Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giá trị sinh thiết tức thì mẫu mô lấy bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán ung thư phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

GIÁ TRỊ SINH THIẾT TỨC THÌ MẪU MÔ LẤY BẰNG
PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC TRONG
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI
Vũ Anh Hải*; Phạm Vinh Quang**; Mai Văn Viện***

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá kết quả sinh thiết tức thì (STTT) mẫu mô được sinh thiết bằng phẫu thuật
nội soi (PTNS) lồng ngực trong chẩn đoán ung thư phổi (UTP). Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu trên 103 bệnh nhân (BN) có tổn thương dạng u ở phổi trên phim X quang và chụp
cắt lớp vi tính lồng ngực được PTNS lồng ngực chẩn đoán, xét nghiệm mô bệnh học trong mổ
bằng STTT. Kết quả: phù hợp týp mô bệnh học STTT và giải phẫu bệnh đạt 91,3%; không phù
hợp 8,7%. Giá trị của STTT trong chẩn đoán mô bệnh học UTP: độ nhạy (Se) 97,6%; độ đặc
hiệu (Sp) 100,0%; giá trị tiên đoán dương (PPV) 100,0%; giá trị tiên đoán âm (NPV) 98,4%; độ
chính xác 99,0%; độ phù hợp chẩn đoán Kappa = 0,98. Kết luận: STTT mẫu mô sinh thiết bằng
PTNS lồng ngực có hiệu quả cao trong chẩn đoán mô bệnh các tổn thương dạng u ở phổi nói
chung và UTP nói riêng.
* Từ khoá: Ung thư phổi; Sinh thiết tức thì; Phẫu thuật nội soi lồng ngực.

The Values of Frozen Section of the Lung Tissue Specimens by
Video-Assisted Thoracic Surgery in Diagnosis of Lung Cancer
Summary
Objectives: To evaluate the values of frozen section of the lung tissue specimens by videoassisted thoracic surgery in diagnosis of lung cancer. Subjects and methods: 103 patients with
tumors of the lung on X-ray and computed tomography. Frozen section the lung tisue which
sampling by video-assisted thoracoscopic surgery (VATS). Results: Comparation the
histological type between frozen section and pathology: the correct rate was 91.3%; incorrect
rate was 8.7%. The values of frozen section in diagnosis of lung cancer were: sensitivity (Se)
97.6%; specificity (Sp) 100.0%; positive predictive value (PPV) 100.0%; negative predictive
value (NPV) 98.4%; accuracy 99.0%; diagnostic coverage Kappa = 0.98. Conclusion: Frozen


section of the lung tissue specimens by VATS are highly effective diagnosis of lung tumor
lesions in general and lung cancer in particular.
* Key words: Lung cancer; Frozen section; Video-assisted thoracic surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh tiết tức thì là phương pháp chẩn
đoán mô học ngay trong lúc mổ, có giá trị

trong phẫu thuật, làm giảm số lần phẫu
thuật và thời gian điều trị cho BN. PTNS
lồng ngực được áp dụng phổ biến hiện nay,

* Bệnh viện Quân y 175
** Học viện Quân y
*** Bệnh viện TWQĐ 108
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Anh Hải ()
Ngày nhận bài: 01/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/05/2016
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2016

178


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

là phương pháp chẩn đoán có giá trị, cho
phép đánh giá chính xác các tổn thương
ở phổi, màng phổi và sinh thiết mẫu mô
đạt tỷ lệ cao [2, 3]. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm: Đánh giá kết quả
STTT mẫu mô được sinh thiết bằng

PTNS lồng ngực trong chẩn đoán các tổn
thương dạng u ở phổi.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- 103 BN được STTT mẫu mô sinh
thiết bằng PTNS lồng ngực tại Bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch từ tháng 11 - 2011
đến 07 - 2014.
- Tiêu chuẩn chọn BN:
+ Có tổn thương dạng u trên phim X
quang và cắt lớp vi tính (CLVT) lồng
ngực: vị trí ngoại vi, kích thước u lớn nhất
5 cm, chưa xâm lấn thành ngực.
+ BN được PTNS lồng ngực sinh thiết
chẩn đoán.
+ Mẫu mô sinh thiết được làm xét
nghiệm STTT chẩn đoán mô bệnh.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả.
- Kỹ thuật sinh thiết mẫu mô: lấy trọn u
phổi (bằng cắt phổi hình chêm hoặc rạch
nhu mô, cắt bỏ u) hoặc bấm sinh thiết u (khi
quan sát đại thể có nguy cơ ác tính cao hay
khi u nằm sâu trong nhu mô, dùng dao điện
cắt nhu mô phổi, bộc lộ u và sinh thiết).
- Quy trình xét nghiệm mô bệnh học: xét
nghiệm mô bệnh học thực hiện tại Khoa Giải
phẫu bệnh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.


- Mở cửa máy bằng cách nhấn nút
Window clock (khi nhiệt độ tủ lạnh khoảng
âm 30oC) và đặt cassett vào thanh làm
lạnh ở bên tay trái buồng lạnh.
- Nhỏ một ít dung dịch làm đông lạnh
lên cassett, để khoảng 5 - 10 phút, sau đó
đặt mẫu mô lên bề mặt dụng cụ, nhỏ
thêm dung dịch đông lạnh lên mẫu mô
sao cho dung dịch phủ kín mẫu mô.
- Kéo thanh làm lạnh ép lên mẫu mô
và để yên, đóng cửa máy lại.
- Chờ khoảng 5 phút, mẫu mô và dung
dịch đông lạnh sẽ chuyển thành màu
trắng đục là có thể gắn vào trục cắt gần
bệ dao cắt để cắt mỏng.
- Để chế độ cắt mỏng 1 µm và bắt đầu cắt.
- Khi cắt được mẫu mô đủ mỏng, trải
lên lame kính đã phủ sẵn albumin.
- Hơ nóng để làm khô mẫu mô.
- Bắt đầu nhuộm HE các bước như
sau: hematoxylin khoảng 2 - 3 phút; eosin
khoảng 5 - 10 nhúng; axít acool 3 - 5
nhúng; các bước khác 5 - 10 nhúng.
- Để khô và dán lame.
- Đọc kết quả trên kính hiển vi quang học.
* Xét nghiệm mô bệnh sau phẫu thuật:
Cố định bệnh phẩm phẫu thuật trong
dung dịch formol 10%, chuyển đúc
paraffin, cắt mảnh, nhuộm HE và eosin.
Đọc tiêu bản trên kính hiển vi quang học

Nikon với độ phóng đại 40 - 400 lần. Một
số trường hợp khó chẩn đoán được
nhuộm hóa mô miễn dịch.
- Đánh giá kết quả:

- Mở máy cắt lạnh trước từ 1 - 4 giờ.

+ Đánh giá sự phù hợp mô bệnh học
STTT và mô bệnh sau phẫu thuật theo 2
mức độ: phù hợp và không phù hợp.

- Để máy ở chế độ Cryobar và Cryobar
temp.

+ Tính các giá trị: Se, Sp, PPV, NPV,
độ chính xác, phù hợp Kappa.

* Quy trình STTT:

179


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
* Tuổi:
Bảng 1: Phân bố theo tuổi.
Tuổi


UTP

Tổng

Không UTP

p

n

%

n

%

n

%

< 30

1

1,0

2

1,9


3

2,9

30 - 39

3

2,9

13

12,6

16

15,5

40 - 49

7

6,8

12

11,7

19


18,4

50 - 59

17

16,5

19

18,4

36

34,9

60 - 69

10

9,7

12

11,6

22

21,4


≥ 70

4

3,9

3

2,9

7

6,8

Tổng

42

40,8

61

59,2

103

100,0

Trung bình


55,3 ± 11,6

50,2 ± 12,3

Khác biệt về tỷ lệ BN UTP và không
UTP ở các nhóm tuổi không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Tuổi trung bình nhóm
không UTP (50,2 ± 12,3) thấp hơn UTP
(55,3 ± 11,6), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p = 0,039). BN tập trung ở độ
tuổi 40 - 69 (81,0%), nhóm tuổi có tỷ lệ
mắc UTP cao nhất từ 50 - 59 (40,5%),
nhóm tuổi < 30 có tỷ lệ mắc UTP thấp
nhất (2,4%). Nghiên cứu của Lê Tiến

52,3 ± 12,2

0,039

Dũng, tuổi trung bình của BN UTP là
58,8, độ tuổi có tỷ lệ UTP cao từ 40 - 79
(85,9%). Theo Joseph LoCicero III: tại
Mỹ, tuổi trung bình của BN UTP là 71,
không phát hiện UTP ở lứa tuổi < 20. Tác
giả đưa ra tỷ lệ đánh giá mức độ nguy cơ
theo tuổi như sau: nguy cơ UTP là 0,02%
ở tuổi 40, tăng lên 0,185% ở tuổi 50;
0,487% ở tuổi 60; 1,304% ở tuổi 70 và
xấp xỉ 2,0% ở tuổi 80 [9].


* Giới tính:

Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính.

180

0,4159


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

Y văn thế giới cũng như các nghiên cứu tại Việt Nam đều cho thấy UTP thường gặp
ở nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ rất khác nhau trong các báo cáo, từ 1,7/1 đến 9/1 [1]. Tỷ lệ
nam/nữ trong nghiên cứu này thấp hơn so với đa số các tác giả khác. Theo chúng tôi,
tỷ lệ này bị chi phối bởi nhiều yếu tố, liên quan đến nhóm đối tượng mà mỗi nghiên
cứu hướng tới, tỷ lệ này không có tính đại diện cao do số lượng BN còn hạn chế.
2. Kỹ thuật sinh thiết.

1.0%
SINH THIẾT ĐƯỢC M ẪU

KHÔNG SINH THIẾT ĐƯỢC
M ẪU

99.0%

Biểu đồ 2: Kết quả sinh thiết mẫu mô chẩn đoán mô bệnh học.
Bảng 2: Mối liên quan của một số yếu tố và khả năng sinh thiết.
Kết quả sinh thiết được mẫu
Chỉ tiêu


Lấy được mẫu

Không lấy được mẫu

n

%

n

%

Dày dính khoang
màng phổi nặng

Không

101

98,1

0

0,0



1


1,0

1

1,0

Vị trí u theo thùy
phổi

Trên

55

53,4

1

1,0

Giữa

12

11,7

0

0,0

Dưới


35

34,0

0

0,0

1 - 2 cm

39

37,9

1

1,0

> 2 - 3 cm

37

35,9

0

0,0

> 3 cm


26

25,2

0

0,0

Kích thước u trên
phim cắt lớp vi tính

p

0,0194

0,655

0,4515

Dày dính khoang màng phổi nặng có
liên quan đến kết quả sinh thiết mẫu mô
(p < 0,02). Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê về khả năng sinh thiết mẫu theo
vị trí u phổi (theo thùy phổi) và nhóm kích
thước u phổi (p > 0,05).

99,2% [1, 6, 7, 11]. Nguyên nhân chính
được các tác giả đề cập về tỷ lệ thành
công của sinh thiết khi thực hiện PTNS

gồm: tình trạng dày dính khoang màng
phổi và đặc điểm về vị trí, kích thước u
phổi [6, 7, 11].

Các báo cáo cho thấy: tỷ lệ thành công
khi sinh thiết mẫu bằng PTNS đạt 46,0 -

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sinh
thiết mẫu đạt tỷ lệ 99,0%, 1 BN (1%)
181


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

khối u ở vị trí ngoại vi và PTNS hỗ trợ với
tỷ lệ cao (76,2%), giúp thuận lợi cho việc
xác định và sinh thiết u.

không sinh thiết được mẫu do dày dính
khoang màng phổi nặng, phải chuyển mở
ngực. Khả năng lấy mẫu của PTNS khá
cao vì: các trường hợp được sinh thiết có
kích thước u khá lớn, trung bình 2,7 ± 1,0
cm (nhỏ nhất 1 cm, lớn nhất 5 cm), 100%

So sánh tỷ lệ các kỹ thuật sinh thiết
thực hiện trong nghiên cứu với một số tác
giả trong nước, chúng tôi thấy:

Bảng 3: Kỹ thuật sinh thiết theo một số tác giả trong nước.

Tác giả

Kỹ thuật sinh thiết
Cắt phổi hình chêm

Tổng số BN

Sinh thiết u

Lê Sỹ Sâm [1]

27

50,0%

27

50,0%

54

Nguyễn Hoài Nam [3]

25

100,0%

0

0,0%


25

Nguyễn Công Minh [2]

35

100,0%

0

0,0%

35

Chúng tôi

59

57,3%

44

42,7%

103

Chúng tôi thực hiện sinh thiết thay vì
cắt trọn u, nếu tổn thương đại thể nghi
ngờ ác tính (để không làm kéo dài thời

gian phẫu thuật, tiết kiệm ghim khâu cắt),
ngay sau đó BN sẽ được cắt thuỳ phổi
điều trị. Tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật
sinh thiết của chúng tôi tương tự Lê Sỹ
Sâm [1].
STTT là kỹ thuật cho phép chẩn đoán
nhanh mẫu mô sinh thiết trong khi phẫu
thuật, là căn cứ để quyết định đưa ra các
chỉ định điều trị tiếp theo trong cùng một

cuộc mổ [5, 10]. Những câu hỏi quan
trọng cần được trả lời là: UTP hay không
UTP?. Nếu là UTP thì týp mô bệnh là gì?.
Những BN có kết quả UTP ở giai đoạn và
týp mô bệnh phù hợp sẽ được chỉ định
phẫu thuật cắt phổi và vét hạch điều trị.
Như vậy, giá trị chẩn đoán và mức độ
phù hợp mô học giữa STTT và giải phẫu
bệnh là một trong những vấn đề cần quan
tâm khi nỗ lực kết hợp hai cuộc phẫu
thuật: PTNS lồng ngực sinh thiết chẩn
đoán và phẫu thuật điều trị thành một.

3. Kết quả STTT.
Bảng 4: So sánh kết quả týp mô bệnh học STTT và giải phẫu bệnh.
Kết quả mô bệnh sau
phẫu thuật

Kết quả mô bệnh STTT
UTP không

tế bào nhỏ

U lao

Viêm
phổi

U sụn

U cơ trơn

U sợi mỡ

Tổng

UTP không tế bào nhỏ

41

0

1

0

0

0

42


U lao

0

42

5

0

0

0

47

Viêm phổi

0

1

9

0

0

0


10

U sụn

0

0

0

1

0

1

2

U cơ trơn

0

0

0

0

1


0

1

Bệnh mô bào Langerhan

0

1

0

0

0

0

1

41

44

15

1

1


1

103

Tổng

182


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

Mức độ phù hợp mô bệnh là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá giá trị của một
phương pháp chẩn đoán mô bệnh học. Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: thứ
nhất là mẫu mô sinh thiết (có lấy được đúng vị trí tổn thương hay không?. Mẫu mô có
đủ lớn hay không?); thứ hai: kỹ thuật xử lý bệnh phẩm, kỹ năng đọc bệnh phẩm của
bác sỹ giải phẫu bệnh… [10].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phù hợp mô học đạt tỷ lệ 91,4% (94 BN), không
phù hợp 8,6%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của một số tác giả về mức
độ phù hợp mô bệnh trước và sau phẫu thuật khi thực hiện các kỹ thuật sinh thiết chẩn
đoán khác như sinh thiết qua soi phế quản hay xuyên thành ngực. Theo Đoàn Thị
Phương Lan: phù hợp đạt 70,2% khi thực hiện sinh thiết phổi cắt dưới hướng dẫn cắt
lớp vi tính [4].
Bảng 5: Liên quan mức độ phù hợp týp mô bệnh học và kỹ thuật sinh thiết.
Kỹ thuật sinh thiết
Mức độ phù hợp

Cắt trọn u

Sinh thiết u


p

n

%

n

%

Phù hợp

54

52,4

40

38,8

Không phù hợp

5

4,9

4

3,9


Tổng

59

57,3

44

42,7

0,8079

103 (100%)

Phân tích mối liên quan giữa mức độ phù hợp mô học và kỹ thuật sinh thiết mẫu
(cắt trọn hay sinh thiết u), chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p =
0,8079). Như vậy, sinh thiết hoặc cắt trọn u có thể đảm bảo lấy đủ, đúng mẫu mô tổn
thương cho STTT. Chúng tôi cho rằng có được kết quả này là nhờ hướng dẫn của nội
soi, cho phép xác định tốt vị trí tổn thương, đảm bảo hiệu quả cao khi sinh thiết mẫu.
Bảng 6: Giá trị chẩn đoán mô bệnh học của STTT so với chẩn đoán mô bệnh học
sau phẫu thuật.
Kết quả mô bệnh sau phẫu thuật
Kết quả STTT

UTP

Tổng

Không UTP


n

%

n

%

n

%

UTP

41

39,8

0

0,0

41

39,8

Không UTP

1


1,0

61

59,2

62

60,2

Tổng

42

40,8

61

59,2

103

100,0

Se 97,6%; Sp 100,0%
PPV 100,0%; NPV 98,4%
Độ chính xác 99,0%; Kappa = 0.98

183



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

Nghiên cứu giá trị STTT trong chẩn
đoán mô bệnh học của Da Silva RDP và
CS cho thấy độ chính xác chung của
STTT là 93,3%, với các tổn thương phổi,
màng phổi có độ chính xác 86,67% [5].
Marchevsky AM cho biết: STTT có độ
nhạy từ 86,9 - 94,1%, độ đặc hiệu và giá
trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên
đoán âm 89,6 - 93,1% [8].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
tương đương với các tác giả trên. Như
vậy, có thể khẳng định kết quả STTT
đáng tin cậy về phương diện mô bệnh
học, dựa vào kết quả này có thể đưa ra
quyết định điều trị phù hợp.
KẾT LUẬN
Sinh thiết tức thì mẫu mô sinh thiết
bằng PTNS lồng ngực có hiệu quả cao
trong chẩn đoán mô bệnh học các tổn
thương dạng u ở phổi nói chung và UTP
nói riêng. Đây là phương pháp chẩn đoán
đáng tin cậy, với độ nhạy 97,6%, độ đặc
hiệu 100,0%, giá trị tiên đoán dương
100,0%, giá trị tiên đoán âm 98,4%, độ
chính xác 99,0% và phù hợp Kappa 0,98.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Sỹ Sâm. Sinh thiết u phổi ngoại biên
và xác định giai đoạn UTP nguyên phát bằng
PTNS lồng ngực. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tp. Hồ
Chí Minh. 2009.
2. Nguyễn Công Minh. Đánh giá hiệu quả
của chẩn đoán và điều trị ngoại khoa nốt phổi
đơn độc qua PTNS tại Bệnh viện Chợ Rẫy và
Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong 10
năm (2000 - 2009). Y học Thành phố Hồ Chí
Minh. 2010, 14 (4), pp.241-248.

184

3. Nguyễn Hoài Nam. Nghiên cứu vai trò
của PTNS lồng ngực trong việc lấy mẫu chẩn
đoán bản chất của nốt phổi đơn độc. Y học
TP. Hồ Chí Minh. 2010, 14 (phụ bản số 1),
pp.219-226.
4. Đoàn Thị Phương Lan. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị của
sinh thiết cắt xuyên thành ngực dưới hướng
dẫn của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán
các tổn thương dạng u ở phổi. Luận án Tiến
sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội. Hà Nội. 2014.
5. Dasilva RDP, Souto LRM, Matsushita
GDM et al. Diagnostic accuracy of frozen
section tests for surgical diseases. Rev Col
Bras Cir. 2011, 38 (3), pp. 149-154.
6. Jime'nez MF. Prospective study on

video-assisted thoracoscopic surgery in the
resection of pulmonary nodules: 209 cases
from the Spanish video-assisted thoracic surgery
study group. European Journal of Cardiothoracic Surgery. 2001, 19, pp.562-565.
7. Mack MJ, Hazelrigg SR, Landreneau RJ
et al. Thoracoscopy for the diagnosis of the
indeterminate solitary pulmonary nodule. Ann
Thorac Surg. 1993, 56, pp.825-832.
8. Marchevsky AM, Changsri C, Gupta I et
al. Frozen section diagnoses of small pulmonary
nodules: accuracy and clinical implications.
Ann Thorac Surg. 2004, 78, pp.1755-1760.
9. Shields TW, LoCicero III J, Reed CE et al.
General thoracic surgery. 7th ed. Philadelphia.
Lippincott Williams & Wilkins. 2009, 1, pp.403,
551-559.
10. Sienko A, Allen TC, Zander DS et al.
Frozen section of lung specimens. Arch Pathol
Lab Med. 2005, 129, pp.1602-1609.
11. Suzuki K, Nagai K, Yoshida J et al.
Video-assisted thoracoscopic surgery for small
indeterminate pulmonary nodules: indications
for preoperative marking. Chest. 1999, 115,
pp.563-568.



×