Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại 12 bệnh viện tỉnh miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.96 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI
TẠI 12 BỆNH VIỆN TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
TÓM TẮT

Phạm Văn Cường*; Trịnh Hồng Sơn*; Nguyễn Anh Tuấn*

Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại 12 bệnh viên tỉnh biên giới và
miền núi phía bắc. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 413 bệnh nhân (BN)
viêm túi mật do sỏi (133 nam, 280 nữ) được phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại 12 bệnh viện đa
khoa tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc. Ghi nhận đặc điểm BN, chỉ định mổ, thời gian mổ, tai
biến, biến chứng, tử vong, tỷ lệ, nguyên nhân chuyển mổ mở và kết quả phẫu thuật. Kết quả:
tuổi trung bình 52,8 ± 14,6 tuổi. Siêu âm phát hiện sỏi 100%. Chỉ định mổ phiên 91,77%; mổ
cấp cứu 4,6% và cấp cứu trì hoãn 3,63%. Mức độ tổn thương túi mật: viêm túi mật mạn
90,56%; viêm túi mật cấp chưa có biến chứng 6,78%; viêm túi mật hoại tử 2,18%; áp xe túi mật
0,24% và viêm phúc mạc mật 0,24%. Thời gian mổ trung bình 91,05 ± 39,59 phút, hậu phẫu
trung bình 5,44 ± 2,76 ngày, tai biến 0,48%; biến chứng 0,48%; không có tử vong. Tỷ lệ chuyên
mổ mở 3,3%. Kết quả tốt 97,58%; khá 2,18%; trung bình 0,24%. Kết luận: phẫu thuật cắt túi
mật nội soi có thể thực hiện với kết quả tốt trong điều trị viêm túi mật do sỏi tại 12 bệnh viện đa
khoa tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc.
* Từ khóa: Viêm túi mật; Cắt túi mật nội soi; Bệnh viện tỉnh; Miền núi phía Bắc.

The Surgical Results of Laparoscopic Cholecystectomy at 12
Hospitals of the Northern Moutainous Border Provinces
Summary
Objectives: To evaluate the results of surgical laparoscopic cholecystectomy in 12 hospitals
of the northern mountainous border provinces. Subjects and methods: A prospective study on
413 patients with gallstone cholecystitis (133 male, 280 female) underwent laparoscopic
cholecystectomy in 12 hospitals of the northern mountainous border provinces. Patient
characteristics, surgical indication, operative duration, complications, morbility and mortality


rate, causes of conversion to open surgery and surgical results were recorded. Results: Mean
age 528 ± 14.6. Ultrasound detected gallstone in 100% of patients. Scheduled operations
91.77%; emergency 4.6%; delayed emergency 3.63%. Chronic cholecystitis 90.56%; acute
cholecystitis without complications 6.78%; necrosis cholecystitis 2.18%; abscess gallbladder
0.24% and bile peritonitis 0.24%. The average operative time 91.05 ± 39.59 minutes, average
postoperative time 5.44 ± 2.76 days. Peroperative complications 0.48%; morbility 0.48%; no
mortality. The consevative rate to open: 3.3%. The results: good 97.58%; rather 2.18%; average
0.24%. Conclusion: Surgical laparoscopic cholecystectomy can be done with good results in the
treatment of gallstone cholecystitis in 12 hospitals of the northern mountainous border provinces
* Key words: Cholecystitis; Laparoscopic cholecystectomy; Provincial hospitals; Northern
moutains.
* Bệnh viện TWQĐ 108
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Anh Tuấn ()
Ngày nhận bài: 20/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/05/2016
Ngày bài báo được đăng: 03/05/2016

185


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi Philip Mouret - người đầu
tiên thực hiện thành công cắt túi mật nội
soi năm 1987 tại Lyon, Cộng hòa Pháp,
cho tới nay, phương pháp này đã trở
thành tiêu chuẩn vàng trong cắt túi mật và
đang được áp dụng ngày càng rộng rãi
trên khắp thế giới. Ngay tại những địa
phương như các tỉnh biên giới và miền

núi phía Bắc Việt Nam, nơi kinh tế chậm
phát triển, hệ thống y tế còn nghèo nàn,
phẫu thuật cắt túi mật nội soi cũng được
triển khai tại hầu hết các bệnh viện tỉnh.
Mặc dù vậy, do còn nhiều khó khăn về
nhân lực, vật tư tiêu hao cũng như vận
hành hệ thống trang thiết bị, nên kết quả
áp dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi còn
nhiều hạn chế, chưa thể thay thế hoàn
toàn phẫu thuật kinh điển. Chúng tôi tiến
hành đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá kết
quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại 12
bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
413 BN viêm túi mật do sỏi, được phẫu
thuật cắt túi mật nội soi tại 12 bệnh viện
đa khoa tỉnh biên giới và miền núi phía
Bắc, bao gồm 3 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc
(Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) và 9 tỉnh
thuộc vùng Đông Bắc (Hà Giang, Cao
Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang,
Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang) từ tháng
1 - 2010 đến 6 - 2013.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu mô tả. Ghi nhận
đặc điểm BN: tuổi, giới, địa dư, tiền sử,
thời gian có biểu hiện lâm sàng. Các triệu
chứng toàn thân, cơ năng và thực thể,


186

các xét nghiệm cận lâm sàng. Chẩn đoán
xác định bằng siêu âm. Chỉ định mổ cấp
cứu khi viêm túi mật đã có biến chứng
viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc
do hoại tử túi mật, viêm tụy cấp do sỏi túi
mật. Chỉ định mổ cấp cứu có trì hoãn
sau một thời gian điều trị nội khoa viêm
túi mật cấp chưa có biến chứng. Chỉ định
mổ phiên sỏi túi mật có triệu chứng lâm
sàng.
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi: BN
nằm ngửa, 2 tay vuông góc với thân
mình, đầu cao. Đặt 3 hoặc 4 trocar, trocar
1: 10 mm trên rốn (camera); trocar 2: 10
mm dưới mũi ức; trocar 3: 5 mm mạng
sườn phải; trocar 4: 5 mm dưới sườn
phải hoặc mạng sườn trái (khi cần). Đánh
giá mức độ viêm của túi mật. Bộc lộ ống
cổ túi mật và động mạch túi mật. Cặp ống
cổ túi mật và động mạch túi mật. Phẫu
tích túi mật ra khỏi giường túi mật. Lau
sạch ổ bụng bằng nước muối sinh lý, lấy
bệnh phẩm khỏi ổ bụng, đặt dẫn lưu dưới
gan trong trường hợp cần thiết, đóng các
lỗ trocar.
Theo dõi sau mổ: theo dõi sát các biến
chứng toàn thân (viêm phổi, nhiễm trùng

tiết niệu…), biến chứng ngoại khoa (chảy
máu, rò mật, áp xe tổn dư, tắc ruột sớm
sau mổ…) để có thái độ điều trị phù hợp.
Đánh giá kết quả phẫu thuật bằng ghi
nhận các thông số cơ bản: thời gian phẫu
thuật (phút), thời gian nằm viện sau mổ
(ngày), tổng thời gian nằm viện (ngày), tai
biến trong mổ, tỷ lệ và nguyên nhân
chuyển mổ mở, biến chứng sau mổ, tử
vong phẫu thuật và nguyên nhân tử vong.
Đánh giá kết quả phẫu thuật trước khi ra
viện, chia làm 4 mức độ: kết quả tốt (sau
phẫu thuật không bị bất kỳ biến chứng
nào, BN ra viện sau 7 - 14 ngày); kết quả


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

khá (sau phẫu thuật có bị một trong các
biến chứng, nhưng biến chứng tự khỏi,
hoặc điều trị nội khoa mà không cần can
thiệp thủ thuật như: dẫn lưu áp xe dưới
siêu âm ổ bụng, dẫn lưu màng phổi); kết
quả trung bình (sau phẫu thuật gặp một
hoặc nhiều biến chứng cần phải can thiệp
thủ thuật, phẫu thuật lại); kết quả xấu
(sau phẫu thuật gặp một hoặc nhiều biến
chứng cần phải can thiệp thủ thuật, phẫu
thuật lại để điều trị ≥ 2 lần hoặc sau can
thiệp lại, BN phải điều trị tại phòng hồi

sức tích cực).
Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
Kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu có 414 BN được
chẩn đoán sỏi mật, bao gồm 133 BN
nam, 280 BN nữ. Tỷ lệ nữ/nam = 2,1.
Tuổi trung bình 52,8 ± 14,6 (thấp nhất 18
tuổi; cao nhất 92 tuổi). Phân bố BN không
đồng đều giữa các tỉnh. Lạng Sơn là tỉnh
có số lượng BN đông nhất (17,9%), thấp
nhất Lai Châu (2,2%).
* Chỉ định mổ cắt túi mật nội soi:
Mổ cấp cứu: 19 BN (4,60%); mổ cấp
cứu có trì hoãn: 15 BN (3,63%); chỉ định
mổ phiên chiếm tỷ lệ chủ yếu trong các
trường hợp cắt túi mật nội soi: 379 BN
(91,77%).
* Mức độ tổn thương túi mật:
Các trường hợp mổ cắt túi mật nội soi
chủ yếu là viêm túi mật mạn do sỏi: 374 BN
(90,56%); viêm túi mật cấp chưa có biến
chứng: 28 BN (6,78%); viêm túi mật hoại
tử: 9 BN (2,18%); áp xe túi mật: 1 BN
(0,24%); viêm phúc mạc mật: 1 BN (0,24%).

Bảng 1: Chuyển mổ mở.
Chuyển mổ mở


Số BN
(n = 14)

Tỷ lệ %

Do gặp khó khăn về kỹ
thuật
Không nhận biết được
giải phẫu
Túi mật viêm dính nhiều
hoặc hoại tử

9

60,00

1

11,1

8

88,9

Do tai biến
Chảy máu
Tổn thương đường mật
Tổn thương các cơ quan
lân cận


5
5
0
0

40,00
100,00
0
0

Tổng số

14

100

Tỷ lệ chuyển mổ mở trong cắt túi mật
nội soi là 3,3% do gặp khó khăn về kỹ
thuật và tai biến.
Bảng 2: Kết quả mổ cắt túi mật nội soi.
Kết quả phẫu thuật

Số BN
(n = 413)

Tỷ lệ %

Tai biến
Chảy máu

Tổn thương đường mật

2
1
1

0,48
0,24
0,24

Biến chứng phẫu thuật
Chảy máu
Rò mật

2
1
1

0,48
50,00
50,00

403
9
1

97,58
2,18
0,24


Kết quả phẫu thuật
Tốt
Khá
Trung bình

Thời gian mổ trung bình 91,05 ± 39,59 phút
(30 - 270 phút)
Thời gian sau mổ trung bình 5,44 ± 2,76 ngày
(2 - 26 ngày)
Tổng thời gian nằm viện 9,26 ± 4,41 ngày
(3 - 37 ngày)

Không có tử vong phẫu thuật. Kết quả
phẫu thuật chủ yếu là loại tốt (97,58%),
không có loại xấu.
187


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

BÀN LUẬN
Kể từ năm 1987, phẫu thuật cắt túi mật
nội soi đã nhanh chóng phát triển trên
khắp thế giới. Ưu điểm của nó đã được
chứng minh như ít đau sau mổ, tính thẩm
mỹ cao, BN nhanh hồi phục, thời gian
nằm viện ngắn. Hiện nay, phẫu thuật cắt
túi mật nội soi được coi là tiêu chuẩn
vàng trong điều trị viêm túi mật do sỏi.
Phẫu thuật được triển khai tại hầu hết các

tuyến bệnh viện tỉnh ở nước ta, trong đó
có các tỉnh biên giới phía bắc [1, 2].
Biến chứng tổn thương đường mật
chính, một biến chứng trầm trọng nhất
của cắt túi mật nội soi ngày càng giảm
thấp nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật mổ,
phương tiện và chỉ định mổ thích hợp [4].
Phẫu thuật ngày càng trở nên an toàn với
tỷ lệ tai biến, biến chứng và tử vong phẫu
thuật thấp nhất [9].
Trong thời gian đầu, phương pháp chỉ
được áp dụng cho viêm túi mật mạn do
sỏi, viêm túi mật cấp được coi là chống
chỉ định với nhiều lý do: có nhiều khó
khăn về kỹ thuật, nhiều tai biến biến
chứng nguy hiểm, đặc biệt là thương tổn
đường mật chính và chảy máu, tỷ lệ phải
chuyển mổ mở cao. Hiện nay, nhờ có tiến
bộ trong kỹ thuật mổ cũng như trang thiết
bị, phẫu thuật cắt túi mật nội soi đang ứng
dụng ngày càng nhiều cho viêm túi mật
cấp, thậm chí khi túi mật đã có viêm hoại
tử và được chứng minh là phương pháp
an toàn đối với phẫu thuật viên nội soi có
nhiều kinh nghiệm [7]. Tuy nhiên, cần có
một chỉ định thích hợp với từng mức độ
tổn thương của túi mật và tình trạng toàn
thân [6]. Hướng dẫn của Hội nghị Tokyo
(2007) [10] đang được nhiều nơi áp dụng


188

[6, 7, 8]. Theo Hướng dẫn này, phẫu
thuật cắt túi mật nội soi chỉ nên áp dụng
cho trường hợp viêm túi mật cấp mức độ
nhẹ (chỉ có phản ứng viêm tại chỗ) và
mức độ trung bình (bạch cầu > 18G/l, sờ
thấy mass vùng hạ sườn phải, xuất hiện
các tổn thương viêm phúc mạc mật, áp
xe túi mật, viêm túi mật hoại tử...), khi BN
được mổ trước 72 giờ kể từ khi khởi
phát. Trường hợp tình trạng viêm tại chỗ
của túi mật mức độ nặng hơn (khởi phát
> 72 giờ, thành túi mật dày > 8 mm, số
lượng bạch cầu > 18 G/l hoặc đã có rối
loạn chức năng các cơ quan) cần điều trị
nội khoa tích cực kết hợp với dẫn lưu túi
mật qua da hoặc phẫu thuật, cắt túi mật
nội soi cần được trì hoãn sau khi viêm túi
mật đã ổn định. Nhiều nghiên cứu đánh
giá cao hiệu quả của chiến thuật dẫn lưu
túi mật cấp cứu kết hợp với điều trị nội
khoa cho những trường hợp viêm túi mật
cấp mức độ nặng, đặc biệt BN cao tuổi có
tình trạng toàn thân nặng [8, 9]. Nhiều
nghiên cứu đang tập trung vào đánh giá
các yếu tố tiên lượng của cắt túi mật nội
soi [5, 8], yếu tố tiên lượng chuyển mổ
mở [10]. Asai K và CS, trong một nghiên
cứu (2014) [5] đã lượng hóa các yếu tố

nguy cơ phải chuyển mổ mở trong cắt túi
mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp, giúp
phẫu thuật viên có thể tiên lượng tốt hơn
những khó khăn có thể gặp phải trước khi
tiến hành phẫu thuật nội soi cắt túi mật.
Trong điều kiện các bệnh viện tỉnh
biên giới và miền núi phía Bắc, khi điều
kiện còn hạn chế, kháng sinh không đầy
đủ, trình độ và trang thiết bị hồi sức còn
nhiều khó khăn, chúng tôi cho rằng chỉ
nên áp dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

cho những BN viêm túi mật cấp mức độ
nhẹ, BN đến sớm trước 72 giờ, chưa có
các triệu chứng toàn thân và tại chỗ nặng,
thành túi mật < 8 mm, chưa có các biến
chứng tại chỗ như viêm túi mật hoại tử,
áp xe túi mật, viêm phúc mạc mật. Cùng
trong thời gian tiến hành nghiên cứu, có
87 BN được mổ mở, như vậy tỷ lệ cắt túi
mật nội soi là 413/500 BN = 82,6%, trong
đó chỉ có 19 BN (4,6%) chỉ định mổ cấp
cứu do viêm túi mật cấp, 15 BN (3,63%)
mổ cấp cứu có trì hoãn sau khi đã điều trị
nội khoa, trong đó 9 BN (2,18%) viêm túi
mật hoại tử, 1 BN áp xe túi mật và 1 BN
viêm phúc mạc do túi mật vỡ được mổ

cắt túi mật nội soi thành công. 379 BN
(91,77%) chỉ định mổ phiên điều trị viêm
túi mật do sỏi. Việc chưa có nhiều BN
viêm túi mật cấp được chỉ định cắt túi mật
nội soi có nhiều nguyên nhân: chưa có
nhiều phẫu thuật viên có kinh nghiệm về
phẫu thuật nội soi, còn nhiều khó khăn khi
triển khai mổ nội soi cấp cứu do phẫu
thuật viên và trang thiết bị nội soi không
phải lúc nào cũng có sẵn.
14 BN (3,38%) phải chuyển mổ mở,
trong đó 9 BN do gặp khó khăn về kỹ
thuật, túi mật viêm cấp, dính nhiều vào
các cơ quan lân cận, không nhận biết rõ
ràng về giải phẫu vùng cuống gan và cổ
túi mật. 5 BN phải chuyển mổ mở do tai
biến trong khi mổ, trong đó 4 BN chảy
máu trong mổ không xử trí được bằng nội
soi (những BN này đều là viêm túi mật
cấp) và 1 BN bị tổn thương đứt ống mật
chủ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
Trường hợp này là BN nam, 92 tuổi, viêm
túi mật mạn do sỏi, được chỉ định mổ
phiên cắt túi mật nội soi, túi mật viêm teo
dính nhiều vào ống mật chủ, do không

phân biệt rõ ràng giải phẫu đã gây tổn
thương mất đoạn ống mật chủ, phẫu
thuật viên phát hiện được ngay trong khi
mổ, chuyển mổ mở. Do không khâu phục

hồi được ống mật chủ nên đã phải nối
mật-ruột kiểu Roux-en-Y. BN ổn định ra
viện sau 12 ngày điều trị. Không có
trường hợp nào phải chuyển mổ mở do
có tai biến tổn thương các cơ quan khác
như tá tràng, tiểu tràng hoặc đại tràng.
Đánh giá chung về kết quả phẫu thuật
cắt túi mật nội soi: tốt 97,58%, khá 2,18%,
trung bình 0,24%. Không có trường hợp
nào tử vong phẫu thuật. Thời gian mổ
trung bình 91,05 ± 39,59 phút (ngắn nhất
30 phút, dài nhất 270 phút). Thời gian
nằm viện sau mổ trung bình 5,44 ± 2,76
ngày (ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 26
ngày). Tổng thời gian nằm viện trung bình
9,26 ± 4,41 ngày (ngắn nhất 3 ngày, dài
nhất 37 ngày). Thời gian phẫu thuật và
thời gian nằm viện đều dài hơn các báo
cáo trong nước, chứng tỏ sự hạn chế về
khả năng thực hiện phẫu thuật nội soi tại
các bệnh viện tỉnh biên giới miền núi phía
Bắc. Thiếu phẫu thuật viên có kinh
nghiệm và được đào tạo bài bản. Phương
tiện phẫu thuật nội soi, mặc dù đã được
trang bị nhưng còn thiếu đồng bộ, thường
xuyên hỏng hóc, chậm thay thế, việc bổ
sung vật tư y tế tiêu hao thường xuyên
gặp khó khăn. Việc triển khai phẫu thuật
cắt túi mật nội soi cho 413 BN tại tất cả
các bệnh viện tỉnh biên giới và miền núi

phía Bắc trong thời gian 3 năm qua thực
sự là một thành công của ứng dụng quy
trình chẩn đoán và điều trị sỏi mật.
Tai biến trong mổ 6 BN (1,45%), trong
đó 4 BN chảy máu và 1 BN tổn thương
ống mật chủ đều phải chuyển mổ mở. 1
189


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

BN tai biến chảy máu trong mổ được xử
trí thành công bằng nội soi.
Biến chứng sau mổ 4 BN (0,97%),
trong đó rò mật 2 BN, chảy máu sau mổ 1
BN và viêm phúc mạc toàn thể do tổn
thương thủng tá tràng 1 BN. 2 BN rò mật
đều xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên
Bái. Trường hợp thứ nhất là 1 BN nữ 52
tuổi, viêm túi mật mạn do sỏi, chỉ định mổ
phiên cắt túi mật nội soi, BN được phát
hiện rò mật vào ngày thứ 3 sau mổ do
dịch mật chảy qua dẫn lưu dưới gan, mổ
lại xác định nguyên nhân là tuột clip cổ túi
mật, tiến hành buộc lại cổ túi mật, lau rửa
và dẫn lưu ổ bụng, BN ra viện ngày thứ
10 sau mổ. Trường hợp thứ 2 là 1 BN
nam 47 tuổi, viêm túi mật mạn do sỏi, mổ
phiên cắt túi mật nội soi. Trong mổ gặp tai
biến chảy máu từ giường túi mật, cầm

máu bằng nội soi không thành công phải
chuyển mổ mở khâu cầm máu giường túi
mật. Biến chứng rò mật phát hiện vào
ngày thứ 2 sau mổ với các triệu chứng
của viêm phúc mạc mật. Mổ lại xác định
có tổn thương rách ống mật chủ. Đã tiến
hành nối mật-ruột kiểu Roux-en-Y có dẫn
lưu Volker, rửa và dẫn lưu ổ bụng rộng
rãi. BN ra viện ngày thứ 12 sau mổ. 1 BN
biến chứng viêm phúc mạc toàn thể sau
mổ, do tổn thương rách mặt trước hành
tá tràng không phát hiện được trong mổ
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. BN
nữ, 51 tuổi, viêm túi mật mạn do sỏi, mổ
phiên cắt túi mật nội soi. Sau mổ ngày
thứ 6 xuất hiện các triệu chứng viêm
phúc mạc toàn thể. Mổ lại xác định
nguyên nhân do tổn thương thủng mặt
trước hành tá tràng. Tổn thương này có
thể do dùng dao điện gỡ dính gây bỏng
mặt trước hành tá tràng và tiến triển

190

thành thủng sau đó. Đã tiến hành cắt lọc
lại mép lỗ thủng, khâu lỗ thủng 2 lớp bằng
chỉ vircryl 3/0, nối vị tràng, rửa và dẫn lưu
ổ bụng rộng rãi. BN có diễn biến tràn dịch
màng phổi, suy kiệt, ra viện vào ngày 26
sau mổ.

KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi có thể
thực hiện với kết quả tốt trong điều trị
viêm túi mật do sỏi tại 12 bệnh viện đa
khoa tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc.
Chỉ định mổ phiên 91,77%; mổ cấp cứu
4,6% và cấp cứu trì hoãn 3,63%. Viêm túi
mật mạn 90,56%; viêm túi mật cấp chưa
có biến chứng 6,78%; viêm túi mật hoại
tử 2,18%; áp xe túi mật 0,24% và viêm
phúc mạc mật 0,24%. Thời gian mổ trung
bình 91,05 ± 39,59 phút, hậu phẫu trung
bình 5,44 ± 2,76 ngày, tai biến 0,48%;
biến chứng 0,48%, không có tử vong. Tỷ
lệ chuyển mổ mở 3,3%. Kết quả tốt
97,58%; khá 2,18%; trung bình 0,24%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Hồng Sơn. Nghiên cứu ứng dụng
quy trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh
ngoại khoa tiêu hóa thường gặp cho các tỉnh
biên giới và miền núi phía Bắc. Đề tài cấp
Nhà nước. 2012.
2. Trần Vinh, Vàng A Sàng. Đánh giá kết
quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Tạp chí
Phẫu thuật nội soi và Nội soi Việt Nam. 2013,
3 (1), tr.34-39.
3. Asai K et al. Risk factors for conversion
of laparoscopic cholecystectomy to open surgery
associated with the severity characteristics

according to the Tokyo guidelines. Surgery
Today. 2014, 44, pp.2300-2304.
4. Barbier L et al. Long-term consequences
of bile duct injury after cholecystectomy.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016
Journal of Visceral Surgery. 2014, 151,
pp.269-279.

of Hepatobiliary Pancreat Surgery. 2007, 14,
pp.114-121.

5. Bat O. The analysis of 146 patients with
difficult
laparoscopic
cholecystectomy.
International
Journal
of
Clinical
and
Experimental Medicine. 2015, 8 (9),
pp.16127-16131.

8. Miura F et al. Flowcharts for the
diagnosis and treatment of acute cholangitis
and cholecystitis: Tokyo Guidelines. Journal
of Hepatobiliary Pancreat Surgery. 2007, 14,
pp.27-34.


6. Lee S.W et al. Impact of the Tokyo
guidelines on the management of patients
with acute calculous cholecystitis. Journal of
Gastroenterology and Hepatology. 2009, 24,
pp.1857-1861.

9. Nijssen MA. J et al. Improving safety in
laparoscopic cholecystectomy: Reply. World
Journal of Surgery, 2015, 39.

7. Mayumi T et al. Results of the Tokyo
Consensus Meeting Tokyo Guidelines. Journal

10. Yamashita Y et al. Surgical treatment
of patients with acute cholecystitis: Tokyo
Guidelines. Journal of Hepatobiliary Pancreat
Surgery. 2007, 14, pp.91-97.

191



×