Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác dụng giảm cân, điều trị rối loạn lipid máu của muối Na/Mg HCA trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.32 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017

TÁC DỤNG GIẢM CÂN, ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
CỦA MUỐI Na/Mg HCA TRÊN THỰC NGHIỆM
Lê Xuân Văn*; Đào Hùng C ng*
Nguy n Thanh H i**; Nguy n Hoàng Ngân***
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng giảm cân, điều trị rối loạn lipid máu của muối Na/Mg HCA
trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: đánh giá tác dụng giảm cân, điều trị rối loạn lipid
máu của muối Na/Mg HCA dựa trên mô hình béo phì và rối loạn lipid máu ngoại sinh ở chuột
cống trắng của Souravh Bais và CS (2014). Kết quả: so với lô chứng gây béo phì, muối Na/Mg
HCA ở mức liều 94 mg/kg/ngày và 282 mg/kg/ngày có tác dụng làm giảm trọng lượng cơ thể,
giảm triglycerid, cholesterol toàn phần, VLDL-C, LDL-C huyết tương, giảm chỉ số vữa xơ, tăng
HDL-C. Các tác dụng này tương đương khi so sánh với simvastatin liều 3 mg/kg/ngày. Kết
luận: ở mức liều 94 mg/kg/ngày và 282 mg/kg/ngày, muối Na/Mg HCA có tác dụng tốt làm giảm
cân, điều trị rối loạn lipid máu tương đương với simvastatin liều 3 mg/kg/ngày.
* Từ khóa: Muối Na/Mg HCA; Chống béo phì; Hạ lipid.

Studying the Antiobesity and Lipid-Lowering Effects of Na/Mg HCA
Salt in Experiment
Summary
Objectives: To study the antiobesity and lipid-lowering effects of Na/Mg HCA salt in
experiment. Subjects and methods: The antiobesity and lipid-lowering effects of Na/Mg HCA
salt were evaluated on model of high fat diet-induced obesity in rats by Souravh Bais et al
(2014). Results: Compared with high-fat diet (HFD) control group, Na/Mg HCA salt at doses of
94 mg/kg/day and 282 mg/kg/day had the effects on reducing body weight, decreasing the
serum levels of triglycerides, total cholesterol, VLDL-C, LDL-C, reducing atherosclerotic index,
increasing HDL-C. These effects were equivalent to simvastatin at dose of 3 mg/kg/day.
Conclution: At a dose of 94 mg/kg/day and 282 mg/kg/day, Na/Mg HCA salt had good effect on
reducing weight and dyslipidemia treatment, equivalent to simvastatin 3 mg/kg/day.
* Key words: Na/Mg HCA salt; Antiobesity; Lipid-lowering.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng thừa cân và béo phì đã và
đang trở thành một nguy cơ có liên quan

đến vấn đề sức khỏe. Tại các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng
này ngày càng tăng trong những năm gần đây.

* Đại học Đà Nẵng
** Đại học Dược Hà Nội
*** Học viện Quân y
Ng i ph n h i (Corresponding): Lê Xuân Văn ()
Ngày nh n bài: 03/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 20/12/2016
Ngày bài báo đ

20

c đăng: 26/12/2016


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
Cùng với điều chỉnh chế độ ăn uống,
luyện tập, việc sử dụng các chế phẩm từ
thiên nhiên giúp giảm cân, hạ mỡ máu
hiệu quả và an toàn. Nổi bật là axít
hydroxycitric (HCA) có trong nhiều loại
dược liệu, được chứng minh có tác dụng
giảm cân, hạ lipid máu theo nhiều cơ chế
[4]. Từ lá và vỏ quả của cây bứa, tên

khoa học là Garcinia oblongifolia Champ.
Ex Benth, nhóm tác giả đã chiết xuất ra
HCA và nghiên cứu điều chế ra một số
muối kép từ HCA. Các dạng muối kép từ
HCA giúp chế phẩm có tính ổn định hơn,
dễ hấp thu hơn. Bài báo này, chúng tôi
thông báo kết quả: Đánh giá tác dụng
giảm cân, hạ lipid máu của muối Na/Mg
HCA trên thực nghiệm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.
* Chế phẩm nghiên cứu:
- Muối Na/Mg HCA (natri magie
hydroxycitrat) tổng hợp tại Đại học Đà
Nẵng, đạt tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) (do
Ths Lê Xuân Văn cung cấp). Muối Na/Mg
HCA có công thức phân tử C12H10O16Na4Mg.
Công thức cấu tạo của muối kép Na/Mg
HCA có dạng như sau:

Hòa tan chế phẩm trong nước cất và
cho chuột uống bằng kim cong đầu tù
chuyên dụng.
* Động vật thí nghiệm:
Chuột cống trắng chủng Wistar cả hai
giống, khỏe mạnh, cân nặng 120,0 - 150,0 g
do Ban Cung cấp Động vật thí nghiệm,
Học viện Quân y cung cấp, chuột nuôi
dưỡng trong phòng nuôi động vật thí

nghiệm ít nhất 1 tuần trước khi tiến hành
thí nghiệm. Động vật ăn thức ăn dành
cho động vật nghiên cứu, nước sạch uống
tự do.
* Dụng cụ máy móc:
Máy xét nghiệm sinh hoá tự động
Evolution 3000, sản xuất tại Italia, sử
dụng hóa chất của hãng, tiến hành tại
labo xét nghiệm, Bộ môn Dược lý, Học
viện Quân y; cân phân tích 10-4, model
CP224S (Sartorius, Đức) và các dụng cụ
thí nghiệm khác.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Đánh giá tác dụng giảm cân, điều trị
rối loạn lipid máu trên mô hình béo phì và
rối loạn lipid máu ngoại sinh ở chuột cống
trắng của Souravh Bais và CS (2014) [5].
Chuột đủ tiêu chuẩn thí nghiệm, phân
ngẫu nhiên vào 05 lô, mỗi lô 10 con:
- Lô 1 (chứng sinh lý): chuột ăn thức
ăn thông thường, nước uống tự do.
- Lô 2 (chứng bệnh lý): chuột ăn thức
ăn giàu chất béo trong 49 ngày.
- Lô 3 (tham chiếu): cho chuột uống
simvastatin 3 mg/kg/24 giờ.

- Thuốc tham chiếu simvastatin viên
10 mg (Công ty Cổ phần Dược phẩm
Euvipharm).


- Lô 4 (lô trị 1): cho chuột uống Na/Mg
HCA liều 94 mg/kg/24 giờ.
- Lô 5 (lô trị 2): cho chuột uống Na/Mg
HCA liều 282 mg/kg/24 giờ.
21


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
Cho chuột uống thuốc trong thời gian
49 ngày, cùng với chế độ ăn giàu chất
béo (chế độ ăn thông thường bổ sung
thêm dầu dừa 10%, mỡ động vật 15%,
cholesterol 0,05%).

dụng, xét nghiệm các chỉ số lipid máu:
triglycerid toàn phần, cholesterol toàn
phần, VLDL-C, LDL-C, HDL-C, chỉ số vữa
xơ mạch.
Chỉ số vữa xơ mạch (atherogenic
index - AI) tính theo công thức:

Căn cứ xây dựng liều dựa trên liều
dùng của HCA đã công bố trong một số
nghiên cứu [4], sau đó dựa vào công thức
của Na/Mg HCA (C12H10O16Na4Mg) để
tính toán, với giả định phần kim loại
không ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của
phần HCA trong nó.

Trong đó: TC (total cholesterol) là

cholesterol toàn phần trong máu; HDL-C
(high-density lipoproteins cholesterol) là
cholesterol tỷ trọng cao trong máu.

Theo dõi tính trạng chung của chuột
hàng ngày. Đánh giá trọng lượng chuột ở
mỗi lô hàng tuần. Tại thời điểm 0, 28 và
49 ngày, lấy máu ở đám rối mao mạch
mắt bằng ống mao dẫn thủy tinh chuyên

* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y sinh học, so sánh bằng Anova test,
thuật toán Posthoct LDS, sử dụng phần
mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.

AI = (TC - HDL-C)/HDL-C

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình trạng chung và thể trọng của các lô chuột nghiên cứu.
Tình trạng chung của chuột ở các lô nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể.
Chuột vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Vào cuối đợt thí nghiệm, chuột ở lô chứng
bệnh lý có xu hướng ăn nhiều lên, vận động ít hơn.
Bảng 1: Thay đổi thể trọng (gam) các lô chuột nghiên cứu (n = 10, X ± SD).
Lô chuột
Thời điểm

Chứng
sinh lý (1)


Chứng bệnh lý
(2)

Lô trị 1
(3)

Lô trị 2
(4)

Tham chiếu
(5)

Trước thí nghiệm

141,30 ± 4,74

140,90 ± 3,98

140,80 ± 4,89

140,10 ± 4,43

140,46 ± 4,00

Sau 1 tuần

146,30 ± 6,31

154,10 ± 5,65


148,10 ± 5,80

147,70 ± 6,83

147,72 ± 4,99

Sau 2 tuần

151,40 ± 5,72

176,00 ± 9,35

147,70 ± 6,80

147,30 ± 6,38

147,69 ± 5,91

Sau 3 tuần

158,50 ± 5,76

191,00 ± 5,44

146,70 ± 8,11

145,90 ± 6,61

146,11 ± 7,32


Sau 4 tuần

166,70 ± 6,17

198,00 ± 4,08

146,90 ± 7,55

144,80 ± 6,21

144,90 ± 7,65

Sau 5 tuần

178,70 ± 7,76

206,20 ± 4,16

145,80 ± 6,96

144,00 ± 5,93

143,59 ± 6,72

Sau 6 tuần

187,00 ± 5,08

213,10 ± 5,80


146,10 ± 6,43

142,20 ± 6,17

142,35 ± 6,04

Sau 7 tuần

196,00 ± 4,85

220,50 ± 7,21

144,30 ± 8,55

140,60 ± 6,59

141,27 ± 6,24

- Tại thời điểm trước thí nghiệm, thể trọng chuột ở các lô như nhau (p > 0,05). Tại những
thời điểm sau đó, thể trọng chuột ở lô chứng bệnh lý và lô chứng sinh lý đều tăng
22


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
(p < 0,05 và p < 0,01). Thể trọng chuột ở lô chứng bệnh lý tăng cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng sinh lý (p < 0,05 và p < 0,01). Chuột ăn thức ăn giàu chất béo
đã phát triển béo phì rõ.
- Ở các lô dùng thuốc nghiên cứu (Na/Mg HCA) và thuốc tham chiếu simvastatin,
thể trọng của chuột hầu như không thay đổi so với trước nghiên cứu (p > 0,05).
2. Thay đổi nồng độ cholesterol toàn phần trong máu chuột nghiên cứu.

Bảng 2: Thay đổi nồng độ cholesterol toàn phần trong máu chuột nghiên cứu (n = 10,
X ± SD).
Thời điểm xét nghiệm
Lô nghiên cứu

Trước thí nghiệm (a)

Sau 28 ngày (b)

Sau 49 ngày (c)

Chứng sinh lý (1)

3,50 ± 0,40

3,37 ± 0,34

3,58 ± 0,40

Chứng bệnh lý (2)

3,41 ± 0,26

4,73 ± 0,58

5,66 ± 0,66

Lô trị 1 (3)

3,42 ± 0,32


4,10 ± 0,64

4,35 ± 0,70

Lô trị 2 (4)

3,44 ± 0,37

4,08 ± 0,77

3,98 ± 0,56

Tham chiếu (5)

3,43 ± 0,24

4,06 ± 0,51

4,00 ± 0,50

p

> 0,05

p2-1 < 0,01; p3-2 < 0,05; p4,5-2 < 0,01

- Nồng độ cholesterol của các lô tại thời điểm trước thí nghiệm không khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Tại thời điểm sau 28 và 49 ngày, nồng độ cholesterol ở lô
chứng bệnh lý tăng cao rõ rệt so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Chuột ăn chế độ ăn

giàu chất béo có nồng độ cholesterol máu tăng cao rõ rệt.
- So với lô chứng bệnh lý, nồng độ cholesterol máu tại thời điểm sau 14 và 28 ngày
dùng thuốc nghiên cứu (Na/Mg HCA) và thuốc tham chiếu simvastatin giảm có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05 và p < 0,01).
3. Thay đổi nồng độ triglycerid máu chuột nghiên cứu.
Bảng 3: Thay đổi nồng độ TG (g/l) máu chuột nghiên cứu (n = 10, X ± SD).
Thời điểm xét nghiệm
Lô nghiên cứu

Trước thí nghiệm (a)

Sau 28 ngày (b)

Sau 49 ngày (c)

Chứng sinh lý (1)

0,76 ± 0,12

0,71 ± 0,11

0,72 ± 0,09

Chứng bệnh lý (2)

0,76 ± 0,11

1,00 ± 0,23

1,05 ± 0,04


Lô trị 1 (3)

0,75 ± 0,12

0,82 ± 0,14

0,84 ± 0,13

Lô trị 2 (4)

0,73 ± 0,13

0,77 ± 0,09

0,76 ± 0,10

Tham chiếu (5)

0,76 ± 0,14

0,80 ± 0,18

0,79 ± 0,12

p

> 0,05

p2-1 < 0,01; p3-2 < 0,05; p4,5-2 < 0,01


- Nồng độ triglycerid máu của các lô tại thời điểm trước thí nghiệm không khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
23


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
- Tại thời điểm sau 28 và 49 ngày, nồng độ triglycerid máu ở lô chứng bệnh lý tăng
cao rõ rệt so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Chuột ăn chế độ ăn giàu chất béo có nồng
độ triglycerid máu tăng cao rõ rệt.
- So với lô chứng bệnh lý, nồng độ triglycerid máu tại các thời điểm sau 28 và 49
ngày các lô dùng thuốc nghiên cứu (Na/Mg HCA) và thuốc tham chiếu simvastatin
giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 và p < 0,01).
4. Thay đổi nồng độ HDL-C trong máu chuột nghiên cứu.
Bảng 4: Thay đổi nồng độ HDL-C (g/l) máu chuột nghiên cứu (n = 10, X ± SD).
Thời điểm xét nghiệm
Lô nghiên cứu

Trước thí nghiệm (a)

Sau 28 ngày (b)

Sau 49 ngày (c)

Chứng sinh lý (1)

1,13 ± 0,16

1,09 ± 0,08


1,15 ± 0,21

Chứng bệnh lý (2)

1,16 ± 0,33

1,19 ± 0,06

1,20 ± 0,09

Lô trị 1 (3)

1,24 ± 0,55

1,27 ± 0,12

1,30 ± 0,08

Lô trị 2 (4)

1,17 ± 0,39

1,29 ± 0,15

1,28 ± 0,18

Tham chiếu (5)

1,15 ± 0,34


1,26 ± 0,12

1,27 ± 0,17

p

> 0,05

P3,4,5-2 < 0,05

- Nồng độ HDL-C của các lô tại thời điểm trước thí nghiệm không khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
- Tại thời điểm sau 28 và 49 ngày, nồng độ HDL-C ở những lô dùng thuốc nghiên
cứu (Na/Mg HCA) và thuốc tham chiếu simvastatin đều cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với lô chứng bệnh lý (p < 0,05).
5. Thay đổi nồng độ LDL-C trong máu chuột nghiên cứu.
Bảng 5: Thay đổi nồng độ LDL-C (g/l) máu chuột nghiên cứu (n = 10, X ± SD).
Thời điểm xét nghiệm
Lô nghiên cứu

Trước thí nghiệm (a)

Sau 28 ngày (b)

Sau 49 ngày (c)

Chứng sinh lý (1)

2,03 ± 0,40


1,96 ± 0,37

2,10 ± 0,29

Chứng bệnh lý (2)

1,90 ± 0,23

3,08 ± 0,59

3,99 ± 0,63

Lô trị 1 (3)

1,84 ± 0,52

2,46 ± 0,65*

2,66 ± 0,67*

Lô trị 2 (4)

1,94 ± 0,42

2,44 ± 0,83*

2,35 ± 0,62**

Tham chiếu (5)


1,93 ± 0,23

2,43 ± 0,51*

2,37 ± 0,54**

p

> 0,05

p2-1 < 0,01; * p-2 < 0,05; ** p-2 < 0,01

- Nồng độ LDL-C của các lô tại thời điểm trước thí nghiệm không khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Tại thời điểm sau 28 và 49 ngày, nồng độ LDL-C máu ở lô
chứng bệnh lý tăng cao rõ rệt so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Chuột ăn chế độ ăn
giàu chất béo có nồng độ LDL-C máu tăng cao rõ rệt.
24


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
- So với lô chứng bệnh lý, nồng độ LDL-C máu tại thời điểm sau 28 và 49 ngày
dùng thuốc nghiên cứu (Na/Mg HCA) và thuốc tham chiếu simvastatin giảm có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05 và p < 0,01).
6. Thay đổi nồng độ VLDL-C máu chuột nghiên cứu.
Bảng 6: Thay đổi nồng độ VLDL-C (g/l) máu chuột nghiên cứu (n = 10, X ± SD).
Thời điểm xét nghiệm
Lô nghiên cứu

Trước thí nghiệm (a)


Sau 28 ngày (b)

Sau 49 ngày (c)

Chứng sinh lý (1)

0,34 ± 0,05

0,32 ± 0,05

0,33 ± 0,04

Chứng bệnh lý (2)

0,35 ± 0,05

0,46 ± 0,10

0,48 ± 0,02

Lô trị 1 (3)

0,34 ± 0,06

0,37 ± 0,07

0,38 ± 0,06

Lô trị 2 (4)


0,33 ± 0,06

0,35 ± 0,04

0,34 ± 0,05

Tham chiếu (5)

0,35 ± 0,06

0,36 ± 0,08

0,36 ± 0,06

p

> 0,05

p2-1 < 0,01; p3,4,5-2 < 0,01

- Nồng độ VLDL-C của các lô tại thời điểm trước thí nghiệm không khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tại thời điểm sau 28 và 49 ngày, nồng độ VLDL-C máu ở
lô chứng bệnh lý tăng cao rõ rệt so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Chuột ăn chế độ ăn
giàu chất béo có nồng độ VLDL-C máu tăng cao rõ rệt.
- So với lô chứng bệnh lý, nồng độ VLDL-C máu tại các thời điểm sau 28 và 49
ngày dùng thuốc nghiên cứu (Na/Mg HCA) và thuốc tham chiếu simvastatin giảm có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01).
7. Thay đổi chỉ số AI của lô chuột nghiên cứu.
Bảng 7: Thay đổi chỉ số AI của chuột nghiên cứu (n = 10, X ± SD).
Thời điểm xét nghiệm


Trước thí nghiệm (a)

Sau 28 ngày (b)

Sau 49 ngày (c)

Chứng sinh lý (1)

2,16 ± 0,59

2,12 ± 0,45

2,17 ± 0,46

Chứng bệnh lý (2)

2,15 ± 0,88

2,98 ± 0,57

3,72 ± 0,50

Lô trị 1 (3)

2,19 ± 1,12

2,26 ± 0,61

2,35 ± 0,59


Lô trị 2 (4)

2,19 ± 0,89

2,21 ± 0,77

2,18 ± 0,62

Tham chiếu (5)

2,17 ± 0,73

2,24 ± 0,53

2,20 ± 0,62

Lô nghiên cứu

p

> 0,05

p2-1 < 0,01; p3,4,5-2 < 0,01

- Chỉ số AI của các lô tại thời điểm trước thí nghiệm không khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Tại thời điểm sau 28 và 49 ngày, chỉ số AI ở lô chứng bệnh lý tăng
cao rõ rệt so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Chuột ăn chế độ ăn giàu chất béo có chỉ
số AI tăng cao rõ rệt.
25



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017

- So với lô chứng bệnh lý, chỉ số AI tại
thời điểm sau 28 và 49 ngày của các lô
dùng thuốc nghiên cứu (Na/Mg HCA) và
thuốc tham chiếu simvastatin giảm có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01). Chỉ số AI giảm,
chứng tỏ chế phẩm có tác dụng làm giảm
nguy cơ gây vữa xơ mạch.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy simvastatin liều 10 mg/kg/ngày, muối
Na/Mg HCA ở mức liều 94 mg/kg/ngày và
282 mg/kg/ngày có tác dụng làm giảm
lipid máu gồm TC, TG, LDL-C, VLDL-C,
làm tăng chỉ số lipid máu tốt (HDL-C),
giảm chỉ số vữa xơ mạch, làm trọng lượng
của chuột hầu như không tăng. Mô hình
chuột cống trắng gây béo phì bằng chế
độ ăn được nhiều tác giả sử dụng để
đánh giá tác dụng giảm cân, hạ lipid máu
[5, 6] cho thấy mô hình có tính lặp lại cao,
kết quả về tác dụng của các chế phẩm
nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của chế
phẩm. Tác dụng giảm cân, hạ lipid máu của
HCA và muối HCA cũng được nhiều tác
giả báo cáo [4] và hoàn toàn phù hợp với
kết quả của chúng tôi.

KẾT LUẬN
Muối Na/Mg HCA ở mức liều 94
mg/kg/ngày và 282 mg/kg/ngày có tác dụng
tốt làm giảm cân, điều trị rối loạn lipid
máu trên mô hình gây béo phì, rối loạn

26

lipid máu thực nghiệm ở chuột cống trắng.
Các tác dụng của muối Na/Mg HCA ở mức
liều 94 mg/kg/ngày và 282 mg/kg/ngày
tương đương với thuốc tham chiếu simvastatin
liều 3 mg/kg/ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Nhu. Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật. 2006, tr.131-138.
2. Dadhania Sagar S, Jani Dilip K, Nirzarini
N Shah. Pharmacological screening of ayurvedic
anti-hyperlipidemic formulation: an ayurvedic
approach. Journal of Pharmaceutical and Scientific
Innovation. 2012, JPSI 1 (2), March-April 2012,
pp.9-12.
3. Nassiri-Asl M, Zamansoltani F, Abbasi
E, Daneshi MM, Zangivand A.A. Effects of
urtica dioica extract on lipid profile in
hypercholesterolemic rats. Journal of Chinese
Integrative Medicine. 2009, 7(5), pp.428-433.
4. Li Oon Chuah, Wan Yong Ho, Boon
Kee Beh, and Swee Keong Yeap. Updates on
antiobesity effect of garcinia origin (−)-HCA,

Evid Based Complement Alternat Med. 2013,
2013 PMC3748738.
5. Parasuraman S, Kumar EP, Anil Kumar,
Emerson SF. Anti-hyperlipidemic effect of
triglize,a.polyherbal.formulation. Int J Pharmacy
Pharm Sci. 2010, 2 (3).
6. Souravh Bais, Guru Sewak Singh, Ramica
Sharma. Antiobesity and hpolipidemic ativity of
moringa oleifera leaves against high faf dietinduced obesity in rats. Advances in Biology.
Volume. 2014, Article ID 162914, 9 pages
/>


×