Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC THƯỢC

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC
DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO
LỎNG TK1 TRÊN THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC THƯỢC

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC
DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO
LỎNG TK1 TRÊN THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số : 60.72.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:


TS.BS ĐẬU XUÂN CẢNH

Hà Nội - Năm 2017


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Y
Dược học cổ truyền Việt Nam, Phòng đào tạo Sau đại học, các Bộ môn,
Khoa phòng của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, là nơi trực tiếp
đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ
thuật viên, các em sinh viên đang nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược
lý, Học viện Quân Y đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực
hiện và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đậu Xuân
Cảnh người thầy hướng dẫn trực tiếp luôn theo sát, thường xuyên giúp đỡ,
cho tôi nhiều ý kiến quý báu, sát thực trong quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BS
Nguyễn Hoàng Ngân, Phó chủ nhiệm bộ môn Dược lý, Học viện Quân Y,
người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi nhiều ý kiến quý báu
trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn
bè đã luôn đồng hành, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Luận văn hoàn thành có nhiều tâm huyết của người viết, song vẫn
không thể tránh khỏi sai sót. Xin cảm ơn sự đóng góp chân thành của quý
thầy cô, anh chị em bạn bè đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


Nguyễn Ngọc Thược


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Ngọc Thược, học viên cao học khóa 8 Học viện Y dược
Học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Đậu Xuân Cảnh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thược


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh


AA

Acid arachidonic

ADN

Acid desoxyribonucleic

AMP

Adenosin monophosphat

ATP

Adenosin triphosphat

COX (1,2)

Enzym cyclooxygenase (1, 2)

DMSO

Dimethyl sulfoxid

DPPH

1,1-dimethyl-2-picryhydrazyl

IL


Interleukin

INF

Interferon

iNOS

NO sythase cảm ứng

LCT

Leucotrien

LOX

Lypoxygenase

MeOH

Methanol

NADPH

Nicotinamid

adenin

dinucleotid


phosphat
NOS

NO synthase

PARP

Poly( ADP-ribose)polymerase

PG

Prostaglandin

PGI

Protacyclin

PGHS-1,2

Prostaglandin
synthase-1,2

PLA2

Phospholipase A2

POX

Peroxidase


Tx

Thromboxan

RNS

Gốc nitơ hoạt động

ROS

Gốc oxi hoạt động

IASP

Hiệp

hội

quốc

tế

endoperoxid


nghiên cứu về đau
NSAID

Thuốc


chống

viêm

không steroid
NF-kB

Yếu tố sao chép nhân

TNF

Yếu tố hoại tử u

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

World health Organization


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao lỏng TK1

47

Bảng 3.2

trong vòng 72h
Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao lỏng TK1

48

từ 72h đến 7 ngày
Bảng 3.3

Ảnh hưởng của cao lỏng TK1 tới trung bình tỷ lệ %

49

tăng thể tích bàn chân chuột ở các thời điểm sau gây
viêm 2 giờ
Bảng 3.4


Ảnh hưởng của cao lỏng TK1 tới trung bình tỷ lệ %

50

tăng thể tích bàn chân chuột ở các thời điểm sau gây
viêm 4 giờ
Bảng 3.5

Ảnh hưởng của cao lỏng TK1 tới trung bình tỷ lệ %

51

tăng thể tích bàn chân chuột ở các thời điểm sau gây
viêm 6 giờ
Bảng 3.6

Ảnh hưởng của cao lỏng TK1 tới trung bình tỷ lệ %

52

tăng thể tích bàn chân chuột ở các thời điểm sau gây
viêm 24 giờ
Bảng 3.7

Tỷ lệ % ức chế (I%) phù viêm cấp bàn chân chuột

53

Bảng 3.8


Tác dụng của cao lỏng TK1 lên thể tích dịch rỉ
viêm

54

Bảng 3.9

Tác dụng của cao lỏng TK1 lên hàm lượng protein trong

54

dịch rỉ viêm
Bảng 3.10 Tác dụng của cao lỏng TK1 lên số lượng bạch cầu trong

55

dịch rỉ viêm
Bảng 3.11 Tác dụng giảm khối lượng u hạt (mg/100 g) của

56

cao lỏng TK1
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của cao lỏng TK1 thông qua khối lượng
tuyến ức

57


Bảng 3.13 Ảnh hưởng của TK1 tới thời gian đáp ứng đau của


58

chuột nhắt trắng
Bảng 3.14 Ngưỡng đau của tổ chức viêm cấp bàn chân chuột

59

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của cao lỏng TK1 tới thời gian xuất hiện đau

60

của chuột nhắt trắng
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của cao lỏng TK1 tới số cơn đau quặn của

61

chuột nhắt trắng


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ
Biểu đồ 3.1.

Số cơn đau quặn đếm được ở các khoảng

Trang
62

thời gian 5 phút sau tiêm acid acetic


DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình vẽ
Hình 1.1

Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua

Trang
9

COX
Hình 1.2

Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua

10

Hình 1.3

5-LOX
Cơ chế chống viêm của glucocorticoid.

11


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm và đau là những triệu chứng thường gặp trong y học, xuất hiện
ở bệnh lý của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bệnh lý cơ

xương khớp. Trong những năm gần đây đối với người trên 60 tuổi tần suất
mắc bệnh khớp ở nước ta lên tới 47.6% [22].
Viêm là phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, là
một quá trình bệnh lý phức tạp bao gồm nhiều hiện tượng: tổn thương tổ
chức, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn, bạch cầu đến ổ viêm và thực
bào, tế bào tăng sinh [16]. Đau theo định nghĩa của WHO là một cảm giác
khó chịu và một kinh nghiệm xúc cảm gây ra bởi tổn thương tế bào thực
thể hoặc tiềm tàng. Đau là một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, cảm giác đau xuất
hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm
tránh lại tác nhân gây đau [57].
Trên lâm sàng hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống viêm, giảm
đau điều trị bệnh lý cơ xương khớp như nhóm NSAIDs, corticoid, thuốc có
tác dụng nhanh và khá hiệu quả tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ, việc sử
dụng kéo dài dễ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý như: viêm dạ dày, xuất
huyết tiêu hóa, loãng xương... [21] [27]. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra
các thuốc có hiệu quả điều trị và ít tác dụng không mong muốn là mục tiêu
hàng đầu của các nhà y học.
Ngày nay trên thế giới xu hướng sử dụng thảo dược và các chế phẩm
có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được quan tâm. Gần đây nhất, giải
thưởng Nobel y sinh học 2015 vừa được trao cho phát minh ra loại thuốc
chống sốt rét Artemisinin được nghiên cứu từ một loại thảo dược cổ truyền
của ba nhà khoa học: William C. Campbell (Đại học Drew, New Jersey,


2

Mỹ), Satoshi Omura (Đại học Kitasato, Tokyo, Nhật Bản) và Tu Youyou
(Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc) đã minh chứng cho điều đó.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn gen cây thuốc
rất phong phú. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng các cây

thuốc địa phương để chăm sóc sức khỏe. Việc nghiên cứu các cây thuốc nam
dùng trong chữa bệnh được Nhà nước và Bộ Y tế khuyến khích bởi đây là
một hướng đi đúng đắn hướng đến mục đích tăng cường cung cấp nguồn
thuốc tốt cho cộng đồng xét trên các phương diện tính hiệu quả, tính an toàn,
giá thành và tính sẵn có.
Bài thuốc TK1 được Lương y Nguyễn Kiều áp dụng điều trị các
bệnh lý cơ xương khớp trên bệnh nhân trong thời kỳ chiến tranh giải phóng
dân tộc cho hiệu quả giảm sưng, giảm đau, bổ thận mạnh gân cốt rất tốt.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của bài thuốc .
Nhằm mục đích nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn về tác dụng trên thực
nghiệm cũng như trên lâm sàng góp phần sáng tỏ kinh nghiệm chữa bệnh
của Lương y Nguyễn Kiều và giúp cho việc sử dụng hiệu quả các dược liệu
trong bài thuốc chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu độc tính
cấp và tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng TK1 trên thực
nghiệm” Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp của cao lỏng TK1.
2. Khảo sát tác dụng chống viêm cấp, mạn và giảm đau của
cao lỏng TK1 trên thực nghiệm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về viêm
1.1.1. Khái niệm
Viêm là hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau của đã được đề cập tới trong
y học cổ đại và những khái niệm ban đầu về viêm cũng được hình thành từ
rất sớm song lại rất khác nhau [72]. Viêm là phản ứng bảo vệ của cơ thể
chống lại yếu tố gây bệnh, là một quá trình bệnh lý phức tạp bao gồm

nhiều hiện tượng: tổn thương tổ chức, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần
hoàn, bạch cầu đến ổ viêm và thực bào, tế bào tăng sinh [16].
1.1.2. Nguyên nhân và phân loại viêm
Mọi nguyên nhân dẫn đến tổn thương và làm chết một lượng
tối thiểu tế bào tại chỗ đều có thể gây viêm tại chỗ đó. Có thể xếp thành 2
nhóm lớn [6].
1.1.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân bên ngoài [6]
- Cơ học: từ sây sát nhẹ tới chấn thương nặng... gây phá huỷ tế bào
và mô, làm phóng thích ra những chất gây viêm nội sinh.
- Vật lý: nhiệt độ quá cao hay quá thấp làm thoái hóa protid tế bào
gây tổn thương enzym, tia xạ (UV, tia X) do tạo ra các gốc oxy tự do gây
phá huỷ một số enzym oxy hóa, còn gây tổn thương ADN.
- Hóa học: các acid, kiềm mạnh, các chất hóa học khác (thuốc trừ sâu,
các độc tố...) gây huỷ hoại tế bào hoặc phong bế các hệ enzym chủ yếu.
- Sinh học: là nguyên nhân phổ biến nhất gồm virus, vi khuẩn, ký
sinh trùng đơn bào, đa bào hay nấm...


4

Nguyên nhân bên trong [6]
Có thể gặp như thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, rối loạn
thần kinh dinh dưỡng (tắc mạch). Ngoài ra, viêm có thể bị gây ra do
phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể như viêm cầu thận, viêm trong
hiện tượng Arthus.
1.1.2.2. Phân loại viêm [6]
Có nhiều cách phân loại, mỗi cách đưa lại một lợi ích riêng.
- Theo nguyên nhân : viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn.
- Theo vị trí: viêm nông, viêm sâu (bên ngoài và bên trong).

- Theo dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ... tùy
theo dịch viêm giống huyết thanh, huyết tương hay chứa nhiều bạch cầu
thoái hóa...
- Theo diễn biến: viêm cấp và viêm mạn. Cấp khi thời gian diễn biến
ngắn (vài phút - vài ngày) và có đặc điểm tiết dịch chứa nhiều protein
huyết tương và xuất ngoại nhiều bạch cầu đa nhân trung tính; còn mạn nếu
diễn biến vài ngày - tháng, hoặc năm và biểu hiện về mô học là sự xâm
nhập của lympho-bào và đại thực bào, sự tổn thương và sửa chữa (với sự
tăng sinh của mạch máu và mô xơ). Trong viêm cấp, có đáp ứng tức thời
và sớm với tổn thương. Một chức năng cốt lõi của đáp ứng là huy động
bạch cầu tới vị trí tổn thương, ở đó chúng có thể giúp làm sạch vi khuẩn và
các tác nhân gây viêm khác, đồng thời làm tiêu huỷ các mô hoại tử do
viêm gây ra. Tuy nhiên, chính bạch cầu lại có thể kéo dài viêm và cảm ứng
sự tổn thương mô do giải phóng các enzym, chất trung gian hóa học và
các gốc oxy có độc tính. Viêm cấp có 3 hiện tượng cấu thành:
* Làm dãn mạch, do đó tăng lượng máu tới ổ viêm;


5

* Thay đổi cấu trúc trong mạch vi tuần hoàn, cho phép các protein
huyết tương ra khỏi mạch máu;
* Di tản bạch cầu từ vi tuần hoàn và tích tụ chúng vào nơi tổn thương.
Những cấu phần trên gây sưng, nóng và đỏ trong viêm cấp, còn đau
và rối loạn chức năng cơ quan thì xuất hiện muộn hơn trong quá trình phát
triển của viêm: do hóa chất trung gian và bạch cầu thực bào.
- Theo tính chất: viêm đặc hiệu và không đặc hiệu. Viêm đặc hiệu do
hậu quả xấu của phản ứng miễn dịch; còn lại, là viêm không đặc hiệu. Tuy
nhiên, hai loại này chỉ khác nhau về cơ chế gây viêm mà không khác nhau
về bản chất.

1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Viêm là hiện tượng bệnh lý bao gồm một loạt những thay đổi tại chỗ
và toàn thân, bắt đầu ngay khi tác nhân gây viêm xâm nhập vào cơ thể.
Đặc trưng của phản ứng viêm là sự thay đổi tính thấm thành mạch, hoạt
hóa một số tế bào và những thay đổi về chuyển hóa, về sinh tổng hợp và
giáng hóa trong nhiều mô, cơ quan khác nhau. Trong phản ứng viêm, các tế
bào như bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, bạch cầu ưa acid, bạch
cầu ưa base, tế bào nội mô sản xuất ra các chất trung gian hoá học như
prostaglandin, histamin, serotonin, leucotrien ... Các chất trung gian hoá
học vừa giải phóng lại hoạt hoá một số tế bào khác giải phóng các
polypeptid gọi là các cytokin như interleukin (1,2,3), TNF. Các chất này
cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm, từ đó gây ra hàng loạt
các biến đổi và rối loạn [6], [16].
Tăng tính thấm thành mạch là biểu hiện quan trọng trong phản ứng
viêm. Các nguyên nhân gây viêm gây tổn thương tế bào làm cho các
lysosom giải phóng enzym thuỷ phân gây tăng tính thấm thành mạch. Tác


6

nhân gây viêm cũng kích thích tế bào mastocyte làm giải phóng histamin,
serotonin...gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch. Đồng thời các
cytokin tích luỹ trong ổ viêm tác động rất mạnh lên mạch máu gây giãn
mạch, tăng tính thấm thành mạch. Ngoài ra các tác nhân gây viêm còn hoạt
hóa bổ thể, tạo prostaglandin, kích thích tế bào mastocyte giải phóng
histamin và serotonin gây tăng tính thấm thành mạch [16].
Rối loạn tuần hoàn xuất hiện ngay sau phản xạ co mạch. Tác động
của các chất trung gian hoá học, các sản phẩm của yếu tố gây viêm (độc tố,
hoá chất), các sản phẩm hoạt động thực bào của bạch đầu gây rối loạn tuần
hoàn tại ổ viêm, biểu hiện bằng xung huyết, ứ trệ tuần hoàn.

Bạch cầu thoát mạch và hình thành dịch rỉ viêm. Ngay sau giai đoạn
xung huyết động mạch, bạch cầu đã bắt đầu thoát mạch và làm nhiệm vụ
thực bào.
Do tăng tính thấm thành mạch protein, fibrinogen thoát mạch hình
thành dịch rỉ viêm. Thành phần dịch rỉ viêm dần dần được bổ sung các chất
từ máu, các sản phẩm chuyển hoá hoặc các sản phẩm giải phóng từ tế bào
[6], [16] .
Rối loạn chuyển hóa trong quá trình viêm. Trong ổ viêm chuyển hóa
ưa khí chỉ xảy ra trong giai đoạn xung huyết động mạch, sau đó là xung
huyết tĩnh mạch làm tăng chuyển hoá kỵ khí gây nhiễm acid (nồng độ H+
tăng), ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá dở dang của protid, acid nhân,
lipid... gây tăng áp lực thẩm thấu gây đau. Các phản ứng tại ổ viêm gây
tăng mạnh sử dụng O2 dẫn đến tạo ra các gốc tự do từ O2 chúng có vai trò
quan trọng trong việc diệt khuẩn nhưng đồng thời cũng là những chất tham
gia vào gây viêm và tổn thương mô [6],[16].


7

Tăng sinh tế bào và tái tạo mô là giai đoạn cuối cùng của quá trình
viêm. Viêm được kết thúc bằng một quá trình phát triển tế bào và tái tạo
mô. Hình ảnh đặc trưng là các mạch máu mới được hình thành, các sợi của
mô liên kết được sản xuất, tạo cơ sở để mô sẹo hình thành thay thế cho nhu
mô cũ bị tổn thương và hàn gắn ổ viêm [6], [16]. Do các rối loạn trên mà
triệu chứng đặc trưng của viêm là sưng, nóng, đỏ, đau.
Sưng là do quá trình xuất tiết tạo dịch rỉ viêm và các sản phẩm của
rối loạn chuyển hóa trong quá trình viêm. Mức độ sưng phụ thuộc vào mức
độ viêm và mức độ hủy hoại tế bào.
Nóng, đỏ là do giãn mạch, rối loạn vận mạch, thoát mạch các phần
tử hữu hình, lưu lượng tuần hoàn tăng, chuyển hoá tại chỗ tăng.

Đau là do viêm làm tổn thương tế bảo phá hủy mô gây đau, đồng
thời các sản phẩm chuyển hóa của quá trình viêm kích thích vào ngọn dây
thần kinh gây cảm giác đau.
Như vậy, viêm là một quá trình bệnh lý không chỉ gây rối loạn tại
chỗ mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới toàn thân.
1.1.3.1. Vai trò của COX và LOX trong đáp ứng viêm
Cyclooxygenase (COX) còn được gọi là prostaglandin H/G synthase.
Đây là enzym chịu trách nhiệm cho quá trình sản xuất các prostanoid. Các
phospholipid ở màng tế bào bị thủy phân bởi phospholipase A2 cho sản
phẩm là acid arachidonic (AA). Acid arachidonic xúc tác bởi COX cho các
prostanoid (Hình 1.1) [58].
Prostanoid là thuật ngữ chung dùng để chỉ các phân tử bao gồm:
prostaglandin (PG), các prostacyclin (PGI) và thromboxan (Tx). Hai đồng
phân của COX đã được xác định là COX-1 và COX-2. COX-1 sản xuất các
PG duy trì hoạt động sinh lý bình thường của tế bào, do đó còn gọi là


8

enzym sinh lý. COX-2 được gọi là enzym cảm ứng, một enzym liên quan
với phản ứng viêm. COX-2 được kích hoạt bởi một số cytokin và các trung
gian gây viêm hiện diện trong các tế bào viêm. COX-2 chịu trách nhiệm
cho sự tổng hợp các prostanoid, mà các prostanoid này liên quan đến các
bệnh lý gắn liền với viêm [58].
Các prostanoid thường có dạng “số 2” (ví dụ PGE2) và được hình
thành từ acid arachidonic (AA), “số 2” này ngầm chỉ số liên kết đôi trong
cấu trúc phân tử. Các cyclooxygenase (COX) xúc tác cho phản ứng bisoxy hóa, trong đó hai phân tử O2 được đưa vào khung carbon của AA để
tạo thành PGG2. Peroxidase (POX) xúc tác cho phản ứng khử nhóm 15hydroperoxyl của PGG2 để cho sản phẩm là PGH2 và nước. Phản ứng của
POX đóng vai trò quan trọng trong cơ chế enzym, các peroxidase khác như
glutathione peroxidase cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng khử

PGG2 thành PGH2 trong cơ thể. PGH2 không được tích tụ trong tế bào mà
được biến đổi nhanh chóng thành những chất khác gây đáp ứng sinh học:
PGD2, PGE2, PGF2α, PGI2 and TxA2.
Ngoại trừ PGF2α được tạo ra sau phản ứng khử hai electron của
PGH2, còn các chất khác được tạo ra dưới xúc tác của các enzym không
oxy hóa để sắp xếp lại cấu trúc phân tử. Các prostanoid cuối cùng gắn đặc
hiệu với một hoặc một số receptor liên kết với protein G, một số prostanoid
khác lại thể hiện tác dụng qua receptor ở nhân [58]. Thông thường mỗi loại
tế bào thường có một hoặc hai sản phẩm prostanoid chủ yếu. Ví dụ, ở tiểu
cầu chủ yếu có thromboxan. Một số PG có tác dụng gây viêm và gây đau,
đặc biệt là PGE2 được giải phóng do kích thích cơ học, hóa học, nhiệt, vi
khuẩn có tác dụng làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch gây viêm và
đau. PGF1 gây đau xuất hiện chậm nhưng kéo dài. PGI1 gây đau xuất hiện


9

nhanh nhưng nhanh hết. PG còn làm tăng tính nhạy cảm của các receptor
với các chất gây đau như bradykinin [22].

Hình 1.1. Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua COX
Enzym lypoxygenase (LOX) xúc tác cho quá trình chuyển hóa acid
arachidonic thành các leucotrien, là một nhóm các chất trung gian gây
viêm. Leucotrien hoạt động như một chất hóa ứng động tế bào, lôi kéo các
tế bào của hệ thống miễn dịch đến ổ viêm [58]. Các enzym LOX phổ biến
nhất là 5, 12 và 15- LOX [58]. Khi acid arachidonic được chuyển hóa bởi
12-LOX và 15-LOX cho các lipoxin là những chất có tác dụng chống viêm
bằng cách: tổng hợp các chalon (là phân tử tín hiệu dừng quá trình viêm),
ức chế các receptor của leucotrien, giảm hoạt hóa tế bào bạch cầu đơn nhân
[61]. Ở người, 5-LOX được có mặt trong các tế bào có nguồn gốc dòng tủy

và đặc biệt là bạch cầu [58]. 5-LOX xúc tác sự chuyển đổi của AA thành
acid 5S-hydroperoxyeicosatetraenoic (5- HpETE) (hình 1.2) và tiếp tục


10

chuyển hóa 5- HpETE thành LTA4. LTA4 có thể chuyển hóa thành LTB4
và sau đó thành các cysteinyl leucotrien dưới xúc tác của LTA4 hydrolase
và LTC4 synthase tương ứng [61].

Hình 1.2. Con đường chuyển hóa acid arachidonic thông qua 5-LOX
Các sản phẩm được chuyển hóa bởi 5-LOX gây hóa ứng động bạch
cầu, kích hoạt bạch cầu hạt, tế bào T, tăng tổng hợp IgG, gây co thắt phế
quản, co thắt tế bào cơ trơn và có liên quan đến quá trình viêm nhiều bệnh
lý như ung thư, đái tháo đường, béo phì [6].
1.1.3.2. Các chất trung gian hoá học trong viêm
cầu (PAF), Các cytokin, Các protein huyết tương, Hệ thống bổ thể,
Bradykinin ,Hệ thống đông máu và tiểu tơ huyết, Oxyd nitơ.
1.1.4. Một số thuốc chống viêm
1.1.4.1. Thuốc chống chống viêm không steroid (NSAID)
* Cơ chế:


11

Các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế enzcyclooxygenase
(COX), ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học gây
viêm, do đó làm giảm quá trình viêm [2].
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym thủy phân
protein ngăn cản quá trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và

đối kháng tác dụng của các chất trung gian hóa học như bradykinin,
seretonin, histamin, ức chế hóa ứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển
của bạch cầu tới ổ viêm [2].
* Một số thuốc trong nhóm: aspirin, indomethacin, piroxicam, ibuprofen,
diclfenac,…[22].
1.1.4.2. Thuốc chống viêm steroid (glucocorticoid)
* Cơ chế:
Glycocorticoid ức chế tổng hợp phospholipase A2 thông qua kích
thích tổng hợp lipocortin, làm giảm tổng hợp cả leucotrien và
prostaglandin (hình 1.3). Ngoài ra nó còn ức chế dòng bạch cầu đơn nhân,
đa nhân, lympho bào đi vào mô để khởi phát phản ứng viêm [61].

Hình 1.3. Cơ chế chống viêm của glucocorticoid


12

* Một số thuốc trong nhóm: hydocortison, prednisolon, methylprednisolon,
dexamethason …[22].
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐAU
1.2.1. Định nghĩa
Theo hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (International Association
for the Study of Pain - IASP) đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và
xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và
phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tổn thương ấy. Cảm giác đau có thể
bắt nguồn từ bất cứ một điểm nào trên đường dẫn truyền đau.
Theo Geissner và Wurtele, đau theo sinh lý học thần kinh là một
khái niệm trừu tượng phụ thuộc những yếu tố như: cơ địa, cảm xúc và sự
chịu đựng khác nhau của từng người bệnh [67].
Đau là một trải nghiệm khó chịu về cảm giác cũng như cảm xúc do

tổn thương có thực ở mô hoặc được cho là có tổn thương như thế gây ra
[7].
1.2.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau
* Tín hiệu đau từ ngoại biên được truyền về tủy sống nhờ hai sợi thần
kinh là sợi Aδ (truyền cảm giác đau cấp: đau nhói, đau tại chỗ) và sợi C
(truyền cảm giác đau mạn: đau âm ỉ, đau lan tỏa, đau do bỏng) [67].
* Dẫn truyền cảm giác từ tủy lên não (nơron thứ hai): Cảm giác đau
được dẫn truyền theo nhiều hướng: bó gai – thị nằm ở cột trắng trước –
bên; bó gai – lưới tận cùng các vùng khác nhau của hành não, cầu não, não
giữa ở cả hai bên. Từ cấu tạo lưới nằm ở các vùng này, nhiều nơron đi tới
các nhân của đồi thị và một số vùng ở nền não, có những sợi đi lên hoạt
hóa ở vỏ não. Tại các synap với nơron thứ hai ở sau cùng tủy, các sợi C tiết


13

ra chất truyền đạt là chất P. Chất P là chất trung gian hóa học chủ yếu trong
đường dẫn truyền cảm giác đau [67].
* Trung tâm nhận thức cảm giác đau: Đường dẫn truyền cảm giác
đau tận cùng ở cấu trúc lưới của thân não, trung tâm dưới vỏ như nhân lá
trong của đồi thị và vùng S-I, S-II, vùng đỉnh, vùng trán của vỏ não. Cấu
trúc lưới và trung tâm dưới vỏ có chức năng nhận thức đau vừa, tạo ra các
đáp ứng về tâm lý khi đau. Vỏ não có cấu trúc phân tích cảm giác đau
tinh vi, phân biệt vị trí, đánh giá mức độ đau [67].
1.2.3. Thuốc giảm đau
1.2.3.1. Thuốc giảm đau trung ương
* Cơ chế :
Các opioid gắn vào các receptor opioid (µ, k, δ) làm kích thích các
receptor này. Tất cả các receptor của opioid đều cặp đôi với protein Gi. Khi
kích thích các receptor của opioid, gây ức chế adenylcyclase, ức chế mở

kênh Ca2+ và hoạt hóa kênh K+ (tăng ưu cực). Vì vậy, ức chế giải phóng
các chất dẫn truyền thần kinh (chất P, acid glutamic) và ngăn cản dẫn
truyền xung động thần kinh. Các tác động cụ thể [2]:
* Nhóm thuốc này gồm :
+ Thuốc chủ vận trên receptor opioid:
• Các opioid tự nhiên: morphin, codein,…
• Các opioid tổng hợp: pethidin, methadon,…
+ Thuốc chủ vận - đối kháng hỗn hợp và chủ vận từng phần trên
receptor opioid: pentazocin, nalorphin, nalbuphil, butorphanol,… [2].
+ Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon.


14

1.2.3.2. Thuốc giảm đau ngoại vi
Các thuốc nhóm này chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, đau khu
trú, tác dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây
thần kinh, đau răng).
* Cơ chế:
Thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tính cảm thụ
của ngọn dây thần kinh cảm thụ với các chất gây đau của phản ứng viêm
như bradykinin, seretonin….[2].
* Các thuốc trong nhóm: paracetamol, ibuprofel, indomethacin,
diclofenac,…
1.3. TỔNG QUAN VIÊM VÀ ĐAU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.3.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo y học cổ truyền
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ thực hiện cho các chứng đau
khớp và viêm khớp.
Viêm không phải là một bệnh cụ thể mà là một quá trình bệnh lý
chung. Viêm không có tên trong y văn của YHCT, nhưng viêm có biểu

hiện sưng nóng đỏ nếu thuộc nhiệt, còn sưng không nóng đỏ thì thuộc về
hàn, có thể do nguyên nhân nội nhân hoặc ngoại nhân.
Đau theo y học cổ truyền có nghĩa là “thống”, là do “bất thông” của
khí huyết trong kinh mạch; muốn chữa được chứng đau (chỉ thống) thì phải
làm cho khí huyết lưu thông, còn muốn huyết thông (hành huyết) thì phải
hành khí (khí hành thì huyết hành, khí không hành thì huyết tắc, huyết tắc
thì gây đau) bất vinh ắt thống, bất thông ắt thống thống tức bất thông,
thông tức bất thống. Chính vì vậy khi chữa thống y học cổ truyền thường
dùng kèm thuốc hành khí và hành huyết còn châm cứu, xoa bóp bấm


×