Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị sinh thiết tức thì trong chẩn đoán u buồng trứng tại bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 98 trang )


Bộ Giáo dục v đo tạo Bộ Y tế
Trờng Đại học Y H Nội


TRầN QUANG HƯNG




Nhận xét ĐặC ĐIểM LÂM SNG, CậN LÂM SNG
V GIá TRị SINH THIếT TứC THì TRONG CHẩN ĐOáN
U BUồNG TRứNG TạI BệNH VIệN K


luận văn thạc sĩ y học


H Nội - 2009


Bộ Giáo dục v đo tạo Bộ Y tế
Trờng Đại học Y H Nội


TRầN QUANG HƯNG

Nhận xét ĐặC ĐIểM LÂM SNG, CậN LÂM SNG
V GIá TRị SINH THIếT TứC THì TRONG CHẩN ĐOáN
U BUồNG TRứNG TạI BệNH VIệN K


Chuyên ngành : Ung th
Mã số : 60.67.23

luận văn thạc sĩ y học

Ngời hớng dẫn khoa học
TS. Tạ văn tờ


H Nội - 2009

Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, phòng Đào Tạo Sau đại học.
Ban Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh
viện, các thầy cô trong Bộ môn Ung thư trường Đại học Y Hà Nội.
Ban Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp.
Tôi xin trân trọng biết ơn sâu sắc tới TS Tạ Văn Tờ, Trưởng khoa Giải
phẫu bệnh - Tế bào Bệnh viện K Trung ương, thầy đã dành nhiều thời gian
giúp đỡ, đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ xung thêm các kiến thức trong
suốt quá trình học tập, chỉ dạy cho tôi phương pháp nghiên cứu khoa học, đó
là tài sản quý giá mà tôi có được và sẽ
giúp ích cho tôi trong những chặng
đường làm khoa học tiếp theo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa
Ngoại phụ khoa Bệnh viện K Trung ương cùng toàn thể các nhân viên trong
khoa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tậpvà nghiên cứu tại khoa.
Tôi cũng xin chân thành cảm các nhân viên Khoa Phẫu thuật gây
mê-hồi sức, Khoa Giải phẫu bệnh-Tế bào Bệnh viện K Trung ương đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ nhiệt tình của
bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi trọn lòng biết ơn và tình cảm yêu quý nhất tới
người thân trong gia đình. Cảm ơn vợ và con trai đã chịu nhiều vất vả, luôn
cổ vũ, động viên tôi trong su
ốt thời gian qua.
Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2009.
Trần Quang Hưng



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn
Trần Quang Hưng




















MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. PHÔI THAI HỌC CỦA BUỒNG TRỨNG 3
1.2. GIẢI PHẪU, CẤU TẠO, SINH LÝ BUỒNG TRỨNG 4
1.2.1. Giải phẫu buồng trứng 4
1.2.2. Cấu tạo của buồng trứng 7
1.2.3. Sinh lý buồng trứng 9
1.3. DỊCH TỄ HỌC U BUỒNG TRỨNG 9
1.4. CHẨN ĐOÁN KHỐI U BUỒNG TRỨNG 10
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 10
1.4.2. Cận lâm sàng 11
1.5. GIẢI PHẪU BỆNH HỌC KHỐI U BUỒNG TRỨNG 15
1.6. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG 16
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 18
1.8. PHƯƠNG PHÁP SINH THIẾT TỨC THÌ 19
Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 25
2.2.3. Các dữ kiện trong mô hình nghiên cứu 25
2.2.4. Xử lý số liệu 29
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 31
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 31
3.1.2. Cận lâm sàng trước mổ 36

3.1.3. Chẩn đoán lâm sàng trước mổ 40
3.1.4. Các đặc điểm u trong mổ 40
3.1.5. Kết quả sinh thiết tức thì 41
3.1.6. Phân loại mô bệnh học 43
3.1.7. Kết quả STTT theo các nhóm GPBL 45
3.1.8. Liên quan chẩn đoán giải phẫu bệnh với một số kết quả lâm sàng
và cận lâm sàng
45
3.2. GIÁ TRỊ CỦA SINH THIẾT TỨC THÌ 48
3.2.1. Giá trị của STTT theo GPBL thường quy 48
3.2.2. Giá trị của STTT theo nhóm GPBL 49
3.2.3. Khả năng phù hợp của chẩn đoán 49
Chương 4:
BÀN LUẬN 51
4.1. VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 51

4.1.1. Các đặc điểm lâm sàng 51
4.1.2. Cận lâm sàng 57
4.1.3. Chẩn đoán trước mổ và trong mổ 61
4.2. VỀ GIÁ TRỊ CỦA STTT 62
4.2.1. Dương tính thật, âm tính thật 62
4.2.2. Độ chính xác, độ đặc hiệu 65
4.2.3. Khả năng phù hợp của chẩn đoán 67
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BM: Biểu mô
BN: Bệnh nhân
BT: Buồng trứng
GPBL: Giải phẫu bệnh lý
STTT: Sinh thiết tức thì
TB: Tế bào
UT: Ung thư


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi 31
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh lý phụ khoa và ngoại khoa 33
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng 34

Bảng 3.4. Các dấu hiệu toàn thân 34
Bảng 3.5. Các dấu hiệu thực thể 35
Bảng 3.6. Các dấu hiệu trên siêu âm 36
Bảng 3.7. Các dấu hiệu trên chụp cắt lớp 38
Bảng 3.8. Các dấu hiệu trên X quang phổi 39
Bảng 3.9. Chẩn đoán lâm sàng trước mổ 40
Bảng 3.10. Các đặc điểm của u trong mổ 40
Bảng 3.11. Kết quả STTT 41
Bảng 3.12. Các typ GPBL sau mổ 43
Bảng 3.13. Kết quả GPBL theo nhóm 44
Bảng 3.14. Kết quả STTT theo các nhóm GPBL 45
Bảng 3.15. Lý do vào viện theo nhóm kết quả GPBL 45
Bảng 3.16. Âm vang u trên siêu âm theo nhóm GPBL 46
Bảng 3.17. Tỷ trọng u trên chụp cắt lớp theo nhóm GPBL 47
Bảng 3.18. Kết quả CA12.5 theo nhóm GPBL 47
Bảng 3.19. Giá trị của STTT so với GPBL thường quy 48
Bảng 3.20. Giá trị của STTT theo nhóm GPBL 49
Bảng 3.21. Khả năng phù hợp của chẩn đoán 49
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ u BT giữa các tác giả theo số lượng con 53
Bảng 4.2. So sánh giá trị của STTT với một số tác giả 62
Bảng 4.3 . So sánh kết quả với tác giả khác 65
Bảng 4.4. Giá trị của STTT trong nhóm u giáp biên 66



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Phân bố BN theo năm 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố BN theo nơi ở 32

Biểu đồ 3.3. Phân bố BN theo nghề nghiệp 32
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ số con 33

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 . Các tạng trong chậu hông nữ 6
Hình 1.2. Buồng trứng, trứng và các nang 8
Hình 3.1; 3.2 Hình ảnh siêu âm 37
Hình 3.3; 3.4 Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 39
Hình 3.5 - 3.8 Hình ảnh đại thể u trong mổ 42

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

U buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa rất hay gặp và có xu hướng gia
tăng, tại Mỹ tỷ lệ u buồng trứng là 10/100.000 dân. Ở Mỹ và Canada u buồng
trứng đứng thứ 5 sau u vú, u đại tràng, u cổ tử cung và u thân tử cung [
7]. Ở
Pháp mỗi năm có khoảng 4.500 trường hợp mới và 3.500 tử vong, tỷ lệ mắc
và tỷ lệ chết là 9/100.000 và 5,5/100.000 [
72].
Ở nước ta, u buồng trứng là loại khối u hay gặp trong các khối u cơ quan
sinh dục nữ, chỉ đứng thứ 2 sau u xơ tử cung. Ở miền Bắc, u buồng trứng
chiếm tỷ lệ 3,6% các khối u sinh dục [
26].
Buồng trứng là một tạng nằm sâu trong chậu hông bé nên khối u thường
khó phát hiện khi kích thước còn nhỏ vì không có triệu chứng hoặc các triệu
chứng không rõ ràng. Khi khối u to có thể có các triệu chứng như đau tức
vùng hạ vị, ra máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu
hoá…
Chẩn đoán khối u buồng trứng thường không khó nếu kết hợp khám lâm

sàng với siêu âm ổ bụng hoặc chụ
p cắt lớp vi tính. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp để chẩn đoán lành tính hay ác tính trước mổ lại là một thách thức
lớn đối với các phẫu thuật viên do không có chẩn đoán tế bào và mô bệnh
học. Việc chọc hút kim nhỏ trước mổ là hết sức khó khăn và ít được áp dụng
vì có thể xảy ra nhiều tai biến khi tiến hành thủ thuật, sự chính xác chưa được
tối ưu và có nguy cơ nhiễm trùng ổ
bụng hoặc phát tán tế bào ung thư ra
xung quanh và thành bụng. Các xét nghiệm như CA12.5, siêu âm ổ bụng,
chụp cắt lớp vi tính chỉ mang tính định hướng ung thư nhưng không chẩn
đoán chắc chắn được là lành hay ác, giữa lao hay ung thư. Điều này gây khó
khăn cho các phẫu thuật viên trong việc lập kế hoạch phẫu thuật. Để khắc

2
phục khó khăn này, một phương pháp xét nghiệm hết sức quan trọng trong
chẩn đoán ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng đó là sinh thiết
tức thì trong khi mổ. Bằng việc sử dụng máy cắt lạnh, các nhà Giải phẫu bệnh
có thể chẩn đoán chính xác trong vòng 5-10 phút, giúp các phẫu thuật viên xử
lý đúng đắn các bước tiếp theo. Có thể nói đây là phương pháp không thể
thiếu ở các trung tâm điều trị ung th
ư và đem lại lợi ích lớn cho người bệnh,
giảm công sức cho các phẫu thuật viên.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều báo cáo về giá trị của
sinh thiết tức thì trong chẩn đoán ung thư. Tại bệnh viện K Trung ương trong
nhiều năm qua, sinh thiết tức thì đã trở thành một xét nghiệm thường qui
trong chẩn đoán các khối u. Đã có một số báo cáo về giá trị c
ủa sinh thiết tức
thì trong chẩn đoán và điều trị đối với các khối u nói chung
[
8],[9],[10],[20],[36],[37] tuy nhiên chưa có báo cáo nào đi sâu phân tích

riêng về giá trị của sinh thiết tức thì khối u buồng trứng. Vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài: "Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị sinh thiết
tức thì trong chẩn đoán u buồng trứng tại Bệnh viện K " nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các khối u buồng
trứng được làm sinh thiết tức thì tại bệnh viện K từ tháng 1/2004
đế
n tháng 8/2009.
2. Xác định giá trị của sinh thiết tức thì trong chẩn đoán các khối u
buồng trứng .







3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. PHÔI THAI HỌC CỦA BUỒNG TRỨNG[2],[25]
Sự hiểu biết về bào thai học là cơ sở để xác định nguồn gốc và các
hình ảnh vi thể của 1 số khối u buồng trứng (BT) .
Sự phát triển bình thường của BT trải qua 4 giai đoạn:
 Giai đoạn tuyến sinh dục chưa biệt hóa: từ tuần lễ thứ 1 đến thứ
7 của quá trình phát triển phôi.
 Giai đoạn biệt hóa: bắt đầu vào tuần thứ
8 của đời sống bào thai.
 Giai đoạn nhân lên và trưởng thành nguyên bào noãn.
 Giai đoạn hình hành nang.

Sự phát triển của hệ niệu sinh dục được hình thành rất sớm, vào
khoảng tuần thứ 5 (ngày thứ 30) của thời kì thai nghén. Vết tích sinh dục đầu
tiên được tìm thấy ở túi noãn hoàng (yolk sac) nằm ở bề mặt phần bụng của tổ
chức phôi thai, thuộc phân đoạn đốt sống từ ngực 8 cho
đến thắt lưng 4, có
hình dáng giống như 1 nụ chồi, được bao phủ bởi 1 lớp biểu mô của khoang
cơ thể gọi là lớp biểu mô mầm. Giai đoạn này chưa có sự biệt hoá tuyến sinh
dục (giai đoạn không biệt hoá này kéo dài từ 7 - 10 ngày), nghĩa là tuyến sinh
dục về mặt hình thái học không phân biệt được tinh hoàn hay buồng trứng.
Vào khoảng tuần thứ 4 đến thứ 6 của thời kì thai nghén thì hình
thành ruộ
t hoàn chỉnh với mạc treo. Các tế bào từ vết tích sinh dục đầu tiên
này di chuyển theo kiểu amíp đến mạc treo của ruột cuối (hindgut) và sau đến
phần trung mô ở thành sau của cơ thể nằm ở khoang đốt sống ngực 10. Tại

4
đây, bắt đầu sự biệt hoá giới tính sinh dục. Các tế bào mầm trong giai đoạn
này tăng sinh rất mạnh, các tế bào thuộc vùng trung thận kế cận và biểu mô
khoang cơ thể hình thành ụ sinh dục. Sự phát triển của cơ quan sinh dục phụ
thuộc một cách tuyệt đối vào sự tăng sinh này, các tế bào sau khi tăng sinh sẽ
bao quanh và nuôi dưỡng các tế bào mầm, nếu không có các tế bào này, tế
bào mầm sẽ b
ị thoái hoá. Như vậy, khi tế bào biệt hoá có rất nhiều nang trứng
nguyên thuỷ phát triển, vỏ của buồng trứng gồm nhiều nang trứng nguyên
thuỷ nằm trong một mô đệm liên kết rất đặc. Xung quanh các nang trứng
nguyên thuỷ là một lớp biểu mô vuông khối thấp đó là màng hạt. Khi nang
trứng thuần thục to ra dưới ảnh hưởng của hormon kích thích nang của tuyến
yên, các tế bào hạt trở lên vuông khối hơn và phát triển thành nhi
ều lớp. Một
hố ở trung tâm xuất hiện trứng nằm ở một cực và được bao bọc bởi một vành

tế bào hạt, xung quanh nang noãn là một lớp biểu mô liên kết chuyên biệt gọi
là lớp vỏ trong, tiếp theo là lớp vỏ ngoài.
1.2. GIẢI PHẪU, CẤU TẠO, SINH LÝ BUỒNG TRỨNG[
21],[22]
1.2.1. Giải phẫu buồng trứng
1.2.1.1. Vị trí, hình thể, kích thước buồng trứng
* Đại cương
Buồng trứng nằm áp vào thành bên chậu hông bé (trong hố BT)
thuộc cánh sau của dây chằng rộng, dưới eo trên 10mm. Khi phẫu thuật có
thể tiếp cận BT từ điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.
* Vị trí, hình thể, kích thước BT
Buồng trứng hình hạt thị, hơi dẹt, có 2 mặt: trong - ngoài và có 2
đầu: trên - dưới. Bình thường BT nằm dọc, hơi chếch vào trong và ra trước,

5
màu trắng hồng, kích thước BT trưởng thành là 3,5 x 2,1 cm và cũng có thể
thay đổi theo lứa tuổi, BT chỉ nằm trong hố khi chưa đẻ lần nào.
1.2.1.2. Các dây chằng
Có 4 dây chằng giữ buồng trứng tại chỗ:
* Mạc treo buồng trứng
Mạc treo BT là nếp phúc mạc nối BT vào cánh sau dây chằng rộng.
Buồng trứng không hoàn toàn bị phúc mạc phủ như các tạng khác trong ổ
bụng, phúc mạc dính vào BT theo một đường chạy dọc bờ
trước gọi là đường
Farơ (Farre) nên ít nhất có khoảng 1/3 BT không có phúc mạc phủ lên.
* Dây chằng tử cung - buồng trứng
Dây chằng tử cung - buồng trứng là một thừng tròn nối sừng tử cung
vào đầu dưới BT cùng bên.
* Dây chằng thắt lưng buồng trứng
Dây chằng thắt lưng BT là di tích của dây chằng hoành lúc còn phôi

thai. Trong hai lá của dây chằng có động mạch và tĩnh mạch BT nên có thể
coi dây chằng này là cuống chính của BT, có tác dụng dính BT vào thành
chậu hông ở
đầu trên và bờ trước.
* Dây chằng vòi buồng trứng
Dây chằng vòi BT là một dây đi từ loa vòi tới đầu trên của BT, có
một tua loa dính vào dây chằng gọi là riềm Richard hoặc gọi là tua BT.
Như vậy, tuy có bốn dây chằng nhưng thực sự BT chỉ được đính ở bờ
trước vào dây chằng rộng (mạc treo).

6
1.2.1.3. Liên quan của buồng trứng
* Mặt ngoài
Mặt ngoài của BT liên quan với thành bên chậu hông bé, ở đây có hố BT
(hố này ở giữa của các mạch chậu, các động mạch đội phúc mạc lên thành nếp).
- Ở trên là động mạch chậu ngoài.
- Ở sau là động mạch chậu trong.
- Ở dưới là một nhánh của động mạch chậu trong.
- Ở trước là nơi mà dây chằng rộng bám vào thành bên chậu hông, có
dây th
ần kinh bịt chạy ở đáy hố nên gây đau khi viêm BT.
* Mặt trong.
Liên quan giữa BT và các đoạn ruột :
- Bên trái BT liên quan với đại tràng trái - đại tràng xích ma.
- Bên phải BT liên quan với khối manh trùng tràng.

Hình 1.1 . '' Các tạng trong chậu hông nữ", [
18]

7

1.2.1.4. Mạch máu và thần kinh buồng trứng
* Động mạch: BT được cấp máu từ hai nguồn:
- Động mạch buồng trứng: Tách ra từ động mạch chủ bụng ở ngang
mức các động mạch thận.
- Động mạch tử cung: Tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của
BT tạo thành cung mạch máu nuôi dưỡng BT.
- Tại rốn BT: Động mạch BT chia ra 10 nhánh tiến sâu vào vùng tuỷ.
- Tại vùng chuyển tiếp: Các động m
ạch và tiểu động mạch tạo thành
một đám rối, từ đó tạo ra các mạch thẳng nhỏ hơn tiến vào vùng vỏ BT, ở lớp
vỏ trong của nang noãn có một mạng lưới mao mạch dày đặc.
* Tĩnh mạch.
- Tĩnh mạch BT phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới.
- Tĩnh mạch BT trái đổ về tĩnh mạch thận trái.
* Bạch mạch.
Các mạch b
ạch huyết của BT đổ vào các hạch cạnh động mạch chậu
ở ngang mức các mạch thận và tuân theo quy luật chung là: đường dẫn lưu
bạch huyết của một cơ quan đi kèm theo đường dẫn lưu tĩnh mạch của cơ
quan đó.
* Thần kinh: Thần kinh của BT tách ở đám rối liên mạc treo và đám rối thận.
1.2.2. Cấu tạo của buồng trứng
Trên diện cắ
t qua rốn BT, người ta thấy BT được chia làm hai vùng
rõ rệt [hình1.2]: vùng vỏ và vùng tuỷ được bao bọc xung quanh bởi lớp biểu
mô mầm.


8


Hình 1.2. " Buồng trứng, trứng và các nang" [
18]
1.2.2.1. Lớp biểu mô mầm
Lớp biểu mô mầm được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô hình
vuông hay hình trụ liên tục với lớp phúc mạc ổ bụng ở mạc treo BT. Ở trẻ nhỏ
lớp biểu mô này có cấu tạo liên tục và toàn vẹn, tuy nhiên ở những giai đoạn
trưởng thành lớp biểu mô này có thể không còn liên tục và đôi khi không
được tìm thấy.
1.2.2.2. Vùng vỏ
Vùng vỏ là tổ
chức nằm ngay sát dưới lớp biểu mô mầm chiếm từ
1/3 đến 2/3 chiều dày của BT. Chiều dày của lớp vỏ tỷ lệ thuận với thời kỳ
hoạt động sinh dục, trong giai đoạn mãn kinh lớp vỏ rất mỏng.
Lớp vỏ được tạo lên bởi một mô đệm rất đặc biệt. Mô này được cấu
tạo bởi tế bào hình thoi, bên trong mô đệm này là các nang noãn ở các giai
đo
ạn phát triển và thoái triển khác nhau. Bề mặt mô đệm dày đặc lại tạo thành
lớp vỏ trắng.

9
1.2.2.3. Vùng tuỷ
Vùng tuỷ là vùng trung tâm hẹp, nằm trong cùng của BT, là đường
đi của mạch và thần kinh của BT.
Vùng tuỷ được cấu tạo bởi các liên kết xơ nằm bao quanh các mạch
máu và các mạch bạch huyết của BT. Vùng tuỷ còn chứa một cấu chúc như tổ
chức lưới và các tế bào vùng rốn, là nơi sản sinh androgen.
1.2.3. Sinh lý buồng trứng [
17]
Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ có hai chức năng quan trọng: chức
năng ngoại tiết là sinh ra noãn, chức năng nội tiết là tiết ra hormon, dưới sự

tác động trực tiếp của các hormon hướng sinh dục do tuyến yên bài tiết.
Hoạt động chức năng sinh dục - sinh sản nữ chịu sự điều khiển của
trục nội tiết: Vùng dưới đồi - tuyến yên - BT. Rối loạ
n hoạt động của trục nội
tiết này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà cả sự phát
triển về hình thái - cấu tạo của các cơ quan sinh dục nữ.
Chính vì BT luôn có những thay đổi rất rõ rệt về mặt hình thái cũng
như chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ, cho nên những thay đổi đó
có thể dẫn tới những rố
i loạn không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc
biệt là sự hình thành các khối u.
1.3. DỊCH TỄ HỌC U BUỒNG TRỨNG
Trong các loại khối u ở bộ phận sinh dục nữ, u BT là loại u thường
gặp đứng hàng thứ hai sau u xơ tử cung và là vấn đề khó trong bệnh học phụ
khoa cả về lâm sàng, tổ chức học và tiên lượng . Theo điều tra ở miền Bắc
Việt Nam, trong thập niên 60 của th
ế kỉ 20 tỷ lệ mắc u BT là 36/100.000,
song hiện nay có xu hướng tăng lên [
14]. Theo kết quả điều tra của Đinh Thế
Mỹ trên 9.000 phụ nữ các vùng khác nhau ở miền Bắc Việt Nam trong năm
1994-1996 tỷ lệ mắc u BT là 3,6% [
27]. Khối u BT có thể gặp ở mọi lứa tuổi

10
và nguy cơ UT BT tăng dần theo độ tuổi. Tỷ lệ UT BT tăng từ 1,4/100.000
phụ nữ ở độ tuổi dưới 40 lên đến 38/100.000 phụ nữ trên 60 tuổi. UT BT loại
tế bào biểu mô chiếm tỷ lệ cao nhất hay gặp tuổi trên 40. Ung thư loại tế bào
mầm hay gặp ở tuổi trẻ, thường được chẩn đoán ở độ tuổi dưới 20. Loại mô
đệm - dây sinh dục hay gặ
p tuổi 30-40.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ u BT có xu hướng tăng lên cao có lẽ
là do sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và sự quan tâm đến
sức khỏe bản thân của người dân.
1.4. CHẨN ĐOÁN KHỐI U BUỒNG TRỨNG
Chẩn đoán khối u BT thường không khó, dựa vào khám lâm sàng và
xét nghiệm cận lâm sàng. Khi đã có khối u BT thì sẽ phải chỉ định mổ, nhưng
việc chẩ
n đoán khối u lành tính hay ác tính trước mổ còn gặp một số khó khăn
vì triệu chứng của u lành tính và u ác tính thường giống nhau khi u còn nhỏ.
Bên cạnh đó một số bệnh lý không phải u như lao buồng trứng, viêm buồng
trứng cũng có thể nhầm với u buồng trứng.
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng [
3],[4],[7],[19]
1.4.1.1. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng của u BT thường không rõ ràng khi u còn nhỏ,
khi u to thì có thể có triệu chứng như tức nặng vùng bụng dưới, đau vùng
bụng dưới, rong kinh, ra máu âm đạo bất thường, rối loạn đại tiểu tiện…Các
triệu chứng cơ năng này là dấu hiệu gợi ý để bệnh nhân (BN) đi khám. Các
khối u lành thường phát triển chậm, có thể chỉ được phát hi
ện do tình cờ hoặc
u to gây chèn ép.
Triệu chứng đau đôi khi do chèn ép các tạng trong tiểu khung. Một số
trường hợp có triệu chứng đau cấp tính do xoắn u kèm theo buồn nôn hoặc nôn,

11
có thể kèm theo dấu hiệu choáng - nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh. Lý
Thị Bạch Như khi nghiên cứu 78 BN u nang bì BT thấy 37 BN đau bụng hạ vị
(47,43%) [
28].
1.4.1.2. Triệu chứng thực thể

Khám bệnh nhân ở tư thế sản khoa bằng sờ trên thành bụng và thăm
âm đạo hoặc trực tràng có thể thấy:
- Sờ thấy một khối vùng hạ vị: khi u to, có ranh giới rõ, di động được
hoặc không. Ngô Văn Tài khi nghiên cứu 31 u BT thì khám thấy có u ở 24
BN (77%) [
35].
- Thăm âm đạo hoặc trực tràng: Khối u ở một hoặc cả hai bên BT có
ranh giới, có thể di động được hoặc không trên một bệnh nhân có tử cung bình
thường.
1.4.2. Cận lâm sàng
1.4.2.1. Siêu âm [
6] [13],[34],[38],[47],[66],[73]
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán được ưa chuộng, đơn giản, rẻ
tiền và có độ nhậy cao trong chẩn đoán khối u BT. Siêu âm có thể thực hiện
đường bụng hoặc đường âm đạo. Trên hình ảnh siêu âm có thể xác định một
số đặc điểm:
- Xác định là u cơ năng hay u thực thể:
Nang cơ năng thì có vỏ mỏng, dịch trong nang thuần nhất.
Nang thực thể thì có vỏ dầy, d
ịch trong nang không thuần
nhất và có âm vang trong nang.
- U buồng trứng một bên hoặc hai bên.
- Một u hoặc nhiều u.
- Bờ của u: Bờ u dày hay mỏng, nhẵn hoặc nham nhở.

12
- Tính chất âm vang của u: giảm âm, tăng âm, âm hỗn hợp.
- Có dịch ổ bụng hay không, nhiều dịch hay ít.
- Có tổn thương các tạng trong ổ bụng hay không.
Dựa vào các đặc điểm trên có thể sơ bộ chẩn đoán lành hay ác.

Có nhiều báo cáo về giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u buồng
trứng. Siêu âm có độ nhậy rất cao từ 82-96%, độ đặc hiệu của siêu âm có
khác nhau tùy báo cáo như của Đỗ Danh Toàn là 90%. Báo cáo của Nguyễn
Thị Ngọc Phượng là 88%, Lý Thị Bạch Như nghiên cứu 340 BN u BT thì độ
đặc hiệu là 95% [
29],[32],[42].
1.4.2.2. Chụp Xquang
* Chụp bụng không chuẩn bị
Phương pháp này cho đến nay ít sử dụng vì chỉ có giá trị trong các u
quái BT. Hình ảnh u quái trên X quang có thể thấy hình cản quang của mảnh
xương, răng, những khối u ác tính có thể có lắng đọng canxi.
* Chụp tử cung - vòi trứng
Chỉ có giá trị chẩn đoán xác định có u BT hay không, có thể thấy
hình ảnh vòi trứng bị kéo dài ôm lấy khối u.
* Chụp hệ tiết niệu có chuẩn bị (UIV)
Ch
ỉ áp dụng khi khối u to chèn ép vào niệu quản.
* Chụp Xquang tim phổi
- Cũng là xét nghiệm cần thiết vì đây là vị trí di căn thường gặp
trong UT BM BT.
- Trong hội chứng Demons-Meigs: có thể thấy hình ảnh tràn dịch
màng phổi.

13
1.4.2.3. Chụp cắt lớp vi tính
Máy chụp cắt lớp vi tính được phát minh ra vào năm 1972 và từ đó
đến nay có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh y học.
Chụp cắt lớp vi tính góp phần chẩn đoán xác định khối u BT và cũng
có giá trị định hướng tính chất ác tính của khối u BT.
Có thể đánh giá những tổn thương của các tạng khác trong ổ bụng

trên phim CT ổ bụ
ng. Với khối u ác tính, CT giúp xác định tính chất xâm lấn,
tình trạng hạch, dịch ổ bụng.
Okamura nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán
khối u BT cho 184 BN thấy kết quả chụp cắt lớp vi tính phát hiện được 85,5%
trường hợp có u [
63]. Kim HS nghiên cứu 101 BN ung thư buồng trứng giai
đoạn sớm, chụp cắt lớp chẩn đoán đúng so với phẫu thuật 50% (51/101) các
BN không có xâm lấn phúc mạc ngoài khung chậu; 71/101 BN không có di
căn hạch chậu [
59]. Tại Việt Nam, chụp cắt lớp ổ bụng để chẩn đoán các khối
u BT được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và bệnh viện
trung ương, các bệnh viện phụ sản còn ít áp dụng. Tuy nhiên chưa có báo cáo
về giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u BT.
1.4.2.4. Xét nghiệm CA12.5 [
24]
Kháng nguyên CA12.5 là một glucoprotein có trọng lượng phân tử
khoảng 200kDa, được tiết ra khi phát triển thai nhi. Trị số bình thường trong
huyết thanh là < 35 U/ml, tăng khi có thai.
Thay đổi bệnh lý:
- Tăng cao trong 80 - 85% các trường hợp UTBT, nhất là khi có di căn.
- Còn thấy tăng trong UT tử cung, ống Fallope, tụy, vú, phổi và đại
tràng, đôi khi trong viêm TC, viêm phần phụ, viêm vùng chậu…

14
Tuy nhiên có khoảng 1% phụ nữ bình thường có nồng độ CA12.5
tăng > 35U/ml.
Xét nghiệm CA12.5 được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán các khối
u BT. Một số báo cáo về kết quả của CA12.5 trong chẩn đoán khối u buồng
trứng trước mổ.

Tác giả Kim.H.S nghiên cứu đối chiếu giá trị của CA125 với chụp
cắt lớp và chụp cộng hưởng từ trong nhóm 101 BN UTBT giai đoạn sớm
được ph
ẫu thuật thấy nồng độ CA125 ở ngưỡng 320U/ml có độ nhậy 71%,
độ đặc hiệu 84%; ở ngưỡng 510U/ml có độ nhậy 67%, độ đặc hiệu 80% khi
đối chiếu với tình trạng xâm lấn phúc mạc và di căn hạch ngoài khung chậu.
Nồng độ CA125 > 320U/ml có thể là dấu hiệu dự báo bệnh ở giai đoạn tiến
triển. Tuy nhiên nó không phải là yếu tố tiên lượng độc lập trong UTBT [
59].
Nguyễn Thị Ngọc Phượng nghiên cứu 132 bệnh nhân u BT thấy
CA12.5 có độ nhậy 41%, độ đặc hiệu 99% ở ngưỡng 125U/ml [
32] và nghiên
cứu 183 bệnh nhân UTBT, CA12.5 tăng cao ở những bệnh nhân UTBT đã
tiến xa [
33]. Vũ Thị Kim Chi nghiên cứu trên 100 bệnh nhân u BT thấy xét
nghiệm CA12.5 có độ nhậy 68%, độ đặc hiệu 97% ở ngưỡng 60U/ml [
11].
1.4.2.5. Tế bào học
Phương pháp này là dùng kim nhỏ chọc xuyên qua thành bụng để
hút dịch ổ bụng hoặc tế bào tại u làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính.
Tuy phương pháp rất dễ thực hiện nhưng độ chính xác chưa cao và có
nhiều tai biến khi chọc cũng như có thể gây di căn tế bào ung thư ra thành bụng
qua chỗ chọc, nhiễm trùng ổ bụng nên ít được áp dụng. Với các trường hợp ung
thư giai đoạn muộ
n có tràn dịch ổ bụng nhiều, chèn ép gây khó thở cho bệnh
nhân có thể chọc hút dịch giảm áp lực ổ bụng đồng thời làm xét nghiệm tế bào.
Tỷ lệ dương tính khi xét nghiệm dịch ổ bụng có thể lên tới 60%.

15
1.5. GIẢI PHẪU BỆNH HỌC KHỐI U BUỒNG TRỨNG [

1],[54],[61],[68]
Do tính chất đa dạng nguồn gốc do đó phân loại mô học các khối u
BT cũng hết sức phức tạp. Hiện nay phân loại mới nhất và được sử dụng rộng
rãi nhất là phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới 2003.
* U biểu mô buồng trứng.
+ U biểu mô thanh dịch:
- U biểu mô thanh dịch lành tính.
- U thanh dịch giáp biên.
- U biểu mô thanh dịch ác tính.
+ U nhầy:
- U biểu mô nhầy lành tính.
- U biểu mô nhày giáp biên.
- U biểu mô nhày ác tính.
+ U dạng nội mạc tử cung:
- U dạng nội mạc lành tính.
- U dạng nội mạc giáp biên.
- U dạng nội mạc ác tính.
+ U tế bào sáng:
- U biểu mô tế bào sáng lành tính.
- U tế bào sáng giáp biên.
- U tế bào sáng ác tính.
+ U tế bào chuyển tiếp (U Brenner):
- U tế bào chuyển tiếp lành tính.
- U tế bào chuyển tiếp giáp biên
- U Brenner ác tính.
+ Ung thư biểu mô không biệt hóa.

16
* U dây sinh dục - mô đệm buồng trứng.
+ U tế bào hạt

+ U tế bào vỏ
+ U tế bào Leydig - Sertoli (U nguyên bào nam).
* U tế bào mầm.
+ U loạn phát tế bào mầm (Dysgerminoma).
+ U xoang nội bì.
+ Ung thư biểu mô màng đệm (Choriocarcinoma tiên phát ở buồng trứng).
+ Ung thư biểu mô thể bào thai.
+ U quái.
- U quái không thành thục (U quái phôi).
- U quái trưởng thành.
* Khối u di căn buồng trứng.
* Các u buồng trứng không thể xếp loại được.
Các u nguyên phát của BT không thể xếp vào bất cứ
loại nào đã kể trên.
1.6. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG[
16],[41]
Giai đoạn của ung thư BT dựa vào lâm sàng và kết quả sinh thiết
nhiều vị trí trong ổ bụng và các xét nghiệm tìm di căn xa.
Phân loại TNM và Hiệp hội sản phụ khoa Quốc tế(FIGO) như sau:
Đánh giá T, N, M gồm:
Các loại T: Kích thước và sự xâm lấn của u nguyên phát được đánh
giá thông qua khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, soi ổ bụng và/hoặc sau
phẫu thuật.
Các loại N: Đánh giá hạch tại vùng gồm hạch hạ v
ị, chậu chung,
chậu ngoài cùng bên, cạnh ĐM chủ bụng và hạch bẹn thông qua khám lâm
sàng, chẩn đoán hình ảnh, soi ổ bụng và/hoặc sau phẫu thuật.
Các loại M: Đánh giá di căn thông qua khám lâm sàng, chẩn đoán
hình ảnh, soi ổ bụng và/hoặc sau phẫu thuật.


×