỷ lệ cấy NST tủy thất bại
đối với từng nhóm bệnh cụ thể để xem xét
ảnh hưởng của chất lượng và tính chất tế
bào dịch tủy của từng nhóm bệnh, chúng tôi
nhận thấy: nhóm BN tăng sinh lympho và
nhóm lơ-xê-mi cÊp có tỷ lệ cấy NST thất bại
cao nhất (18,2% và 15,8%). Điều này có thể

lý giải, do số lượng và tính chất tế bào tủy
của hai nhóm bệnh này ảnh hưởng đến quá
trình nuôi cấy làm cho tế bào không biệt hóa
và phân bào được. Mặt khác, những bệnh
lý này được điều trị hóa chất với liều rất
mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả
nuôi cấy sau điều trị. Theo khuyến cáo của
các trung tâm di truyền học trên thế giới, khi
nuôi cấy NST tủy, cần có thêm các chất
kích thích tế bào sinh trưởng, đặc biệt đối
với nuôi cấy NST máu ngoại vi và những
bệnh lý có biểu hiện tại tủy xương [5, 7].

NHÓM BỆNH

Lơ-xê-mi cấp

BÌNH
THƯỜNG
, n (%)

PH1(+)
n (%)

BẤT
THƯỜNG TỔNG
,
n
n
(%)


809
(66,8%)

77
(6,4%)

325
1.211
(26,8%)

Lơ-xê-mi kinh dòng
135
(26,0%)
bạch cầu hạt

365
(70,2%)

20
(3,8%)

520

Tăng sinh tủy mạn
262
(96,0%)
(PV, ET, PIMF)

6

(2,2%)

5 (1,8%)

273

Rối loạn sinh tủy

99
(90,8%)

0
(0%)

10
(9,2%)

109

U lympho

175
(92,1%)

0
(0%)

15
(7,9%)


190

122
(89,7%)

3
(2,2%)

11
(8,1%)

136

Nhãm khác (suy tủy,
xuất huyết giảm
293
tiểu cầu, thiếu máu, (81,6%)
bệnh khác…)

10
(2,8%)

56
(15,6%)

359

Tăng sinh lympho
(CLL, MM,
Waldenstrome)


Chung

2.075
461
442
2.978
(69,7%) (15,5%) (14,8%)

55


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
Mỗi BN chỉ tính kết quả phân tích NST ở
lần đầu tiên trong thời gian nghiên cứu. Kết
quả cho thấy, trong tổng số 2.978 BN, tỷ lệ
phát hiện tổn thương NST (bao gồm cả tổn
thương có NST Ph1 và các tổn thương
NST khác) là 30,3%. Tỷ lệ BN bệnh máu ác
tính chiếm đến 85,8% (biểu đồ 1). Đây là
các nhóm bệnh lý có tỷ lệ tổn thương di
truyền cao, bệnh lý như lơ-xê-mi kinh dòng
bạch cầu hạt, tỷ lệ tổn thương có thể lên
đến 99% [2], hay một số thể bệnh máu ác
tính như lơ-xê-mi cÊp thể M3, tỷ lệ tổn thương
có thể từ 60 - 100% [2]. Như vậy, tỷ lệ phát
hiện tổn thương của chúng tôi khá thấp.
Tuy nhiên, do đây là nghiên cứu hồi cứu,
mô tả cắt ngang chứ không phải là nghiên
cứu dọc nên kết quả chỉ phản ánh được có

hay không có tổn NST tại thời điểm xét
nghiệm. Trên thực tế, nhiều xét nghiệm của
BN trong thời gian nghiên cứu đã đạt lui
bệnh về mặt di truyền NST sau khi điều trị
hóa chất. Cũng chính vì lý do đó mà tỷ lệ
phát hiện tổn thương có NST Ph1 trong nhóm
BN lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt của chúng
tôi chỉ là 70,2%. Tỷ lệ phát hiện tổn thương
Ph1 ở tất cả các nhóm bệnh là 15,5%, trong
đó, chủ yếu là nhóm BN lơ-xê-mi kinh dòng
bạch cầu hạt. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận
thấy tổn thương Ph1 có thể có ở BN lơ-xêmi cÊp, tăng sinh tủy mạn, tăng sinh
lympho, thậm chí cả nhóm BN bệnh máu
lành tính. Tổn thương Ph1 trong nhóm BN
lơ-xê-mi cÊp có thể gặp ở BN lơ-xê-mi cÊp
dòng lympho hoặc gặp ở những trường hợp
chuyển cấp sau lơ-xê-mi kinh dòng bạch
cầu hạt. NST Ph1 cũng có thể xuất hiện ở
BN tăng sinh tủy mạn, tăng sinh lympho,
nhưng với tỷ lệ rất thấp, cần có thêm

nghiên cứu theo dõi dọc trong tương lai để
có kết luËn chính xác hơn. Chúng tôi còn gặp
một trường hợp được chẩn đoán xác định là
đa u tủy xương có tổn thương NST Ph1. Tỷ
lệ phát hiện có tổn thương không phải Ph1
là 14,8%, trong đó, nhóm lơ-xê-mi cÊp có tỷ
lệ cao nhất, chiếm 28,6% các trường hợp
được chẩn đoán
lơ-xê-mi cÊp. Tuy

nhiên, tỷ lệ này rất thấp so với nghiên cứu
của nhiều tác giả bên ngoài. Phạm Quang
Vinh nghiên cứu bất thường NST trên BN
lơ-xê-mi cÊp phát hiện tỷ lệ bất thường là
62,11% [1]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới
cho thấy khoảng 50% BN có bất thường
NST và càng sau này, nhờ kỹ thuật phát
triển, người ta càng phát hiện nhiều bất
thường hơn, có những nghiên cứu phát
hiện tỷ lệ bất thường NST lên đến 80% [6].
Các BN ở nhóm bệnh máu ác tính khác, tỷ
lệ phát hiện tổn thương của chúng tôi cũng
rất thấp. Nhóm rối loạn sinh tủy phát hiện
9,2% có tổn thương. Nghiên cứu của nhiều
tác giả trên thế giới cho kết quả từ 40 - 98%
[6]. Nhóm u lympho, tỷ lệ phát hiện tổn
thương là 7,9%, tỷ lệ này theo nhiều nghiên
cứu là 30 - 85% [6]. Nhóm tăng sinh tủy
mạn có 1,8% BN có bất thường NST. Theo
nghiên cứu Heim, 15% BN đa hồng cầu,
40% BN xơ tủy có tổn thương NST [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có thể
nhiều BN đã lui bệnh về mặt huyết học, di
truyền. Tuy nhiên, cũng có thể do kỹ thuật
nuôi cấy, nhuộm băng và cả khả năng phân
tích NST khiến cho nhiều bất thường về
cấu trúc NST bị bỏ sót. Do vậy, cần cập
nhật thêm nhiều kỹ thuật mới về nuôi cấy
và nhuộm băng NST, cũng như đào tạo


56


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
thêm kỹ thuật phân tích NST để có thể cho
kết quả chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 4.776 xét nghiệm NST
tủy từ 4 - 2010 đến 12 - 2012 tại Viện Huyết
học - Truyền máu TW, chúng tôi rút ra một
số kết luận:
- Tỷ lệ cấy NST tủy thành công còn thấp
(87,8%), tỷ lệ cấy thất bại cao nhất ở nhóm
BN tăng sinh lympho (18,2%) và lơ-xê-mi cÊp
(15,8%), thấp nhất ở nhóm tăng sinh tủy mạn
(5,3%).
- Tỷ lệ phát hiện tổn thương NST thấp
(30,3%), tỷ lệ BN có NST Ph1 là 15,5%,
tỷ lệ tổn thương NST khác là 14,8%, trong
đó nhóm lơ-xê-mi cấp có tỷ lệ tổn thương NST
cao nhất (28,6%).

3. Heim S, Mitelman F. Cancer cytogenetics.
1987.
4. Lisa G Shaffer; Niels Tommerup. International
standing committee on human cytogenetic
nomenclature ISCN 2005, Karger. 2005.
5. Margaret J Barch, Helen J Lawce, Marilyn
S Arsham. Peripheral blood culture. The act
cytogenetics laboratory manual, Second edition.

1991, pp.17-30.
6. Michelle M. Le Beau. Cytogenetic analysis
of hematological malignant dseases. The act
cytogenetics laboratory manual, Second edition.
1991, pp.395-451.
7. Victoria L. Earle. Haemopoietic growth
factor significantly improve the mitotic index and
chromosome quality in cytogenetic culture of
myeloid neoplasia. Genes, Chromosomes and
Cancer 46. 2007, pp.670-674.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quang Vinh. Nghiên cứu bất thường
NST trong các thể bệnh lơ-xê-mi cấp ở người
lớn tại Viện Huyết học - Truyền máu. Luận án
Tiến sü Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2003.
2. Anne Richardson. Analysis of cytogenetic
abnormalities. The act cytogenetics laboratory
manual. Second edition. 1991, pp.329-383.

57


TP CH Y - DC HC QUN S S 5-2013

Ngày nhận bài: 2/4/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 8/5/2013
Ngày bài báo đ-ợc đăng: 23/5/2013

58




×