Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.5 KB, 5 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN
VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Mai Đức Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm chẩn đoán của siêu âm bụng trong chẩn đoán viêm ruột thừa
cấp (VRTC). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 170 bệnh
nhân (BN) đau hố chậu phải nghi ngờ VRTC tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 3 - 2014 đến 5 - 2014. BN được khám lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm cận lâm sàng và
theo dõi lâm sàng đủ để xác định hoặc loại trừ chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật những trường
hợp chẩn đoán xác định VRTC có đối chiếu với chẩn đoán mô bệnh học bệnh phẩm phẫu
thuật. Kết quả: trong 170 BN chẩn đoán theo dõi VRTC, 118 BN được phẫu thuật xác định
VRTC, siêu âm chẩn đoán đúng 96 BN. 52 BN không phải VRTC, siêu âm có dấu hiệu VRTC
cho 2 BN. Vì vậy, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của siêu
âm lần lượt là: 81,4%; 96,2%; 98,0%; 69,4%. Kết luận: siêu âm bụng có độ nhạy, độ đặc hiệu
cao trong chẩn đoán VRTC.
* Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp; Siêu âm bụng.

The Value of Abdominal Ultrasound in Diagnosing Acute Appendicitis
Summary
Objectives: To assess the characteristics of abdominal ultrasound in diagnosing acute
appendicitis. Subjects and methods: Prospective cross-sectional descriptive study from March,
2014 to May, 2014, 170 patients with the first clinical diagnosis of appendicitis undertaken
abdominal ultrasound, laboratory, following up or surgery to confirm diagnosis at Hochiminh City
Medical Pharmacological University Hospital. Results: In 170 cases with the diagnostis of acute
appendicitis, 118 patients were operated acute appendicitis. Analysed to get the sensitivity,
specificity, possitive and negative predictive value of ultrasound: 81.4%, 96.2%, 98.0%, 69.4%,
respectively. Conclusion: The abdominal ultrasound had high sensitivity, specificity in diagnosing
acute appendicitis.
* Key words: Acute appendicitis; Abdominal ultrasound.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp là cấp cứu ngoại
khoa thường gặp, chiếm khoảng 60 - 70%
phẫu thuật cấp cứu ổ bụng. Nguy cơ mắc
phải bệnh viêm ruột thừa của mỗi người
theo y văn là 7%. Tại Mỹ, mỗi năm có

> 250.000 trường hợp viêm ruột thừa. Tại
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh, 1 năm có khoảng 450 BN viêm
ruột thừa được mổ. Chẩn đoán và phẫu
thuật sớm là yếu tố quyết định đem lại kết
quả điều trị tốt và giảm thiểu biến chứng.

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Mai Đức Hùng ()
Ngày nhận bài: 18/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/06/2016
Ngày bài báo được đăng: 18/07/2016

165


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

Chẩn đoán lâm sàng trong những trường
hợp điển hình thường không khó, nhưng
lâm sàng điển hình chỉ 50 - 60% [5, 7]. Sự
ra đời của các phương tiện chẩn đoán
hình ảnh hiện đại đã tạo điều kiện cho chẩn

đoán sớm viêm ruột thừa. Theo Mardan
(2007), nếu chỉ dựa vào lâm sàng, tỷ lệ
mổ sai viêm ruột thừa là 22,5%, có siêu
âm trước mổ tỷ lệ này chỉ còn 4,7% [10].
Tuy nhiên, hạn chế của siêu âm còn phụ
thuộc vào người làm, loại máy và thể trạng
BN... Vì vậy, cần nghiên cứu xác định giá
trị của siêu âm trong chẩn đoán VRTC.

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
từ 3 - 2014 đến 5 - 2014.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục tiêu:

- Chẩn đoán VRTC không có siêu âm của
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

- Phân tích một số đặc điểm lâm sàng,
xét nghiệm, hình ảnh siêu âm đối chiếu
với kết quả giải phẫu bệnh của VRTC.

- Mổ VRTC không có kết quả chẩn
đoán mô bệnh học.

- Xác định giá trị chẩn đoán của siêu
âm trong VRTC.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


* Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Nhóm 1: được phẫu thuật cấp cứu
cắt ruột thừa và có kết quả chẩn đoán mô
bệnh học là VRTC.
- Nhóm 2: không phẫu thuật, được
theo dõi, thăm khám nhiều lần, khi xuất
viện được chẩn đoán xác định không phải
VRTC hoặc có phẫu thuật mà chẩn đoán
mô bệnh học không phải VRTC.
* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh lý khác của ruột
carcinoma, u nhày, viêm mạn…
2. Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,
phân tích.
* Phương tiện: máy siêu âm Logiq P5.

1. Đối tượng nghiên cứu.
170 BN ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán lâm
sàng theo dõi VRTC, vào Khoa Cấp cứu
hoặc Phòng khám Tiêu hóa, Bệnh viện

* Kỹ thuật siêu âm: áp dụng kỹ thuật
siêu âm có ép của Puylaer.
Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 18.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Nam

Nữ

33,5%

33.5%

66.5%
66,5%

Biểu đồ 1: Phân bố theo giới.
Tuổi trung bình 38,0 ± 15,6 (từ 16 - 86 tuổi).
166

thừa:


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm.
Các triệu chứng

Số BN

Tỷ lệ %

Sốt ≥ 37,50C

22


18,6

Khởi phát đau thượng vị

51

43,2

Khởi phát đau hố chậu phải

54

45,8

Phản ứng thành bụng hố chậu phải

69

58,5

Nồng độ CRP > 50 mg/l

91

77,8

Bạch cầu ≥ 10.000/mm3

87


73,7

Bệnh nhân VRTC thường sốt nhẹ hoặc
không sốt, khi sốt cao thường có biến
chứng viêm phúc mạc, chúng tôi gặp sốt
18,6%, tương đương với Võ Thị Ngọc Truyện
(15,4%) [4]. Phản ứng thành bụng vùng
hố chậu phải là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán
VRTC. Tỷ lệ phản ứng thành bụng vùng
hố chậu phải trong nghiên cứu của chúng tôi
là 58,5%, tương đương với nhận xét của
một số tác giả khác trên thế giới [5, 7].
Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính
> 75% là 72,9%. Theo Ali, tỷ lệ bạch cầu
≥ 10.000 mm3 chiếm 76,14%, bạch cầu đa
nhân trung tính > 75% là 58,52%. Tỷ lệ CRP
tăng trong nghiên cứu này 77,8%, của Nguyễn
Đỗ Trọng 68,29%, của Sahu 90% [1].
* Đặc điểm hình ảnh viêm ruột thừa
trên siêu âm:

Đường kính ruột thừa ≥ 6 mm: 82 BN
(96,5%); đường kính ruột thừa trung bình:
9,8 ± 3,3 mm; độ dày thành ruột thừa
≥ 3 mm: 64 BN (83,3%); độ dày thành
ruột thừa trung bình 3,4 ± 1,1 mm; dấu
hiệu Mac Burney US: 79 BN (67,0%); đè
không xẹp: 76 BN (64,4%); thâm nhiễm
mỡ: 86 BN (72,9%); dịch xung quanh:
42 BN (35,6%); thành mất liên tục: 6 BN

(5,1%); sỏi phân: 13 BN (11,0%); hạch
mạc treo: 10 BN (8,5%).
Tiêu chuẩn đường kính ruột thừa
≥ 6 mm được các nhà chẩn đoán hình
ảnh công nhận là điểm cắt cho chẩn đoán
VRTC. Chúng tôi ghi nhận 96,5% BN
nhóm VRTC có đường kính ≥ 6 mm,
đường kính trung bình 9,8 ± 3,3 mm.

Bảng 2: So sánh đường kính VRTC trên siêu âm với các tác giả khác.
Tác giả

Số BN

Đường kính ruột thừa

Tỷ lệ %

Mai Thế Khải

58

≥ 6 mm

96,36

Rettenbacher

98


≥ 6 mm

100

Saaid

87

≥ 6 mm

100

Chúng tôi

85

≥ 6 mm

96,5

167


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

2. Giá trị chẩn đoán VRTC của siêu âm.
* Giá trị chẩn đoán của siêu âm bụng:
Độ nhạy: 81,4%; độ đặc hiệu: 96,2%; giá trị tiên đoán dương: 98,0%; giá trị tiên
đoán âm: 69,4%.
Bảng 3: Tỷ lệ phần trăm dấu hiệu gián tiếp trên siêu âm của các nghiên cứu.

Dấu hiệu

Mai Thế Khải
(n = 71) [2]

Lohani
(n = 104) [9]

Chúng tôi
(n = 118)

Mac Burney US (+)

47,3

50

70,0

Đè không xẹp

100

64,6

91,6

Thâm nhiễm mỡ

32,4


#

72,9

Dịch xung quanh

28,2

16,7

35,6

Hạch mạc treo

7,0

#

8,8

Sỏi phân

12,7

5,8

11,2

Mất liên tục thành


7,3

#

7,2

So với nghiên cứu của Mai Thế Khải,
nhiều dấu hiệu của chúng tôi khá tương
đồng, dấu hiệu Mac Burney US (+) và thâm
nhiễm mỡ có tỷ lệ cao hơn [2]. Tỷ lệ thấy
sỏi phân của chúng tôi và Mai Thế Khải
tương đương, trong khi Lohani thấy ít hơn
[9]. Theo y văn, tỷ lệ sỏi phân trong VRTC
gặp từ 20 - 40%. Hình ảnh sỏi phân thường
dễ nhầm với bọt khí trong ruột thừa, vì có
hình ảnh tăng âm, nhưng với bóng lưng

“dơ”. So sánh với các nghiên cứu khác:
Lohani thấy dịch xung quanh với tỷ lệ thấp
hơn, Mai Thế Khải ghi nhận hạch mạc treo
tương đương và dấu hiệu này ít có giá trị
trong chẩn đoán VRTC. [2] Kouamé cho
rằng khi không thấy ruột thừa trên siêu
âm, các dấu hiệu gián tiếp càng nhiều thì
khả năng VRTC càng cao, trong đó hai dấu
hiệu gián tiếp giá trị hơn là thâm nhiễm mỡ
và dấu hiệu Mac Burney US (+) [8].

Bảng 4: So sánh giá trị chẩn đoán của siêu âm với các tác giả khác.

Giá trị chẩn đoán

Al-Ajerami
(2012) [6]

Trần Công Hoan
(2013) [3]

Chúng tôi
(2014)

Độ nhạy

84,8

96,7

81,4

Độ đặc hiệu

83,3

89,1

96,2

Giá trị tiên đoán dương

93,3


94,6

98,0

Giá trị tiên đoán âm

66,7

91,2

69,4

Độ nhạy của chúng tôi thấp hơn của Trần Công Hoan, tương đương với Al-Ajerami
[2, 6]. Theo Pinto F (2013), giá trị chẩn đoán của siêu âm trong VRTC, thay đổi tùy theo
từng báo cáo của tác giả, độ nhạy dao động từ 44 - 100% và độ đặc hiệu từ 47 - 99% [11].
168


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

KẾT LUẬN
Siêu âm bụng là phương tiện hỗ trợ
chẩn đoán lâm sàng có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao trong chẩn đoán VRTC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6. Al-Ajerami Y. Sensitivity and specificity
of ultrasound in the diagnosis of acute
appendicitis. Eastern Mediterranean Health

Journal EMHJ. 2012, 18 (1), pp.66-69.
7. Birnbaun BA, Wilson SR. Appendicitis at
the millennium. Radiology. 2000, 215 (2),
pp.337-347.

1. Nguyễn Đỗ Trọng. Đánh giá tương quan
giữa công thức bạch cầu C-reactive protein
với VRTC ở trẻ em. Luận văn Tốt nghiệp Bác
sỹ Nội trú Ngoại nhi. Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh. 2009.

8. Kouamé N, N’Goan-Domoua AM, N’dri
KJ et al. The diagnostic value of indirect
ultrasound signs during acute adult appendicitis.
Diagnostic and Interventional Imaging. 2012,
93, pp.24-28.

2. Mai Thế Khải. Giá trị của siêu âm 2D
trong chẩn đoán viêm ruột thừa. Y học TP. Hồ
Chí Minh. 2012, 16 (1), tr.203-207.

9. Lohani B, Gurung G, Paudel S et al.
Dagnostic efficacy of ultrasonography in acute
appendicitis. Journal of Institute of Medicine
Kathmandu. Nepal. 2012, 34 (3), pp.8-11.

3. Trần Công Hoan. Siêu âm chẩn đoán
VRTC tại Bệnh viện Việt Đức. Y học Thực
hành. 2013, 874 (6), tr.29-31.
4. Võ Thị Ngọc Truyện. Vai trò cắt lớp vi

tính trong đau hố chậu phải cấp. Y học TP.
Hồ Chí Minh. 2013, 17 (1), tr.12-15.
5. Alaedeen DI, Cook M, Chwals WJ.
Appendiceal fecalith is associated with early
perforation in pediatric patients. Journal of
Pediatric Surgery. 2008, 43, pp.889-892.

10. Mardan MAA, Mufti TS, Khattak IU et
al. Role of ultrasound in acute appendicitis. J
Ayub Med Coll Abbottabad. 2007, 19 (3),
pp.72-79.
11. Pinto F, Pinto A, Russo A et al.
Accuracy of ultrasonography in the diagnosis
of acute appendicitis in adult patients: review
of the literature. Critical Ultrasound Journal.
2013, 5 (1), p.52.

169



×