Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu tác dụng dự phòng buồn nôn và nôn của dexamethason sau gây tê tủy sống mổ lấy thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.92 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DỰ PHÕNG BUỒN NÔN VÀ NÔN
CỦA DEXAMETHASON SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG MỔ LẤY THAI
Nguyễn Đình Đức*; Nguyễn Ngọc Thạch**
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân (BN) có chỉ định mổ lấy thai được vô cảm bằng gây tê tủy
sống (GTTS) tại Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ tháng 2 đến 4 - 2014.
Kết quả cho thấy: tỷ lệ BN buồn nôn, nôn sau mổ lấy thai ở nhóm tiêm tĩnh mạch
dexamethason trước GTTS (nhóm N1) (16%) thấp hơn so với nhóm chứng (nhóm N2) (36%) (p
< 0,05). Tỷ lệ BN nôn ở mức độ 3 và 4 sau phẫu thuật ở nhóm N1 giảm dần từ thời điểm H1
đến H24 và thấp hơn nhóm N2 (p < 0,001). Tỷ lệ dùng thuốc chống nôn sau phẫu thuật ở nhóm
N1 (2%) thấp hơn so với nhóm N2 (26%) (p < 0,001). Tỷ lệ đau đầu ở nhóm N1 (10%) thấp hơn
so với nhóm N2 (32%) (p < 0,05). Ở nhóm N1 tỷ lệ ngứa (2%) và chóng mặt (4%) thấp hơn so
với nhóm N2 tương ứng 10% và 22% (p < 0,05).
* Từ khóa: Gây tê tủy sống; Buồn nôn và nôn sau phẫu thuật; Dexamethason; Mổ lấy thai.

DEXAMETHASONE PROPHYLAXIS OF NAUSEA AND
VOMITING AFTER SPINAL ANESTHESIA FOR
CESAREAN SECTION
summary
This study was carried out in 100 patients who underwent spinal anesthesia for cesarean
section. The results showed that nausea and vomiting rate after cesarean section in the
dexamethasone intravenous group before spinal anesthesia (the group N1) (16%) was lower
than the placebo group (the group N2) (36%) (p < 0.05). Postoperative vomiting rate in level
3 and 4 in group N1 decreased gradually from H1 to H24 and were lower than group N2 (p <
0.001). Postoperative antiemesis medication rate in the group N1 (2%) was lower than the
group N2 (26%) (p < 0.001). Headache rate in the group N1 (10%) was lower than the group N2
(32%) (p < 0.05). In the group N1, pruritus (2%) and dizzy rates (4%) were lower than the group
N2, respectively 10% and 22% (p < 0.05).
* Key words: Spinal anesthesia; Postoperative nausea and vomiting; Dexamethasone.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay GTTS được áp dụng rộng rãi
cho phẫu thuật mổ lấy thai do có nhiều
ưu điểm, tuy nhiên GTTS cũng có một số
nhược điểm như gây tụt huyết áp, chậm

nhịp tim, đau đầu, buồn nôn, nôn… Trong
các biến chứng trên, buồn nôn, nôn trong
và sau phẫu thuật không chỉ gây khó chịu
cho BN mà còn dễ gây chảy máu, chậm
liền vết mổ, rối loạn nước điện giải,

* Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Thạch ()
Ngày nhận bài: 10/02/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/05/2014
Ngày bài báo được đăng: 26/05/2014


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

hạn chế vận động cũng như phục hồi
sớm. Trong phẫu thuật sản khoa, tỷ lệ
buồn nôn và nôn sau phẫu thuật dao
động 50 - 60%. Do đó, trên thế giới đã sử
dụng các thuốc dự phòng nôn và buồn
nôn sau phẫu thuật như droperidol,
granisetron... [2, 4]. Gần đây, việc sử
dụng dexamethason, một thuốc chống

viêm thuộc nhóm corticoid cho thấy có
hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn sau mổ
lấy thai [3, 5]. Tại Việt Nam, đã có một số
nghiên cứu sử dụng dexamethason dự
phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật cắt
túi mật nội soi, chi dưới mà chưa có
nghiên cứu sử dụng dexamethason dự
phòng buồn nôn và nôn sau mổ lấy thai
bằng dexamethason. Chính vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Đánh giá tác dụng dự phòng BNN
sau phẫu thuật của dexamethason tiêm
tĩnh mạch trước GTTS bằng bupivacain
phối hợp fentanyl để mổ lấy thai.
- Đánh giá các tác dụng không mong
muốn khi sử dụng dexamethason tiêm
tĩnh mạch dự phòng buồn nôn, nôn sau
phẫu thuật.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
100 BN có chỉ định mổ lấy thai, được
vô cảm bằng gây GTTS tại Khoa Gây mê
Hồi sức Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ
tháng 2 đến 4 - 2013.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN đồng ý
tham gia nghiên cứu, không có chống chỉ
định GTTS và sử dụng dexamethason,
không sử dụng thuốc chống nôn khác
trước và trong phẫu thuật, ASA I, II.

* Tiêu chuẩn loại trừ: BN từ chối tham
gia nghiên cứu, có triệu chứng buồn nôn,
nôn trước phẫu thuật.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Tiến cứu can thiệp lâm sàng ngẫu
nhiên đối chứng.
* Thuốc phương tiện dụng cụ máy:
- Bupivacain ưu tỷ trọng 0,5% (biệt
dược marcain spinal heavy 0,5%) ống 20
mg/4 ml (Hãng Astra Zeneca AB) (Úc).
- Fentanyl ống 100 µg/2 ml (Hãng Polfa,
Ba Lan).
- Dexamethason ống 4 mg/1 ml (Xí
nghiệp Dược phẩm TW 2, Việt Nam).
- Kim GTTS cỡ 25G (Hãng B.Braun,
CHLB Đức).
- Thang điểm đau VAS (Hãng Astra
Zeneca AB, Úc).
- Máy theo d i Life Scope 10i (Hãng
Nihon Kohden, Nhật Bản).
* Phương pháp tiến hành:
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch
với kim luồn 18G, truyền dung dịch
natriclorua 0,9% 6 ml/kg truyền trong
15 phút trước khi GTTS.
- 100 BN được chia ngẫu nhiên thành
hai nhóm:
+ Nhóm 1 (N1) (nhóm nghiên cứu, n = 50):
tiêm tĩnh mạch dexamethason 8 mg/2 ml,

sau đó GTTS bằng hỗn hợp marcain
0,5% 0,18 mg/kg với 30 µg fentanyl.
+ Nhóm 2 (N2) (nhóm chứng, n = 50):
GTTS bằng hỗn hợp marcain 0,5% 0,18
mg/kg với 30 µg fentanyl.
- BN ngồi cúi đầu, lưng cong, hai chân
duỗi thẳng trên bàn, sát trùng rộng vùng
chọc kim. Vị trí chọc kim GTTS ở khe
liên đốt L2-3 đường giữa cột sống. Khi
xác định đầu kim đã vào khoang dưới
nhện, lắp bơm tiêm đã lấy sẵn thuốc tê
vào kim chọc tủy sống, sau đó tiêm thuốc
với tốc độ đều trong 30 giây.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

- Đặc điểm chung BN.
+ Tuổi, cân nặng, chiều cao, thời gian
phẫu thuật, ASA.

. Perfalgan: truyền tĩnh mạch chai
500 mg/50 ml với tốc độ 30 giọt/phút khi
VAS ≥ 4.

+ Mức độ vô cảm trong phẫu thuật:
bao gồm tốt, trung bình, kém.

- Chỉ tiêu tác dụng dự phòng BNN sau

phẫu thuật.

+ Thời gian tiềm tàng GTTS: tính từ
khi tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện
đến khi BN mất cảm giác đau ở mức T10
có thể tiến hành phẫu thuật. Thời gian tác
dụng của GTTS: tính từ khi BN mất cảm
giác đau sau GTTS tại T10 đến khi đau
trở lại ứng với VAS ≥ 4.

- Phân bố BN ở mỗi nhóm theo số
lượng yếu tố nguy cơ BNN sau phẫu
thuật của Apfel.

+ Tổng lượng dịch máu đã truyền trong
phẫu thuật và 24 giờ sau phẫu thuật.
+ Liều lượng bupivacain, atropin, ephedrin
đã dùng trong phẫu thuật.
+ Liều lượng các thuốc chống nôn và
giảm đau đã dùng 24 giờ sau phẫu thuật:
. Primperan: tiêm tĩnh mạch 10 mg khi
BN nôn ở mức độ 4.

B ng 1: Yếu tố nguy cơ BNN sau phẫu
thuật theo thang điểm Apfel [1].
YẾU TỐ NGUY CƠ

ĐIỂM APFEL

Nữ


1

Tiền sử BNN sau mổ/say tàu xe

1

Không hút thuốc

1

Dùng opioid sau mổ

1

- Tỷ lệ BN buồn nôn, nôn sau phẫu thuật ở mỗi nhóm được tính theo công thức:
Tổng số BN buồn nôn, nôn sau phẫu thuật
Tỷ lệ BN buồn nôn, nôn sau phẫu thuật ở mỗi nhóm =

x 100%
50

- Tỷ lệ BN buồn nôn, nôn sau phẫu thuật ở mức độ n ở mỗi nhóm tại các thời điểm
H1, H2-H3, H4-H12, H13-H24 tính theo công thức:
Tổng số BN buồn nôn, nôn sau phẫu thuật mức độ n
x 100%
50

n = 0, 1, 2, 3, 4.
H1: 1 giờ sau phẫu thuật, H2: 2 giờ sau phẫu thuật… H24: 24 giờ sau phẫu thuật.

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ buồn nôn,
nôn sau phẫu thuật dựa theo thang điểm
của Klockgether-Radke [1]: mức độ 0:
không nôn và không buồn nôn, mức độ 1:
buồn nôn nhẹ (cảm giác lợm giọng), mức
độ 2: buồn nôn nặng (cảm giác muốn nôn
nhưng không nôn được), mức độ 3: nôn
khan hoặc nôn thực sự < 2 lần/giai đoạn,
mức độ 4: nôn thực sự ≥ 2 lần/giai đoạn.

- Chỉ tiêu tác dụng không mong muốn:
tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim
chậm, nhịp tim nhanh, đau đầu, ngứa,
chóng mặt, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ
dày ruột, tăng glucose máu 24 giờ sau
phẫu thuật.
* Thời điểm nghiên cứu: theo d i tần
số tim, huyết áp trung bình, SPO2 trong
mổ 2,5 phút một lần cho đến khi mổ xong;


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

theo d i các chỉ số trên và tác dụng
không mong muốn 1 giờ/lần trong 24 giờ
sau phẫu thuật.

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0, p < 0,05 được coi khác biệt có ý
nghĩa thống kê.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
B ng 1: Tuổi, cân nặng, chiều cao và thời gian phẫu thuật.
NHÓM

N1 (n = 50) X ± SD

N2 (n = 50) X ± SD

p

Tuổi (năm) min - max

26,3 ± 5,1 21 - 38

28,1 ± 5,4 17 - 39

> 0,05

Cân nặng (kg) min - max

62,4 ± 7,4 50 - 76

59,8 ± 3,7 54 - 72

> 0,05

Chiều cao (cm) min - max

156,8 ± 4,5 145 - 165


156,5 ± 3,1 151 - 161

> 0,05

50,4 ± 7,5 45 - 60

48,0 ± 6,1 45 - 60

> 0,05

CHỈ TIÊU

Thời gian phẫu thuật (phút) min - max

B ng 2: ASA và mức độ vô cảm.
NHÓM

N1 (n = 50)
BN (%)

N2 (n = 50)
BN (%)

p

ASA I

47 (94)


42 (96)

> 0,05

ASA II

3 (6)

8 (4)

> 0,05

48 (96)

49 (98)

> 0,05

2 (4)

1 (2)

> 0,05

CHỈ TIÊU

Mức độ vô cảm tốt
Mức độ vô cảm trung bình

B ng 3: Phân bố BN hai nhóm theo thang điểm Apfel.

NHÓM

N2 (n = 50)
BN (%)

n

Đ
2

47 (94)

48 (96)

3

2 (4)

1 (2)

4

1 (2)

1 (2)

p

> 0,05


B ng 4: Tỷ lệ BN buồn nôn, nôn 24 giờ sau phẫu thuật.
NHÓM

N1 (n = 50)
BN (%)

N2 (n = 50)
BN (%)

p

5 (10)

7 (14)

> 0,05

Nôn

3 (6)

11 (22)

< 0,05

Buồn nôn, nôn

8 (16)

18 (36)


< 0,05

CHỈ
Buồn nôn

B ng 5: Số lần buồn nôn, nôn trung bình/1 BN có buồn nôn, nôn sau phẫu thuật 24 giờ.
NHÓM

N1 (n = 8)

N2 (n = 18)

CHỈ

X ± SD

X ± SD

Số lần buån n«n, n«n trung bình

6,3 ± 3

9,2 ± 2,1

p
< 0,01

B ng 6: Mức độ buồn nôn, nôn tại các thời điểm H1, H2-H3 sau phẫu thuật.



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014
THỜI ĐIỂM

THỜI ĐIỂM H1 SAU PHẪU THUẬT

THỜI ĐIỂM H2-H3 SAU PHẪU THUẬT

N1 (n = 50)
BN (%)

N2 (n = 50)
BN (%)

N1 (n = 50)
BN (%)

N2 (n = 50)
BN (%)

Độ 0

42 (84)

32 (64)

42 (84)

32 (64)


Độ 1

0

0

2 (4)

0

MỨC ĐỘ BUỒN NÔN, NÔN

Độ 2

1 (2)

0

5 (10)

3 (6)

Độ 3

6 (12)

7 (14)

0#


13 (26)#

Độ 4

1 (2)#

11 (22)#

1 (2)

2 (4)

(# p < 0,001)
B ng 7: Mức độ buồn nôn, nôn tại các thời điểm H4-H12 và H13-H24 sau phẫu thuật.
THỜI ĐIỂM H4-H12
SAU PHẪU THUẬT

THỜI ĐIỂM

THỜI ĐIỂM H13-H24
SAU PHẪU THUẬT

N1 (n = 50)
BN (%)

N2 (n = 50)
BN (%)

N1 (n = 50)
BN (%)


N2 (n = 50)
BN (%)

Độ 0

44 (88)

31 (62)

49 (98)#

35 (70)#

Độ 1

5 (10)

3 (6)

0

13 (26)

Độ 2

0

0


1 (2)

2 (4)

Độ 3

0#

14 (28)#

Độ 4

1 (2)

2 (4)

MỨC ĐỘ BUỒN NÔN, NÔN

98

(# p < 0,001)

Nhóm N1

74

100

Nhóm N2


90

Tû lệ %

80
70

p < 0,001

60

26

50
40
30

2

20
10
0

Dùng thuôc
Dùng
thuốc

Không
dùngthuôc
thuốc

Không dùng

Biểu đồ 1: Tỷ lệ dùng thuốc chống nôn 24 giờ sau phẫu thuật.
B ng 8: Tác dụng không mong muốn khác.
NHÓM

N1 (n = 50)
BN (%)

N2 (n = 50)
BN (%)

p

CHỈ TIÊU
Đau đầu

5 (10%)

16 (32%)

< 0,05

Chóng mặt

2 (4%)

11 (22%)

< 0,05


Ngứa

1 (2%)

5 (10%)

< 0,05

22 (44%)

23 (46%)

> 0,05

Hạ huyết áp


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

BÀN LUẬN
1. Tác dụng dự phòng buồn nôn,
nôn của dexamethason tiêm tĩnh mạch
sau GTTS mổ lấy thai.
Apfel và CS (2001) đã đề xuất bốn yếu
tố nguy cơ gây buồn nôn sau phẫu thuật
là nữ, tiền sử say tàu xe hoặc tiền sử
buồn nôn, nôn ở phẫu thuật trước đó,
không hút thuốc lá và sử dụng opioid giảm
đau sau phẫu thuật. Điểm số Apfel càng

cao, nguy cơ buồn nôn, nôn sau phẫu
thuật càng cao [1]. Đối tượng trong nghiên
cứu này là phụ nữ mổ lấy thai, tập quán
của người Việt Nam rất ít phụ nữ hút
thuốc, do đó điểm số Apfel trong nghiên
cứu này dao động từ 2 - 4, khác biệt về
điểm số Apfel giữa hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy, đối
tượng nghiên cứu này đều có nguy cơ
cao buồn nôn, nôn sau phẫu thuật, việc
sử dụng thuốc dự phòng buồn nôn, nôn
như dexamethason rất cần thiết, góp phần
giảm biến chứng do buồn nôn, nôn gây ra
và giảm ngày nằm viện cho BN. Trong
nghiên cứu này, mặc dù các đặc điểm
chung như tuổi, cân nặng, chiều cao,
ASA, điểm số Apfel khác biệt giữa hai
nhóm không có ý nghĩa thống kê
(p
> 0,05) (b ng 1, 2, 3) nhưng tỷ lệ buồn
nôn, nôn 24 giờ sau phẫu thuật ở nhóm
N1 (16%) thấp hơn so với nhóm N2 (36%),
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
(b ng 4). Mặt khác, kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy số lần buån n«n, n«n 24
giờ sau phẫu thuật ở nhóm N1 (6,3 ± 3
lần) thấp hơn so với nhóm N2 (9,2 ± 2,1
lần) với p < 0,01 (b ng 5, 6 và 7), cho thấy
tỷ lệ BN nôn ở mức độ 3 và 4 ở nhóm N1
giảm dần theo thời gian từ thời điểm H1

đến H24 sau phẫu thuật và luôn thấp hơn
nhóm N2, khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001. Mặc dù cơ chế dự phòng
buồn nôn, nôn của dexamethason chưa
được xác định r ràng, nhưng nhiều
nghiên cứu đều nhận định dexamethason
có cơ chế đối kháng với thụ thể dopamin
ở vùng CTZ (chemoreceptor trigger zone)
sàn não thất bốn làm giảm đáng kể nồng
độ dopaminergic tại vùng này bằng cách
ức chế trung tâm và ngoại biên sản xuất
và bài tiết serotonin, ức chế vùng dưới đồi
sản xuất prostaglandin, khi nồng độ các

chất này giảm, sẽ giảm được tỷ lệ buồn
nôn, nôn sau phẫu thuật [5]. Wang JJ và
CS (2001) nhận thấy tỷ lệ BN có buồn
nôn, nôn > 4 lần trong 24 giờ sau phẫu
thuật ở nhóm sử dụng dexamethason (2%)
thấp hơn nhóm chứng (18%), khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [5]. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ dùng
thuốc chống nôn 24 giờ sau phẫu thuật ở
nhóm dùng dexamethason (2%), thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
(26%), p < 0,001 (biểu đồ 1). Wang JJ và
CS (2001) sử dụng dexamethason 10 mg
nhận thấy tỷ lệ BN phải dùng thuốc chống
nôn sau phẫu thuật (9%) thấp hơn so với
nhóm chứng (32%) [5]. Tzeng JI và CS

(2000) sử dụng dexamethason 8 mg nhận
thấy tỷ lệ BN dùng thuốc chống nôn sau
phẫu thuật (11%) thấp hơn so với nhóm
chứng (41%) [4].
2. Tác dụng không mong muốn khác.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào
đau vùng thượng vị, tăng huyết áp, tăng
glucose máu, xuất huyết tiêu hóa, thủng
dạ dày ruột. Đau đầu là tác dụng không
mong muốn thường gặp sau GTTS mổ lấy
thai, đặc biệt khi sử dụng thuốc chống nôn
đối kháng thụ thể serotonin như
ondansetron. Trong khi đó, dexamethason
lại không có tác dụng không mong muốn
là đau đầu, phản ứng ngoại tháp như
thuốc chống nôn droperidol, metoclopramid.
Chính vì thế, người ta khuyên nên phối
hợp dexamethason với thuốc đối kháng
thụ thể serotonin để tăng hiệu quả dự
phòng buồn nôn, nôn, đồng thời giảm tác
dụng không mong muốn của hai nhóm
thuốc. Tỷ lệ BN đau đầu ở nhóm N1 (10%)
thấp hơn so với nhóm N2 (32%), khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong
nhóm N1, tỷ lệ BN ngứa (2%); chóng mặt
(4%) thấp hơn so với nhóm N2 tương ứng
là 10% và 22%, khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05. Như vậy việc kết hợp
thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid với
thuốc tê GTTS làm xuất hiện ngứa, có thể

do thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid gây
phóng thích histamin, nên tác dụng như
một phản ứng dị ứng thoáng qua. Trong
khi dexamethason có tác dụng chống dị
ứng, nên trong nghiên cứu này tỷ lệ ngứa


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

ở nhóm N1 thấp hơn so với nhóm N2 (p <
0,05). Wang JJ và CS (2001) không gặp
trường hợp nào tăng glucose máu và loét
niêm mạc dạ dày [5]. Fujii Y
và CS
(1999) cho rằng ở nhóm dùng
dexamethason kết hợp ondansetron trên 60
BN mổ lấy thai GTTS có tỷ lệ đau đầu,
ngứa, chóng mặt tương ứng là 6,7%; 3,3%;
3,3% [2]. Một trong những tác dụng không
mong muốn sau GTTS mổ lấy thai là hạ
huyết áp. Hạ huyết áp sau GTTS mổ lấy
thai liên quan chặt chẽ đến buồn nôn và nôn
trong và sau phẫu thuật và gây khó khăn
cho bác sỹ phẫu thuật trong quá trình mổ
lấy thai. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hạ
huyết áp giữa hai nhóm khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (b ng 8).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 100 BN mổ lấy thai
dưới GTTS có hoặc không sử dụng tiêm

tĩnh mạch 8 mg dexamethason ngay trước
khi GTTS bằng bupivacain phối hợp với
fentanyl, chúng tôi rút ra một số kết luận
sau:
- Tỷ lệ BN buồn nôn, nôn sau phẫu
thuật ở nhóm dùng dexamethason (16%)
thấp hơn so với nhóm chứng (36%), khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Tỷ lệ BN nôn ở mức độ 3 và 4 sau
phẫu thuật ở nhóm dùng dexamethason
giảm dần theo thời gian từ thời điểm H1
đến H24 và thấp hơn nhóm chứng, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
- Tỷ lệ dùng thuốc chống nôn sau phẫu
thuật ở nhóm dùng dexamethason (2%)
thấp hơn so với nhóm chứng (26%), khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

- Tỷ lệ BN đau đầu ở nhóm dùng
dexamethason (10%) thấp hơn so với
nhóm chứng (32%), khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p < 0,05.
- Ở nhóm dùng dexamethason có tỷ lệ
ngứa 2%; chóng mặt 4% thấp hơn so với
nhóm chứng tương ứng là 10% và 22%;
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apfel CC, Kranke P et al. What can be
expected from risk scores for predicting
postoperative nausea and vomiting?. Br J

Anaesth. 2001, 86, pp.822-827.
2. Fujji Y, Satoh Y et al. Granisetron/
dexamethasone combination for reducing
nausea and vomiting during and after spinal
anesthesia for cesarean section. Anesth Analg.
1999, 88, pp.1346-1350.
3. Jaafarpour M, Khani A et al. The effect of
dexamethasone on nausea, vomiting and pain
in parturients undergoing caesarean delivery.
Journal of Clinical and Diagnostic Research.
2008, 3, pp.854-858.
4. Tzeng JI, Wang JJ et al. Dexamethasone
for prophylaxis of nausea and vomiting after
epidural morphine for post Cesarean section
analgesia: comparison of droperidol and
saline. Br J Anaesth. 2000, 85, pp.865-868.
5. Wang JJ, Ho ST et al. Dexamethasone
prophylaxis of nausea and vomiting after
epidural morphine for post-Cesarean analgesia.
Can J Anaesth. 2001, 48 (2), pp.185-190.



×