Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Độc tính bán trường diễn của cao xoa Bách xà trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CAO XOA BÁCH XÀ
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Đinh Thị Lam1, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương2,
Đỗ Thị Phương2, Phạm Thị Vân Anh2, Mai Phương Thanh2
1

Bệnh viện Đống Đa; 2Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định độc tính bán trường diễn của cao xoa Bách xà đường bôi
ngoài da trên thỏ. Thỏ được bôi da cao xoa Bách xà với liều 0,75g/kg/lần, 2 lần/ngày và 1,5 g/kg/lần, 2 lần/
ngày. Kết quả sau 4 tuần nghiên cứu, cao xoa Bách xà không ảnh hưởng đến thể trạng, chức năng tạo máu
của thỏ; không làm thay đổi kết quả đánh giá chức năng gan, thận; không gây tổn thương về hình thái khi
quan sát đại thể và vi thể các cơ quan gan, thận và cấu trúc vùng da được bôi thuốc của thỏ.
Từ khóa: Bách xà, độc tính, động vật thực nghiệm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch

âm với Bí, tức bế tắc lại không thông. Tý vừa

đặc trưng bởi quá trình viêm mạn tính các

được dùng để diễn tả biểu hiện của bệnh như

khớp. Bệnh diễn biến mạn tính suốt đời với
các đợt cấp tính [1; 2]. Bệnh để lại hậu quả

tình trạng đau, tê, mỏi, nặng, sưng, nhức,


nặng nề với 90% bệnh nhân tiến triển nặng và
mất chức năng vận động trong vòng 20 năm

để diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự bế tắc

[3]. Mục đích điều trị nhằm kiểm soát quá trình
miễn dịch và quá trình viêm khớp, phòng ngừa

rắn hổ mang là một dược liệu quý, kinh

phá hủy khớp, bảo tồn chức năng khớp, giảm

chứng đau nhức xương có hiệu quả tốt [6]. Đã

thiểu tối đa các triệu chứng. Các thuốc steroid
hay non – steroid không đẩy lui bệnh hoàn

có nghiên cứu sơ bộ chứng minh tác dụng

toàn, tổn thương khớp vẫn tiếp tục phát triển,
gây tàn phế và nhiều tác dụng không mong

trên thực nghiệm và trên lâm sàng [7; 8; 9].

muốn [2; 4]. Các thuốc chống thấp khớp làm

với một số tinh dầu camphor, bạc hà, quế và

thay đổi tình trạng bệnh (Disease Modifying
Anti-Rheumatic Drugs: DMARDs), thuốc điều


methyl salicylat dùng tại chỗ.

buốt ở da thịt, khớp xương, vừa được dùng
không thông của kinh lạc, khí huyết [5]. Nọc
nghiệm dân gian sử dụng trong điều trị các

chống viêm, giảm đau của nọc rắn hổ mang
Cao xoa Bách Xà phối hợp nọc rắn hổ mang

Để xác định tính an toàn của cao xoa Bách

trị sinh học (Biological Therapy) có hiệu quả
cao, tác dụng nhanh, tuy nhiên giá thành cao,

xà, nghiên cứu được tiến hành nhằm: xác

nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm
trọng [4]. Theo y học cổ truyền, viêm khớp

Bách xà đường bôi ngoài da trên thỏ.

dạng thấp thuộc phạm vi chứng Tý, Tý đồng
Địa chỉ liên hệ: Mai Phương Thanh, Bộ môn Dược lý,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 05/11/2015
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016

32


định độc tính bán trường diễn của cao xoa

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Cao xoa Bách xà: do Công ty Nam Dược
sản xuất đạt tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn
của nọc rắn.
TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Thành phần: Methyl salicylat, camphor,

Thỏ được bôi tá dược hoặc cao xoa Bách

tinh dầu bạc hà, menthol, tinh dầu quế, nọc
rắn hổ mang khô. 1ml cao Bách xà tương ứng

xà liên tục trong 4 tuần. Đánh giá trước bôi
thuốc (T0), sau 2 tuần (T2), sau 4 tuần (T4):

1gram.

tình trạng chung, thể trọng, chức năng tạo
máu, mức độ hủy hoại tế bào gan, chức năng

Hóa chất, dụng cụ phục vụ nghiên cứu
Gạc, gạc băng, kính lúp, nước cất và các
hóa chất làm giải phẫu bệnh.

Kit định lượng: ALT, AST, bilirubin toàn
phần, albumin, cholesterol toàn phần,
creatinin và máy Screen master của hãng
Hospitex Diagnostics (Italy).
Dung dịch xét nghiệm máu ABX Minidil
LMG của hãng ABX - Diagnostics, định lượng
trên máy Vet abcTM Animal Blood Counter.
Động vật thực nghiệm
Thỏ chủng Newzealand White, lông trắng,
trọng lượng 1,8 - 2,5 kg do Trung tâm chăn
nuôi Dê và Thỏ Sơn Tây cung cấp. Súc vật
được nuôi trong phòng thí nghiệm 3 - 5 ngày
trước khi nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn
dành riêng (do Công ty liên doanh Guyomarc’h-VCN sản xuất).
2. Phương pháp
Thực hiện theo hướng dẫn của OECD và
Tổ chức Y tế Thế giới [6; 11].
Thỏ được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con, mỗi
con được nhốt riêng một chuồng.
- Lô chứng: bôi tá dược 1,5g/kg/lần, 2 lần/
ngày.
- Lô trị 1: bôi cao xoa Bách Xà liều 0,75g/
kg/lần trên 10% diện tích da, 2 lần/ngày.
- Lô trị 2: bôi cao xoa Bách Xà liều 1,5g/kg/
lần trên 20% diện tích da, 2 lần/ngày (gấp 2
lần lô trị 1).

TCNCYH 99 (1) - 2016

thận và vi thể gan, thận và cấu trúc da được

bôi thuốc thử.
3. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống
kê theo phương pháp t - test Student, biểu
diễn dạng: ± SD, sự khác biệt có ý nghĩa khi
p < 0,05.

III. KẾT QUẢ
1. Tình trạng chung
Trong thời gian thí nghiệm, thỏ ở cả 3 lô
hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt
sáng, lông mượt, ăn uống tốt, phân khô.
Trọng lượng thỏ đều tăng và không có sự
khác biệt giữa lô chứng và lô bôi cao xoa
Bách xà.
2. Đánh giá chức năng tạo máu
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: sau 2 tuần và 4
tuần bôi cao xoa Bách xà, số lượng hồng cầu
ở cả 2 lô trị đều không có sự khác biệt có ý
nghĩa so với lô chứng và so sánh giữa các
thời điểm trước và sau khi bôi thuốc thử,
(p > 0,05).
Kết quả ở biểu đồ 1 và 2 cho thấy: sau 2
tuần và 4 tuần bôi cao xoa Bách xà, hàm
lượng hemoglobin và hematocrit ở cả 2 lô trị
đều không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô
chứng và so sánh giữa các thời điểm trước và
sau khi bôi thuốc thử, p > 0,05.

33



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Ảnh hưởng của cao xoa Bách xà đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ
Số lượng hồng cầu ( T/l )

Thời gian

p (t - test Student)

Lô chứng

Lô trị 1

Lô trị 2

Trước bôi thuốc

5,59 ± 0,30

5,68 ± 0,68

5,51 ± 0,26

> 0,05

Sau 2 tuần bôi thuốc

5,16 ± 0,62


5,56 ± 0,48

5,48 ± 0,27

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

5,93 ± 1,00

6,21 ± 0,48

5,85 ± 0,31

> 0,05

> 0,05

> 0,05

p (trước - sau)
Sau 4 tuần bôi thuốc

14
13
12

11
10

Hematocrit (%)

Hemoglobin (g/dL)

p (trước - sau)

Trước bôi Sau 2 tuần Sau 4 tuần
thuốc
bôi thuốc bôi thuốc
Chứng

Lô trị 1

Lô trị 2

> 0,05

50
40
30
20
10
0
Trước bôi Sau 2 tuần Sau 4 tuần
thuốc
bôi thuốc bôi thuốc
Chứng


Lô trị 1

Lô trị 2

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của cao xoa Bách xà

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của cao xoa Bách xà

đến hemoglobin

đến hematocrit

Bảng 2. Ảnh hưởng của cao xoa Bách xà đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ

Thời gian

Số lượng bạch cầu (G/l)

p (t - test Student)

Lô chứng

Lô trị 1

Lô trị 2

Trước bôi thuốc

6,28 ± 0,46


6,72 ± 4,03

7,06 ± 2,06

> 0,05

Sau 2 tuần bôi thuốc

6,53 ± 1,09

6,29 ± 1,09

6,75 ± 2,03

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

6,80 ± 1,28

7,42 ± 1,46

7,99 ± 1,97

> 0,05


> 0,05

> 0,05

p (trước - sau)
Sau 4 tuần bôi thuốc
p (trước - sau)

> 0,05

Sau 2 tuần và 4 tuần bôi cao xoa Bách xà, số lượng bạch cầu ở cả 2 lô trị đều không có sự
khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng (bôi tá dược) và so sánh giữa các thời điểm trước và sau khi
bôi thuốc thử, p > 0,05.

34

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Ảnh hưởng của cao xoa Bách xà đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ
Số lượng tiểu cầu (G/l)

Thời gian

p (t - test Student)

Lô chứng


Lô trị 1

Lô trị 2

Trước bôi thuốc

318,70 ± 118,07

334,20 ± 122,80

386,40 ± 67,52

> 0,05

Sau 2 tuần

407,30 ± 70,74

438,70 ± 90,00

442,20 ± 81,92

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05


377,11 ± 116,27

329,30 ± 70,32

344,10 ± 58,70

> 0,05

> 0,05

> 0,05

p (trước - sau)
Sau 4 tuần
p (trước - sau)

> 0,05

Sau 2 tuần và 4 tuần bôi cao xoa Bách xà, số lượng tiểu cầu ở cả 2 lô trị đều không có sự
khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng (bôi tá dược) và so sánh giữa các thời điểm trước và sau khi
bôi thuốc thử, p > 0,05.

50
40
30
20
10
0
Trước bôi Sau 2 tuần Sau 4 tuần
thuốc

bôi thuốc bôi thuốc
Chứng

Lô trị 1

Lô trị 2

Hoạt độ ALT (UI/L)

Hoạt độ AST (UI/L)

3. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan
80
60
40
20
0
Trước bôi Sau 2 tuần Sau 4 tuần
thuốc
bôi thuốc bôi thuốc
Chứng

Lô trị 1

Lô trị 2

Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của cao xoa

Biểu đồ 4. Ảnh hưởng của cao xoa


Bách xà đến hoạt độ AST

Bách xà đến hoạt độ ALT

Kết quả ở các biểu đồ 3 và 4 cho thấy: sau 4 tuần bôi cao xoa Bách xà, hoạt độ AST, ALT
trong máu chuột ở cả 2 lô trị đều không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng và so sánh
giữa hai thời điểm trước và sau khi bôi thuốc thử, p > 0,05.
4. Đánh giá chức năng thận
Sau 2 tuần và 4 tuần bôi cao xoa Bách xà, ở cả lô trị 1 (bôi cao xoa Bách xà liều 0,75g/kg/lần,
2 lần/ngày) và lô trị 2 (bôi cao xoa Bách xà liều 1,5g/kg/lần, 2 lần/ngày), nồng độ creatinin trong
máu thỏ không có sự thay đổi khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng và thời điểm trước
nghiên cứu, p > 0,05 (biểu đồ 5).

TCNCYH 99 (1) - 2016

35


Nồng độ (mg/dL)

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1.07
1.05
1.03
1.01
Trước bôi Sau 2 tuần Sau 4 tuần
thuốc
Chứng

Lô trị 1


Lô trị 2

Biểu đồ 5. Ảnh hưởng của cao xoa Bách Xà đến nồng độ creatinin
5. Hình ảnh giải phẫu vi thể
- Giải phẫu vi thể gan (HE x 400)

- Giải phẫu vi thể thận (HE x 400)

- Giải phẫu vi thể cấu trúc da vùng bôi thuốc hoặc tá dược (HE x 400)

36

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

IV. BÀN LUẬN
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng
chung, trọng lượng cơ thể và các chỉ số huyết
học là những xét nghiệm bắt buộc khi đánh
giá độc tính của thuốc thử. Máu là một tổ chức
rất quan trọng vì máu liên quan mật thiết với
mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể [12]. Về
mặt bệnh lý, máu chịu ảnh hưởng của tất cả
các tổ chức đó nhưng đồng thời cũng bị ảnh
hưởng và phản ánh tình trạng riêng của cơ
quan tạo máu. Nếu thuốc có ảnh hưởng đến
cơ quan tạo máu thì trước hết các thành

phần của máu sẽ bị thay đổi, đặc biệt
thường làm giảm số lượng bạch cầu [13].
Các chỉ số trên của thỏ ở cả hai lô trị đều
thay đổi không có ý nghĩa so với trước khi
dùng thuốc và so với lô chứng ở cùng thời
điểm. Như vậy cao xoa Bách xà không thể
hiện độc tính lên tình trạng chung và trên cơ
quan tạo máu.
Trong cơ thể, gan là cơ quan đảm nhận
nhiều chức năng quan trọng. Khi đưa thuốc
vào cơ thể có thể gây độc với gan, làm ảnh
hưởng đến chức năng gan. Vì vậy, khi đánh
giá độc tính của thuốc thì nghiên cứu ảnh
hưởng của thuốc đối với chức năng gan là rất
cần thiết [14]. Để đánh giá mức độ tổn thương
tế bào gan, thường định lượng nồng độ các
enzym có nguồn gốc tại gan có trong huyết
thanh. Sự tăng nồng độ các enzym này
thường gắn liền với độc tính của thuốc do sự
hủy hoại tế bào gan. Sau 4 tuần bôi da cao
xoa Bách xà, ở cả lô trị 1 và lô trị 2 hoạt độ

sau khi dùng thuốc, thường dùng xét nghiệm
định lượng creatinin máu. Creatinin là thành
phần đạm trong máu ổn định nhất, hầu như
không phụ thuộc vào chế độ ăn hoặc những
thay đổi sinh lý mà chỉ phụ thuộc vào khả
năng đào thải của thận. Khi cầu thận bị tổn
thương, nồng độ creatinin máu tăng sớm hơn
ure. Creatinin máu là chỉ tiêu tin cậy và quan

trọng hơn ure máu, nên hiện nay dùng để
đánh giá và theo dõi chức năng thận. Nồng độ
creatinin trong máu thỏ sau dùng cao xoa
Bách xà không có sự thay đổi khác biệt với lô
chứng và so sánh giữa hai thời điểm trước và
sau khi uống thuốc thử.
Giải phẫu đại thể và vi thể gan thận là chỉ
số bắt buộc khi đánh giá độc tính bán trường
diễn theo hướng dẫn của WHO. Hơn nữa xét
nghiệm vi thể là tiêu chuẩn vàng để đánh giá
tổn thương 2 cơ quan chính chịu trách nhiệm
chuyển hóa và thải trừ thuốc. Khi dùng đường
bôi da cần phải làm thêm xét nghiệm vi thể
trên da. Trên tất cả các thỏ nghiên cứu, không
quan sát thấy có thay đổi bệnh lý nào về mặt
đại thể của các cơ quan. Hình ảnh vi thể gan,
thận không có sự khác biệt giữa lô chứng và
lô nghiên cứu. Hình ảnh vi thể da không gây
nhiều biến đổi so với chứng.

V. KẾT LUẬN
Mẫu thuốc thử cao xoa Bách xà không gây
độc tính bán trường diễn trên thỏ khi cho thỏ
bôi liều 0,75g/kg/lần, 2 lần/ngày trên diện tích
bôi 10% diện tích da và liều cao gấp 2 lần

ALT, AST đều nằm trong giới han bình
thường.

1,5g/kg/lần, 2 lần/ngày trên 20% diện tích da

trong 4 tuần liên tục bôi thuốc.

Thận là cơ quan bài tiết của cơ thể. Nhu

Tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng
chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức

mô thận rất dễ bị tổn thương bởi các chất
nội sinh và ngoại sinh [12; 14]. Vì vậy, khi
đưa thuốc vào cơ thể thuốc có thể gây độc,
làm tổn thương thận, từ đó ảnh hưởng đến
chức năng thận. Đánh giá chức năng thận
TCNCYH 99 (1) - 2016

năng gan, chức năng thận và mô bệnh học
gan, thận đều nằm trong giới hạn bình
thường, không có sự khác biệt rõ rệt so với lô
chứng (bôi tá dược).
37


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Lời cảm ơn
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.
TS. Lê Đình Roanh đã hỗ trợ đọc và nhận
định các kết quả giải phẫu bệnh vi thể trong
nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010). Bệnh
học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản
Giáo dục, 9 – 35.
2. Long DL, Kasper DL, Fauci AS et al
(2012). Chapter 321: Rheumatoid Arthritis.
Harrison’s Principles of Internal Medicine 18th
edition. The McGraw - Hill Companies, Inc.
3. Bucley CD (1997). Science, medicin,
and the future: treatment of rheumatoid
arthritis. BMJ, 315, 236 - 238.
4. Singh JA (2012). Update of 2008
American College of Rheumatology Recommendation for the use of Disease Modifying
Antirheumatic Drugs and Biologic Agents in the
treatment of Rheumatoid Athristis. Arthristis
Care & Research, 64(5), 625 - 639.
5. Nguyễn Nhược Kim (2013). Phân thể
lâm sàng, biện chứng luận trị trong điều trị
chứng tý của Y học cổ truyền. Tạp chí Đông
Y, 473, 23 - 25.
6. Đỗ Tất Lợi (2004). Rắn. Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y
học, 988 - 995.
7. Gomes A., Bhattacharya S., Chakraborty

M et al (2010). Anti-arthritic activity of Indian
monocellate cobra (Naja kaouthia) venom on
adjuvant induced arthritis. Toxicon, 55(2-3),
670 - 673.
8. Ghosh S, Saha K, Dasgupta SC, Gomes A (2015). In vitro and In vivo Anti-Arthritic
and Anti-Inflammatory Activity of Bungarus

Fasciatus Venom. J Toxins, 2(1), 5
9. Gomes A et al (2011). Ethno biological
usage of zoo products in rheumatoid arthritis.
Indian Journal of Experimental Biology, 49,
565 - 573.
10. Saliner AG, Patlewicz G, Worth AP
(2007). Review of Literature-Based Models for
Skin and Eye Irritation and Corrosion. European Communities.
11. Organisation for Economic Cooperation and Development (2002). Guideline for testing of chemicals: Acute Demal Irritation/Corrotion, OECD 404.
12. World Health Organization (2000).
Working group on the safety and efficacy of
herbal medicine. Report of regional office for
the western pacific of the World Health Organization.
13. Nguyễn

Thế Khánh, Phạm

Tử

Dương (2001). Xét nghiệm sử dụng trong lâm
sàng. Nhà xuất bản Y học.
14. Vũ Đình Vinh (2001). Hướng dẫn sử
dụng các xét nghiệm sinh hoá. Nhà xuất bản
Y học, 115 - 287.

Summary
EVALUATION OF SUBCHRONIC TOXIC OF BACH XA
EXTRACT IN ANIMALS
The Bach Xa extract was used to evaluate the rabbit’s liver and kidney function as well as the
rabbit’s liver and kidney structure. Bach Xa extract was used in rabbits at a dose of 0.75 g/kg,

twice daily and dose of 1.5g/kg, twice daily continuously for 4 weeks, stop the medication for 4
weeks: Back Xa extract has no effect on the general signs, growth, hematological examinations;
38

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
there was no change in the results of tests evaluating liver function and kidney function. There is
no change in the rabbit’s liver and kidney structure observed in the macro-overview of the bodies.
The micro structure of the rabbit’s liver and kidney was no different compared to the focus group.
Keywords: Bach xa, toxicity, animals

TCNCYH 99 (1) - 2016

39



×