Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề cương Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.67 KB, 11 trang )

ĐIỀU DƯƠNG CHUYÊN KHOA HỆ NỘI
Câu 1.  Trình bày thực hiện kế  hoạch chăm sóc bệnh nhân bị  bệnh Giang Mai? (5  
điểm)
­ Giảm mệt, đau cho người bệnh:
­ Khuyên người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối cả về thể xác lẫn tinh thần
­ Thực hiện các thuốc theo y lệnh
­ Thường xuyên theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng bệnh
­ Nới rộng quần áo, chườm mát vùng trán, nách, bẹn
­ Cho uống nhiều nước. oresol
­ Giảm đau và trợt loét cho người bệnh
­ Hàng ngày vệ sinh thân thể, lau người bằng nước  ấm và lau khô da cho bệnh nhân mỗi 
lần vệ sinh, cho mặc quần áo mềm rộng.
­ Thay đổi tư thế 2 – 3 giờ/lần
­ Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn
­ Các tổn thương trợt loét phải rửa bằng dung dịch thuốc tím, dung dịch NaCl 0,9%, sau 
đó chấm Metylen, Castellani
­ Vùng bộ  phận sinh dục tiết niệu hàng ngày phải ngâm rửa bằng dd thuốc tím ngày 2 
lần.
­ Các mảng niêm mạc phải rửa bằng xà phòng, các dát đào ban bôi mỡ pennicilin.
­ Thay băng hàng ngày các gôm giang mai trợt loét
­ Thực hiện thuốc theo y lệnh
­ Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh
­ Giải thích và động viên người bệnh hiểu biết về  tầm quan trọng và vai trò vủa dinh  
dưỡng đối với diễn biến của bệnh.
­ Cho người bệnh ăn số lượng ít mỗi bữa, khẩu phần ăn giàu calo và hàm lượng protein,  
ăn nhiều bữa trong ngày.
­ Đảm bảo số  lượng protein vào cơ  thể.: ăn sữa, trứng, cá, thịt gà, tôm cua… Thay đổi  
món ăn thường xuyên. Cho dùng thêm vitamin bổ xung để tránh viêm lưỡi, viêm môi.
­ Cho người bệnh bằng ống thông hoặc truyền dịch nuôi dưỡng cho người bệnh suy dinh 
dưỡng mà không thể hoặc không muốn ăn.
­ Tăng cường niềm lạc quan tinh thần cho người bệnh


­ Thiết lập mối quan hệ gần gũi, tin tưởng với người bệnh, giúp người bệnh yên tâm tin  
tưởng, lạc quan, đồng thời cũng chuẩn bị  về  mặt tư  tưởng để  người bệnh đối phó với  
những diễn biến xấu của bệnh.
­ Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người bệnh
­ Quan tâm đáp ứng những nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về sự giao tiếp của người bệnh
­ Hạn chế những kích thích quá mức, những yếu tố gây stress…
­ Theo dõi những diễn biến về tinh thần, tình cảm để kịp thời chăm sóc.
­ Người bệnh hiểu biết được sự lây truyền bệnh
­ Chăm sóc người bệnh giang mai bao gồm cả chiến lược giáo dục sức khỏe ban đầu, mà  
mục tiêu là giảm nguy cơ lây bệnh và cách ngăn ngừa truyền bệnh.
­ Hướng dẫn người bệnh không quan hệ tình dục bất chính.
­ Động viên người bệnh cùng phối hợp với thầy thuốc điều trị  càng sớm càng tốt phòng 
các biến chứng nguy hiểm.
­ Điều trị cho cả vợ chồng và bạn tình
­ Sau điều trị cần kiểm tra theo dõi định kỳ.


­ Hướng dẫn người bệnh biết cách tăng cường sức đề kháng
­ Hướng dẫn người bệnh ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
­ Biết cách phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.
­ Vệ sinh thân thể, môi trường sạch sẽ.­ Khuyên NB không uống rượu, cà phê, hút thuốc 
lá.


Câu 2. Trình bày chăm sóc bệnh nhân bị bệnh Lậu? (5 điểm)
1. Nhận định:
­ Hỏi bệnh:
+ Bệnh xuất hiện từ bao giờ? Hoàn cảnh mắc bệnh?
+ Tiểu tiện thế nào (có đái buốt, đái rắt không, đái mủ không, mủ xuất hiện nhiều khi  
nào? số lượng màu sắc nước tiểu)? 

+ Có mệt mỏi không?
+ Với nữ: có ra khí hư không? Có đau bụng không?
­ Khám bệnh:
+ Đo dấu hiệu sinh tồn 24giờ.
+ Khám tổn thương:
          Nam: khám miệng sáo, bao qui đầu, dương vật đánh giá tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, 
dịch mủ?
           Nữ: khám niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, các tuyến Bartholin, skene có sưng, nóng, đỏ 
đau, ra mủ, khí hư không? Đánh giá mức độ viêm nhiễm.
2. Chẩn đoán chăm sóc:
­ BN bị rối loạn tiểu tiện: đái buốt, đái rắt, đái mủ
­ BN sốt, mệt mỏi, lo lắng về bệnh.
­ Giảm nguy cơ bội nhiễm
­ Thiếu hiểu biết về sự lây truyền của bệnh, vệ sinh
3. Lập kế hoạch chăm sóc:
­ Giảm tình trạng bệnh (đái buốt, đái rắt, đái mủ, sốt) cho BN.
­ Tăng cường vệ sinh
­ Giảm nguy cơ bội nhiễm
­ Hiểu biết về sự lây truyền của bệnh 
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
­ Giảm tình trạng bệnh (đái buốt, đái rắt, đái mủ, sốt) cho bệnh nhân:
+ Dùng thuốc theo y lệnh
+ Vệ sinh bộ phận tiết niệu, sinh dục hàng ngày
­ Tăng cường vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm:
+ Vệ sinh bộ phận tiết niệu, sinh dục.
+ Mặc quần áo sạch sẽ, rỗng rãi.
+ Không dùng chung quần áo
­ Hiểu biết về sự lây truyền của bệnh:
+ Giải thích cho BN hiểu rõ về bệnh và biến chứng nặng nề để có ý thức phòng tránh 
bệnh

+ Chung thủy 1 vợ 1 chồng
+ Quan hệ tình dục an toàn
+ Mẹ mắc bệnh điều trị khỏi mới mang thai
+ Thầy thuốc khám phụ khoa phải có găng
5. Đánh giá chăm sóc:
­ Người bệnh hết đái buốt, đái rắt, đái mủ, không sốt.
­ Tiếp thu những hiểu biết về sự lây truyền của bệnh.


Câu 3. Trình bày chăm sóc bệnh nhân bị bệnh Vảy nến (5 điểm)
1. Nhận định: 
* Hỏi bệnh:
­ Bệnh xuất hiện từ bao giờ? Thời gian, thời điểm xuất hiện.
­ Bị lần đầu hay tái phát nhiều lần?
­ Biểu hiện đầu tiên như thế nào? Có ngứa không? Tổn thương xuất hiện ở vị trí nào?
­ Có bị nào khác không?
* Khám bệnh:
­ Tinh thần, thể trạng, nhiệt độ, mạch, huyết áp.
­ Đánh giá vị trí tổn thương, mức độ tổn thương.
­ Theo dõi chế độ ăn uống, vệ sinh.
­ Theo dõi các biến chứng
2. Chẩn đoán chăm sóc:
­ Giảm ngứa, khó chịu cho người bệnh
­ Người bệnh mặc cảm, lo lắng về bệnh.
­ Nguy cơ bị kích ứng thuốc, chàm hóa do trà gãi
­ Giáo dục sức khỏe
3 Lập kế hoạch chăm sóc:
­ Giảm ngứa, khó chịu cho người bệnh bằng cách chăm sóc các tổn thương
­ Chăm sóc về tinh thần động viên an ủi người bệnh
­ Chăm sóc theo dõi sát tổn thương

­ Giáo dục sức khỏe
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
* Giảm ngứa, khó chịu cho người bệnh:  bằng cách chăm sóc các tổn thương
­ Hàng ngày vệ sinh thân thể bằng nước ấm, mặc quần áo mềm rộng
­ Hàng ngày bôi thuốc, uống thuốc theo chỉ định
­ Tránh trà gãi, cậy vẩy da.
* Chăm sóc về tinh thần động viên an ủi người bệnh
­ Thiết lập mối quan hệ gần gũi, tin tưởng với người bệnh
­ Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người bệnh
* Chăm sóc theo dõi sát tổn thương
­ Theo dõi các giai đoạn của tổn thương để sử dụng thuốc cho đúng
­ Hướng dẫn người bệnh tránh cào gãi lầm xây sát da
­ Hướng dẫn người bệnh phát hiện các tác dụng phụ  của thuốc và các biến chứng của 
bệnh.
­ Dùng thuốc theo chỉ định
* Giáo dục sức khỏe
­ Khuyên người bệnh không nên kỳ cọ làm xây sát da
­ Giải thích cho BN hiểu rõ về bệnh 
­ Chế độ ăn: kiêng mỡ, giảm Ca
­ Đến cơ sở khám bệnh khi bệnh có các triệu trên.
5. Đánh giá: 
­ Bệnh nhân hết bong vẩy da


Câu 4. Trình bày lập kế hoạch chăm sóc bệnh  nhân lao phổi? (5 điểm)
1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và những khó khăn của người bệnh:
­ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn ngày 2 lần. Cân BN hàng tuần
­ Theo dõi triệu chứng: 
+ Ho, khạc đờm ( số lượng, màu sắc đờm )
+ Đau ngực

+ Khó thở
­ Nếu có khó thở suy hô hấp phải cho thở ôxy
Ho đờm + máu nhiều   đặt bệnh nhân nằm nghiêng, hút đờm dãi chuẩn bị  truyền dịch  
truyền máu (theo y lệnh)
­ Theo dõi diễn biến của bệnh: 
+ Bệnh nhân được điều trị ­ chăm sóc có đáp ứng:   
+ Tốt, lên cân, giảm ho khạc không ?
+ Có hay không có biến chứng tái phát bệnh, xẹp phổi...
2. Chăm sóc tâm lý cho BN
 Điều dưỡng viên cần động viên, tỏ  rõ sự  quan tâm của mình với người bệnh để  họ  yên 
tâm điều trị, tránh sự mặc cảm vì bệnh
3. Đảm bảo nghỉ ngơi, dinh dưỡng, vệ sinh
* Chế độ nghỉ ngơi:
­ Bệnh nhân nằm nghỉ trong phòng thoáng khí, đủ ánh sáng. 
Trung bình ngày nghỉ 6 ­ 10 giờ.
­ Nghỉ hoàn toàn (không lao động) trong 2 ­ 3 tháng điều trị tấn công.
­ Khi bệnh  ổn định có thể  vận động nhẹ  nhàng, đi chơi trong sân, giải trí  ở  câu lạc bộ 
bệnh nhân, tập thể dục nhẹ nhàng ­ ngủ đảm bảo 8 ­ 9 giờ/ngày.
* Chế độ dinh dưỡng:
­ Ăn uống đủ chất và lượng.
­ Thức ăn giàu Protit, thịt cá, trứng sữa, giàu vitamin. Ăn vừa phải mỡ  và đường, ăn đủ 
khẩu phần, đảm bảo lượng calo. Thức ăn đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị.
­ Động viên bệnh nhân dùng dụng cụ đồ ăn riêng.
* Chế độ vệ sinh:
­ Bệnh nhân thường xuyên mang khẩu trang nhất là khi tiếp xúc với người xung quanh.
­ Sau khi lao động, vui chơi phải rửa tay.
­ Khi ho khạc phải che miệng, nhổ đờm gọn gàng vào ống nhổ, không phun tung toé. Sau 
khi ho phải lau sạch lưỡi lợi bằng khăn gạc sạch hoặc xúc miệng.
­ Thay quần áo, ga chiếu hàng ngày và tẩy uế bằng dung dịch Cloramin.
­ Tắm gội thân thể bằng nước ấm ­ xà phòng.

4. Thực hiện y lệnh:
­ Thuốc: Thực hiện đúng y lệnh:
+ Thuốc Streptomixin liều tiêm theo lứa tuổi, cân nặng (không dùng cho phụ  nữ  có 
thai).
+ Thuốc uống INH, RMP, EMB, PZA: 
Uống xa bữa ăn: 9 ­ 10 giờ sáng uống cả một lần
­ Phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc:
    + Trường hợp nặng xử trí kịp thời hoặc ngừng hẳn không dùng.
    + Trường hợp nhẹ   xử trí triệu chứng


­ Các thuốc hỗ trợ: vitamin B6, vitamin A, Eganin ... dùng theo y lệnh ­ đủ liều, đúng thời 
gian.
­ Dịch truyền, máu (với bệnh nhân nặng) phải kịp thời chính xác.
­ Thực hiện các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm đờm lấy đờm để làm đủ 3 mẫu.
+ Gửi bệnh nhân làm phản ứng nội bì (Mantoux).
+ Chụp phim phổi.
+ Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng lao trong máu.
5. Giáo dục sức khoẻ:
­ Giải thích để  bệnh nhân hiểu biết về  bệnh, tin tưởng vào chuyên môn không bi quan, 
phải kiên trì điều trị lâu dài, hạn chế suy nghĩ lo âu.
­ Cách ly bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính có bài xuất vi khuẩn (đặc biệt đối với trẻ em).
­ Thời gian điều trị  ngoại trú (duy trì) phải thăm khám định kỳ  uống thuốc đều, đủ  liều  
lượng, không bỏ trị.
­ Các chất thải phải đổ đúng nơi quy định và có chất tẩy uế (bằng dung dịch Crezyl).
­ Các đồ dùng phải để riêng và rửa giặt hàng ngày.
­ Cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, ăn uống, tránh lao động quá sức, đói ăn, tránh ở 
chật chội, thiếu vệ sinh.
­ Đối với con em bệnh nhân lao phổi và cộng đồng phải khám kiểm tra định kỳ phát hiện  

sớm bệnh điều trị kịp thời.
Câu 5. Trình bày chẩn đoán chăm sóc, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc 
bệnh nhân lao sơ nhiễm? (5 điêm
1. Chẩn đoán chăm sóc
    ­ Những vấn đề khó khăn do bị bệnh: Sốt, quấy khóc, biếng ăn...
    ­ Những cản trở về hô hấp: Ho, khó thở...
    ­ Nguy cơ bị biến chứng: Suy hô hấp, nhiễm khuẩn thứ phát.
    ­ Gia đình thiếu kiến thức về chăm sóc BN
2. Lập kế hoạch chăm sóc
 ­ Giải quyết những vấn đề khó khăn của BN: Sốt, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, rối loạn 
tiêu hóa. 
 ­ Giải quyết các dấu hiệu hô hấp: Ho, khó thở, đau ngực.
 ­ Phòng tránh những diễn biến xấu: Khó thở, suy hô hấp, nhiễm khuẩn thứ phát.
 ­ Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ và gia đình.
3.  Thực hiện kế hoạch chăm sóc
 ● Làm giảm sự khó chựu của BN:
 ­ Cho BN nghỉ tại giường trong phòng thoáng.
 ­ Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp.
 ­ Hạ sốt bằng chườm lạnh + thuốc hạ nhiệt.
 ­ Dinh dưỡng đảm bảo đủ calo, giàu đạm, uống nước quả tươi (Chia nhiều bữa).
●  Chăm sóc hô hấp:
 ­ Thực hiện thuốc giảm ho theo y lệnh.
 ­ Trường hợp ho có đờm cho uống tăng nước hoặc truyền dịch để  làm loãng đờm dễ  ho  
khạc.
 ­ Thực hiện y lệnh các thuốc khác (thuốc lao, vitamin...)
 ­ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng ho, khạc, khó thở, chế độ ăn uống của BN.


●  Phòng tránh biến chứng:
 ­ Vệ sinh miệng lưỡi hàng ngày cho BN.

 ­ Ca đựng đờm phải thay hàng ngày.
 ­ ĐDV rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với BN, đi găng khi thực hiện các kĩ thuật tiêm  
truyền.
 ­ Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.
● Giáo dục sức khỏe
 ­ Hướng dẫn và giải thích cho các bà mẹ thực hiện tốt tiêm phòng BCG cho trẻ
 ­ Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, vệ sinh.
 ­ Điều trị dứt điểm các bệnh ở tai mũi họng.
 ­ Hướng dẫn điều trị bệnh lao đúng, đủ thời gian.
 ­ Theo dõi phát hiện điều trị sớm nguồn lây lao.
 ­ Phát hiện, điều trị sớm lao sơ nhiễm để tránh biến chứng.
Câu 6. Trinh bày chẩn đoán, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc  
bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao? (5 điểm)
1. Chẩn đoán chăm sóc
     ­ BN lo lắng khi bị bệnh
     ­ Giảm tình trạng lưu thông hô hấp: Khó thở, đau ngực, ho.
     ­ BN khó chựu, đau đớn do can thiệp thủ thuật
     ­ Nguy cơ bị biến chứng: nhiễm khuẩn, ổ cặn màng phổi
     ­ Thiếu kiến thức về phòng bệnh, phòng biến chứng
2. Lập kế hoạch chăm sóc
*. Giải quyết những vấn đề khó khăn của bệnh nhân
­ Giảm lo lắng, đau đớn, khó chựu về bệnh và các thủ thuật
­ Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp, tránh suy giảm sự trao đổi khí
*  Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và dấu hiệu nguy cơ nhiễm khuẩn
*  Thực hiện y lệnh: hướng dẫn BN cách dùng thuốc lao và tác dụng phụ của thuốc
*  Chăm sóc về dinh dưỡng
*  Giáo dục sức khỏe
2. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
2.1. Giảm sự lo lắng. giảm đau đớn khó chịu cho BN
­ Thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa BN và nhân viên điều dưỡng : an ủi, động viên  

BN.
­ Cung cấp những thông tin về  bệnh lao, quá trình diễn biến bệnh, giải thích cho BN 
hiểu về những thủ thuật cần can thiệp để điều trị.
­ Chăm sóc làm giảm sự đau đớn khó chựu của BN:
+ Đặt BN nằm  ở  tư  thế  thoải mái, giúp BN dễ  thở  nhất (đầu cao 20 – 40 0),  nằm 
nghiêng về bên tràn dịch và có thể kê gối ở dưới.
+ Thực hiện thuốc giảm đau, hạ sốt theo y lệnh.
+ Cho BN thở oxy khi cần.
+ Tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi nhất để BN không phải gắng sức, mất sức.
+ Giữ buồng bệnh yên tĩnh, thoáng mát.
+ Đảm bảo sự thông thoáng đường hô hấp.
+ Hướng dẫn BN tập thở sâu, tập ho 2h/1lần.


+ Chuẩn bị dụng cụ phụ giúp BS chọc hút dịch màng phổi.
2.2. Theo dõi
+ TD các dấu hiệu sinh tồn: M­ T0­ HA – nhịp thở.
+ TD các dấu hiệu bất thường khác: Khó thở dữ dội, tím tái thiếu O2
+ TD biểu hiện ho, đau ngực.
+ TD tình trạng nhiễm khuẩn; TD tại vết chọc dò.
2.3. Thực hiện y lệnh
­ Y lệnh thuốc: Thuốc lao, giảm đau, kháng sinh.
­ Chuẩn bị và phụ giúp BS chọc dò màng phổi.
­ Theo dõi và phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc.
­ Y lệnh về xét nghiệm: xét nghiệm chức năng gan, XQ phổi.
2.4. Dinh dưỡng
Ăn đủ  số  bữa: 4 bữa/ ngày ­ thức ăn giàu dinh dưỡng: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau 
quả tươi nhiều vitamin, đảm bảo 2400­3000 kcalo/ngày.
2.5. Giáo dục sức khỏe
­ Giải thích cho BN và người nhà BN hiểu về  tình trạng bệnh lí và kết quả  mong chờ,  

phương hướng điều trị tiếp.
­ Giải thích cho BN hiểu về tầm quan trọng của luyện tập th ở sâu, tập làm dãn nở phổi 
(thổi bóng).
­ Hướng dẫn, khuyến khích BN thực hiện chương trình phục hồi   nâng cao sức khỏe  
bằng chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi vận động hợp lí.
­ Hướng dẫn BN dùng thuốc lao sau khi ra viện, không bỏ trị, kiên trì điều trị, tập luyện.
­ Hướng dẫn cho BN cách phòng ngừa, tránh tái phát bệnh.
Câu 7. Trình bày chăm sóc bệnh nhân ho ra máu? (5 điểm)
1. Nhận định bệnh nhân
     ­ Hỏi bệnh
         + BN có mắc lao không ? có mắc các bệnh khác về phổi không ?
         + Trước khi bị ho ra máu trong người thấy dấu hiệu gì ?
         + Ho ra máu xuất hiện khi nào, số lượng, màu sắc ?
         + BN có khó thở, có đau ngực không ?
         + Có đau bụng, ợ hơi, ợ chua không ?
         + Gia đình có ai bị lao không ?
    ­  Nhận định thực thể
        + Quan sát sắc mặt
   + Tình trạng tinh thần: Lo lắng, sợ hãi
   + Tình trạng tuần hoàn: M­HA, nếu nhẹ: 3h/lần, nặng 30/ ­ 1h/lần
   + Tình trạng hô hấp: Nhịp thở (Tình trạng khó thở, sự biến dạng lồng ngực)
   + Các kết quả xét nghiệm máu, đờm, XQ phổi.
2. Chẩn đoán chăm sóc
      ­ Mức độ ho ra máu?
        ­ Sự lo lắng của BN?
        ­ Chế độ ăn, ngủ, nghỉ của BN khi ho ra máu ?   
3. Lập kế hoạch chăm sóc
        ­ Làm giảm hoặc hết ho ra máu



        ­ Giảm lo lắng cho BN
        ­ Chăm sóc chế độ ngủ, nghỉ, ho khạc và giúp BN vệ sinh
        ­ Đảm bảo chế độ ăn
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
4.1. Nhanh chóng làm giảm hoặc hết ho ra máu: 
         ­ Để BN nghỉ ở nơi yên tĩnh, ấm, thoáng, hạn chế di chuyển, giảm kích thích ho (hạn  
chế hỏi BN). Nếu BN ho ra máu nhẹ tùy BN ngồi hoặc nằm. Múc độ trung bình hoặc nặng 
(có khó thở) cho BN nằm tư thế Foler.
         ­ Cho BN uống thuốc giảm ho, ngậm chanh...
         ­ Thực hiện y lệnh: Thuốc cầm máu, thở oxy...
         ­ Theo dõi diễn biến, số lượng máu ho ra có giảm không, chuẩn bị ống nhổ có chia độ 
để đo số lượng máu.
4.2. Giảm lo lắng cho BN    
          ­ ĐDV luôn ở bên BN khi BN ho ra máu
 ­ Động viên, giải thích để BN yên tâm
 ­ Thực hiện y lệnh thuốc khẩn trương, chính xác
4.3. Đảm bảo chế độ ăn: giàu calo, ăn lỏng, ăn lạnh, ăn làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn no quá, 
không ăn thức ăn cay
4.4. Chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh
          ­ BN nghỉ tại gường, vệ sinh tại chỗ, vệ sinh răng miệng
          ­ Ho khạc vào ống nhổ ( đổ chất nhổ vào nơi đốt đờm), hàng ngày thay ống nhổ.
          ­ Ngủ đầy đủ.
5. Đánh giá
          ­ BN hết ho ra máu hoặc ho ra máu ít sẫm màu (dây máu theo đờm)
          ­ Hết lo lắng
          ­ Các dấu hiệu sinh tồn ổn định
­ Ăn uống tốt, giữ hoặc tăng cân.
Câu 8. Trình bày nguyên nhân và sự lây truyền bệnh lao, Quản lý chăm sóc và công tác 
phòng bệnh tại cộng đồng? ( 5 điểm)
1. Nguyên nhân và sự lây truyền bệnh lao

1.1. Nguyên nhân:
  ­ Do vi khuẩn lao gây nên (trực khuẩn Koch).
  ­ Vi khuẩn lao có thể sống trong đờm của bệnh nhân hàng tháng.
1.2. Sự lây truyền bệnh lao:
  ­ Do người bệnh lao phổi ho và khạc nhổ, vi khuẩn lao bay vào không khí, người lành hít 
phải không khí có  vi khuẩn lao và có thể bị lây bệnh.
   ­ Những người dễ bị lây bệnh lao:
             + Những người tiếp xúc, gần gũi với bệnh nhân lao phổi.
             + Những người có thể trạng suy nhược, dinh dưỡng kém, lao động nặng nhọc vất vả 
dễ bị lây bệnh lao.
         + Đặc biệt những người nhiễm HIV/AIDS.
2. Quản lý chăm sóc và công tác phòng bệnh tại cộng đồng:
2.1. Quản lý và chăm sóc:
­ Khi người bệnh được chuyển về cộng đồng (xã, nhà) trong giai đoạn điều trị nhân viên 
y tế cần đến thăm và xem đơn thuốc của người bệnh để giúp họ thực hiện theo đơn.


­ Nhắc nhở người bệnh uống đủ thuốc và đủ liều. Các thuốc điều trị   uống một lần vào 
lúc đói.
­ Khuyên người bệnh ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ và nghỉ ngơi hợp lý.
    ­ Hướng dẫn người bệnh khạc nhổ vào ống nhổ riêng và đốt. 
    ­ Có đồ dùng bát đũa riêng cho người bệnh
­ Nếu người bệnh xuất hiện vàng da, vàng mắt, ù tai hoặc mệt nhiều vì có thể  bị  phản  
ứng phụ của thuốc. Phải ngừng thuốc và chuyển ngay bệnh nhân đi bệnh viện.
­ Gửi bệnh nhân đi khám lại sau khi dùng hết thuốc.
2.2. Phòng bệnh tại cộng đồng:
   ­ Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, nâng cao sự hiểu biết về bệnh lao trong nhân dân, phổ 
biến các biểu hiện nghi ngờ lao và vấn đề  điều trị lao hiện nay cho mọi người dân biết để 
loại trừ quan niệm sợ bệnh lao, giấu bệnh, gây cản trở việc đi khám  bệnh của người dân.
­ Tuyên truyền giáo dục tư vấn cho bệnh nhân và cộng đồng về  điều kiện lao động, sinh  

hoạt,dinh dưỡng, môi trường vệ sinh.
­ Tiêm vacxin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi theo đúng lịch của chương trình tiêm  
chủng mở rộng và kiểm tra kết quả tiêm phòng.
­ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là trẻ em.
­ Những người hay tiếp xúc với bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khoẻ  định kỳ, có hồ  sơ 
theo dõi, quản lý.
­ Kế hoạch hóa gia đình ở BN lao
­ Điều trị triệt để  khi bị bệnh, quản lý, giám sát điều trị bệnh nhân lao để  tránh lây lan là 
một biện pháp phòng lây bệnh hiệu quả.
Câu 9. Trình bày công tác quản lý, theo dõi điều trị bệnh lao? (5 điểm)
1. Quản lý điều trị
        ­ Điều trị bệnh lao đòi hỏi thời gian dài, đôi khi thuốc gây tác dụng phụ, nên chỉ điều trị 
những BN chắc chắn bị  lao. Điều trị  càng sớm càng tốt, ngay sau khi được chẩn đoán,  ưu  
tiên những BN lao phổi AFB(+)
      ­ Những BN nghi ngờ lao, xét nghiệm âm tính, nhưng tình trạng lâm sàng nặng, cần hội  
chẩn để có quyết định điều trị kịp thời.
      ­ Tất cả các BN lao phải được đăng kí điều trị, mỗi BN có một sổ theo dõi đăng kí điều  
trị và một phiếu điều trị trong sổ đăng kí theo dõi điều trị BN lao tại các tuyến.
     ­ Để việc điều trị bệnh lao đạt kết quả tốt, phải có sự  hợp tác của người bệnh và thầy  
thuốc. Vì vậy ngay trước khi bắt đầu điều trị nhân viên y tế cần giải thích, hướng dẫn điều 
trị về bệnh lao­ làm cho BN hiểu:
         + Nguyên nhân gây bệnh lao; khả  năng lây truyền của bệnh lao, để  hạn chế  sự  lây 
truyền bệnh.
         + Bệnh lao có thể điều trị khỏi khi tuân thủ các nguyên tắc
         + Cần giải thích cho BN biết hậu quả của việc điều trị không đúng
         + Cần đến khám và làm xét nghiệm đúng hẹn
         + Các tác dụng phụ của thuốc có thể gặp trong quá trình điều trị
      ­ Trực tiếp giám sát việc dùng thuốc của BN ở từng giai đoạn, đảm bảo dùng đúng loại 
thuốc, đúng liều, đều đặn và đủ thời gian (DOST)
         + Giai đoạn tấn công: Ít nhất 4 loại thuốc chính, với thời gian 2­3 tháng. bệnh nhân  

được điều trị nội trú tại cơ sở y tế (Bệnh viện, trung tâm y tế), nhân viên y tế trực tiếp dùng  
thuốc cho bệnh nhân, không được đưa thuốc cho bệnh nhân tự dùng.


        + Giai đoạn duy trì: Ít nhất 2 loại thuốc, thời gian dùng 4­6 tháng, có thể cấp thuốc từng  
tháng cho BN về  gia đình điều trị  ngoại trú, nhân viên y tế  xã thực hiện kiểm tra việc sử 
dụng thuốc và theo dõi tai biến của thuốc tại nhà tối thiểu 1lần/ 1tháng
     ­ Quản lý các trường hợp chuyển đi nơi khác điều trị: khi chuyển phải kèm theo phiếu  
chuyển, nơi nhận BN phải có phiếu phản hồi.
     ­ Quản lý các trường hợp bỏ trị: Những BN trong giai đạn tấn công thì sau 2 ngày, giai 
đoạn duy trì sau 7 ngày bỏ  trị, nhân viên y tế  cần tìm BN và giải thích cho họ  quay trở  lại  
điều trị.
 2. Theo dõi điều trị
2.1. Theo dõi xét nghiệm đờm
       ­ Số mẫu đờm theo dõi: 3mẫu/1lần
       ­ Số lần theo dõi trong quá trình điều trị:
+ Lao phổi AFB(+): 3 lần vào( tháng  thứ 2(3),5,7(8)
+ Lao phổi AFB(­) : 2 lần vào cuối tháng thứ 2,5
2.2. Theo dõi khác: 
       ­ Diễn biến lâm sàng
       ­ Tác dụng phụ của thuốc
       ­ Việc lĩnh thuốc đều đặn, liên tục trong thời gian điều trị ngoại trú tại nhà.
2.3. Đánh giá kết quả điều trị
 ­ Đối với BN lao việc giám sát điều trị ở cơ sở bằng xét nghiệm đờm
 ­ Diễn biến đờm trong quá trình điều trị và kết thúc điều trị
          + BN hoàn thành điều trị: Đủ thời gian theo công thức
          + Khỏi: Xét nghiệm đờm âm tính ở 2 thời điểm: tháng thứ 5,8
          + Thất bại: Xét nghiệm đờm còn dương tính hoặc dương tính trở lại ở tháng thứ 5,  
hoặc 8.
         + BN bỏ trị

         + Các triệu chứng lâm sàng đã hết hay còn
         + Thể trạng BN có lên cân không ?



×