Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng từ xa theo phân tích steiner ở nhóm người Việt tuổi 18 - 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.2 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

MỘT SỐ CHỈ SỐ SỌ - MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA
THEO PHÂN TÍCH STEINER Ở NHÓM NGƢỜI VIỆT
TUỔI 18 - 25
Nguyễn Phương Huyền*; Nguyễn Thị Thu Phương**; Hoàng Tuấn Linh***
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả một số chỉ số sọ - mặt trên phim kỹ thuật số sọ nghiêng từ xa theo phân
tích Steiner. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 521 sinh viên người Việt có
0
0
độ tuổi từ 18 - 25 (232 nam và 289 nữ). Kết quả: SNA: 82,52 ± 3,36 ; SNB: 79,16 ± 3,57 ; ANB:
0
0
0
0
3,36 ± 2,41 ; U1/L1: 122,78 ± 10,4 ; U1/NA: 24,04 ± 7,51 ; L1/NB: 29,64 ± 6,82 . Kết luận: mối
tương quan xương-răng của nhóm nghiên cứu khác biệt rõ rệt với người Caucasian, nhưng
không khác biệt nhiều giữa nam và nữ người Việt Nam.
* Từ khóa: Chỉ số sọ - mặt; Phân tích Steiner; Phim sọ nghiêng; Người trưởng thành.

Some Craniofacial Indicators on Cephalometric Films using the Steiner
Analysis of Vietnamese Aged 18 - 25
Summary
Objectives: To describe some indexes of craniofacial indicators on cephalometric films using
the Steiner analysis. Subjects and methods: The cross-sectional descriptive study on 521 students
0
0
aged from 18 to 25 years (232 males, 289 females). Results: SNA: 82.52 ± 3.36 . SNB: 79.16 ± 3.57 .
0
0


0
0
ANB: 3.36 ± 2.41 . U1/L1: 122.78 ± 10.4 ; U1/NA: 24.04 ± 7.51 ; L1/NB: 29.64 ± 6.82 . Conclusions:
Bone-tooth correlation in the study group was significantly different from Caucasian’s correlation,
as well as from different ethnic groups, but there was no difference between Vietnamese men
and women.
* Keywords: Craniofacial indicators; Steiner analysis; Cephalometric film; Adults.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội,
nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt ngày càng
được quan tâm hơn. Tuy nhiên, quan niệm
về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian,

có sự khác biệt giữa các chủng tộc. Do vậy,
để đưa ra tiêu chuẩn cho một khuôn
mặt đẹp vẫn là thách thức không chỉ với
Ngành Răng Hàm Mặt mà còn với các
ngành khác như phẫu thuật chỉnh hình,
thẩm mỹ...

* Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
*** Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phương Huyền ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017

489



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Phim X quang sọ nghiêng từ xa lần
đầu tiên được Broadbent (Mỹ) giới thiệu
vào năm 1931. Từ đó đến nay, phim sọ
nghiêng được sử dụng rộng rãi trong nghiên
cứu phân tích phát triển của sọ mặt, trong
chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị chỉnh hình
răng mặt. Sau này, có rất nhiều tác giả trên
thế giới đã tiến hành nghiên cứu, phân
tích phim và đưa ra các chỉ số sọ - mặt
trung bình và chuẩn như: Down, Ricketts,
Tweed, Steiner… [4]. Tuy nhiên, phân tích
của Steiner thường được nhà chỉnh nha
lâm sàng và các phẫu thuật viên sử dụng
rộng rãi do kỹ thuật đơn giản, dễ sử dụng
trong đánh giá tương quan giữa xương
hàm trên và xương hàm dưới theo chiều
trước sau, đồng thời đánh giá được từng
phần tạo nên thẩm mỹ khuôn mặt, bao
gồm xương, răng và mô mềm [5, 6].
Cho đến nay, không chỉ riêng người
Caucasian mà nhiều quốc gia và dân tộc
đã nghiên cứu các chỉ số sọ - mặt dựa trên
cơ sở phim X quang sọ nghiêng từ xa với
phân tích Steiner và đưa ra các tiêu chí
đại điện riêng [7, 8]. Nhưng ở Việt Nam,
vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các chỉ
số này. Do đó, đề tài nghiên cứu này được
tiến hành nhằm: Mô tả một số chỉ số sọ mặt trên phim kỹ thuật số sọ nghiêng từ

xa theo phân tích Steiner của một nhóm
người tuổi 18 - 25.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
521 sinh viên người Việt tuổi từ 18 - 25
(232 nam và 289 nữ), đang học tại Học
viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam,
Trường Cao đẳng Y Hà Nội, thuộc một
490

phần nhỏ trong một nhành của Đề tài Nhà
nước “Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt của
người Việt Nam để ứng dụng trong y học”.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Từ 18 - 25 tuổi, có bố mẹ, ông bà là
người Việt.
+ Đủ 28 răng vĩnh viễn (không kể răng
hàm lớn thứ ba) không có tổn thương mất
tổ chức cứng gây giảm chiều dài cung răng.
+ Đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên
cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bị dị dạng hàm mặt,
+ Đã điều trị nắn chỉnh răng, hoặc phẫu
thuật vùng hàm mặt.
+ Phim sọ nghiêng không đạt chuẩn.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
nghiên cứu tiến hành từ tháng 11 - 2016
đến tháng 08 - 2017 tại Viện Đào tạo

Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành.
- Thăm khám sơ bộ: lập danh sách và
lựa chọn đối tượng nghiên cứu, khám trong
miệng để xác định khớp cắn
- Chụp phim X quang: tất cả đối tượng
nghiên cứu được chụp phim sọ nghiêng
bằng máy X quang kỹ thuật số Orthophos
XG5 tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội. Đối tượng
nghiên cứu được mặc áo chì đứng thẳng,
đầu tư thế chuẩn, môi nghỉ tự nhiên,
răng ở tư thế lồng múi tối đa. Phim được
căn chỉnh lấy tỷ lệ 1:1 lưu trữ vào ổ cứng
máy tính.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
- Phân tích phim: đánh dấu điểm mốc
giải phẫu trên phim và được đo bằng phần
mềm VNCeph.
* Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng
cần xác định và chỉ số nghiên cứu:
- Điểm khớp trán mũi (Nasion - N):
điểm trước nhất trên đường khớp tránmũi theo mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm tâm hố yên (Sella Turcica - S):
điểm giữa của hố yên xương bướm.
- Điểm A (Subspinale): điểm sau nhất

của xương ổ răng hàm trên.
- Điểm B (Submental): điểm sau nhất
của xương ổ răng xương hàm dưới.
- Điểm I: điểm trước nhất thân răng cửa
giữa hàm trên.
- Điểm i: điểm trước nhất thân răng cửa
giữa hàm dưới.
- Điểm Is: điểm rìa cắn răng cửa hàm trên.
- Điểm is: điểm rìa cắn răng cửa hàm
dưới.

- Điểm Isa: điểm chóp chân răng cửa
hàm trên.
- Điểm isa: điểm chóp chân răng cửa
hàm dưới.
* Các chỉ số nghiên cứu: tương quan
khớp cắn theo xương và theo răng. Các
góc đánh giá mối tương quan của xương:
góc SNA, góc SNB và góc ANB. Các góc
đánh giá mối tương quan giữa xương và
răng: góc U1/NA và góc L1/NB. Góc đánh
giá mối tương quan giữa răng và răng:
góc liên răng cửa (U1/L1)
* Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần
mềm SPSS 20.0 với các thuật toán thống
kê y học đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
* Đạo đức trong nghiên cứu:
Nghiên cứu tuân thủ các quy định về
đạo đức trong nghiên cứu y học. Nghiên
cứu đã Hội đồng Đạo đức Y sinh học cấp

cơ sở, Trường Đại học Y Hà Nội phê duyệt,
mã số IRB - VN01001.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ tương quan khớp cắn theo xương và theo răng.
Tỷ lệ khớp cắn loại III theo xương thấp hơn theo răng, tỷ lệ khớp cắn loại II theo
xương cao hơn theo răng (p < 0,05, χ2 test).
491


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 1: Phân bố sai lệch khớp cắn do xương trên phim sọ nghiêng theo giới.
Giới

Nữ

Nam

Tƣơng quang xƣơng

Tổng

n

%

n

%


n

%

Loại I

104

44,8

150

51,9

254

48,8

Loại II

105

45,3

117

40,5

222


42,6

Loại III

23

9,9

22

7,6

45

8,6

232

100,0

289

100,0

521

100,0

Tổng


Không có sự khác biệt về tỷ lệ sai lệch khớp cắn do xương giữa nam và nữ
(p > 0,05, χ2 test).
Bảng 2: Các chỉ số sọ - mặt theo giới.
Giới

Nam (n = 232)

Nữ (n = 289)
p

Chỉ số

X

SD

X

SD

SNA°

82,88

3,43

82,23

3,28


< 0,05*

SNB°

79,41

3,66

78,96

3,51

> 0,05*

ANB°

3,48

2,45

3,27

2,38

> 0,05*

U1/L1°

122,82


9,65

122,74

10,98

> 0,05*

U1/NA°

24,38

6,82

23,76

8,02

> 0,05*

L1/NB°

29,33

6,49

29,88

7,07


> 0,05*

(*Kiểm định t-test, **Kiểm định Mann - Whitney test)
Hầu hết các góc đo trên xương không khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05), chỉ trừ
chỉ số SNA.
Bảng 3: Các chỉ số sọ - mặt trên xương theo tương quan xương.
Tƣơng quan
xƣơng
Chỉ số

Loại I (n = 254)

Loại II (n = 222)

Loại III (n = 45)

X

SD

X

SD

p*

X

SD


0

82,00

3,24

83,42

3,29

81,04

3,31

< 0,01

0

79,63

3,15

77,93

3,45

82,58

3,69


< 0,01

2,37

1,02

5,48

1,24

-1,53

1,48

< 0,01

SNA
SNB

0

ANB

U1/L1

0

123,72


10,10

120,73

10,03

127,54

11,75

< 0,01

0

25,58

6,44

20,7

6,99

31,75

7,17

< 0,01

0


6,40

2,00

5,02

1,95

7,75

2,93

< 0,01

U1/NA
L1/NB

(*Kiểm định Kruskal-Wallis test)
Phần lớn các chỉ số về khoảng cách và góc đo trên xương khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các loại khớp cắn theo xương (p < 0,01).
492


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
BÀN LUẬN
Ngày nay, các chỉ số sọ mặt là yếu tố
không thể thiếu trong nghiên cứu chỉnh nha.
Phân tích chỉ số mô cứng là mục đích
đầu tiên, quan trọng nhất trong phân tích
phim sọ nghiêng. Phương pháp phân tích

Steiner giúp đánh giá mối tương quan giữa
2 xương hàm, xương-răng, răng-răng trên
phim sọ mặt nghiêng. Đây là công cụ hữu
ích cho giúp bác sỹ lâm sàng theo dõi,
lập kế hoạch điều trị cho người bệnh.
Trong nghiên cứu, tất cả đối tượng
đều cùng một lứa tuổi từ 18 - 25, có môi
trường sống và học tập tương đương nhau,
phù hợp với yêu cầu nghiên cứu nhân
trắc học và có thể đại diện cho người
trường thành, vì phần lớn các nghiên cứu
đều cho rằng phức hợp sọ - mặt đều
trưởng thành trước 16 tuổi [6]. Kết quả
cho thấy phân bố theo loại sai lệch khớp
cắn trên xương chiếm 48,0% ở loại I,
42,6% loại II, loại III ít gặp (chỉ chiếm 8,6%)
(biểu đồ 1). So sánh với tương quan khớp
cắn theo răng, tỷ lệ khớp cắn loại I cao
nhất, tiếp đến loại II và thấp nhất loại III.
Tuy nhiên, tỷ lệ khớp cắn loại III theo
xương (8,6%) thấp hơn theo răng (18,0%),
ngược lại, tỷ lệ khớp cắn loại II theo
xương (42,6%) cao hơn theo răng (33,0%).
Điều này cho thấy tương quan khớp cắn
theo xương theo răng không thể thay thế

thay thế được cho nhau. Vì vậy, bác sỹ
trong quá trình khám chữa bệnh cần
đánh giá cả hai loại tương quan xương,
tương quan răng để đưa ra kế hoạch và

phác đồ điều trị chính xác.
Về phân bố sai lệch khớp cắn: do xương
trên phim sọ nghiêng theo giới, tỷ lệ đối
tượng có khớp cắn loại I ở nam (44,8%)
thấp hơn nữ (51,9%). Ngược lại, tỷ lệ có
khớp cắn loại II và loại III ở nam cao hơn nữ
(bảng 1). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ
sai lệch khớp cắn do xương giữa nam và
nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Chúng tôi nhận thấy kết quả này có sự
tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị
Thu Loan [1], Võ Trương Như Ngọc [2]
trước đó.
Ở bảng 2, phần lớn các chỉ số về
khoảng cách và góc đo trên xương không
khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05),
chỉ trừ góc SNA của nam cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nữ (82,88 ± 3,43
và 82,23 ± 3,28). Tuy nhiên, giữa các loại
khớp cắn theo xương, kết quả nghiên
cứu ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về các chỉ số sọ - mặt (bảng 3),
phù hợp với nghiên cứu của Võ Trương
Như Ngọc [2]. Điều này có thể lý giải, do
giữa hai nghiên cứu có sự khác biệt về
đối tượng lựa chọn nghiên cứu.

Bảng 4: So sánh với giá trị trung bình trong các nghiên cứu nước ngoài [4, 5].
Nhóm ngƣời Việt
nghiên cứu

( X ± SD)

Nhóm ngƣời
Caucasian
( X ± SD)

Nhóm ngƣời
Ấn Độ
( X ± SD)

Nhóm ngƣời
Hàn Quốc
( X ± SD)

0

82,52 ± 3,36

82,0 ± 2,0

84,1

81,2

p < 0,01

0

79,16 ± 3,58


80,0 ± 2,0

81,9

78,7

p < 0,01

0

3,36 ± 2,41

2,0 ± 2,0

2,3

2,5

p < 0,01

Chỉ số
SNA
SNB
ANB

p(t.test)

493



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
So sánh giá trị trung bình trong nghiên
cứu này với phân tích Steiner thấy góc
SNA không khác biệt với chỉ số chuẩn
của Steiner (p > 0,5). Góc SNA biểu thị
mối tương quan theo chiều trước-sau
của xương hàm trên với nền sọ (80 - 840),
nếu góc này càng lớn, xương hàm trên sẽ
nhô ra trước với nền sọ, nếu góc này nhỏ
thể hiện xương hàm trên kém phát triển.
Tuy nhiên, góc này trong nghiên cứu là
82,52 ± 3,360, do đó đều nằm trong giới
hạn so với chỉ số của người Caucasian
[6]. Kết quả này hoàn toàn tương đồng
với nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Loan,
Trần Tuấn Anh đều trên 100 đối tượng
người Việt [2, 3]. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy tất cả chỉ số còn lại
đều có giá trị khác biệt so với chỉ số
chuẩn của Steiner. Trong đó, góc ANB
cao hơn cho thấy hàm trên có xu hướng
nhô về phía trước, các góc U1/NA, L1/NB
cũng cao hơn cho thấy răng cửa trên và
dưới cũng có xu hướng nhô ra so với
người Caucasian, nhóm người Ấn Độ và
Hàn Quốc [7, 8]. Điều này cũng phù hợp
với Võ Trương Như Ngọc [2] nghiên cứu
trên 143 đối tượng người Việt.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 521 phim sọ nghiêng

từ xa, chúng tôi nhận thấy các mối tương
quan xương-răng của người Việt khác
biệt rõ rệt với người châu Âu theo phân
tích Steiner: góc ANB cao hơn cho thấy
hàm trên có xu hướng nhô về phía trước,
các răng cửa trên và dưới cũng có xu
hướng nhô ra so với người Caucasian,
không có sự khác biệt về các chỉ số giữa
nam và nữ người Việt Nam
494

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.
TS. Trương Mạnh Dũng (Chủ nhiệm Đề tài
Nhà nước) đã hỗ trợ và cho phép chúng
tôi trong quá trình thu thập thông tin tại
thực địa; PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc
đã giúp đỡ và đưa ra nhiều lời khuyên quý
báu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bộ Khoa
học Công nghệ đã hoàn thiện và phát
triển phần mềm Vnceph hỗ trợ chúng tôi
rất nhiều cho việc xử lý dữ liệu phim.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Thu Loan, Mai Đình Hưng. Chỉ số
sọ mặt chiều trước sau trên phim sọ nghiêng
ở nhóm người Việt Nam lứa tuổi 18 - 19. Tạp chí
Nghiên cứu Y học. 2008, 54 (2), tr.78-81.
2. Võ Trương Như Ngọc. Phân tích kết cấu
đầu mặt và thẩm mỹ khuôn mặt. Nhà xuất bản
Y học. 2014, tr.25-90.

3. Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thu Phương,
Võ Trương Như Ngọc. Nhận xét mối tương
quan xương-răng trên phim sọ nghiêng từ
xa ở một nhóm sinh viên người Việt tuổi từ
18 - 25 có khớp cắn bình thường. Tạp chí Y học
Việt Nam. 2014, 466, tr.75-81.
4. Dixom A.D. The development of the jaw.
Dent Pract. 1958, 9, pp.10-18.
5. Steiner C.C. Cephalometrics in clinical
practice. The Angle Orthodontist. 1959, 29 (1),
pp.8-29.
6. Steiner C.C. The use of cephalometric
as and aid to planning and assessing orthodontic
treatment. American Journal of Orthodontics.
1960. 46 (10), pp.721-754.
7. Park I.C, Doughlas, Bowman, Lewis Clapper.
A cephalometric study of Korean Adults.
American Journal of Orthodontics & Dento
Facial Orthopedics. 1989, 96 (1), pp.54-59.
8. Nanda R, Nanda R.S. Cephalometric
study of the dentofacial complex of North Indians.
The Angle Orthodontist. 1969, 39 (1), pp.22-28.
9. IanNeedleman. Aging and periodontium.
th
Carranza’s Clinical Periodontology, 12 edition,
Philadelphia. 2012, pp.58-62.




×