Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tỉ lệ hiện mắc Propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.16 KB, 10 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ HIỆN MẮC PROPIONIBACTERIUM ACNES
VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG IN VITRO ĐỐI VỚI KHÁNG SINH
Ở BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2011-2012
Nguyễn Thanh Hùng*, Nguyễn Tất Thắng**

TÓM TẮT
Mở đầu: Propionibacterium acnes (P. acnes) được xem là một trong các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Liệu pháp kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá thông thường thường kéo dài nhiều tháng, và sự thất bại trong
điều trị có liên quan đến sự phát triển của các chủng propionibacterium kháng thuốc. Đặc tính đề kháng kháng
sinh của P. acnes rất khác biệt tại các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về phân lập P. acnes
và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp thầy thuốc sử dụng kháng sinh
trong thực hành lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh
nhân bị mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám BV Da Liễu TP HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Các bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám
Bệnh Viện Da Liễu được khám và lấy chất bã từ nhân mụn để nuôi cấy P. acnes. Ngưỡng đề kháng kháng sinh
được xác định bằng nồng độ ức chế tối thiểu MIC theo tiêu chuẩn EUCAST. Khảo sát mối liên hệ giữa nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC) với các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh mụn trứng cá,
tiền sử điều trị. Thời gian nghiên cứu 10/2011 đến 03/2012.
Kết quả: Tổng cộng có 87 trường hợp tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ phân lập được P. acnes là 48,3% (42
chủng). Tỉ lệ đề kháng các kháng sinh của P. acnes như sau: Clindamycin: 88,1%; Azithromycin: 16,7%;
Tetracycline: 0%; Doxycycline: 0%; Minocycline: 0%; Trimethoprim/sulfamethoxazole: 95,2%; Levofloxacine:
0%; Cefuroxime: 0%. Các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh, và tiền sử điều trị
không liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh.
Kết luận: Nên tránh dùng Clindamycin và Trimethoprim/sulfamethoxazole để điều trị mụn trứng cá đối với
các bệnh nhân tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM. Kháng sinh Tetracycline, Doxycline, và Minocycline nên được


lưu ý để sử dụng điều trị mụn trứng cá.
Từ khóa: Tỉ lệ hiện mắc, mụn trứng cá, đề kháng kháng sinh

ABSTRACT
THE PREVALENCE OF PROPIONIBACTERIUM ACNES AND THEIR IN VITRO ANTIBIOTIC
RESISTANCES IN PATIENTS WITH VULGARIS ACNE IN HOSPITAL OF DERMATOVENEREOLOGY IN HO CHI MINH CITY
Nguyen Thanh Hung, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 301 - 310
Background: Propionibacterium acnes (P. acnes) has been considered as one of the factors causing acne.
Antibiotics therapy in acne extends several months, and the failure in treatment relates to the development of
resistant propionibacterium strains. Antibiotics resistant characteristics of P. acnes change in different countries.
* Lớp CK2 da liễu niên khóa 2010-2012
** Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104
Email:

Chuyên Đề Nội Khoa I

301


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

In Viet Nam, there has not been any study on isolation of P. acnes and their antibiotic-resistance. Studying this
problem will support physicians in medical practice.
Objective: To determine the prevalence of Propionibacterium acnes and their in vitro antibiotic resistances
in patients with vulgaris acne in Outpatient Department of HDV HCMC.
Methods: A case series study was designed. All patients with vulgaris acne satisfying recruited criteria were

examined and extracted comedone for culturing P. acnes. Resistance to antibiotics was defined by minimal
inhibitory concentration (MIC) according to EUCAST. The relations between MIC with factors: disease duration,
family history, and previous history of therapy for acne were surveyed.
Results: Among 87 cases studied, 42 strains of P. acnes were isolated (48.3%). In this group, 88.1%, 16.7%
and 95.2 strains were resistant to Clindamycin, Azithromycin, Trimethoprim/sulfamethoxazole respectively. On
the other hand, all strains isolated were not resistant to Tetracycline, Doxycycline, Minocycline, Levofloxacine,
Cefuroxime. There was not any relation between MIC and the factors: disease duration, family history, and
previous history of therapy for acne.
Conclusions: Clindamycin and Trimethoprim/sulfamethoxazole for treating vulgaris acne are not
recommended in HDV HCMC. Tetracycline, Doxycline, and Minocycline should be considered in treatment of
acne.
Keywords: Prevalence, acne, antibiotic resistance

MỞ ĐẦU
Propionibacterium acnes (P. acnes) được xem là
một trong các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Kháng sinh đã được chỉ định điều trị mụn trứng
cá trên 40 năm và đã có hiệu quả đáng kể. Liệu
pháp kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá
thường kéo dài nhiều tháng, và sự thất bại trong
điều trị có liên quan đến sự chọn lọc và phát
triển của các propionibacterium kháng thuốc.
Báo cáo đầu tiên về đề kháng kháng sinh của P.
acnes đã được trình bày năm 1979 tại Mỹ, sau đó
tiếp tục có thêm nhiều báo cáo khác tại nhiều
quốc gia ở Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á… đã cho
thấy tình hình kháng thuốc ngày càng đáng
được quan tâm. Tỉ lệ P. acnes đề kháng kháng
sinh đã được báo cáo lên đến 94% ở những vùng
thường được kê đơn có kháng sinh.

Tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM trong năm
2011, số đơn thuốc điều trị mụn trứng cá có
dùng kháng sinh chiếm tỉ lệ cao 75,8%. Mặc dù
kháng sinh được dùng thường xuyên, nhưng lại
chưa có đề tài nào khảo sát về sự đề kháng
kháng sinh của Propionibacterium acnes tại Việt
Nam. Thực hành kê đơn sử dụng kháng sinh
điều trị mụn trứng cá của thầy thuốc chủ yếu

302

dựa vào tài liệu của nước ngoài trong khi đó
những đặc tính nhạy và kháng kháng sinh thì lại
rất khác biệt ở các vùng địa phương khác nhau.
Do đó, xét thấy cần tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Tỉ lệ hiện mắc Propionibacterium acnes và sự đề
kháng in-vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn
trứng cá thông thường Bệnh Viện Da liễu TP. Hồ Chí
Minh” để có thể hỗ trợ thầy thuốc trong thực
hành lâm sàng.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes và sự đề
kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân bị
mụn trứng cá thông thường đến khám tại Phòng
Khám BV Da Liễu TP HCM.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes ở bệnh
nhân bị mụn trứng cá thông thường.

Xác định tỉ lệ và kiểu đề kháng in vitro đối
với kháng sinh của P. acnes ở bệnh nhân bị mụn
trứng cá thông thường.
Đánh giá mối liên hệ giữa kết quả nuôi cấy P.
acnes với các yếu tố: tiền sử điều trị, da nhờn, độ
nặng của mụn trứng cá theo phân độ của Hệ

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Thống Phân độ nặng mụn trứng cá tonh
phẩm là chất bã từ nhân mụn; thấp hơn là NC
của Parvin Hassanzadeh tỉ lệ 33% với bệnh
phẩm ở mụn mủ, nhân mụn, 11% với bệnh
phẩm ở da thường(4).
Do tính chất kỵ khí nên số lượng vi khuẩn P.
acnes ở bề mặt da sẽ không nhiều hơn ở nang
lông. Chúng tôi lấy bệnh phẩm chất bã tại các
nhân mụn, và đây có thể là một trong những lý
do khiến tỉ lệ phân lập P. acnes trong NC của
chúng tôi cao hơn trong NC của Parvin.
Mối liên quan giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và điều
trị
Theo NC này, không có sự khác biệt về kết
quả nuôi cấy P. acnes ở nhóm chưa điều trị và
nhóm có điều trị (p=0,107) (Bảng 2).
Kết quả này cũng phù hợp với cách chọn
mẫu ban đầu: những bệnh nhân đã điều trị
phải ngưng thuốc uống trước 8 tuần để không

ảnh hưởng đến số lượng P. acnes, và không
ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy.

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Kết quả nuôi cấy P. acnes và các yếu tố
liên quan
Mối liên quan giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và da
nhờn
Tỉ lệ bệnh nhân mụn trứng cá có da nhờn
nuôi cấy được P. acnes là 66,7%, cao hơn tỉ lệ
bệnh nhân không có da nhờn nuôi cấy được P.
acnes (33,3%). Không ghi nhận có mối liên hệ
giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và da nhờn
(p=0,36) (Bảng 3).
Kết quả này không phù hợp với nhiều NC
khác cho thấy rằng da nhờn là yếu tố quan trọng
cho sự tăng sinh và phân bố của P. acnes. Những
bệnh nhân có da nhờn hơn sẽ cung cấp một môi
trường dinh dưỡng tốt hơn, và số lượng P. acnes
nhiều hơn, và do đó làm tăng khả năng phát
hiện và phân lập vi khuẩn này. Với bệnh phẩm
được lấy từ nhân mụn, sẽ dễ “bắt” được P. acnes
với số lượng lớn đang phát triển trong đó. Như
vậy dự kiến sẽ có mối liên hệ giữa da nhờn và sự
phân lập được P. acnes.
Tuy nhiên, trong NC này, chúng tôi chưa
phát hiện được mối liên hệ giữa da nhờn và kết

quả nuôi cấy. Điều đó có thể xuất phát từ các lý
do sau:
Vị trí lấy mẫu: chúng tôi lấy bệnh phẩm là
chất bã từ những nhân mụn. Vị trí lấy mẫu có
thể ở phần trên của trán, gò má, hoặc cằm,
những nơi có nhân mụn đóng hoặc mở. Những
vị trí này có thể chưa phải là những vị trí có nang
lông hoạt động mạnh và tiết bã nhiều nhất trên
cơ thể của bệnh nhân.
Vì lý do kinh tế, mỗi bệnh nhân chỉ lấy
được một mẫu, do đó cũng hạn chế khả năng
phát hiện.
Kết quả nuôi cấy chỉ trả lời Dương tính
hoặc Âm tính, không tính số lượng các khúm
vi khuẩn.
Trong các NC của Mourelatos, Kearney,
Leyden, số lượng vi khuẩn tại mỗi vị trí lấy mẫu
đều được đếm, dựa vào số khuẩn lạc mọc trên
môi trường cấy. Số lượng chất bã được bài tiết

Chuyên Đề Nội Khoa I

Nghiên cứu Y học

cũng được tính toán, và lấy ở nhiều vị trí khác
nhau, do đó tính được mối tương quan. NC của
chúng tôi chỉ lấy mẫu ở một vị trí, và lại không
tính đến số lượng vi khuẩn mọc do đó khó phát
hiện được mối liên hệ này.
NC này không có nhóm chứng. Không thể so

sánh được với kết quả nuôi cấy ở những người
có da nhờn nhưng không có mụn trứng cá.
Đây cũng là những hạn chế của NC này.
Mối liên quan giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và độ
nặng của mụn trứng cá
Kết quả NC cho thấy không có mối liên hệ
giữa kết quả nuôi cấy và độ nặng (p=0,695)
(Bảng 4).
Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của
Jame Leyden trong một khảo sát về mật độ
propionibacterium ở người mắc bệnh và không
mắc bệnh trứng cá(5). Leyden cho biết: số lượng
P. acnes phân lập được ở các nhóm bệnh nhân
nặng thì không nhiều hơn ở nhóm bệnh nhẹ.
Như vậy, số lượng vi khuẩn P. acnes không
liên quan đến độ nặng của bệnh.

Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. acnes
Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. acnes
Trong NC này chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn
của EUCAST để xác định ngưỡng đề kháng.
Tiêu chuẩn EUCAST cũng được nhiều NC ở
Châu Á áp dụng(6,11).
Như vậy, trong NC này, ngưỡng đề kháng
của TET là MIC ≥ 2µg/ml; của DOX là MIC ≥
1µg/ml; của MIN là MIC ≥ 1µg/ml; CLI là MIC
≥ 0,25µg/ml; SXT là MIC ≥ 1µg/ml; CEF là MIC
≥ 16µg/ml.
Đối với các loại Azithromycin, vì EUCAST
không có ngưỡng MIC dành cho P. acnes, chúng

tôi dựa vào tiêu chuẩn của CLSI và chọn ngưỡng
MIC ≥ 4µg/ml và Levofloxacine là MIC ≥
1µg/ml(3).
Kết quả của NC này cho thấy: tỉ lệ đề kháng
của các loại kháng sinh như sau: Azithromycine,
Clindamycin và SXT lần lượt là 16,7%, 88,1% và
95,2%. Tỉ lệ đề kháng của các loại Tetracycline,

307


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Doxycline,
Minocycline,
Cefuroxime là 0% (Biểu đồ 1).

Levofloxacine,

trứng cá mang chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Đặc điểm đề kháng kháng sinh nhóm
Tetracyclines của mẫu NC
Tỉ lệ đề kháng đối với Tetracycline (TET),
Doxycline (DOX) và Minocycline (MIN) là 0%.

Vì mỗi loại kháng sinh có những đặc điểm
dược động học riêng, tình hình sử dụng trên lâm

sàng và cơ chế đề kháng khác nhau, nên NC này
chúng tôi tạm phân tích các tính chất đề kháng
ấy theo từng nhóm.

Với tỉ lệ đề kháng bằng 0%, có nhiều câu hỏi
liên quan có thể được đặt ra.

Đặc điểm đề kháng kháng sinh nhóm
Macrolide của mẫu NC
Tỉ lệ đề kháng với AZI trong NC này là
16,7%. So với các kháng sinh thuộc nhóm MLS,
AZI có nhiều ưu thế về dược động học và do
mới được sử dụng nên tỉ lệ đề kháng với thuốc
này cũng thấp.

Hiện nay, có rất ít chế phẩm dạng thoa nhóm
Tetracyclines dùng để điều trị mụn trứng cá. Tác
dụng phụ nhạy cảm ánh sáng của nhóm TET
cũng khiến Bác sĩ Da Liễu thận trong trong điều
trị mụn trứng cá.
Một khả năng khác là: có thể có chủng mang
gene đề kháng TET, DOX, MIN nhưng chưa
được phát hiện qua kiểu hình(9).

Trong NC này, tỉ lệ P. acnes đề kháng với
Clindamycin rất cao: 88,1%.

Kiểu đề kháng kháng sinh của P. acnes

Sự đề kháng của kháng sinh đã gia tăng do

đơn thuốc sử dụng các phác đồ kết hợp kháng
sinh đường uống và đường thoa, đôi khi cùng
loại và thường gặp hơn là khác loại(2). Tại TP
HCM, nhiều sản phẩm Clindamycin được bào
chế dưới nhiều dạng: thoa tại chỗ đơn chất và
phối hợp với Adapalene.

Kiểu đề kháng kháng sinh của P. acnes của mẫu NC
Trong NC này, với 8 loại kháng sinh được
khảo sát, chỉ có 4,8% P. acnes được phân lập là
không đề kháng với bất cứ loại kháng sinh nào.
Có 95,2% chủng P. acnes đề kháng ít nhất 1 loại
kháng sinh; có 16,7% chủng đề kháng chéo giữa
Azithromycin và Clindamycin. Có 66,7% đề
kháng với 2 loại kháng sinh CLI và SXT. Chủng
đề kháng với AZI cũng đồng thời đề kháng với
CLI và SXT chiếm tỉ lệ 16,7%.

Sự quản lý không chặt chẽ các loại kháng
sinh cũng là một nguyên nhân: 78% kháng sinh
được mua tại các nhà thuốc mà không cần
đơn(8). Kháng sinh nhóm MSL được sử dụng
rộng rãi trong các nhiễm trùng da, niệu và hô
hấp…, góp phần thay đổi thảm vi khuẩn da gây
đề kháng chéo. Sự đề kháng của P. acnes còn do
lây nhiễm qua tiếp xúc với người mắc mụn

Đáng lưu ý là 100% chủng P. acnes đề kháng
với AZI đều đề kháng với CLI.


So sánh sự đề kháng kháng sinh với các NC khác
Bảng 6: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. acnes theo các NC tại Châu Á, Châu Mỹ
NC

ERT

H-H. Tan (Singapore)
M. Song (Hàn Quốc)
N.-M.T. Luk (Hongkong)
N. Ishida et al (Nhật)
Gonzáler (Mexico)
NC này

69,2
0
20,9
10,4
46

AZI

CLI

TET

82
16,7

50
3

53,5
8,3
36,7
88,1

11,5
0
16,3
0
14
0

Nhận xét: đầu tiên là tỉ lệ đề kháng với
nhóm MLS luôn luôn là cao nhất, chung cho

308

DOX
(%)
23
0
16,3
0
20
0

MIN
11,5
0
16,3

0
0
0

LEV

SXT

CEF

38,5

0
4
0

68
95,2

0

tất cả các NC.
Kháng sinh nhóm MLS là nhóm được sử

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
dụng lâu nhất, là chọn lựa đầu tiên trong liệu
pháp kháng sinh điều trị mụn trứng cá. Kháng

sinh nhóm này lại được bào chế dưới nhiều dạng
uống, thoa đơn chất và phối hợp. Trong nhóm
MLS, tỉ lệ đề kháng CLI cũng thường chiếm tỉ lệ
rất cao trong các NC tại Hongkong, Nhật, Hàn
Quốc và Việt Nam.
Đối với nhóm Tetracyclines, chưa ghi nhận
có sự đề kháng trong các NC tại Nhật, Hàn Quốc
và Việt Nam. Nhiều NC có chung nhận xét là có
sự khác biệt trong kiểu đề kháng kháng sinh
giữa các quốc gia nhưng lý do của nó đến nay
vẫn chưa được biết rõ.
Trong các nhóm kháng sinh trên, SXT của
NC này là bị đề kháng nhiều nhất (95,2%) và
cao hơn nhiều so với NC của Tan H.H tại
Singapore (38,5%).
Bảng 6 cho thấy: tỉ lệ đề kháng đối với tất cả
các loại kháng sinh, trừ CLI, trong mẫu NC của
chúng tôi đều thấp hơn so với NC tại Mexico.

Mối liên quan giữa trung bình nồng độ ức chế
tối thiểu của các kháng sinh và các yếu tố
Mối liên quan giữa trung bình MIC với thời gian mắc
bệnh ≥ 24 tháng và < 24 tháng
Theo NC này, trung bình nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC) của nhóm có thời gian mắc bệnh ≥
24 tháng có khuynh hướng cao hơn so với nhóm
có thời gian mắc bệnh < 24 tháng, tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 5).
Nhận xét này cũng phù hợp với Margaret
Song.

Thời gian mắc bệnh càng lâu, bệnh nhân
càng có khuynh hướng tìm kiếm sự điều trị, và
qua đó tiếp xúc với kháng sinh điều trị mụn
trứng cá càng nhiều. Thời gian mắc bệnh càng
lâu thì khả năng đề kháng của P. acnes càng dễ bị
tác động bởi các kháng sinh được chỉ định để
điều trị các nhiễm trùng khác như: viêm họng,
viêm đường hô hấp trên…Và một lý do nữa là:
thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng có nhiều
khả năng nhiễm các chủng P. acnes kháng thuốc,
do tiếp xúc với thầy thuốc Da liễu hoặc những

Chuyên Đề Nội Khoa I

Nghiên cứu Y học

bệnh mụn trứng cá khác.
Mối liên quan giữa trung bình MIC với tiền sử gia
đình mắc bệnh và tiền sử gia đình không mắc bệnh.
Theo NC này, trung bình MIC của các chủng
P. acnes phân lập được từ những bệnh nhân có
tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh mụn
trứng cá có khuynh hướng cao hơn đối với
những người không có tiền sử gia đình, nhất là
đối với CLI, SXT và CEF. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (Bảng 5).
Trong gia đình có người mắc bệnh mụn
trứng cá sẽ có khả năng lây nhiễm những chủng
P. acnes đề kháng thuốc cho nhau, và có thể đây
là lý do khiến cho trung bình MIC của nhóm có

thân nhân mắc bệnh có khuynh hướng cao hơn
nhóm không có thân nhân mắc bệnh.
Mối liên quan giữa trung bình MIC với tiền sử điều
trị và chưa điều trị
Thời gian sử dụng kháng sinh của bệnh
nhân càng lâu, tỉ lệ các chủng P. acnes đề kháng
kháng sinh càng nhiều hơn(12).
Theo NC của Margaret Song, trung bình
MIC của các chủng P. acnes ở các bệnh nhân
trước đây có điều trị kháng sinh sẽ có khuynh
hướng cao hơn những bệnh nhân chưa điều trị
kháng sinh.
Không tương hợp như thế, trong mẫu NC
này chúng tôi thấy trung bình MIC ở nhóm có
tiền sử điều trị lại không có khuynh hướng
cao hơn ở nhóm không có tiền sử điều trị.
Trong NC này, tiền sử điều trị, không có nghĩa
là đã được dùng kháng sinh. Do đó, trung
bình MIC trong mẫu này có thể chưa phản ánh
thực tế. Khó khăn trong NC này là: khi khai
thác tiền sử điều trị chúng tôi chỉ ghi nhận
được các câu trả lời: có điều trị (hoặc không),
điều trị bằng thuốc thoa hoặc thuốc uống.
Phần lớn bệnh nhân không biết có được kê
đơn sử dụng kháng sinh hay không.
Trong NC này, chúng tôi không tìm ra mối
liên hệ giữa trung bình MIC với yếu tố tiền sử
điều trị.

309



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

KẾT LUẬN
Qua khảo sát 87 bệnh nhân mụn trứng cá
thông thường đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu
TPHCM, chúng tôi có những kết luận sau:
1. Tỉ lệ hiện mắc P. acnes ở bệnh nhân mắc
mụn trứng cá tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM
là 48,3%.
2. Tỉ lệ đề kháng các kháng sinh của P. acnes ở
bệnh nhân mắc mụn trứng cá tại Bệnh Viện Da
Liễu như sau: Clindamycin: 88,1%; Azithromycin:
16,7%; Tetracycline: 0%; Doxycycline: 0%;
Minocycline:
0%;
Levofloxacine:
0%;
Trimethoprim/sulfamethoxazole:
95,2%;
Cefuroxime: 0%.
* Kiểu đề kháng kháng sinh của P. acnes
trong mẫu NC như sau:

Kháng sinh Tetracycline, Doxycline, và
Minocycline nên được lưu ý để sử dụng điều trị.
Cần có thêm những nghiên cứu về sự đề

kháng in vivo đối với kháng sinh.
Cần nghiên cứu thêm kiểu gen về tính đề
kháng các kháng sinh Tetracycline, Doxycline, và
Minocycline của các chủng P. acnes đã được
phân lập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

- Có 95,2% các chủng P. acnes phân lập được
đề kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh.

4.

- Có 67% các chủng P. acnes phân lập được
đề kháng với 2 loại kháng sinh.

5.

- Có 16,7% các chủng P. acnes phân lập được
đề kháng với 3 loại kháng sinh.

6.

- 100% các chủng P. acnes đề kháng với
Azithromycin đều kháng chéo với Clindamycin.


7.

3. Các yếu tố: tiền sử điều trị, da nhờn và độ
nặng theo phân độ GAGS trong bệnh mụn trứng
cá không liên quan đến kết quả nuôi cấy P. acnes.

8.

4. Các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia
đình có thân nhân mắc bệnh, và tiền sử điều trị
không liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) của các kháng sinh.

KIẾN NGHỊ
Vì tỉ lệ đề kháng cao, nên tránh dùng
Clindamycin và Trimethoprim/sulfamethoxazole
để điều trị mụn trứng cá đối với các bệnh nhân
đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM. Cần
mở rộng nghiên cứu về sự đề kháng này trên
cộng đồng.

9.

10.
11.

12.

13.


Duong Thị Lan (2009), "Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh
trứng cá thông thường đến chất lượng cuộc sống người
bệnh", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
Eady AE, Cove JH, et al (2003), "Is antibiotic resistance in
cutaneous propionibacteria clinically relevant? Implications
of resistance for acne patients and prescribers", Am J Clin
Dermatol, 4, pp.813–831.
Gonza´lez R, Welsh O, et al (2010), "In vitro antimicrobial
susceptibility of Propionibacterium acnes isolated from acne
patients in northern Mexico", International Journal of
Dermatology, 49, pp.1003–1007.
Hassanzadeh P, Bahmani M, et al. (2008), "Bacterial
resistance to antibiotics in acne vulgaris: An in vitro study",
Indian J Dermatol, 53, pp.122-124.
Leyden JJ et al. (1975), "Propionibacterium levels in patients
with and without acne vulgaris," Journal of Investigative
Dermatology, 65, pp.382-384.
Luk N.-MT., Hui M., et al. (2011), "Antibiotic-resistant
Propionibacterium acnes among acne patients in a regional
skin centre in Hong Kong", Journal of the European Academy of
Dermatology and Venereology.
Nguyễn Thị Minh Hồng (2008), "Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông
thường bằng Vitamin A acid tại Viện Da Liễu Quốc Gia",
Luận văn Bác sĩ Chuyên Khoa cấp II, Đại Học Y Hà Nội.
Nguyễn Văn Kính và Nhóm Nghiên cứu Quốc gia của
GARP-Việt Nam (2010), Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng
sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam, Hà Nội CDDEP, Global
Antibiotics Resistance Partnership, pp: v-vi.

Oprica C (2006), Characterisation of antibiotic-resistant
Propionibacterium acnes from acne vulgaris and other diseases,
Thesis of Ph.D, Stockholm, Karolinska Institutet.
Phạm Thị Tiếng, (2005). "Mụn trứng cá", Bài giảng bệnh da
liễu, TP HCM, Nhà XB Y học, tr. 255-6.
Song M et al. (2011), "Antibiotic susceptibility of
Propionibacterium acnes isolated from acne vulgaris in
Korea", Journal of Dermatology, 38, pp.667–673.
Tan HH, (2003), "Antibacterial therapy for acne: a guide to
selection and use of systemic agents", Am J Clin Dermatol 4,
pp.307–314.
Tan HH, Tan WHA, et al (2007), "Community-based study
of acne vulgaris in adolescents in Singapore", British Journal
of Dermatology, 157, pp.547-551.

Khi điều trị với Azithromycin không thành
công, không nên dùng Clindamycin vì có sự đề
kháng chéo giữa Azithromycin và Clindamycin.

310

Chuyên Đề Nội Khoa



×