Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng, X quang và kháng thuốc của vi khuẩn lao ở bệnh nhân lao phổi kháng đa thuốc tại Bệnh viện phổi Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.64 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ KHÁNG THUỐC CỦA
VI KHUẨN LAO Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI KHÁNG ĐA THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI
Nguyễn Lam*; Phạm Văn Tạ**
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, X quang và kháng thuốc ở bệnh nhân (BN) lao phổi
kháng đa thuốc (LPKĐT). Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả:
trong 54 BN LPKĐT, nam 79,63%, nữ 20,37%, nhóm tuổi 26 - 55 gặp 70,37%. Triệu chứng lâm
sàng hay gặp: ran nổ 96,30%; ho khạc đờm 94,44%; hội chứng hang 68,52%; đau ngực 51,85%;
sốt về chiều 50%; khó thở và ho ra máu 9,26 - 12,96%. BMI bình thường 7,41%, gày các thể
92,59%, trong đó gày độ I: 55,56%. Tổn thương X quang mức độ rộng 50%; trung bình 27,78%
và hẹp 22,22%. AFB (+) trong đờm 92,59%, trong đó AFB (2+) 38,89%, AFB (1+) 24,07%.
100% BN có vi khuẩn lao kháng ≥ 3 thuốc, trong đó kháng S, R, H 44,44%, kháng S, R, H, E
33,33%, còn kháng R, H, E 22,22%.
* Từ khóa: Lao phổi; Lao phổi kháng đa thuốc; Đặc điểm X quang, lâm sàng.

Clinical Features, X-rays and Drug Resistance of Mycobacterium
Tuberculosis in Patients with Multi-drug Resisitant Tuberculosis in
Hanoi Lung Hospital
Summary
Objective: Searching clinical characteristics, X-rays and resistance of multi-drug resistant
tuberculosis. Methods: Cross-sectional study combined retrospective study. Results: Studied 54
patients with multi-drug resistant tuberculosis we found that: 79.63% male, 20.37% female,
group of 26 - 55 years old was 70.37%. The common clinical symptoms were: crackles 96.30%;
productive cough 94.44%; cavity syndrome 68.52%, chest pain 51.85%; fever in the afternoon
50%; shortness of breath and hemoptysis accounted for only 9.2 - 12.96%. 7.41% of patients
had BMI normal range; 92.59% BMI in the lower range, including BMI from 17 - 18.4: 55.56%.
X-ray: severe lession 50%; average 27.78% and 22.22% in mild. AFB (+) in sputum 92.59%,
in which AFB (2+) 38.89% and AFB (1+) 24.07%. 100% of bacteria were resistant to three


or more drugs, including anti S, R, H 44.44%, 33.33% resistance S, R, H, E and resistance
R, H, E 22.22%.
* Key words: Tuberculosis; Multi-drug resistant tuberculosis; X-rays of tuberculosis;
Clinical features.

* Bệnh viện Quân y 103
** BÖnh viÖn Phæi Hµ Néi
Người phản hồi (Corresponding): NguyÔn Lam ()
Ngày nhận bài: 28/10/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/12/2014
Ngày bài báo được đăng: 29/12/2014

75


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao đang có xu hướng gia tăng
mạnh, nhất là khi bùng phát đại dịch
HIV/AIDS và bệnh lao kháng thuốc. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) năm 2013, khoảng 1/3 dân số
thế giới bị nhiễm lao; 12 triệu người hiện
mắc lao; 8,6 triệu người mắc lao mới;
13% số mắc lao đồng nhiễm HIV; 1,3
triệu người tử vong do lao [2]. Tình hình
dịch tễ lao kháng thuốc cũng diễn biến rất
phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các
quốc gia. Hàng năm có khoảng nửa triệu
người LPKĐT mới, nhưng chỉ 3% được

chẩn đoán và điều trị đúng [12].
Tình hình bệnh lao ở nước ta vẫn là
một thách thức lớn đối với Ngành Y tế nói
riêng và cộng đồng nói chung. Việt Nam
hiện đứng thứ 12/22 nước có gánh nặng
bệnh lao cao nhất thế giới [2]. Theo Chương
trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) 2008,
tỷ lệ LPKĐT ở BN đã điều trị là 19,3%
và BN lao mới 2,7%. Như vậy, mỗi năm
Việt Nam có thêm 6.000 BN LPKĐT [8].

* Tiêu chuẩn chọn BN: chẩn đoán
LPKĐT theo tiêu chuẩn của CTCLQG
(2008): LPKĐT là BN lao phổi ho khạc ra
vi khuẩn lao kháng tối thiểu đồng thời với
rifampicin và isoniazid.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN HIV/AIDS,
người có bệnh lý nặng, mạn tính, phụ nữ
có thai hoặc đang cho con bú, lao phổi
trẻ em.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu
kết hợp tiến cứu.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Lâm sàng: tuổi, giới, triệu chứng toàn
thân, cơ năng, thực thể, chỉ số khối cơ
thể (BMI).
- Cận lâm sàng: mức độ tổn thương
trên X quang phổi chuẩn, xét nghiệm tìm
AFB đờm, nuôi cấy vi khuẩn lao và làm

kháng sinh đồ.

- Đánh giá đặc điểm kháng thuốc của
vi khuẩn lao ở BN LPKĐT.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.

Thu thập triệu chứng toàn thân, cơ
năng, thực thể theo mẫu bệnh án nghiên
cứu cho tất cả BN. Đánh giá chỉ số BMI
theo Hội Đái tháo đường châu Á (2000)
[9]; đánh giá mức độ tổn thương trên
X quang theo tiêu chuẩn của ATS (1980).
Xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB
bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen
và đánh giá theo CTCLQG (2008); nuôi
cấy vi khuẩn lao (MTB) và làm kháng sinh
đồ (KSĐ) trên môi trường lỏng Mgit
Bactec. Đánh giá kế quả nuôi cấy theo
CTCLQG (2008).

54 BN LPKĐT điều trị tại Bệnh viện
Phổi Hà Nội từ 2011 đến 7 - 2013.

Xử lý kết quả nghiên cứu trên máy tính
bằng chương trình IPSS 11.5.

Việc chẩn đoán sớm và chính xác
LPKĐT là cơ sở khoa học để đề ra biện

pháp và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu nhằm:
- Xác định đặc điểm lâm sàng, X quang
của LPKĐT.

75


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Phân bố theo tuổi và giới.
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi và giới.
Nam

Giíi
Tuæi



Tæng

n

%

n

%


n

%

17 - 25

4

9,3

3

27,27

7

12,96

26 - 35

7

16,28

4

36,36

11


20,37

36 - 45

12

27,91

1

9,09

13

24,07

46 - 55

12

27,91

2

18,18

14

25,93


56 - 65

6

13,95

1

9,09

7

12,96

> 65

2

4,65

0

0,00

2

3,70

Tổng


43

100

11

100

54

100

BN nam chiếm 79,63%, nữ 20,37%; tuổi trung bình 43 đối tượng lao động chính
trong xã hội chiếm 70,37%. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu; tỷ lệ mắc lao ở
nam cao hơn nữ. Theo TCYTTG [10], 2/3 số trường hợp mắc lao là nam. Kết quả điều
tra tình hình mắc lao ở Việt Nam 2006 - 2007 của CTCLQG [8] cho thấy nam mắc
nhiều hơn nữ 4 - 5 lần và tập trung ở độ tuổi 25 - 64. Nguyễn Anh Quân (2012) [7]
nghiên cứu lao phổi mạn tính kháng thuốc thấy nam 84,92%, nữ 15,08% và nhóm 25 54 tuổi chiếm 57,14%.
2. Triệu chứng lâm sàng.
* Triệu chứng toàn thân, cơ năng,
thực thể:
Sốt về chiều: 27 BN (50,00%); ho khạc
đờm: 51 BN (94,44%); ho ra máu: 7 BN
(12,96%); đau ngực: 28 BN (51,85%);
khó thở: 5 BN (9,26%); ran nổ: 52 BN
(96,30%); hội chứng hang: 37 BN
(68,52%); hội chứng 3 giảm: 6 BN
(11,11%). Kết quả này phù hợp với
Đặng Văn Khoa (2011) [7]: LPKĐT ho

khạc đờm 99%, đau ngực 74,5%; ho ra
máu 33,7% và khó thở 25,5%, phù hợp
với Phạm Thế Anh (2013) [1], Lưu Thị

Liên và CS (2011) [5]: sốt về chiều 27,4 85,7%, ho khạc đờm 90,9%, ho ra máu
và khó thở 29,2%.
3. Chỉ số BMI.
* Chỉ số BMI:
Bình thường: 4 BN (7,41%); gày độ I:
30 BN (55,56%); gày độ II: 12 BN (22,22%);
gày độ III: 8 BN (14,81%). Tổng số gày
độ I và độ II: 77,78%.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Đậu Minh Quang (2007) [6]: trong lao phổi
tái phát BMI gày các thể 91,65%. Theo
nghiên cứu của CDC (2009) cho thấy BMI
77


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

ở lao phổi kháng thuốc bình thường 8,67%
[9], Helen S (2010) cho biết ở LPKĐT tại
Uzbekistan, BMI trung bình 17,4% [11].
4. Mức độ tổn thƣơng trên phim
X quang chuẩn.

Biểu đồ 1: Mức độ tổn thương
X quang phổi.
Kết quả này phù hợp với Lưu Thị Liên

(2011) [5] và Đậu Minh Quang (2007) [6]:
ở LPKĐT và lao tái phát, tổn thương độ II,
III là 80 - 97%.
5. Xét nghiệm soi đờm trực tiếp.
Bảng 2: Kết quả AFB trong đờm.
Sè BN
KÕt qu¶

n

Tû lÖ (%)

Dương tính (3+)

14

25,93

Dương tính (2+)

21

38,89

Dương tính (1+)

13

24,07


1 - 9 AFB/100VT

2

3,70

AFB âm tính

4

7,41

xÐt nghiÖm ®êm

Nguyễn Anh Quân (2012) và Trần Văn
Sáng (2002) [7] nghiên cứu lao phổi tái
phát mạn tính và lao kháng thuốc gặp
AFB (+) 70,4 - 72,22%. Điều này cho
thấy BN LPKĐT có vi khuẩn lao rất nhiều
ở đờm, họ là nguồn lây nguy hiểm cho
cộng đồng.
78

6. Đặc điểm kháng thuốc.
Bảng 3: Kết quả kháng sinh đồ.
Sè BN
n

%


Kháng S, R, H

24

44,44

Kháng R, H, E

12

22,22

Kháng S, R, H, E

18

33,33

Tổng

54

100

KÕt qu¶

Tất cả BN đều kháng ≥ 3 thuốc, kháng
04 thuốc S, R, H, E là 33,33%. Kết quả
này cũng tương tự Lưu Thị Liên và CS
(2011) [5]: 100% BN kháng ≥ 3 thuốc,

kháng 4 thuốc R, H, S, E 63,6%, còn
kháng R, H, E 9,1%. Kết quả này tương
tự Lê Thị Kim Hoa (2008) [3]: ở BN tái trị
LPKĐT, kháng R, H, S, E cao nhất, kháng
R, H, E 3,8%, còn kháng R, H chỉ có 1,9%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 54 BN LPKĐT điều trị
tại Bệnh viện Phổi Hà Nội, chúng tôi rút ra
một số kết luận: nam 79,63%, nữ 20,37%
tập trung chủ yếu từ 26 - 55 tuổi (70,37%).
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp là ran
nổ 96,30%; ho khạc đờm 94,44%; hội
chứng hang 68,52%, đau ngực 51,85%
và sốt về chiều 50%, khó thở và ho ra
máu 9,26 - 12,96%.
- Chỉ số BMI bình thường 7,41%, gày
các độ 92,59%, trong đó gày độ I: 55,56%.
- Tổn thương X quang mức độ rộng
50%; trung bình 27,78%; mức độ hẹp chỉ
có 22,22%.
- Xét nghiệm đờm AFB (+) 92,59%,
AFB (2+) 38,89%, AFB (3+) 25,93%, AFB
(1+) 24,07%.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

- 100% vi khuẩn kháng ≥ 3 thuốc, trong
đó kháng S, R, H 44,44%, kháng S, R, H,
E 33,33%, kháng R, H,

E chỉ có 22,22%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thế Anh. Bước đầu đánh giá hiệu
quả của phác đồ 6KEZLPC/12EZLPC, điều trị
LPKĐT tại Bệnh viện 74 Trung ương. Hội thi
sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc lần IV,
tr.2012-2013.
2. Chương trình Chống lao Quốc gia.
Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tạp chí Lao và
Bệnh phổi. 2014, số 16 (4).
3. Lê Thị Kim Hoa. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng cận lâm sàng của lao phổi có vi
khuẩn kháng đa thuốc. Luận văn Thạc sỹ Y học.
Đại học Y Hà Nội.
4. Đặng Văn Khoa. Bước đầu nhận xét kết
quả điều trị 6 tháng đầu của 38 BN LPKĐT
theo phác đồ 4A tại Bệnh viện K74 Trung
ương năm 2011. Tạp chí Lao và Bệnh phổi.
2011, tr.49-55.

5. Lưu Thị Liên và CS. Nhận xét kết quả
bước đầu trong điều trị bệnh lao kháng đa
thuốc tại Bệnh viện Phổi Hà Nội. Đề tài Khoa
học cấp cơ sở.
6. Đậu Minh Quang. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng của BN lao phổi tái
phát điều trị tại Bệnh viện Chống lao Nghệ An
2006 - 2007. Tạp chí Thông tin Y Dược
(số đặc biệt). 2007, tr.10-15.

7. Nguyễn Anh Quân. Hiệu quả của phác
đồ 6KRHZEO/12RHZEO điều trị lao phổi mạn
tính kháng thuốc tại tỉnh Bình Định. Luận án
Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. Hà Nội. 2012.
8. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ. Kết
quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm lao và mắc lao ở
Việt Nam VINCOTB-06. Báo cáo đề tài Cấp
Bộ Y tế. 2009.
9. Centers for Disease Control and Prevention.
Reported tuberculosis in the United States.
Center for Disease Control. 2009, 53, p.25.
10. Migliori GB, Ortmann J, Girardi E et
al. Extensively

drug-resistant

tuberculosis,

Italy and Germany. Emerg Infect Dis. 2007,
13, pp.780-781.

79


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

78




×